1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giao an am nhac tuan 1- tuan 6.doc

56 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

- GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát Mời bạn vui múa ca , cả lớp cùng hát kết hợp vỗ tay hoặc (gõ đệm) theo phách và theo tiết tấu lời ca.. GV giữ nhịp bằng tay.[r]

(1)

Lớp 1

Ngày soạn : 16/08/2013 Ngày giảng: 19/08/2013

Thứ ngày 19 tháng 08 năm 2013 TUẦN 1

********** Tiết 1

HỌC HÁT BÀI: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP. Dân ca: Nùng Đặt lời: Anh Hoàng.

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca - Biết vỗ tay theo hát

II/ Chuẩn bị :

Đàn Organ, hát chuẩn hát Quê hương tươi đẹp

Tranh ảnh dân tộc người thuộc vùng núi phía Bắc ( dân tộc Nùng) III/ Các hoạt động dạy học :

1 Ổn định tổ chức ( 2’) nhắc HS sửa tư ngồi ngắn Kiểm tra cũ :3’

3.Bài mới: 30’

Hoạt động GV Hoạt động HS

1/ Hoạt động1: Dạy hát

- GV giới thiệu hát, tác giả, nội dung hát

(sgk) Đây dân ca dân tộc Nùng, Họ sinh sống vùng thấp rừng núi phía Bắc

Với giai điệu mượt mà êm ả, hát ngợi ca tình yêu quê hương đất nước người GV đệm đàn hát mẫu cho HS nghe

- H/Dẫn HS tập đọc lời ca theo câu ngắn (5 câu) Có thể đọc theo tiết tấu lời ca để HS dễ thuộc

- Tập hát câu, câu 2-3 lần

* Chú ý tiếng cuối câu hát ứng với trường độ nốt để nhắc HS ngân phách

- Ngồi ngắn, ý nghe

- Nghe GV hát mẫu

-HS tập đọc theo h/dẫn GV

- Tập hát câu theo h/dẫn GV

(2)

(Tiếng đẹp, cây, đón phách; tiếng về phách rưỡi; tiếng hương phách)

- Sau tập xong hát, cho HS hát nhiều lần để thuộc giai điệu lời ca

- GV sửa sai cho HS có nhận xét

2/.Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.

- Hướng dẫn HS hát vỗ tay gõ đệm theo phách

Quê hương em tươi đẹp

x x x x 3/ Củng cố - Dặn dò

- GV nhận xét chung (khen em hát thuộc lời, gõ phách đúng, biết vận động phụ họa nhịp nhàng, em hát chưa tốt, chưa tập trung tiết học cần cố gắng tiết học sau)

- Về nhà ôn tập hát học để tiết sau ôn tập

- Hát nhiều lần, ý phát âm rõ lời,tròn tiếng * Hát đồng

* Hát theo dãy, nhóm * Cá nhân

- Hát vỗ tay gõ đệm theo phách, sử dụng nhạc cụ gõ: song loan, phách, trống nhỏ theo hướng dẫn GV - HS hát theo dãy, theo nhóm theo cá nhân - Ôn tập hát theo hướng dẫn GV

+ Quê hương tươi đẹp + Dân ca Nùng

- Chú ý nghe GV nhận xét, ghi nhớ điều dặn dò

Lớp 2

Ngày soạn : 20/08/2013 Ngày giảng: 23/08/2013

Thứ ngày 23 tháng 08 năm 2013 TUẦN 1

**********

Tiết

ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP NGHE QUỐC CA. I/ Mục tiêu:

- Gây khơng khí hào hứng học âm nhạc - Nhớ lại hát học lớp

- Hát đúng, hát đều, hòa giọng GD thái độ nghiêm trang chào cờ, nghe Quốc ca

(3)

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sửa tư ngồi ngắn 2.Kiểm tra cũ: 3’

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động: Ôn tập hát lớp 1.

- Em kể tên mhững hát học lớp

+ GV bắt nhịp cho HS hát ơn

- Tùy theo GV cho HS hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo phách hay tiết tấu lời ca

- GV chọn vài để em hát biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa

2/ Hoạt động 2: Nghe Quốc ca

- GV vừa đệm đàn vừa hát cho HS nghe Quốc ca - Bài Quốc ca hát nào?

- Khi chào cờ em phải đứng nào?

+ GV tập cho HS đứng thẳng, nghiêm trang, bàn chân tạo thành hình chữ V, tay duổi thẳng, ngón tay đặt đường may, mắt nhìn thẳng GV làm

Quê hương tươi đẹp

Dân ca Nùng.

Mời bạn vui múa ca

Phạm Tuyên.

Tìm bạn thân Việt Anh.

Lý bông Dân ca Nam Bộ.

Đàn gà Phi-líp-pen-cơ.

Sắp đến Tết Hoàng Vân.

Bầu trời xanh

Nguyễn Văn Quỳ. Tập tầm vông Lê Hữu Lộc.

Quả Xanh Xanh.

Hịa bình cho bé Huy Trân.

Đi tới trường Đức Bàng.

Năm ngón tay ngoan

Trần Văn Thụ.

- HS lắng nghe - Khi chào cờ

- Đứng nghiêm trang, không cuời đùa

(4)

mẫu

3/ Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò

- Cho lớp hát lại vài hát ơn xong - Các em có u thích học hát khơng? - Để học hát tốt en cần phải làm gì?

+ GD hát Quốc ca: Đây hát nước, ca ngợi người chiến sĩ cách mạng khơng tiết thân để bảo vệ độc lập tự cho đất nước Vì hát Quốc ca lễ chào cờ ta cần đứng trang nghiêm, không cười đùa

- Nhận xét tiết học (khen em học tốt, nhắc nhở em học chưa đảm bảo học)

- GV chọn, bắt nhịp cho HS hát - HS tự trả lời

- HS ý, lắng nghe thực theo

Lớp 3

Ngày soạn : 19/08/2013 Ngày giảng: 22/08/2013 Thứ 5ngày 22tháng 08 năm 2013

TUẦN 1 **********

Tiết 1

HỌC HÁT BÀI QUỐC CA VIỆT NAM ( lời 1). Nhạc lời: Văn Cao.

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời Có ý thức nghiêm trang chào cờ II/ Chuẩn bị:

Đàn Organ, hát thuộc hát & chuẩn xác III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn 2.Kiểm tra cũ: 3’

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS.

1/ Hoạt động : Dạy hát quốc ca a/ Giới thiệu: Như SGV

- GV treo bảng phụ chép sẳn hát chia

- HS ý, lắng nghe

(5)

theo câu ngắn GV đệm đàn hát mẫu - Cho HS đọc đồng lời ca

+ Giải thích từ “sa trường” b/ Dạy hát:

- GV dạy HS hát câu ngắn, câu 2-3 lần * Chú ý ngân tiếng có độ dài phách “đi, quốc, thù, ngừng, tiến, ta, trường”; ngân phách “khu, lên”; ngân nghỉ phách “xa, nước, ca, bền”, hát chỗ có dấu chấm dơi

Trong hát có tiếng cuối câu hát thường hay lẫn lộn độ cao với GV cần h/dẫn để HS hát

- Sau tập xong lời 1, cho HS hát nhiều lần để thuộc giai điệu lời ca

2/ Hoạt động 2: Củng cố , dặn dò - Bài hát quốc ca hát nào? - Ai tác giả hát Quốc ca Việt Nam?

- Khi chào cờ hát Quốc ca, có thái độ nào?

- Để tỏ lòng biết ơn anh hùng chiến sĩ khơng tiếc thân để bảo vệ đất nước em cần làm gì?

- Cho HS hát lại lời hát

+ GV nhận xét tiết học (khen em học tốt, nhắc nhở em học chưa tốt tiết học sau cần học tốt hơn)

- Về nhà tập hát lời cho thuộc

- HS đọc theo h/dẫn GV (đọc theo tiết tấu lời ca) giải thích từ khó

- HS tự trả lời: (nghĩa: chiến trường)

- HS hát theo h/dẫn GV

HS hát xác câu sau + Đường vinh quang xây xác quân thù

Vì nhân dân chiến đấu khơng ngừng

- HS hát nhiều lần, ý phát âm rõ lời, hát tròn tiếng hùng mạnh

- Hát theo dãy

- Hát theo tổ theo nhóm + HS tự trả lời

- Ra sức học tập tốt; biết yêu quê hương đất nước người VN

- HS ý, lắng nghe

Lớp 4

Ngày soạn : 17/08/2013 Ngày giảng: 20/08/2013 Thứ3ngày 20 tháng 08 năm 2013

(6)

********** Tiết 1

ÔN TẬP BÀI HÁT & KÍ HIỆU GHI NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3. ( Quốc ca Việt Nam; Bài ca học; Cùng múa hát trăng). I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca hát Biết hát kết hợp gõ đệm vận động theo hát Nhớ số kí hiệu ghi nhạc học

II/ Chuẩn bị:

- Tranh minh họa kí hiệu ghi nhạc

- Tập đàn giai điệu, đệm hát bài: Quốc ca Việt Nam, Bài ca học, Cùng múa hát trăng.

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sử tư ngồi ngắn 2.Kiểm tra cũ: 3’

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS.

1/ Hoạt động 1: Ôn tập hát

- Em kể tên 11 hát học lớp ? + (Quốc caViệt Nam; Bài ca học; Đếm sao; Gà gáy; Lớp đoàn kết; Con chim non; Ngày mùa vui; Em yêu trường em; Cùng múa hát trăng; Chị ong nâu em bé; Tiếng hát bạn bè mình).

- Trong tiết học ta ôn nêu SGK

a/ Ôn Quốc ca Việt Nam.

GV đệm đàn, HS đứng nghiêm trang trình bày hát

- GV h/dẫn HS sửa chỗ chưa đạt b/ Ôn Bài ca học.

- GV đệm đàn, HS hát Bài ca học + H/ dẫn sửa chữa chỗ sai c/ Ôn Cùng múa hát trăng.

- GV đệm đàn HS hát Cùng múa hát trăng

- GV sửa chữa chỗ HS hát chưa đạt + GV định tổ, nhóm cá nhân thực

- HS thảo luận theo tổ nêu tên 11 hát

- HS trình bày - HS thực

- HS trình bày kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca

- HS thực

(7)

lại

2/ Hoạt động 2: Ơn tập số kí hiệu ghi nhạc - Hãy kể tên kí hiệu ghi nhạc học lớp

- Khuông nhạc gồm có dịng, khe? - Khóa Son đặt đâu?

+ Ơn tập khng nhạc

- Mỗi HS tập kẻ khuông nhạc vào vở, viết khóa Son

-GV kẻ khng nhạc lên bảng, u cầu HS nói tên dịng, khe

- HS tự dùng khng nhạc bàn tay, nói tên dịng khe

- GV kiểm tra HS tập viết khóa Son, hướng dẫn em sửa chỗ cịn sai

- HS tập nói tên nốt nhạc tập số - HS tập viết lên khuông nhạc nốt nhạc tập số

+ GV nhận xét tiết học, tuyên dương em học tốt, nhắc nhở em học chưa chuyên cần

- Về nhà xem đọc Em u hịa bình để sau học

khng nhạc, khóa son, tên nốt (Đơ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si) hình nốt (trắng, đen, móc đơn)

- HS tập kẻ khng nhạc - HS nói tên dịng khe - 1-2 HS thực

- HS trả lời miệng - HS tập viết nốt nhạc - HS ý, lắng nghe

Lớp 5

Ngày soạn : 18/08/2013 Ngày giảng: 21/08/2013 22/08/2013

Thứ ngày 21 tháng 08 năm 2013 Thứ ngày 22 tháng 08 năm 2013

TUẦN 1 **********

Tiết 1

ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC.

I/ Mục tiêu:

(8)

- Biết hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo hát

- HS nhớ lại hát hát học:Quốc ca Việt Nam, Em u hịa bình, Chúc mừng, Thiếu nhi giới liên hoan.

II/ Chuẩn bị:

- Đàn nhạc cụ gõ

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn 2.Kiểm tra cũ: 3’

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐỘNG CỦA HS.

1/ Hoạt động 1: Ôn tập số hát đã học

Em kể tên hát học lớp ?

a/ Quốc ca Việt Nam

- GV hỏi: Ai tác giả Quốc ca Việt Nam? - GV đệm đàn lớp đứng nghiêm hát Quốc ca Việt Nam

b/ Em u hịa bình

- Ai tác giả Em u hịa bình?

- GV đệm đàn lớp hát Em yêu hịa bình kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp - Từng tổ trình bày Em u hịa bình, GV đánh giá

c/ Chúc mừng

- Bài Chúc mừng nhạc nước ?

- GV chia lớp làm hai nửa, nửa hát, nửa gõ đệm theo phách, sau đổi lại phần trình bày

- GV điều khiển trình bày Chúc mừng, GV đánh giá

d/ Thiếu nhi giới liên hoan

- Ai tác giả Thiếu nhi giới liên hoan ?

- GV hướng dẫn lớp hát Thiếu nhi giới liên hoan kết hợp gõ đệm: Đoạn theo

- Em u hịa bình, Bạn lắng nghe, Trên ngựa ta phi nhanh; Khăn quàng thắm vai em, Cò lả, Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo, Chú voi Bản Đôn, Thiếu nhi giới liên hoan

- HS trả lời nhạc sĩ Văn Cao

- HS hát Quốc ca

- Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn

- HS thực - Cả lớp thực

- Nhạc Nga, lời Việt Hoàng Lân

- HS thực - Tổ thực

- Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước - HS thực

(9)

phách, đoạn theo tiết tấu lời ca

- Từng tổ trình bày Thiếu nhi giới liên hoan, GV đánh giá

- GV viên tổng kết phần trình bày hát tổ Đánh giá, khen ngợi động viên HS cố gắng học tập

2/ Hoạt động 2: Củng cố dặn dò

- GV cho lớp hát Em u hịa bình kết hợp gõ đệm theo phách

- HS theo dõi

- HS thực

Lớp 1

Ngày soạn : 23/8/2013 Ngày giảng: 26/8/2013 29/8/2013 Thứ ngày 26 tháng năm 2013

Thứ ngày 29 tháng năm 2013 TUẦN 2

********** Tiết 2

ÔN TẬP BÀI HÁT QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca - Biết hát kết hợp vỗ tay theo hát II/ Chuẩn bị :

Đàn Organ, phách, song loan III/ Các hoạt động dạy học :

1 Ổn định tổ chức ( 2’) nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

(10)

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA gV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Ôn tập hát Quê hương tươi đẹp.

- GV đàn cho HS nghe lại giai điệu hát

- Tên hát vừa nghe giai điệu, dân ca dân tộc nào?

- H/dẫn HS ôn lại hát nhiều hình thức:

+ GV bắt giọng cho HS hát (giữ nhịp tay)

+ Đệm đàn bắt nhịp cho HS

+ Cho HS hát vỗ tay đệm theo phách (nhạc cụ gõ)

+ H/dẫn HS đứng hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng (tiếng quê bước sang trái nhún chụm chân, tiếng bao bước sang phải) theo nhịp - Mời HS lên biểu diễn trước lớp, GV nhận xét

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

- GV làm mẫu hát vỗ tay theo tiết tấu lời ca

Quê hương em tươi đẹp

x x x x x x x - H/dẫn HS hát vỗ tay theo tiết tấu lời ca (hát tiếng vỗ tiếng đó)

- Cho HS nhận xét xong - GV nhận xét chung

3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- GV đệm đàn hát với HS hát học + Nhận xét (khen cá nhân nhóm biểu

- Ngồi ngắn, ý nghe giai điệu

- Bài Quê hương tươi đẹp.

Dân ca dân tộc Nùng - Hát theo h/dẫn GV + Hát khơng có nhạc + Hát theo nhạc đệm + Hát kết hợp vỗ tay gõ đệm

+ HS hát kết hợp vận động phụ họa theo h/dẫn GV

- HS biểu diễn trước lớp nhóm cá nhân -Chú ý nghe xem GV làm mẫu

- HS thực hát vỗ tay gõ đệm theo tiết tấu lời ca: Cả lớp

- Từng dãy, nhóm, cá nhân

- Nhận xét xem bạn nào, nhóm thực đúng, hay nhất, nhóm chưa

- HS thực theo h/dẫn - HS lắng nghe

(11)

diễn tốt, nhắc nhở nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn)

- Dặn HS nhà ôn lại hát Quê hương tươi đẹp, tập vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca cho

Lớp 2

Ngày soạn : 27/8/2013 Ngày giảng: 30/8/2013 Thứ ngày 30 tháng năm 2013

TUẦN 2 *********** Tiết 2

HỌC HÁT BÀI THẬT LÀ HAY. Nhạc lời: Hoàng Lân.

I/ Mục tiêu:

- Biết dân ca

- Biết hát theo giai điệu lời ca

- Biết hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo hát Giáo dục HS có ý thức u thích, bảo vệ loài chim

II/ Chuẩn bị: Đàn, phách

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sửa tư ngồi ngắn 2.Kiểm tra cũ: 3’

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA gV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Dạy hát a/ Giới thiệu hát: Như SGK

- Bài hát gồm có câu hát, có chung âm hình tiết tấu dể nhận

- GV đàn hát mẫu cho HS nghe - HS đọc đồng lời ca

-HS lắng nghe

- HS lắng nghe

(12)

- GV dạy cho HS câu hát ngắn theo lối móc xích * Nhắc nhở HS ngồi ngắn, khơng tì ngực vào bàn, phát âm rõ không ê a, giọng hát êm nhẹ

- Sau bày xong, cho HS hát nhiều lần để thuộc lời giai điệu lời ca

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm

- Cho HS hát kết hợp gõ đệm phách theo phách, theo tiết tấu lời ca

* Chú ý chỗ có dấu lặng phải dừng lại không gõ phách, phải giữ nhịp thật đặn

Nghe véo von vòm họa mi với chim oanh x x x x x x x

x x x x x x x x x x x x x x + Cho HS hát thi đua theo dãy, tổ, bàn cá nhân 3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.

- Bài hát “Thật hay” viết nhịp ? - Tác giả hát ?

- Qua hát em có cảm nghĩ ? (u thích bảo vệ lồi chim có giọng hát hay đem lại niềm vui cho người)

+ Cho lớp hát lại hát lần kết hợp gõ đệm theo phách GV đệm đàn hát theo

- GV nhận xét (khen cá nhân nhóm học tốt, nhắc nhở em, nhóm chưa cần cố gắng hơn)

- Về nhà tập hát cho thuộc, giai điệu Tiết sau ôn tập

- HS thực - HS ghi nhớ

- HS hát theo dãy, theo tổ, theo nhóm cá nhân - HS thực vỗ tay gõ đệm theo phách theo tiết tấu lời ca

- Vỗ tay gõ đệm theo phách

- Theo tiết tấu lời ca

- HS thực theo h/dẫn GV

- Nhịp 2/4 - Hoàng Lân - HS tự trả lời - HS thực

- HS lắng nghe, ghi nhớ

Lớp

Ngày soạn : 26/8/2013 Ngày giảng: 29/8/2013 30/8/2013 Thứ ngày 29 tháng năm 2013

(13)

TUẦN 2 **********

Tiết 2

HỌC HÁT BÀI QUỐC CA VIỆT NAM (t t). I/ Mục tiêu:

- Hát Quốc ca Việt Nam ( lời 2) Tập nghi thức chào cờ hát Quốc ca

- GD ý thức nghiêm trang chào cờ & hát Quốc ca Việt Nam II/ Chuẩn bị:

- Hát thuộc lời bài, thể tính chất hùng mạnh, trang nghiêm.Nắm số từ ngữ cần giải thích: lầm than, gơng xích, căm hờn

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

Kiểm tra: Kết hợp kiểm tra q trình ơn tập lời cho HS Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA gV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Dạy hát lời 2.

- GV dùng đàn hát mẫu lời cho HS nghe - Cho HS hát ôn lời hát, GV đệm đàn - Cho HS đọc đồng lời

+ Dạy cho HS hát câu ngắn lời Khi đến câu có từ khó cần giải thích, GV dừng lại để giải thích cho em nắm nghĩa

- Lầm than: Nơi nh/dân ta sống sống đau khổ.

- Gơng xích: Ách thống trị chế độ phong kiến, thực dân Pháp phát xít Nhật.

- Căm hờn: Những việc làm hà hiếp, bóc lột của chế độ PK& thực dân Pháp, với cực khổ dồn nén người dân biến thành sức mạnh đánh đuổi Pháp, Nhật.

- Sau hát xong lời 2, cho lớp hát nhiều lần

- Chia lớp thành nhóm, nhóm hát lời để ơn luyện

2/ Hoạt động 2: Luyện tập

- HS ý lắng nghe - HS thực

- HS đọc theo tiết tấucủa hát

- HS thực

- HS tự trả lời

- HS thực - HS thực

- HS hát theo dãy theo tổ

(14)

- Cho HS hát lời

2/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò

- Bài Quốc ca VN nhạc sĩ sáng tác ? - Bài hát gồm có lời ?

- Qua hát nhạc sĩ Văn Cao muốn nói với em điều gì?

