Gián án 0809_Dialy9__hsgh.doc

5 128 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Gián án 0809_Dialy9__hsgh.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO HUYỆN BUÔN ĐÔN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GỈOI BẬC THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài:150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên? Câu 2 (2 điểm): Hãy vẽ hình và ghi đầy đủ các loại gió chính, hoàn lưu khí quyển trên trái đất? Câu 3 (2 điểm): Hãy giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta? Câu 4 (6 điểm): Tài nguyên biển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển các ngành kinh tế ở nước ta? Câu 5 (4 điểm): Hãy cho biết tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ? Giải thích sự khác biệt về diện tích và sản lượng chè, cà phê ở 2 vùng trên? Câu 6 (4 điểm): Cho bảng số liệu về diện tích rừng và tỷ lệ che phủ của rừng. . Năm Diện tích rừng (triệu ha) Tỷ lệ che phủ rừng (%) 1943 13,4 40,7 1993 9 27,3 a) Vẽ biều đồ kết hợp giữa cột và tròn. b) Nguyên nhân làm cho diện tích và tỷ lệ che phủ rừng ở nước ta bị giảm sút mạnh vào năm 1993? c) Gây hậu quả gì đối với sản xuất và đời sống? d) Nước ta phấn đấu vào năm 2010 đưa tỷ lệ che phủ rừng lên bao nhiêu %, chú ý bảo vệ rừng gì? Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GỈOI BẬC THCS CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009 Môn: ĐỊA LÝ Câu 1 (2 điểm): Ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên: - Việc phát triển thuỷ điện nhằm khai thác thế mạnh thuỷ năng của vùng. Tây Nguyên là nơi có lợi thế về nguồn năng lượng, nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Điều này rất quan trọng với Tây Nguyên vì một vùng có một mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước. Hơn nữa phát triển thủy điện còn thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển rừng. (1 điểm). - Bên cạnh đó nó còn gián tiếp góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ cho các dòng sông chảy về các vùng lân cận, đảm bảo nguồn nước của các nhà máy thuỷ điện ở vùng này cung cấp nước cho sản xuất và cho sinh hoạt khu dân cư trong lưu vực. Các nhà máy thủy điện như Trị An, Thác Mơ, Đa Nhiêm,…và các thủy điện trên sông SrêPốc. (1 điểm) Câu 2 (2 điểm): Hình vẽ và ghi đầy đủ các loại gió chính, hoàn lưu khí quyển trên trái đất: - Học sinh vẽ đúng các loaị gió. (1 điểm) - Vẽ đúng các hoàn lưu khí quyển. (1 điểm) Câu 3 (2 điểm): Đông Nam Bộ là vùng thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta vì: - Vùng có vị trí thuận lợi: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. - Phía tây giáp Cam- Pu-Chia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng: Mộc Bài, Ma Sát. Phía đông giáp biển, vùng biển nằm gần đường hàng hải quốc tế, cụm cảng Sài Gòn – Vũng Tàu của vùng là cửa ngỏ vào ra quan trọng cho vùng và các vùng lân cận. (0,5 điểm) - Với nguồn tài nguyên dầu khí với trữ lượng lớn nhất nước ta, đông nam bộ đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài trong khai thác dầu khí, tương lai gần là cả chế biến dầu khí. (0,5 điểm) - Dân cư nguồn lao động dồi dào, với đội ngũ lao động lành nghề chiếm tỉ lệ cao so với các vùng khác, đã đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp, dịch vụ có trình độ kĩ thuật cao. (0,5 điểm) - Đông Nam Bộ xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Thành Phố Hồ Chí Minh thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. (0,5 điểm) Câu 4 (6 điểm): Ý nghĩa của tài nguyên biển đối với sự phát triển của các ngành kinh tế: a) Đối với ngư nghiệp: - Nguồn sinh vật biển phong phú tạo điều kiện cho ngành ngư nghiệp của nước ta có điều kiện phát triển mạnh. Việc đánh bắt cá tôm và các loại hải sản đã cung cấp một nguồn thực phẩm lớn và bổ sung nguồn hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nhu cầu tăng cường các phương tiện để khai thác và đánh bắt ngoài khơi xa. (1 điểm) b) Đối với công nghiệp: - Từ muối biển có thể làm nguyên liệu để phát triển công nghiệp hoá chất. - Từ nguồn hải