1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Matsushita Konosuke - Ông chủ “vương quốc” Matshushita

3 495 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 36 KB

Nội dung

Matsushita Konosuke - Ông chủ “vương quốc” Matshushita

Matsushita Konosuke - Ông chủ “vương quốc” Matshushita Ít ai không biết đến National và Panasonic, những thương hiệu nổi tiếng của công ty Mashushita (Nhật Bản). Nhưng cũng ít người biết đến ông Masushita Konosuke, từ một nông dân nghèo, đã vươn lên trở thành ông chủ của “vương quốc” Masushita. Gian khó thời niên thiếuMasushita sinh năm 1894 trong một gia đình làm nông nghiệp có 7 anh chị em. Chỉ học hết bậc tiểu học 4 năm, 9 tuổi cậu bé đã phải đi học việc để kiếm sống và nuôi gia đình. Masushita khởi đầu bằng việc bán than, rồi đuợc nhận vào làm “thằng nhỏ” phụ bán hàng cho một cửa hàng bán xe đạp. Sau vài năm làm việc, Masushita đã để lại cho ông chủ những ấn tượng tốt về mình. Lần đó, một cậu bé cùng làm việc và ngang tuổi với Masushita đã ăn cắp đồ của cửa hàng. Bị phát hiện, ông chủ thương tình chỉ nhắc nhở cậu bé, nhưng Masushita đã nói: “Tôi không thể làm việc chung với một người ăn cắp, như thế tôi đã bị tiếng xấu. Nếu ông không đuổi cậu ta thì tự tôi sẽ đuổi tôi!”. Ít lâu sau, khi đã là một thanh niên truởng thành, công việc đang tiến triển, được ông chủ tin cậy, bỗng dưng Masushita đưa đơn thôi việc. Ông chủ ngạc nhiên, nhưng Masushita thì nghĩ khác: Trong tương lai gần khi giao thông mở rộng, ngành xe đạp không thể phát triển! Lúc đó ngành điện mới là ngành có nhu cầu cao. Nghỉ việc bán xe đạp, Masushita xin vào làm cho công ty đèn điện Osaka và phải chờ đợi mới được nhận. Năm 21 tuổi, Masushita cưới vợ. Thấy sức khoẻ mình không được tốt, đã có lúc Masushita nghĩ có lẽ mình sẽ chết sớm. Nếu vậy, vợ con anh sẽ sống ra sao? Năm 23 tuổi, Masushita xin thôi làm cho công ty Osaka, đứng ra mở cửa hàng chuyên bán đồ điện với vẻn vẹn chỉ có … 97 yên! Đến chiếc áo Kimono, của hồi môn và nữ trang của vợ cũng phải bán đi để làm vốn kinh doanh. Masushita đã miệt mài nghiên cứu và thành công đầu của ông là chiếc … đui đèn! Nó được khách hàng hoan nghênh. Masushita xin cấp bằng sáng chế và đó là tấm bằng đầu tiên trong số gần 5 vạn tấm bằng của “vương quốc” Mashushita sau này. Với “Sứ mệnh chân chính là sản xuất những vật dụng có chất lượng cao và phổ biến rộng cho nhân dân Nhật Bản và toàn thế giới” và phương châm “Xây dựng sản nghiệp là yêu nước”, Masushita đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Đối với công nhân, ông xác định “tuyệt đối không giảm bớt công nhân và tiền lương của họ”, đối với sản phẩm thì “tuyệt đối không hạ giá bán”. Còn đối với bản thân, Masushita xác định “bất luận trong trường hợp nào cũng không thể để mất đi lòng tự tin”. Năm 1931, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của Mashushita đã vang dội cả nước với 200 loại sản phẩm điện như: dụng cụ nối điện, dụng cụ nhiệt điện, máy thu thanh, pin. Công nhân đã lên tới hơn 1000 người. Năm 1935, công xưởng Mashushita trở thành Công ty công nghiệp điện khí Mashushita. Năm 1938, Mashushita chế tạo được mô hình máy thu hình. Năm 1941, công ty của Masushita thành một doanh nghiệp lớn với hơn 10.000 công nhân. Bí quyết sinh tồnChiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tất cá các công xưởng, thiết bị và cả công nhân của Mashushita bị quân đội trưng dụng. Sau khi Nhật đầu hàng, mọi cơ sở sản xuất, hàng hoá, tiền vốn của Mashushita bị mất trắng. Chỉ còn lại cái tên và những mảnh đất trơ trọi. Hơn thế nữa, khi đó quân Đồng minh, mà cụ thể là Mỹ đã ghép cho Matsushita tội giúp quân Nhật tham chiến. Thực chất, ông đã bị những nhà công nghiệp Mỹ do cạnh tranh mà dèm pha. Không nản lòng, Masushita kiên trì giải thích và được công nhân ủng hộ. Ông đã giải thích một tài liệu dài đến 5000 trang và hơn 1000 lần đến Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ khiếu nại trong suốt ba năm! Cuối cùng Masushita đã đuợc đưa ra khỏi danh sách “tội phạm chiến tranh” và