- Khi hát Quốc ca em có thái độ nào?

- Để tỏ lòng biết ơn anh hùng liệt sĩ hi sinh thân cho nghiệp giải phóng đất nước em cần phải làm gì?

+ Cho lớp hát lại hát lần

- Về nhà hát cho thuộc, xem trước “Bài ca học”

với tư nghiêm trang chào cờ

- HS trả lời Văn Cao - lời

- Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước dân tộc ta, lãnh đạo Đảng

- HS tự trả lời - HS tự trả lời - HS thực

Lớp

Ngày soạn : 24/08/2013 Ngày giảng: 27/08/2013 30/8/2013 Thứ ngày 27 tháng 08 năm 2013

Thứ ngày 30 tháng 08 năm 2013

TUẦN 2 ********** Tiết 2

HỌC HÁT BÀI EM U HỊA BÌNH. Nhạc lời: Nguyễn Đức Toàn. I/ Mục tiêu:

- HS hát thuộc lời “ Em yêu hòa bình”

(15)

II/ Chuẩn bị:

- Bảng phụ, Đàn Organ, tranh vẽ phong cảnh quê hương đất nước Đàn hát chuẩn xác “ Em u hịa bình”

III/ Các hoạt động dạy học :

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sử tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’ Nhận biết tên vị trí nốt nhạc khng 3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA gV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung, tác giả

- Bức tranh SGK vẽ ?

- Hình ảnh chim bồ câu tranh nói lên vấn đề ?

- GV nêu nội dung hát ( Cuộc sống hịa bình, n vui & hạnh phúc niềm mong ước người Chúng ta mong muốn )

- GV giới thiệu tác giả Nguyễn Đức Toàn (SGV) 2/ Nội dung 2: a/ Hoạt động 1: Dạy hát

- GV đệm đàn hát mẫu cho HS nghe - HS đọc lời ca theo tiết tấu

- GV đọc mẫu câu, vừa đọc vừa gõ tiết tấu., lớp đọc

- GV dạy hát câu, đệm đàn, hát mẫu, định HS hát chỉnh sửa chỗ em hát chưa - GV đàn giai điệu câu 2-3 lần, HS lắng nghe, GV bắt nhịp (1-2) để HS hát hòa tiếng đàn - GV hát mẫu câu có dấu luyến để hướng dẫn HS

“tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh, thơm, hương, có”

* Lưu ý chỗ đảo phách: “dịng sơng hai bên bờ xanh thắm”.

- Sau bày xong GV đàn giai để HS hát Chỉnh sửa chỗ HS hát chưa tốt, cần lấy trước câu hát

b/ Hoạt động 2: Luyện tập

- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu lời

- HS tự trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe

- HS lắng nghe - HS nghe, cảm nhận - - HS thực

- HS nghe, đọc lời, gõ tiết tấu - HS tập hát khơng có đàn - HS nghe giai điệu tập hát - HS thực

- HS thực hát

- HS thực

- HS hát theo dãy, tổ nhóm, cá nhân kết hợp gõ đệm - HS tự trả lời

(16)

ca

- Cho HS hát thi đua

c/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Bài hát “Em u hịa bình” nhạc sĩ sáng tác ? - Được viết nhịp ? Hát với giọng ? - Nội dung hát nói lên điều ?

- Bài hát GD điều ? (Lịng u hịa bình, u q hương đất nước nói riêng, giới nói chung).

- Chia lớp thành nhóm, nhóm hát câu, từ câu 5-8 lớp hát

- Em kể tên vài hát nói chủ đề hịa bình? (Hịa bình cho bé; Bầu trời xanh )

- Về nhà hát thuộc học, xem trước tiết học sau

- HS ghi nhớ

Lớp 5

Ngày soạn : 25/8/2013 Ngày giảng: 28/8/2013

29/8/2013

Thứ ngày 28 tháng năm 2013 Thứ ngày 29 tháng năm 2013

TUẦN 2 **********

Tiết 2

HỌC HÁT BÀI REO VANG BÌNH MINH. Nhạc lời: Lưu Hữu Phước

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca

- Biết hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo hát

- Giáo dục HS niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu sống II/ Chuẩn bị:

Đàn, nhạc cụ gõ, hát chuẩn xác hát. III/ Các hoạt động dạy học:

(17)

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA gV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Dạy hát

+ GV giới thiệu bài, tác giả, tác phẩm. ( NHạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) q huyện Ơ Mơn (Cần Thơ) Là số nhạc sĩ nổi tiếng nước ta.Ơng có nhiều đóng góp quan trọng cho âm nhạc CMVN.Ơng có những bài ca xuất sắc có giá trị: Lên đàng, Hồn tử sĩ, Giải phóng miền Nam Bài hát Reo vang bình minh ơng sáng tác năm 1947.Để ghi nhớ công ơn ông thành phố Cần Thơ có cơng viên Lưu Hữu Phước, huyện Ơ Mơn có trường trung học mang tên ơng).

- GV đệm đàn hát mẫu cho HS nghe - Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu

- GV dạy HS hát câu ngắn Đàn giai điệu câu 2-3 lần Bắt nhịp (1-2) để HS hát hòa theo Lấy đầu câu

- HS hát mẫu

- Cả lớp hát GV lắng nghe phát chỗ sai để hướng dẫn lại

- Sau tập xong câu đoạn cho HS hát nhiều lần GV lưu ý tiếng ngân dài phách để sửa sai ( Nếu có)

- Tiếp tục tập đoạn cho HS tương tự đoạn

- Cho HS hát bài, tiếp tục hướng dẫn sửa chổ hát chưa đạt, tiếng hát luyến ngân dài phách

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm vận động.

- Cho HS kết hợp vỗ tay gõ đệm theo nhịp (phách ) lần

- HS vận động theo nhạc: Tư đứng tay chống ngang hông, đầu nghiêng sang trái sang phải, có lúc cầm tay rung nhẹ

- HS theo dõi, lắng nghe

- HS ý lắng nghe - 1-2 HS thực - HS thực - HS thực - HS thực - HS hát sửa sai

- HS thực

- HS thực hiện, sửa sai

- HS thực - HS thực

- HS trả lời

(18)

phía trước phía sau, chân nhún nhịp nhàng 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Bài hát vừa học có hình ảnh em thấy quen thuộc?

- Em thích câu hát nào, hình ? - Giai điệu hát ?

- Nội dung hát diễn tả điều ? (tả phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ, âm lôi cuốn, hấp dẫn)

- Em biết hát nói phong cảnh buổi sáng thiên nhiên nói chung ? (Gà gáy, Bài ca học )

- Cho lớp hát lại lần kết hợp gõ đệm theo nhịp

- Về nhà hát thuộc hát, xem trước tiết học sau

Lớp

(19)

Dạy bù Thứ ngày tháng năm 2013

TUẦN 3 **********

Tiết

HỌC HÁT BÀI MỜI BẠN VUI MÚA CA. Nhạc lời: Phạm Tuyên.

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca - Biết vỗ tay theo hát

II/ Chuẩn bị:

Đàn Organ, phách, song loan III/ Các hoạt động dạy học:

1 Ổn định tổ chức ( 2’) nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2 Kiểm tra cũ :3’ Gọi HS lên bảng trình bày hát ’’ Quê hương tươi đẹp“ kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Dạy hát

- GV giới thiệu hát, tác giả, nội dung hát

-Giới thiệu cho HS biết: Bài hát trích từ nhạc cảnh Mèo câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên

+ GV đệm đàn hát mẫu cho HS nghe

- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo câu ngắn (5 câu)

- Dạy cho HS hát câu, câu hát 2-3 lần để thuộc lời giai điệu hát

* Chú ý chỗ lấy (sau nốt trắng) để hướng dẫn HS lấy ngân phách - Sau tập xong, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời giai điệu hát Chú ý hát rõ lời, tròn tiếng

* GV sửa sai cho HS ( có )

- Ngồi ngắn, ý nghe

- HS lắng nghe GV hát - HS đọc lời ca theo tiết tấu

- Tập hát câu theo hướng dẫn GV

- Chú ý lấy ngân phách theo h/dẫn GV

+ Hát đồng thanh, dãy, nhóm

(20)

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm - Hướng dẫn HS hát vỗ tay gõ

đệm theo phách theo tiết tấu lời ca GV phát

nhạc cụ cho - HS

+ Chim ca líu lo Hoa đón chào.

x x xx x x x x x x x x x x x x 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Cho HS đứng lên ôn lại hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo phách theo tiết tấu lời ca

- Vừa em học hát gì? - Tác giả hát ?

+ GV nhận xét chung:Tuyên dương em hát thuộc lời, gõ phách yêu cầu; nhắc nhở em chưa tập trung tiết học cần cố gắng

- Về nhà hát ôn hát vừa tập cho thuộc

- HS hát vỗ tay gõ đệm nhạc cụ theo h/dẫn GV

- Theo phách

- Theo tiết tấu lời ca

- HS hát ôn theo h/dẫn GV

- Bài Mời bạn vui múa ca.

- Nhạc sĩ Phạm Tuyên - Chú ý nghe GV nhận xét ghi nhớ

Lớp 2

Ngày soạn : 03/09/2013

Ngày giảng: 06/09/2013

Dạy bù Thứ ngày 07 tháng 09 năm 2013

TUẦN 3

************

Tiết 3

ÔN TẬP BÀI HÁT THẬT LÀ HAY. I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca

(21)

Đàn Organ, phách, song loan III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’ Gọi vài em đứng chỗ hát Thât hay 3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Dạy hát ôn

- GV đệm đàn bắt nhịp cho HS hát ôn lại hát “ Thật hay”

- Lần 1: Hát với tốc độ vừa phải - Lần 2: Hát với tốc độ nhanh

2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đánh nhịp 2/4 + Nhịp 2/4 gồm có phách: phách mạnh phách nhẹ

Sơ đồ: Cách đánh:

+ Phách thứ nhất: mạnh xuống lên

+ Phách thứ hai: nhẹ - Cho HS tập đánh nhịp, sau vừa hát vừa đánh nhịp - Lần lượt gọi vài em lên điều khiển cho lớp hát 3/ Hoạt động 3: Trò chơi

+ GV chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm em sử dụng nhạc cụ gõ

- Em thứ & 2: Dùng song loan - Em thứ & 4: Dùng phách Cho HS tập gõ theo âm hình tiết tấu

+ Cho HS thể lại âm hình tiết tấu

- HS thực - HS thực

- HS ý, lắng nghe

+ HS ý cách đánh thực

- HS thực

- HS lắng nghe hướng dẫn thực

- HS thực

- Từng nhóm thực

(22)

thanh phách, song loan vỗ tay nhằm kiểm tra kĩ thực hành

- Cho HS tập biểu diễn theo nhóm ( nhóm, hát em gõ đệm )

4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò

- Bài hát Thật hay nhạc sĩ sáng tác?

- Nội dung hát nói lên điều ? (Nhiều lồi chim có giọng hót hay Chúng thường thi hót ríu rít, tiếng hót hịa quyện với nghe thật vui tai, sảng khoái).

- Trong hát có loại chim nào?

- Cho lớp hát lại hát kết hợp gõ đệm theo phách

- GV nhận xét chung tiết học

- Về nhà tập hát nhiều lần cho thuộc giai điệu Xem

trước học sau

- HS thực

- HS lắng nghe ghi nhớ

Lớp 3

Ngày soạn : 30/08/2013 Ngày giảng:03/09/2013

6/09/2013

Dạy bù Thứ ngày 04 tháng 09 năm 2013 Thứ ngày 07 tháng 09 năm 2013

TUẦN 3 ********** Tiết 3

HỌC HÁT BÀI: BÀI CA ĐI HỌC ( Lời 1) Nhạc lời: Phan Trần Bảng.

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời Biết hát, kết hợp vỗ tay gõ đệm theo hát

II/ Chuẩn bị:

(23)

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

Kiểm tra: Gọi HS lên bảng trình bày hát “ Quốc Ca” Kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp

Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Kiểm tra

Gọi vài HS hát lời Quốc ca Việt Nam 2/ Hoạt động 2: Học hát Bài ca học.

- GV giới thiệu hát, tác giả, nội dung

Bài ca học hát nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác, ơng có nhiều đóng góp việc GD âm nhạc trường PT

Nội dung: Đây hành khúc tươi vui, rộn ràng, nói lên tình cảm gắn bó HS với mái trường, biết kính trọng thầy yêu quí bạn bè khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

- GV đệm đàn hát mẫu cho HS nghe

- HS đọc lời ca,( lời bảng) Gồm có câu, có chung âm hình tiết tấu

+ Dạy cho HS hát câu hát ngắn, câu hát 2-3 lần để HS thuộc giai điệu lời ca GV đệm đàn HS hát hòa theo

- Dạy xong câu hát 3, cho HS hát lại câu hát giúp em nhận giống câu hát - Sau bày xong lời 1, cho HS vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu, giúp HS nhận giống tiết tấu câu hát

- Luyện tập: Cho lớp hát lời hát lần Nửa lớp hát câu đầu, nửa lại hát câu sau, đổi ngược lại

Hoặc chia lớp thành nhóm, mmỗi nhóm hát câu nối tiếp

3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm

- GV chia lớp thành nhóm, nhóm hát , nhóm gõ đệm theo phách, sau đổi ngược lại

- Cho lớp hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca * Cần hát rõ ràng, nhấn vào phách mạnh, thể

- HS thực hiện, GV nhận xét - HS ý, lắng nghe

- HS nắm nội dung hát

- HS ý, lắng nghe - HS đọc lời ca theo tiết tấu - HS hát hòa theo tiếng đàn - HS nhận biết giống - HS thực hiện, nhận giống tiết tấu

hát

- HS thực

- HS thực - HS thực

(24)

đúng tính chất hành khúc

Bình minh dâng lên ánh giọt sương long lanh

x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò

- Bài hát em vừa học nhạc sĩ sáng tác? - Nội dung nói lên điều ?

- Cho lớp hát lại bài, cử lớp trưởng bắt nhịp - GV nhận xét tiết học

-Về nhà tập hát cho thuộc lời ca, xem hát trước lời 2, chuẩn bị vài động tác phụ họa

- HS tự trả lời - HS tự trả lời - HS thực

- HS lắng nghe ghi nhớ

Lớp

Ngày soạn : 30/08/2013 Ngày giảng: 03/09/2013 06/09/2013

Dạy bù Thứ ngày 04 tháng 09 năm 2013 Dạy bù Thứ ngày 07 tháng 09 năm 2013

TUẦN 3 ********** Tiết 3

ƠN TẬP BÀI HÁT: EM U HỊA BÌNH. BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU. I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca - Biết hát kết hợp vận động phụ họa II/ Chuẩn bị:

Đàn, bảng phụ chép sẵn tập cao độ tiết tấu III/ Các hoath động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sử tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’ Gọi HS lên bảng trình bày hát “ Em u hịa bình” kết hợp vận động theo nhạc

(25)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Nội dung 1:

a/ Hoạt động 1: Ôn tập hát

+ GV chia lớp thành nửa, nửa lớp hát, nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca đổi ngược lại ( Hát tiếng gõ tiếng ấy).

Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam

b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp động tác phụ họa

- GV hướng dẫn HS theo gợi ý sau.GV làm mẫu động tác, sau HS làm theo GV

+ Động tác 1: Từ đầu rộn rã lời ca. HS đứng chỗ, kiễng bàn chân nhún xuống theo tiếng “yêu”, đến tiếng “bình” tiếp tục hết câu

+ Động tác 2: Nghiêng người sang trái sang phải theo nhịp kết hợp với động tác tay nhịp nhàng hết

2/ Nội dung 2: a/ Hoạt động 1:

- GV giới thiệu cho HS nhận biết vị trí nốt Đồ, Mi, Son, La khuông nhạc HS tập đọc cao độ + Nốt Đồ nằm vị trí khuông nhạc?

Tương tự GV hỏi nốt Mi, Son, La nằm vị trí nào? - HDẫn HS gõ phách vỗ tay theo tiết tấu SGK

- Bài tập tiết tấu có hình nốt kí hiệu gì? ( hình nốt đen dấu lặng đen). GV hướng dẫn HS cách vỗ tay dấu lặng đen ( bàn tay úp xuống).

+ GV vỗ mẫu nói: Đen đen đen lặng HS làm theo - Cho HS đọc tiết tấu bắt chước theo tiếng trống Tùng tùng tùng

- Tiết tấu có hát nào? (Thật hay).

b/ Hoạt động 2: Luyện tập cao độ tiết tấu

+ HS hát thực gõ đệm theo tiết tấu

- HS ý theo dõi GV làm mẫu

+ HS thực theo GV

+ HS thực theo GV

- HS trả lời

+ Nằm dòng phụ thứ

(26)

+ Trong luyện cao độ, tiết tấu có nốt hình nốt gì?

+ GV đàn giai điệu câu cho HS nghe đọc hòa theo

- HS đọc cao độ kết hợp gõ tiết tấu (Son son, son mì son, son son mì son Mì son lá, son mì, mì son son đồ).

+ Cho HS tập đọc nhiều lần, sau chia lớp thành nửa, nửa đọc cịn nửa gõ tiết tấu Cho HS đọc cá nhân * Kết thúc tiết học Cho HS hát “Em u hịa bình” lần kết hợp gõ đệm theo phách

- GV nhận xét tiết học Về nhà xem trước tiết học sau

- HS lắng nghe, ghi nhớ

Lớp

Ngày soạn : 2/09/2013 Ngày giảng: 4/09/2013

Dạy bù Thứ ngày 05 tháng 09 năm 2013

Dạy bù Thứ 6ngày 06 tháng 09 năm 2013

TUẦN 3 **********

Tiết

ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH. TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 1.

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca.- Biết hát kết hợp vận động phụ họa II/ Chuẩn bị:

Đàn Organ, phách, song loan, bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’Gọi Hs lên bảng trình bày hát “ Reo vang bình minh”

(27)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Nội dung 1: Ôn tập hát Reo vang bình

minh.

+ GV đệm đàn cho HS hát lại hát lần (sửa sai có)

* Chú ý sắc, thái tình cảm “đoạn a”: vui tươi, rộn ràng Hát gọn tiếng, rõ lời, lấy chỗ

Đoạn b thể tính chất sinh động, linh hoạt Hát nẫy, gọn, âm sáng

* Tập hát có lĩnh xướng đồng ca.

- Đoạn 1: Từ đầu sáng ngập hồn ta (1 em hát)

- Đoạn 2: Phần lại (Nhiều em hát)

* Tập hát có đối đáp GV chia lớp thành đội (đội hát đội gõ đệm theo phách ngược lại)

- Đội 1: “Reo hoa lá” - Đội 2: “ Cây hồn ta”

- Đội 1: “Líu líu tươi sáng” - Đội 2: “ La muôn năm”

2/ Nội dung 2: Học TĐN số ( Cùng vui chơi )

- Bài TĐN viết loại nhịp gì? Có nhịp? Mấy câu?

- HS nói tên nốt khng thứ

- GV nốt khuông 2, lớp đọc tên nốt nhạc

+ Luyện tập cao độ HS nêu tên nốt từ thấp đến cao

- HS đọc nốt nhạc theo cách xuôi, ngược vài lần GV đệm đàn

- GV qui định đọc nốt Đồ-Rê-Mi-Rê-Đồ, đệm đàn để HS đọc hòa theo

+ Luyện tập tiết tấu: GV gõ tiết tấu làm mẫu

Đơn đơn đơn đơn đen đen đơn đơn đơn đơn trắng

- HS thực

- HS thực

- HS thực theo đội

HS trả lời - Nhịp , có nhịp, câu

- 1-2 HS xung phong - Cả lớp thực - HS trả lời

- HS thực - HS theo dõi - HS thực Theo phách Theo tiết tấu

- HS lắng nghe, đọc theo - HS thực

- HS thực - HS thực - HS thực

(28)

x x x x x x x x

x x x x x x x x x x x

- HDẫn HS đọc TĐN số (tốc độ chậm) GV đàn câu nhiều lần, HS nghe đọc lại tên nốt, độ cao

- Sau đọc thành thục, cho HS đọc ghép lời

+ Đồ/ rê mi/ mi mi/ mi/ , đồ/ rê mi/ mi mi/ Đồ/ rê mi/ mi mi/ son/, đồ/ rê mi/ rê đồ/ - GV chia lớp thành dãy, dãy đọc nhạc, 1dãy ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách, ngược lại GVđệm đàn bắt nhịp

- GV cho HS đọc nhạc, HS hát lời - Cả lớp hát lời gõ đệm theo phách 3/ Phần kết thúc

GV HDẫn HS tập chép TĐN số

- GV cho lớp hát lại Reo vang bình minh.

+ GV nhận xét tiết học Dặn HS xem trước tiết học sau

- HS thực

- HS lắng nghe thực

Lớp

Ngày soạn : 06/09/2013 Ngày giảng: 09/09/2013

Thứ ngày 09 tháng 09 năm 2013 TUẦN 4

********** Tiết

ÔN TẬP BÀI HÁT MỜI BẠN VUI MÚA CA.