sản, phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, có thể phát triển công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển ngành sản xuất thủy tinh pha lê. Việc khai thác và chế biến dầu khí sẽ là một trong những ngành trọng điểm của nước ta mở ra sự phát triển lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp năng lướng hoá chất. (1,5 điểm) c) Đối với giáo thông vận tải biển: - Dọc bờ biển nước ta có nhiều vùng biển kín có thể xây dựng cảng nước sâu(Vũng Cái Lân, Sơn Trà, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh …) các cữa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng. Nước ta nằm gần biển quốc tế trên biển đông và nối các khu vực kinh tế phát triển sôi động của thế giới. (1 điểm) d) Đối với ngành du lịch biển: - Ven biển suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, thuận lợi cho việc phát triển du lịch và an dưỡng. Nhiều hoạt động thể thao dưới nước có điều kiện phát triển. (1 điểm) - Tài nguyên biển có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. Tuy nhiên khi khai thác các tài nguyên biển chúng ta gặp phải những khó khăn cần khắc phục sau đây: + Biển đông là một biển có nhiều bão (Trung bình có 9 đến 10 cơn bão / năm) trong đó có từ 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào nước ta gây ra nhiều tai hoạ cho nhiều ngành kinh tế (đặc biệt là ngành giao thông vận tải và ngành đánh bắt hải sản). (0,5 điểm) + Những đợt gió mùa đông Bắc mạnh ở miền Bắc thường gây ra biển động, ảnh hưởng xấu đến ngành giao thông vận tải và ngành du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản. (0,5 điểm) + Việc khai thác kinh tế biển đòi hỏi đầu tư lớn, công nghệ hiện đại trong điều kiện nước ta hiện nay còn thiếu vốn và kỉ thuật nên các ngành kinh tế biển chúng ta chưa tương xứng với tìm năng. (0,5 điểm) Chú gi iả Câu 5 (4 điểm): Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ? Giải thích sự khác biệt về diện tích và sản lượng chè, cà phê ở 2 vùng trên? - Vùng Tây Nguyên cây công nghiệp lâu năm chiếm 42,9% diện tích cây công nghiệp lâu năm cả nước. (0,5 điểm) - Ở Tây Nguyên cây công nghiệp mũi nhọn là cà phê (chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước) còn cây cao su chỉ là thứ yếu (chiếm 19,8% S cả nước) và điều (chiếm 12,3% S cả nước).Trong khi đó ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ cây công nghiệp trồng nhiều nhất là cây chè (chiếm 68,8% S chè cả nước) tiếp đến hồi, quế, sơn và cà phê mới trồng thử nghiệm. (1,5 điểm) - Sự khác biệt về diện tích và sản lượng chè, cà phê ở 2 vùng: + Ở Tây Nguyên cà phê là cây công nghiệp mũi nhọn chiếm diện tích 480.800 ha (85,1% S cà phê cả nước), sản lượng chiếm 90,6% cả nước. Trong khi đó cây chè chỉ chiếm 24,6% S cả nước, sản lượng chiếm 29,1% cả nước. (1 điểm) + Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cây chè chiếm ưu thế với trên 67.600 ha (chiếm 85,1% S cả nước), sản lượng 62,1% cả nước, còn cà phê mới bắt đầu phát triển nên chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. (1 điểm) Câu 6 (4 điểm): a) Vẽ biểu đồ: (2 điểm) b) Nguyên nhân: - Khai thác bất hợp lý không gắn với tái sinh. - Đốt nương làm rẫy, chiến tranh, mùa khô kéo dài tình trạng cháy rừng thường xảy ra (0,5 điểm) c) Hậu quả: - Mất cân bằng sinh thái. - Môi trường, thời tiết, khí hậu biến đổi. (0,5 điểm) - Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhiều ngành kinh tế nông công, dịch vụ và đời sống người dân gắn với rừng. (0,5 điểm) Tỷ lệ che phủ 40,7 27,3 d) Phấn đấu: Năm 2010 đưa độ che phủ rừng lên 45% . Riêng Tây Nguyên phải được 65%. Chú ý: Bảo vệ rừng phòng hộ. (0,5 điểm) . còn thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển rừng. (1 điểm). - Bên cạnh đó nó còn gián tiếp góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ cho các dòng sông chảy về các vùng. 2010 đưa tỷ lệ che phủ rừng lên bao nhiêu %, chú ý bảo vệ rừng gì? Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI

Ngày đăng: 26/11/2013, 07:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan