KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ngày tháng năm 2010 Hoạt động: BÉ TÌM HIỂUVỀTHIÊNNHIÊN 1. Hoạt động đón trẻ/thể dục buổi sáng: - Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ - Cho trẻ xem một số tranh ảnh về bão lũ đang xảy ra ở miền trung. - Thể dục sáng tập các động tác theo nhạc bài hát “Dậy đi thôi” 2. Hoạt động học: 2.1 Mục đích yêu cầu: - Trẻ được quan sát, khám phá tìmhiểu tác hại của bão lũ - Phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc bằng lời. Trẻ dùng các câu đơn, câu ghép để nêu nguyên nhân và cách đề phòng bão lũ. - Luyện tác phong nhanh nhẹn, biết phối hợp chia sé với các bạn. 2.2 Chuẩn bị: - Một số hình ảnh về sự tàn phá của bão lũ và có từ tương ứng. - Nhạc bài hát “Trời nắng trời mưa”Nhạc và lời: Đặng Nhất Mai. - Xắc xô, bảng, phấn, giấy viết, bao thư, thùng thư. - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc 2.3 Tiến trình hoạt động: a) Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài“Trời nắng trời mưa” b) Hoạt động trọng tâm: HĐ1: Cô cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về cơn bão. Sau khi trẻ xem xong, cô trò chuyện với trẻ về cơn bão. - Đố các con tiếng mưa rơi như thế nào? Còn tiếng gió thổi thì sao?Có khác tiếng mưa rơi hay không? Khác như thế nào? - Ai có thể diễn tả được tiếng mưa nào? Con đã thấy gì qua những hình ảnh con vừa xem? Tại sao con biết mưa to? - Ngoài mưa to, gió thổi mạnh, con còn thấy có gì xảy ra? - Vậy nước lũ do đâu mà có? HĐ2: Chuyện gì xảy ra sau cơn bão? - Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về hậu quả sau cơn bão, lũ. - Sau cơn lũ nhà cửa, cây cối, con người…sẽ ra sao? Vì sao lũ lụt lại xảy ra? - Cô cung cấp kiến thức: do có quá nhiều mửatong thời gian ngắn, do nạn phá rừng người dân nên đac gây ra lũ lụt. - Như vậy, chúng ta có nên phá rừng không? (không được phá rừng) HĐ3: +Trò chơi 1 : “Đội nào nhanh hơn” *Cách chơi: Cô chia trẻ làm 4 nhóm, cùng xem các hình ảnh về hậu quả sau cơn bão và đặt câu với cụm từ “ Vì…nên…”Quy định 4 đội không được đặt câu giống nhau, đội nào không đặt được câu thì phải ngồi xuống. Ví dụ: Vì chặt phá rừng nên gây ra lũ lụt +Trò chơi 2 : “Mưa to, mưa nhỏ” *Cách chơi : Khi nghe thấy tiếng cô gõ xắc xô to, dồn dập, kèm theo lời nói “Mưa to”, trẻ phải chạy nhanh, lấy tay che đầu. Khi nghe cô gõ xắc xô nhỏ,thong thả và nói “Mưa tanh”, trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (Cô gõ lúc nhanh lúc chậm để trẻ phản ứng theo nhịp) HĐ4:.Giáo dục: Sau những cơn bão, những trận lũ lụt có rất nhiều gia đình bị đổ nhà, thiệt hại bao nhiêu hoa màu ruộng vườn của nông dân. - Các con sẽ làm gì để chia sẻ tình cảm đến những gia đình, những bạn nhỏ đã gặp khó khăn sau những trận bão, trận lũ? - Sau những trận bão lũ, các dịch bệnh thường xuất hiện. Chúng ta sẽ làm gì để phòng chống các dịch bệnh đó?(Vệ sinh môi trường sạch sẽ) c) Kết thúc hoạt động: - Trẻ hát bài “Trời nắng trời mưa” 3. Hoạt động ngoài trời: - Cô cho trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, cô hướng dẫn trẻ làm sạch môi trường xung quanh. - TCVĐ: Chạy tiếp cờ (Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ) - Cho trẻ chơi tự do – Cô quan sát theo dõi trẻ. 4. Hoạt động chơi các góc: - Chơi xây dựng công viên . - Chơi tô nối số lượng đã học - Chơi bảo vệ, chăm sóc cây xanh. 5. Hoạt động chiều: - Dạy trẻ ôn các bài thơ, bài hát trong chương trình. - Cho trẻ tập tô viết các chữ cái, chữ số đã học. - Chơi tự do ở các góc * Đánh giá cuối ngày: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………