TRÒ CHƠI: THEO BÀI ĐỒNG DAO NGỰA ÔNG ĐÃ VỀ. I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản - Tham gia trò chơi

(29)

Đàn Organ, phách, song loan

Một vài que để giả làm ngựa roi ngựa Nắm vững trò chơi III/ Các hoạt động dạy học:

1 Ổn định tổ chức ( 2’) nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2 Kiểm tra cũ :3’ Gọi HS lên bảng trình bày hát ’’ Mời bạn vui múa ca“

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Ôn tập hát Mời bạn vui múa ca.

- Cho HS nghe giai điệu hát, hỏi HS tên hát vừa nghe?

- Do nhạc sĩ sáng tác?

+ Hướng dẫn HS ôn tập hát nhiều hình thức

- Bắt giọng cho HS hát (GV giữ nhịp tay)

- Đệm đàn bắt nhịp cho HS hát

- Cho HS hát vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca

- GV làm mẫu, HDẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa (vỗ tay theo nhịp chân nhún sang trái, phải nhịp nhàng)

Sau làm thành thạo cho HS biểu diễn trước lớp

* GV nhận xét

2/ Hoạt động 2: Trò chơi theo đồng dao Ngựa ông

+ GV h/dẫn HS đọc câu đồng dao theo âm hình tiết tấu

Nhong nhong nhong ngựa ông x x x x x x x Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn

x x x x x x x x

- Sau học thuộc đồng dao tiết tấu, GV hướng dẫn HS trò chơi “ cưỡi ngựa” sau

- HS trả lời.Mời bạn vui múa ca Tác giả Phạm Tuyên

+ HS hát theo HD GV - Hát khơng có nhạc

- Hát theo nhạc đệm - Hát vỗ tay đệm

- Hát kết hợp với vận động phụ họa theo hướng dẫn - HS biểu diễn trước lớp

+ Chú ý nghe GV đọc mẫu - HS đọc câu đồng dao vỗ tay đệm theo tiết tấu Cả lớp, dãy, nhóm, cá nhân

- HS nghe hướng dẫn - HS tham gia trị chơi, đội chia thành nhóm (nam, nữ) Nam thi trước Các bạn lại đọc đồng dao vừa vỗ tay theo phách

(30)

+ HS nam: miệng đọc câu đồng dao, chân kẹp que giả làm ngựa vào đầu gối nhảy theo phách, để rơi que thua

+ HS nữ: tay cầm roi ngựa, chân nhảy theo phách, nhảy không phách thua 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

+ GV đệm đàn hát với HS hát Mời bạn vui múa ca HS kết hợp vận động theo nhạc

- GV nhận xét: Khen cá nhân nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở nhóm chưa đạt cần cố gắng

Lớp 2

Ngày soạn : 10/09/2013 Ngày giảng: 13/09/2013

Thứ ngày 13 tháng 09 năm 2013

TUẦN 4

************ Tiết 4

HỌC HÁT BÀI: XÒE HOA. Dân ca Thái Lời mới: Phạm Duy.

I/ Mục tiêu:

- Biết “Xòe hoa” dân ca đồng bào Thái Tây Bắc - HS hát giai điệu lời ca

- HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp theo tiết tấu lời ca II/ Chuẩn bị:

Hát chuẩn xác hát “ Xòe hoa”

Đàn Organ, bảng phụ chép hát, tranh dân tộc Thái III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’ Gọi vài em đứng chỗ hát “Thât hay” kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp

(31)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát

a/ Giới thiệu bài: Xòe hoa dân ca hay dân tộc Thái Xòe tiếng Thái múa Xòe hoa múa hoa

b/ Dạy hát: GV đệm đàn hát mẫu cho HS nghe

- HS nhận xét nhịp điệu hát (nhanh, chậm, vui tươi sôi hay nhẹ nhàng?)

- HDẫn HS đọc lời ca (có thể đọc theo tiết tấu hát)

- Dạy cho HS hát câu ( chia thành câu )

* Chú ý phát âm rõ lời, tiếng reo vui hát reo vùi.

- Sau tập xong, cho HS hát lại nhiều lần để nhớ lời ca giai điệu hát

- GV sửa cho HS hát chưa đúng, nhận xét

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm

- HDẫn HS hát gõ đệm theo nhịp (gõ vào phách mạnh), gõ đệm theo phách ( phách mạnh gõ mạnh, phách nhẹ gõ nhẹ) gõ đệm theo tiết tấu lời ca

Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang

x x x x

x x x x x x x

x x x x x x x x x x

3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dị

+ GV cho HS hát ơn hình thức dãy,

- HS ngồi ngắn, lắng nghe Nhắc lại tên hát - HS nghe hát mẫu

- Nhận xét hát: vui tươi, rộn ràng

- Đọc lời ca theo h/dẫn GV - Tập hát câu

- HS hát: + Đồng Nhóm, dãy, cá nhân

- HS lắng nghe GV h/dẫn

- Hát gõ đệm - Theo nhịp - Theo phách

- Theo tiết tấu lời ca

- HS thực kết hợp với nhạc cụ

- HS trả lời

- HS thực

(32)

nhóm, tổ, cá nhân

- Bài hát em vừa học có tên gì? - Nhạc ai? Ai dịch sang lời mới? - Giai điệu hát nào?

+ Nội dung hát nói lên vấn đề gì? (Điệu múa hoa đồng bào Thái Tây Bắc trong ngày lễ hội).

- Cho lớp hát lại kết hợp gõ đệm theo nhịp, GV đệm đàn

+ GV nhận xét tiết học Dặn dò em nhà hát cho thuộc giai điệu, lời ca hát

Lớp 3

Ngày soạn : 09/9/2013

Ngày giảng: 12/09/2013 13/09/2013 Thứ ngày 12 tháng 09 năm 2013 Thứ ngày 13 tháng 09 năm 2013

TUẦN 4 ********** Tiết 4

HỌC HÁT BÀI: BÀI CA ĐI HỌC (TT) Nhạc lời : Phan Trần Bảng

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo gia điệu lời 2.Biết hát, kết hợp vỗ tay gõ đệm theo hát

- Giáo dục HS lòng yêu mến trường lớp, yêu mến bạn bè II/ Chuẩn bị:

Hát chuẩn xác truyền cảm, Đàn, phách, song loan III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn Kiểm tra: Gọi vài HS hát lời hát Bài ca học.

(33)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Dạy hát lời ôn luyện

- Cho HS hát lời hát vài lần

- GV đàn hát mẫu cho HS nghe lời hát - HS đọc đồng lời theo tiết tấu

+ GV dạy cho em hát lời dựa cách hát lời GV lắng nghe sửa sai cho em

- Sau học xong lời GV cho HS hát lời hát vài lần cho thuộc giai điệu

- Cho HS hát ôn luyện theo dãy, tổ theo nhóm

- GV chia lớp thành dãy, nửa lớp hát lời 1, nửa hát lời 2, sau đổi ngược lại.( hát đối đáp) GV nhận xét

- Tập hát nối tiếp: Chia lớp thành tổ, tổ hát câu nối tiếp hết GV nhận xét

- Cho HS hát thi đua theo dãy, tổ vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp theo phách

2/ Hoạt độn2: Hát kết hợp vận động phụ họa

- Đây hát có tính chất hành khúc nên động tác phụ họa cần phải thích hợp

- GV mời 1- HS lên hát trước lớp, hát vận động phụ họa cho hát

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa - Từng nhóm 5-6 em tập biểu diễn trước lớp, hát kết hợp vận động phụ họa GV nhận xét cho điểm tượng trưng

3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Bài hát Bài ca học do nhạc sĩ sáng tác?

- Bài hát gồm có lời?

- Giai điệu hát nào? - Nội dung hát nói lên điều gì?

+ Cho lớp hát lại hát lần - GV nhận xét tiết học

- Về nhà tập hát cho thuộc giai điệu

- HS trả - HS thực - HS lắng nghe

- HS đọc theo h/dẫn GV - HS thực

- HS thực

- HS thực hát ôn - HS thực

- HS thực - HS thực

HS thực - HS thực - HS thực

- HS trả lời

- HS thực

- HS lắng nghe ghi nhớ

(34)

Ngày soạn : 07/09/2013 Ngày giảng: 10/09/2013 13/09/2013 Thứ ngày 10 tháng 09 năm 2013

Thứ ngày 13 tháng 09 năm 2013 TUẦN 4

********** Tiết 4

HỌC HÁT BÀI: BẠN ƠI LẮNG NGHE. Dân ca Ba Na Dịch lời: Tô Ngọc Thanh

KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I/ Mục tiêu:

- Biết dân ca.- Biết hát theo giai điệu lời ca - Biết nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ.

II/ Chuẩn bị:

Đàn Organ, phách, song loan III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sử tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’ Gọi HS lên bảng trình bày hát “ Em u hịa bình” kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV H HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Phần mở đầu GV dùng đàn đọc cho HS nghe cao độ nốt: Đô-Mi-Son-La

- Cho em đọc lại tập cao độ tiết tấu

- GV kiểm tra số em phần đọc cao độ tiết tấu + GV giới thiệu SGV cho HS biết

- GV dùng đồ VN cho HS biết vị trí vùng đất Tây Nguyên, tranh dân tộc Ba Na

- GV đàn hát mẫu cho HS nghe

- Cho HS đọc đồng theo tiết tấu lời ca kết hợp gõ đệm 2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung 1: Dạy hát

+ Hoạt động 1: GV dạy cho HS hát câu hát ngắn theo lối móc xích Chú ý hát chỗ cung thật xác

- HS lắng nghe - HS thực - HS trả - HS lắng nghe

- HS xem tranh, nắm vị trí đặc điểm người Ba Na

- HS lắng nghe - HS đọc lời ca

(35)

- GV đàn giai điệu câu 2-3 lần, GV bắt nhịp HS hát hòa theo

- Sau dạy xong lời hát GV cho HS hát nhiều lần cho thuộc lời hát

+ Hoạt động 2: GV gợi ý cho HS nhận xét

- Nêu điểm giống khác câu hát 1-2; 3-4

( giống tiết tấu ô nhịp câu, khác phần cuối ô nhịp 2.).

b/ Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm

GV cho HS hát kết hợp gõ đệm vỗ tay theo nhịp, phách, theo tiết tấu lời ca

Hỡi bạn lắng nghe - Gõ theo nhịp: x x

- Theo phách: x x x x - Theo tiết tấu: x x x x x x x 3/ Phần kết thúc GV đàn cho lớp hát lại hát lần -Bài hát em vừa học nhạc ai? Ai sưu tầm dịch lời? - Giai điệu hát nào?

- Qua câu chuyện em thấy n/dân ta có cách đánh giặc ntn?