được quyền kinh doanh trở lại. Nhưng đến đây, công ty không có tiền, bản thân gia đình Masushita cũng phải đi vay nợ để sống. Làm thế nào? Câu hỏi và câu trả lời nằm trong tay ông chủ Masushita. Có một điều đặc biệt quan trọng là đội ngũ công nhân của Masushita đã không rời bỏ ông. Họ đã từng sát cánh cùng ông trong suốt 3 năm trời đấu tranh với người Mỹ để ông chủ Masushita thoát nạn. Giờ đây, họ lại cùng ông bắt tay vào khôi phục sự nghiệp từ mảnh đất hoang tàn. Năm 1951 là năm mở đầu cho sự nghiệp xây dựng lại danh hiệu Mashushita. Lần này Masushita sang Mỹ và châu Âu để khảo sát thị truờng. Lúc đó, làn sóng thù ghét người Nhật vẫn còn đang mạnh, nếu người Nhật hay hàng hoá của Nhật quảng cáo đều có nguy cơ bị tẩy chay. Trong khi đó lại có những doanh nghiệp người Nhật tìm mọi cách bán hàng được càng nhiều càng tốt, bất kể thủ đoạn nào. Trước tình hình này, Masushita đã mạnh dạn liên kết với hãng Phillips của Hà Lan. Mặt khác, Masushita tập trung nghiên cứu để cải tiến hàng hoá sao cho tốt nhất, đẹp nhất và dễ sử dụng nhất. Ông cho rằng: “Sản phẩm được chấp nhận và hoan nghênh hay không là do những gì chúng ta cung ứng cho nhu cầu của đời sống, thoả mãn được yêu cầu của mọi người. Điều sống còn là chúng ta phải coi trọng chất lượng sản phẩm chứ không hoàn toàn chỉ chú ý đến việc tiêu thụ. Chỉ cần sản phẩm có chất lượng tốt, thì dù có giác cao hơn một chút, người ta vẫn sẵn sàng mua”. Về người đại lý, Masushita rất cẩn trọng và nghiêm khắc. Ông nói: “Đại lý phải là một hiệu buôn có uy tín, khiến cho khách hàng cảm thấy an toàn khi mua hàng của chúng ta”. Trải qua 10 năm, năm 1960 Mashushita đã là công ty được xếp thứ 74 trong 100 “Đại gia của thế giới”. Năm 1962, tạo chí Times của Mỹ in hình Masushita trên trang bìa, đó là sự phá lệ của tờ báo này bởi đây là lần đầu tiên, chân dung một nhà doanh nghiệp Nhật Bản được đăng trên trang bìa với dòng chữ: “Ông chủ Công ty Mashushita, một công ty có tiếng tăm trên thế giới, hàng hoá có chất lượng tốt nhất và sử dụng có hiệu quả cao nhất”. Phát biểu tại hội nghị Hiệp hội các nhà quản lý thế giới, Masushita xoay quanh chữ “nhân” để xác định: phát huy sức mạnh nội bộ, đoàn kết cao độ. “Trong công ty của chúng tôi, mọi người đều là chỉ huy”, ông nói. Quả thật, ngay trong thời kỳ chiến tranh gian khổ, khắc nghiệt nhưng Masushita không hề sa thải một công nhân. “Mời người ta lúc khó khăn, rồi lại sa thải người ta lúc thịnh vượng là điều không thể chấp nhận được”. Nhưng đối với cá nhân, vào năm 67 tuổi, ông nhường chức giám đốc cho con rể và chỉ giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị. Năm 1964, khi công ty khó khăn, ông lại tham gia giải quyết những vấn đề của công ty với vai trò giám đốc thực sự. Khi không còn trực tiếp điều hành công việc, hàng ngày, Masushita vẫn đến công ty, nhưng trên đường đi ông thường ghé qua một ngôi miếu có tên là “Tín tâm am” để thắp hương. Ông mê tín chăng? Không, ông cho biết bên trong miếu có treo một bức hoành phi có nói về “Căn nguyên vũ trụ”, gồm những điều luận về vũ trụ biến đổi. Từ đó, Masushita nghĩ “vạn vật trong thế giới đều chuyển động” và một công ty như công ty Masushita cũng phải không ngừng chuyển đổi và tiến bộ. Ở trong nước, Masushita Konosuke trở thành nhân vật tượng trưng cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của Nhật Bản. Chính phủ Nhật đã trao tặng cho Masushita huân chương Mặt trời. Năm Masushita 90 tuổi, công ty của ông được xếp hạng 19 trong số 100 hãng lớn nhất thế giới và Thiên hoàng Nhật Bản đã tặng Huân chương cao quý nhất của đất nước cho Masushita – Huân chương Húc Nhật Đại Thụy. . Matsushita Konosuke - Ông chủ “vương quốc” Matshushita Ít ai không biết đến National và Panasonic, những thương hiệu nổi tiếng của công ty Mashushita. Bản). Nhưng cũng ít người biết đến ông Masushita Konosuke, từ một nông dân nghèo, đã vươn lên trở thành ông chủ của “vương quốc” Masushita. Gian khó thời niên

Ngày đăng: 07/11/2012, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w