UBND HUYỆN CAI LẬY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ––––––––––––––– Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ––––––––––––––––––––––––––– ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010–2011 Môn thi: NGỮVĂN - Khối 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Câu 1: (1,0 điểm). Hãy ghi tên trường, xã (hoặc thị trấn), huyện, tỉnh mà em đang học theo đúng quy tắc viết hoa (không được viết tắt). Câu 2: (1,0 điểm). “Vua bắt em vẽ một con rồng, em liền vẽ một con cóc ghẻ”. - Hãy xác định cụm danh từ ở câu trên. - Vẽ mô hình cụm danh từ và điền cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình đó. Câu 3: (1,0 điểm). Thế nào là truyện truyền thuyết? Hãy kể tên các truyện truyền thuyết mà em đã học trong chương trình NgữVăn6. Câu 4: (2,0 điểm). Qua văn bản “Em bé thông minh”, sự mưu trí, thông minh của em bé đã được thử thách như thế nào? Hãy kể lại nội dung thử thách đó và những lời giải của em bé sau từng thử thách. Câu 5: (5,0 điểm). Hãy kể về một kỷ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi. ––––––––––––––––––––––––––––––––––– HẾT –––––––––––––––––––––––––––––––––– Đề chính thức UBND HUYỆN CAI LẬY CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO –––––––––––––– Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ––––––––––––––––––––––– HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I Mơn: NGỮVĂN – Khối 6 – Năm học 2010-2011 ––––––––––––––– Câu 1: (1,0 điểm). Học sinh ghi đúng theo quy định như sau: 1,0 điểm. Ví dụ: Học sinh THCS Tân Phong: Trường trung học cơ sở Tân Phong, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Câu 2: (1,0 điểm). - Học sinh xác định đúng cả 2 cụm danh từ: 0,5 điểm: (một con rồng; một con cóc ghẻ). - Vẽ đúng mơ hình: 0,25 điểm. * Điền đúng: 0,25 điểm (nếu học sinh chỉ tìm và điền đúng một cụm cũng khuyến khích cho điểm). Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 một con rồng một con cóc ghẻ Câu 3: (1,0 điểm). - Nêu đúng khái niệm truyền thuyết (chú thích SGK trang 7): 0,5 điểm. - Kể đủ các truyện truyền thuyết: 0,5 điểm – Thiếu một truyện trừ 0,25 điểm. Câu 4: (2,0 điểm). Kể lại đúng cơ bản nội dung các thử thách và những lời giải của em bé như sau: Thử thách (của quan, vua, sứ giả) Lời giải (của em bé) 1 (0,5đ) Quan hỏi: Trâu cày một ngày bao nhiêu đường Đố ngược lại : ngựa đi một ngày được mấy bước? 2 (0,5đ) Vua thưởng làng 3 thúng nếp, 3 con trâu đực, hẹn năm sau 3 trâu ấy phải đẻ 9 con và nộp đủ. Vạch ra điều phi lý của nhà vua: khóc tại sân rồng: “mẹ mất sớm, cha khơng đẻ em bé để chơi với con” 3 (0,5đ) Vua sai sứ giả mang tới con chim sẽ, lệnh làm ba cỗ thức ăn. Đố ngược lại: Lấy kim may đưa sứ giả nhờ tâu đức vua xin rèn cho thành một con dao để xẻ thịt chim. 4 (0,5đ) Sứ giả nước láng giềng thử tài: Làm sao xâu sợi chỉ xun qua đường ruột ốc (con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu). Hát một câu dân gian, nội dung: Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng, bên bịt giấy, bên bơi mỡ, kiến mừng kiến sang. Câu 5: (5,0 điểm). A. u cầu chung: - Xác định đúng thể loại văn kể chuyện. - Cần kể theo một trình tự hợp lý, chọn chi tiết để kể phải phù hợp B. u cầu cụ thể: - Hình thức: Bố cục rõ ràng đủ ba phần, chữ viết sạch đẹp, khơng sai lỗi chính tả: (1,0 điểm). - Nội dung: Tùy theo sự sáng tạo và thực tế bài làm của học sinh, học sinh có thể có bố cục, ý khác miễn là hợp lý. Cụ thể bài viết có thể theo một số ý sau: (4,0 điểm). 1. Mở bài : (0,5 điểm). Giới thiệu về một kỷ niệm làm em nhớ mãi (Kỷ niệm trong trường hợp hồi ấu thơ). 2. Thân bài : (3,0 điểm). - Sự việc khởi đầu. - Sự việc phát triển. - Sự việc cao trào. - Sự việc kết thúc. 3. Kết bài : (0,5 điểm). Nêu cảm xúc của em về kỷ niệm ấy. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ghi chú: Giám khảo dựa vào những gợi ý và các nội dung trên để ghi điểm. . ––––––––––––––––––––––––––– ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010–2011 Môn thi: NGỮ VĂN - Khối 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang,. tên các truyện truyền thuyết mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 6. Câu 4: (2,0 điểm). Qua văn bản “Em bé thông minh”, sự mưu trí, thông minh của em bé