+ GV nhận xét tiết học dặn dò tiết học sau

GV

- HS thực

- HS trả lời

- Hát kết hợp gõ đệm theo kiểu:

- Theo nhịp - Theo phách

- Theo tiết tấu lời ca - HS thực - HS trả lời

- Gươm, súng, thơ văn, lời ca tiếng hát

Lớp

Ngày soạn : 08/09/2013 Ngày giảng: 11/09/2013 12/09/2013

Thứ ngày 11 tháng 09 năm 2013 Thứ ngày 12 tháng 09 năm 2013

TUẦN 4 **********

Tiết

HỌC HÁT BÀI: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH. Nhạc lời: Huy Trân I/ Mục tiêu:

(36)

- Biết hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo hát II/Chuẩn bị:

Đàn Organ, nhạc cụ gõ

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’Gọi Hs lên bảng trình bày hát “ Reo vang bình minh” kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG

CỦA HS 1/ Phần mở đầu: GV giới thiệu nội dung tiết học

+ Bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh nói lên ước mơ tuổi thiếu nhi, sống giới n vui, hạnh phúc, khơng có bạo lực, chiến tranh. Tác giả hát nhạc sĩ Huy Trân.

2/ Phần hoạt động:

a/ Hoạt động 1: Học hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh.

+ GV đệm đàn hát mẫu cho HS nghe - HS đọc lời ca theo tiết tấu hát

- Dạy cho HS hát câu hát ngắn theo lối móc xích Chú ý phân chia câu hát để HS biết lấy chỗ Sau từ

“đen tối, màu xanh, câu trắng, trời xanh, la la”.

Trong HS tập hát GV lắng nghe sửa sai cho em

b/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm

- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách

Hãy xua tan mây mù đen tối x x x x x x x x x x x x

+ Cho HS trình bày hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1), theo phách (đoạn 2)

- Cho HS trình bày hát theo hình thức tốp ca 3/ Phần kết thúc

- HS lắng nghe nắm nội dung hát

- HS lắng nghe - HS đọc lời ca - HS hát theo h/dân GV Chú ý ngân tiếng dài phách rưỡi, nghỉ dấu lặng đơn

- GV làm mẫu cho HS xem

- HS thực theo h/dẫn GV, gõ đệm theo nhịp, theo phách

(37)

- Hãy kể tên hát chủ đề hồ bình mà em biết?

Bầu trời xanh Nguyễn Văn Quỳ, Hồ bình cho Huy Trân; Trái đất chúng em của Trương Quang Lục-Định Hải; Chúng em cần hồ bình Hoàng Lân-H-Lân”.

- Bài hát Bầu trời xanh được hát với giai điệu nào?

- Bài hát giáo dục em điều gì?

tốp ca

- HS kể tên hát

- Nhịp mạnh mẽ - Biết yêu sống hoà bình Lớp 1

Ngày soạn : 13/09/2013 Ngày giảng: 16/09/2013

Thứ ngày 16 tháng 09 năm 2013 TUẦN 5

********** Tiết

ÔN TẬP BÀI HÁT: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP, MỜI BẠN VUI MÚA CA

I/Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca hát

- Biết hát kết hợp vỗ tay theo hát- Biết hát kết hợp vài động tác phụ họa đơn giản

II/Chuẩn bị:

Đàn , phách, song loan III/ Các hoạt động dạy học:

1 Ổn định tổ chức ( 2’) nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2 Kiểm tra cũ :3’ Gọi HS lên bảng trình bày hát ’’ Mời bạn vui múa ca“ kết hợp vận động theo nhạc

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Ô tập hát Quê hương tươi đẹp.

- GV đệm đàn cho lớp hát lại bài Quê hương tươi đẹp.

(38)

Cả lớp hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ đệm) theo phách theo tiết tấu lời ca.GV giữ nhịp tay

- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoa (vỗ tay, chân nhún nhịp nhàng)

- GV cho HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ họa) GV nhận xét

2/ Hoạt động 2:Ôn tập hát Mời bạn vui múa ca.

- GV treo tranh minh họa kết hợp cho HS nghe giai điệu hát, để HS đoán tên hát, tác giả sáng tác

- GV đệm đàn cho lớp hát lại hát Mời bạn vui múa ca, lớp hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) theo phách theo tiết tấu lời ca GV giữ nhịp tay

- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa - Cho HS lên biểu diễn trước lớp (kết hợp vận động phụ họa)

GV nhận xét

3/ Hoạt động 3: Trò chơi theo đồng dao

Ngựa ông về.

- GV hướng dẫn lại cách chơi, ôn đọc lại đồng dao Ngựa ông về.

- GV chia lớp thành đội chơi,mỗi đội gồm nhóm nam nữ riêng, tiến hành chơi tiết trước hướng dẫn

4/ Củng cố, dặn dò:

- Cho HS hát lại hát ôn

- GV nhận xét tiết học (khen cá nhân nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở em, nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn)

Về nhà ôn lại hát ôn Xem trước tiết học sau Tìm bạn thân.

- HS hát kết hợp động tác vận động phụ họa

- HS thực trước lớp nhóm, cá nhân - HS xem tranh, nghe giai điệu trả lời

- HS hát ơn theo h/dẫn.Cả lớp

dãy, nhóm, cá nhân - HS thực

- HS biểu diễn trước lớp

- HS thực đọc câu đồng dao, HS vỗ tay theo tiết tấu

- HS tham gia trò chơi - HS thực

- HS lắng nghe ghi nhớ

(39)

Ngày soạn : 17/09/2013

Ngày giảng: 20/09/2013 Thứ ngày 20 tháng 09 năm 2013

TUẦN 5

************ Tiết 5

ƠN TẬP BÀI HÁT: XỊE HOA. Dân ca Thái Lời mới: Phạm Duy.

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca - Biết kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản II/Chuẩn bị:

Đàn Organ , song loan, phách Một vài động tác múa đơn giản III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’ Gọi HS lên bảng trình bày hát “Xịe hoa” 3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS 1/ Hoạt động 1: Ôn tập hát Xịe hoa.

- Hướng dẫn HS ơn lại hát nhiều hình thức: theo nhóm, tổ, cá nhân, kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp theo tiết tấu lời ca

- GV hướng dẫn HS vài động tác phụ đơn giản cho hát

+ Câu 1,2: Chân nhún nhịp nhàng bên trái, bên phải Đầu nghiêng bên với chân Một tay cầm cồng, chiêng, tay cầm dùi để đánh

+ Câu 3: Tay đưa lên trước, miệng thổi sáo, khèn

+ Câu 4:Tay đưa lên bên trái, bên phải, theo động tác xòe hoa

- Cho HS tập biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa

- HS hát ôn theo: lớp, dãy, tổ,cá nhân - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu

- HS xem GV làm mẫu, thực động tác theo hướng dẫn GV Đồng thời thực nhiều lần để nhớ

(40)

- Cho HS nhận xét, sau GV nhận xét

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp với trò chơi theo Xòe hoa

+ Trò chơi 1: Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát

- Hỏi HS nhận biết tiết tấu câu hát nào? GV tiếp tục gõ âm hình tiết tấu khác (tổ nhận biết nhanh thắng trò chơi này)

+ Trò chơi 2: Hát giai điệu hát theo nguyên âm: o,a,u,i

VD: Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang

Ò o ó o o o ó ị o o

Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng A a a a

Khi cho HS hát GV dùng tay làm dấu hiệu nguyên âm HS hát theo Các nguyên âm đảo lộn

- Cho HS chơi theo tổ, tổ lần 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Bài hát Xòe hoa theo tiếng Thái có nghĩa gì? - Những nhạc cụ dùng hát này? - Bài hát nhạc sĩ dịch sang lời mới? + Cho HS hát lại hát kết hợp vận động phụ họa

- GV nhận xét tiết học Về nhà hát ôn lại cho thuộc lời động tác phụ họa vừa tập

Xem trước hát Múa vui để tiết sau học

- HS nghe , trả lời

- HS nghe h/dẫn để thực cho Chú ý kí hiệu GV sử dụng

- HS thực - HS trả lời

- HS hát kết hợp vận động

- HS lắng nghe ghi nhớ

Lớp

(41)

20/09/2013 Thứ ngày 19 tháng 09 năm 2013 Thứ ngày 20 tháng 09 năm 2013

TUẦN 5 ********** Tiết 5

HỌC HÁT BÀI: ĐẾM SAO.

Nhạc lời: Văn Chung I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca Biết hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo hát

II / Chuẩn bị:

- Đàn Organ, phách, song loan, vài động tác phụ họa III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

Kiểm tra: Gọi HS lên bảng trình bày hát “ Bài ca học” Kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp

Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS 1/ Hoạt động 1: Học hát Đếm sao.

a/ Giới thiệu: Bài hát Đếm viết nhịp ¾, giọng Son trưởng, tính chất sáng, nhịp nhàng Gắn liền, bắt nguồn từ câu đồng dao trẻ em qua trò chơi đếm Nhạc sĩ Văn Chung dành tâm huyết sáng tác nhiều hát cho trẻ em, có nhiều tác phẩm tiếng Bài hát ông dành cho tuổi thơ thường ngộ nghĩnh, dễ thương đậm nét dân tộc

+ Có buổi tối mùa hè thơn q, gió thổi mát rượi, bạn nhỏ trải chiếu sân ngồi chơi đón gió Cùng ngước nhìn bầu trời đầy sao, các bạn thi đếm, Có bạn đếm nhiều, có bạn ít, tiếng cười vang lên vui vẻ. b/ Dạy hát: GV đàn hát mẫu cho HS nghe HS đọc đồng lời ca theo tiết tấu hát

- HS theo dõi

- HS nghe cảm nhận

- HS đọc lời ca

(42)

-GV dạy cho em hát câu ngắn theo lối móc xích Mỗi câu GV đàn nhiều lần cho HS nắm, sau GV cho HS hát hòa theo GV lắng nghe sửa sai cho

các em có

+ Chú ý tiếng ngân dài 2, phách

- Tiếng phách:

- Tiếng phách: sao, vàng, sao, cao GV cần đếm đủ phách tiếng ngân (2-3), giúp em hát - GV chia lớp thành nhiều nhóm để ơn luyện - Cho HS hát thi đua theo dãy, nhóm, cá nhân 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp múa đơn giản - GV h/dẫn động tác múa phụ họa:

+ Động tác 1: Hai tay mềm mại giơ cao uốn cong cho tay chạm đầu ngón, lịng bàn tay quay phía trước Người nghiêng sang trái, sang phải nhịp nhàng theo giai điệu hát

+Động tác 2: Giữ nguyên động tác tay, quay tròn chỗ hát câu hát cuối

3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Bài hát Đếm nhạc sĩ sáng tác? - Nội dung hát nói lên điều gì?

- Cho hát lại hát kết hợp gõ đệm theo phách - GV nhận xét tiết học

- Về nhà tập động tác múa tập cho nhuần nhuyễn

đúng tiếng có độ dài 2-3 phách

- HS thực - HS thực

- HS xem GV làm mẫu, thực động tác theo hướng dẫn GV

- HS thực nhiều lần để nhớ động tác

- HS trả lời

- HS lắng nghe ghi nhớ

Lớp 4

Ngày soạn : 14/09/2013 Ngày giảng: 17/09/2013 20/09/2013 Thứ ngày 17 tháng 09 năm 2013

Thứ ngày 20 tháng 09 năm 2013 TUẦN 5

(43)

ÔN TẬP BÀI HÁT : BẠN ƠI LẮNG NGHE.

GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG, BÀI TẬP TIẾT TẤU. I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca.- Tập biểu diễn hát II/ Chuẩn bị:

Bảng phụ chép tập tiết tấu, đàn, phách III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sử tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’ Gọi vài HS hát “ bạn lắng nghe” 3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS 1/ Nội dung 1:

a/ Hoạt động 1: Ôn tập hát Bạn lắng nghe.

+ GV đệm đàn cho HS hát lại Bạn lắng nghe.

- GV h/dẫn động tác phụ họa

+ Câu 1: Đầu nghiêng sang trái, ngón tay trỏ ngang tai (trùng vào tiếng nhau) chân nhún nhẹ nhàng

+ Câu 2: Bàn tay phải ngửa đưa trước mặt (trùng vào tiếng xa), tay trái chống ngang sườn + Câu 3: Giống câu 2, đổi tay ngược lại + Câu 4: Hai bàn tay úp thấp phía trước, làm lượn sóng cổ tay

b/ Hoạt động 2: Tập biểu diễn trước lớp

- Cho nhóm HS lên biểu diễn trước lớp GV nhận xét

2/ Nội dung 2: Giới thiệu hình nốt trắng, số đoạn nhạc

a/ Hoạt động 1: Giới thiệu hình nốt trắng - Thân nốt hình bầu dục nằm nghiêng nốt chạm vào bên phải thân nốt

- Độ dài hình nốt trắng

- HS thực

- HS xem GV làm mẫu, thực động tác theo h/dẫn GV + HS thực nhiều lần để nhớ động tác

- HS biểu diễn trước lớp

- HS nghe, quan sát

- HS quan sát, tập viết

(44)

nốt đen

- Nếu ta qui định dộ dài nốt đen phách, độ dài nốt trắng phách - H/ dẫn HS thể hình nốt trắng, so sánh với nốt đen

VD: Trắng - đen - đen - trắng - đen - đen - trắng

x x x x x x x x x x + H/dẫn HS miệng nói tay gõ phách dều đặn b/ Hoạt động 2: HS thể tập SGK

+ Đen đen trắng đen đen trắng đen đen đen đen đen đen trắng

x x x x x x x x x x x x x x x x

Em u chim em mến chim lần chim hót em vui

+ Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn -trắng

Nghe véo von - vòm - họa mi với chim - oanh

- GV giới thiệu thêm số đoạn nhạc SGV(nếu thời gian)

3/ Phần kết thúc:

- Cho lớp gõ đệm(vỗ tay) hình tiết tấu lần GV làm mẫu trước, HS thực theo, mắt nhìn theo tay GV hình nốt

+ Bài hát Bạn lắng nghe dân ca dân tộc nào?

+ Đồng bào Tây Ngun có loại nhạc cụ đặc biệt làm từ tre nứa? ( khèn, đàn tơ rưng)

- Cho HS hát lại bài Bạn lắng nghe.

- Về nhà tập lại tiết tấu sgk, xem trước tiết học sau

- GV nhận xét tiết học

- HS thực

- HS thực

- HS thực - HS trả lời

- HS thực - HS lắng nghe, ghi nhớ

Lớp

(45)

Ngày giảng: 18/09/2013 19/09/2013

Thứ ngày 18 tháng 09 năm 2013 Thứ ngày 19 tháng 09 năm 2013

TUẦN 5 **********

Tiết 5

ÔN TẬP BÀI HÁT : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH. TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2.

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca - Biết hát kết hợp vận động phụ họa II/ Chuẩn bị:

Đàn Organ, phách, song loan Tranh vẽ ghi TĐN số

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’Gọi Hs lên bảng trình bày hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Nội dung 1: Ôn tập hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh.

- GV đệm đàn cho HS hát vài lần Hát với sắc thái rắn rỏi, hùng mạnh Chú ý ngân đủ số phách cuối câu hát

- Tập cho HS hát đối đáp đoạn hát

+ Lời 1: Đoạn a:

Nhóm 1: Hát câu Nhóm 2: Hát câu

Nhóm 1: Hát câu Nhóm 2: Hát câu

Đoạn b: Cả lớp hát Lá lá la.

+ Lời 2: Đoạn a:

- Một HS hát lĩnh xướng: Câu - Nhóm 1: Hát câu

- HS thực

(46)

- Một em lĩnh xướng : Hát câu - Nhóm 2: Hát câu

Đoạn b: Cả lớp hát.

Ở lời kết hợp vừa hát vừa vận động theo nhạc

2/ Nội dung 2: Học TĐN số - GV treo TĐN số lên bảng.

- Bài TĐN viết loại nhịp gì? Có nhịp? - Cho HS nói tên nốt nhạc khuông thứ - GV nốt khuông 2, lớp đồng đọc

+ Luyện tập cao độ

- HS nói tên nốt TĐN từ thấp lên cao - GV qui định HS đọc nốt Đô-Rê-Mi-Son-La La-Son-Mi-Rê-Đô đàn để HS đọc hoà theo

+ Luyện tập tiết tấu

- GV làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách - GV bắt nhịp (2-3), lớp đọc tiết tấu kết hợp gõ phách

- GV đàn giai điệu Sau đàn câu lần bắt nhịp để HS đọc theo

- GV đàn bài, HS đọc nhạc hoà theo, kết hợp gõ tiết tấu

- Cho HS đọc nhạc ghép lời ca

- GV đàn, nửa lớp đọc nhạc, nửa ghép lời * Củng cố, dặn dò

- GV đệm đàn lớp đọc nhạc, hát lời gõ phách

- Cho HS gõ phách mạnh, phách nhẹ TĐN hát lời

- HS xung phong trình bày - HS tập chép TĐN số

- HS quan sát trả lời - Nhịp 3/4, gồm có nhịp

- Đồ đồ đồ mi son son lá son

- Lá lá rề son son mi rê đồ

- Đồ-Rê-Mi-Son-La - HS thực

- HS ý GV làm mẫu

- HS thực hiện, - HS thực hiện, - HS thực

- HS đọc ghép lời - HS thực

- HS thực - HS thực - 1,2 HS trình bày - HS ghi nhớ, thực

Lớp

Ngày soạn : 20/09/2013 Ngày giảng: 23/09/2013

(47)

TUẦN 6 ********** Tiết

HỌC HÁT BÀI : TÌM BẠN THÂN. Nhạc lời: Việt Anh.

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu với lời hát - Biết hát két hợp vỗ tay theo lời hát II/ Chuẩn bị:

Đàn Organ, phách, song loan III/ Các hoạt động dạy học:

1 Ổn định tổ chức ( 2’) nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2 Kiểm tra cũ :3’ Gọi HS lên bảng trình bày hát ’’Quê hương tươi đẹp“ ’’ Mời bạn vui múa ca“ kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu 3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Dạy hát

a/ Giới thiệu: Lần đến trường học, muốn kết bạn với nhiều bạn trường, bạn ngoan ngoãn, xinh tươi thật dễ mến, dễ thân Bài hát Tìm bạn thân

các em học hơm nói lên điều b/ Dạy hát: GV đánh đàn hát mẫu cho HS nghe

+ Nội dung: Nói tình thân tuổi nhi đồng thơ ngây

H/dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu để ghép giai điệu HS dễ thuộc

- Tập HS hát câu , câu hát hai, ba lần để HS thuộc lời giai điệu hát Chú ý lấy sau câu hát

- Sau tập xong hát, cho HS hát lại nhiều lần cho thuộc lời giai điệu hát

- HS ngồi ngắn, ý nghe

- HS nghe GV hát mẫu - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn GV

- Tập hát câu theo h/dẫn GV

- Hát nhiều lần theo h/dẫn GV, ý phát âm rõ lời tròn tiếng

+ Hát đồng + Hát theo dãy, nhóm + Hát cá nhân

(48)

- Sửa cho HS (nếu em hát chưa yêu cầu), nhận xét

2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách

- H/dẫn HS hát vỗ tay gõ đệm theo phách.GV làm mẫu

Nào ngoan xinh tươi.

x x x x

( GV phát nhạc cụ h/dẫn cách sử dụng cho HS gồm: phách, song loan, trống nhỏ) 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Cho HS đứng lên ôn lại hát kết hợpvỗ tay gõ đệm theo phách lần trước kết thúc tiết học

- Cho HS nhắc lại tên hát, tác giả hát

- Nhận xét chung ( khen em hát thuộc lời, giai điệu, tiết tấu, biết hát kết hợp gõ đệm theo phách yêu cầu, nhắc nhở em chưa tập trung tiết học cần cố gắng thêm

- Dặn HS nhà ôn tập hát vừa tâp

đệm

theo phách

-Hát vỗ tay gõ đệm theo phách, sử dụng nhạc cụ theo h/dẫn GV

- HS thực theo yêu cầu GV

-HS trả lời:

+ Bài hát:Tìm bạn thân.

+ Tác giả: Việt Anh.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

Lớp

Ngày soạn : 24/09/2013 Ngày giảng: 27/09/2013

Thứ ngày 27 tháng 09 năm 2013 TUẦN 6

************

Tiết 6

(49)

Nhạc lời: Lưu Hữu Phước

I/ Mục tiêu:

- Biết hát theo giai điệu lời ca

- Biết hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo hát II/ Chuẩn bị:

Đàn Organ, phách, tranh trẻ em múa hát III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sửa tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’ Gọi HS lên bảng trình bày hát “Xòe hoa” kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra

Gọi vài HS hát lại Xòe hoa, GV nhận xét, ghi điểm

2/ Hoạt động 2: Dạy hát: Múa vui

- GV giới thiệu hát, tác giả, nội dung hát - Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921- 1989) quê Cần Thơ (Nam Bộ), tác giả nhiều hát tiếng: Lãnh tụ ca, Giải phóng miền Nam, Lên đàng,… hát thiếu nhi như: Reo vang bình minh, Thiếu nhi giới liên hoan,… Bài Múa vui gồm câu nhạc Hai câu đầu có âm hình tiết tấu hồn tồn giống nhau, khác chút giai điệu Hai câu hát sau Bài hát viết giọng Pha, âm nốt Pha, gồm có âm: Pha, Son, La, Đơ

- GV đệm đàn hát cho HS nghe

+ Nội dung hát: Các em nhỏ vui múa

- HS tập đọc lời ca theo tiết tấu với tốc độ vừa phải, ý phân chia chỗ ngắt

- Dạy cho HS hát câu theo lối móc xích, tốc độ vừa phải, câu hát 2,3 lần để thuộc lời giai điệu

- H/dẫn HS hát theo nhiều hình thức để nhớ lời

- HS trả

HS ngồi ngắn ý lắng nghe

- Nghe GV hát mẫu - HS tập đọc lời ca theo h/dẫn GV

- Tập hát câu theo h/dẫn GV

(50)

và giai điệu

3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp

* GV hát vỗ tay gõ đệm mẫu theo phách, nhịp

Cùng múa xung quanh vòng. Cùng múa…

Phách x x x x x x

Nhịp x x x

- H/dẫn HS hát vỗ, gõ đệm theo phách, nhịp 4/ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- HS nhắc lại tên hát vừa học, tác giả hát - Cho lớp đứng lên hát vỗ tay theo phách, nhịp hát

- GV nhận xét dặn dò (giống tiết học trước)

- Nhắc HS nhà ôn lại hát vừa tập

- HS theo dõi lắng nghe

-HS thực theo GV - HS trả lời

-HS ôn hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp - HS nghe ghi nhớ

Lớp

Ngày soạn : 23/09/2013 Ngày giảng: 26/09/2013 27/09/2013 Thứ ngày 26 tháng 09 năm 2013

(51)

********** Tiết 6

ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐẾM SAO. TRÒ CHƠI ÂM NHẠC. I/ Mục tiêu:

-Biết hát theo giai điệu lời ca

-Biết vỗ tay gõ đệm theo hát Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ II/ Chuẩn bị:

Thanh phách, trống nhỏ

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’nhắc HS sửa tư ngồi ngắn Kiểm tra: Gọi HS lên bảng trình bày hát “ Đếm sao” Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS 1/ Hoạt động 1: Ôn tập hát Đếm sao

- GV đệm đàn cho HS nghe lại hát Đếm - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp GV làm mẫu 1, câu, HS hát gõ đệm hát

- GV định tổ đứng chỗ trình bày - Chia lớp thành nhiều nhóm thi đua biểu diễn + Hát kết hợp vận động Vỗ tay theo nhịp 3.

Hai HS ngồi đối diện, phách hai em vỗ bàn tay vào Phách 3, em tự vỗ tay Nếu em tự vỗ theo nhịp phách vỗ tay vào nhau, phách vỗ nhẹ tay trái xuống mặt bàn, phách vỗ nhẹ tay phải xuống mặt bàn

+ Bước chân theo nhịp 3: Tư chuẩn bị, đứng thẳng người, chân chụm lại Phách bước chân trái sang bên trái, khoảng cách chân rộng vai Phách bước chân phải chụm với chân trái Phách dậm nhẹ chân trái chỗ Sau thực ngược lại Phách bước chân phải bên phải Phách bước chân trái chụm với chân phải Phách dậm nhẹ chân phải chỗ

- GV cho HS biểu diễn theo nhóm chấm điểm 2/ Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc

- HS lắng nghe - HS thực - HS trình bày - Thi đua theo nhóm

- HS thực

- HS thực

(52)

a/ Đếm sao: Nói theo tiết tấu đếm từ đến 10 ông

VD: Một ông sáng, hai ông sáng sao………

Chín ơng sáng, mười ơng sáng b/ Trò chơi âm nhạc: Hát nguyên âm a, u, i Dùng nguyên âm để hát thay cho lời ca VD + GV định tổ hát câu âm A Tổ hát câu âm U

Tương tự tổ 3, hát âm khác I, Ư… - Đầu tiên cho HS hát lời ca, sau dùng âm A, U, I, để thay

3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

- Bài hát Đếm sao sáng tác ? Viết nhịp mấy? - Nội dung hát nói lên điều gì?

- Cho lớp hát lại hát kết hợp gõ đệm theo nhịp

- Về nhà tiếp tục tập hát cho thục Xem trước hát Gà gáy

- HS thực

- V ăn Chung Nhịp 3/4

- HS lắng nghe, thực

Lớp

Ngày soạn : 21/09/2013 Ngày giảng: 24/09/2013 27/09/2013 Thứ ngày 24 tháng 09 năm 2013

Thứ ngày 27 tháng 09 năm 2013

TUẦN 6 ********** Tiết 6

TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 1.

GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC.

I/ Mục tiêu:

(53)

Đàn Organ, hình vẽ loại đàn phóng to

Bảng phụ chép tập cao độ, tiết tấu tập đọc nhạc số HS chuẩn bị phách

III/ Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức: 2’ nhắc HS sử tư ngồi ngắn

2.Kiểm tra cũ: 3’ Gọi vài HS hát “ bạn lắng nghe” kết hơp gõ đệm theophachs, theo nhịp

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA

HS 1/ Phần mở đầu:

- Ôn lại tập tiết tấu lần trước (gõ, vỗ tay đọc lời theo tiết tấu) Giới thiệu TĐN số 1- Son la Son.

2/ Phần hoạt động: a/ Nội dung + Hoạt động 1: TĐN số Son La Son

Nội dung TĐN cần thiết phân mơn giúp em hiểu biết nhiều nghệ thuật âm nhạc thông qua việc ghi nhớ nốt nhạc, thể cao độ trường độ TĐN phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc hỗ trợ cho việc học hát em Hôm làm quen với TĐN chương trình lớp 4, TĐN số có tên Son La Son

Trước vào TĐN cho HS luyện tập cao đô: Đô-

Rê- Mi- Son- La Chia làm bước

-Bước 1: HS nói tên nốt khng theo tay GV

- Bước 2: GV đọcmẫu âm cho HS nghe - Bước 3: GV nốt khuông cho HS đọc cao độ

+ Hoạt động 2: Luyện tập tiết tấu TĐN số 1- Son La Son

GV đọc mẫu tập tiết tấu cho HS nghe, vỗ tay gõ phách

Có thể dùng từ tượng Đen đen trắng đen đen trắng

- HS thực

- HS lắng nghe

- HS luyện tập cao độ theo h/dẫn GV

- HS ý theo dõi GV làm mẫu

- HS thực hành luyện tiết tấu theo bước h/dẫn GV,

(54)

x x xx x x xx

Từ tượng thanh: Tùng tùng tùng tùng tùng tùng

+ H/dẫn HS làm quen với TĐN số Chia làm bước

- Bước 1: Cho HS nói tên nốt hình nốt.Son nốt đen…

- Bước 2: HS vỗ tay gõ theo hình tiết tấu - Bước 3: GV đánh đàn HS đọc cao độ ghép với hình tiết tấu

- Bước 4: GV đánh đàn HS ghép lời ca

Trong lúc GV đánh đàn để HS dễ đọc GV lắng nghe sửa sai

Lớp 5

Ngày soạn : 22/09/2013 Ngày giảng: 24/09/2013 25/09/2013

Thứ ngày 24 tháng 09 năm 2013 Thứ ngày 25 tháng 09 năm 2013

TUẦN 6 **********

Tiết 6

HỌC HÁT BÀI : CON CHIM HAY HÓT. Nhạc lời:Phan Huỳnh Điểu.

I/ Mục tiêu:

- Hát giai điệu lời ca Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách

- Biết thêm vài đồng dao quen thuộc: Nu na nu nống, Chi chi chành chành, Dung dăng dung dẻ…Góp phần GDục HS them gắn bó với thiên nhiên

II/ Chuẩn bị:

Đàn, phách, song loan, bảng phụ chép lời ca III/ Các hoạt động dạy học:

(55)

2.Kiểm tra cũ: 3’Gọi Hs lên bảng trình bày hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp

3.Bài mới: 30’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV H HOẠT ĐỘNG CỦA

HS 1/ Hoạt động 1: Học hát Con chim hay hót.

GV giới thiệu: Đồng dao câu văn được truyền miệng sinh hoạt trẻ em từ xa xưa Khi hát thường kết hợp với nhiều trò chơi thú vị Dựa đồng dao nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác hát Con chim hay hót Bài hát có giai điệu vui tươi, ngộ nghĩnh sinh động GV giới thiệu tranh minh hoạ

Bài hát đượcchia làm câu GV đọc mẫu lời ca theo tiết tấu câu 1,2 HS đọc lời ca theo tiết tấu - GV đệm đàn hát mẫu cho HS nghe

- Dạy cho HS hát câu theo lối móc xích Mỗi câu đàn 2, lần sau GV bắt nhịp 1-2 để HS hát Lấy đầu câu Trong HS hát GV lắng nghe để phát chỗ sai h/dẫn HS sửa

- Sau tập hát xong GV cho HS hát lại toàn Sửa chữa chỗ em hát sai Chú ý thể

những tiếng hát luyến, tiếng hát ngân dài cao độ 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm

- GV chia lớp thành nửa, nửa hát, nửa gõ đệm theo tiết tấu lời ca gõ đệm theo phách, nhịp

Con chim hay hót Nó đứng hót cành đa.

Phách x x x x x xx

Tiết tấu x x x x x x x x x x

GV hát làm mẫu cho HS thấy, xong cho HS thực hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu - HS tập hát nhịp độ Thể sắc thái nhí nhảnh, ngộ nghĩnh hát

- HS lắng nghe

- HS đọc lời ca - HS lắng nghe

- HS hát theo h/dẫn GV

- HS thực

- HS hát kết hợp gpx đệm theo nhịp, phách

- HS hát thực gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca

HS thực - HS trả lời

(56)

3/ Phần kết thúc HS làm tập số SGK - Kể tên vài hát nói lồi vật mà em biết?

( Chú ếch của Phan Nhân; Chim chích bơng

cua Văn Dung, Nguyễn Viết Bình; Chú voi ở Bản Đôn của Phạm Tuyên; Gà Gáy Dân ca Cống…

- Tiết học vừa em học hát gì? - Do nhạc sĩ sáng tác ?

- Giai điệu hát nào?

Về nhà hát thuộc hát Con chim hay hót.

GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách

- GV nhận xét tiết học dặn dò tiết học sau

-Vui tươi, ngộ nghĩnh, s/đg.

- HS ghi nhớ - HS thực

Ngày đăng: 02/04/2021, 15:42

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w