1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thi công các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tại ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh hậu giang

127 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của các quy trình quản lý dự án, đặc biệt là quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp, là chuyên viên đang làm việc tại Ban quản lý dự

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ QUANG HUY

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG

NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NĂM 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ QUANG HUY

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG

NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện Quy trình quản lý chất lượng thi

công các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ban Quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Hậu Giang”, các kết quả nghiên cứu được thể

hiện hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Lê Quang Huy

Trang 4

ii

LỜI CÁM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Hùng, người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các Thầy Cô giáo trong trường Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập

và nghiên cứu

Tôi biết ơn sâu sắc đến tất cả những người đã cho tôi sự trợ giúp trong việc có được các thông tin và dữ liệu liên quan đến nghiên cứu

Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, tôi cảm ơn gia đình đã hỗ trợ cho tôi vật chất

và tinh thần trong suốt thời gian học của tôi

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, đó chính là sự giúp

đỡ quý báu nhất để tôi có thể cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này

Tôi xin chân thành cảm ơn

Trang 5

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3

1.1 Chất lượng công trình xây dựng 3

1.1.1 Giới thiệu chung về chất lượng 3

1.1.2 Khái niệm về chất lượng; đặc điểm và chất lượng và công trình Nông nghiệp và PTNT 4

1.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng 7

1.2.1 Quản lý chất lượng 7

1.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng 8

1.2.3 Công tác quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam 9

1.3 Hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng 15

1.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng 15

1.3.2 Quy trình quản lý chất lượng 17

1.4 Một số vấn đề về quản lý chất lượng xây dựng của tỉnh Hậu Giang 20

Kết luận chương 1 24

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG ………25

2.1 Hệ thống Tiêu chuẩn và Quy chuẩn quốc gia và cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng 25

2.1.1 Luật, Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 25

2.1.2 Hệ thống Tiêu chuẩn và Quy chuẩn thường áp dụng đối với công trình nông nghiệp và PTNT 26

2.1.3 Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình 31

2.1.4 Vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng 33

2.2 Một số phương thức quản lý chất lượng công trình xây dựng 38

Trang 6

iv

2.2.1 Phương thức kiểm tra chất lượng (Inspection) 38

2.2.2 Phương thức Kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control) 38

2.2.3 Phương thức Đảm bảo chất lượng QA (Quality Assurance): 39

2.2.4 Phương thức Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (Total Quality Control): 40 2.2.5 Quản lý chất lượng theo ISO 40

2.3 Nội dung cơ bản về quản lý chất lượng thi công xây dựng 43

2.3.1 Tuân thủ thiết kế 43

2.3.2 Kiểm soát chất lượng vật liệu 43

2.3.3 Kiểm soát qui trình thi công, tiến độ 44

2.3.4 Kiểm soát kỹ thuật chất lượng 44

2.3.5 Trình tự các bước nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu với Chủ đầu tư 45

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng 50

2.4.1 Yếu tố khách quan 50

2.4.2 Yếu tố chủ quan 51

Kết luận chương 2 52

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH HẬU GIANG 53

3.1 Giới thiệu chung về Ban Quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Hậu Giang 53

3.1.1 Thông tin chung 53

3.1.2 Sơ đồ tổ chức của đơn vị 53

3.2 Thực trạng về quy trình quản lý chất lượng thi công của BQLDA chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Hậu Giang 56

3.2.1 Quy trình quản lý chất lượng 56

3.2.2 Hệ thống quản lý hồ sơ công trình xây dựng 66

3.2.3Công tác quản lý chất lượng thi công các công trình NN&PTNT Hậu Giang .67

3.3 Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng của BQLDA chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Hậu Giang 68

3.3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 68

3.3.2 Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng 69

Trang 7

v

3.3.3 Hoàn thiện hệ thống quản lý hồ sơ 86

3.3.4 Hoàn thiện một số nội dung quản lý chất lượng thi công của chủ đầu tư đối với các bên tham gia xây dựng 87

Kết luận chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 102

Trang 8

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1-1: Mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp 4

Hình 1-2: Quy trình QLCL CTXD theo NĐ 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2013 8

Hình 1-3: Công trình Đường hầm Thủ Thiêm 10

Hình 1-4: Công trình Tòa nhà Bitexco 11

Hình 1-5: Công trình Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng 11

Hình 1-6: Sập giáo chống Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông 12

Hình 1-7: Quốc lộ 61C hư hỏng nặng 13

Hình 1-8: Đặc điểm áp dụng ISO 9000 trong xây dựng 17

Hình 1-9: Lưu đồ mẫu quy trình quản lý 18

Hình 2-1: Sơ đồ Mô hình QLCL công trình xây dựng ở Việt Nam 33

Hình 2-2: Mô hình quản lý theo quá trình của hệ thống 41

Hình 3-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức 55

Hình 3-2: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CLCT (hiện tại) 57

Hình 3-3: Sơ đồ hoạt động của hệ thống QLCL của Ban QLDA 72

Hình 3-4: Sơ đồ trình tự QLCL khảo sát 77

Hình 3-5: Sơ đồ các bước QLCL thiết kế 80

Hình 3-6: Sơ đồ trình tự kiểm soát chất lượng thi công của CĐT 85

Trang 9

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3-1: Tổng hợp các công trình có sai sót trong khâu khảo sát 60 Bảng 3-2: Tổng hợp các công trình có sai sót trong khâu thiết kế xây dựng 61 Bảng 3-3: Tổng hợp các công trình thi công kém chất lượng 64

Trang 10

Hệ thống quản lýchất lượng Nghị định

Nhà thầu thi công Pháp luật

Phát triển nông thôn Quản lý chất lượng Quản lý dự án Quản lý nhà nước Quy trình

Trang 11

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có bước tiến bộ đáng kể Song song với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của quá trình đô thị hóa, các dự án, các công trình xây dựng đang được triển khai liên tục Ở Hậu Giang các dự án, công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang được quy hoạch, triển khai thực hiện để từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đồng thời để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp

Sự đảm bảo về các mặt như: lợi nhuận, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường là thước đo cho sự thành công của một dự án đầu tư xây dựng Một trong những yếu tố quyết định sự thành công đó là việc bắt buộc nhà thầu phải có được một quy trình quản lý chất lượng và chủ đầu tư phải kiểm tra, giám sát đảm bảo nhà thầu nghiêm túc thực hiện theo quy trình đã đề ra Nhận thức được tầm quan trọng của các quy trình quản lý dự án, đặc biệt là quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp, là chuyên viên đang làm việc tại Ban quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bên vững tỉnh Hậu Giang – trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cùng với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm bản thân qua

quá trình công tác, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng

thi công các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ban Quản lý dự án chuyên đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Hậu Giang” làm đề tài luận văn thạc sỹ

chuyên ngành Quản lý xây dựng

2 Mục đích của đề tài

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ban Quản lý dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Hậu Giang

3 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

Trang 12

2

- Phương pháp tổng hợp;

- Phương pháp thu thập, phân tích, đánh giá;

- Phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là: Quản lý chất lượng thi công xây lắp các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua những kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện của luận văn là những gợi ý thiết thực, hữu ích có thể vận dụng vào công tác quản lý chất xây dựng trong giai đoạn thi công xây lắp các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Trang 13

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1.1 Chất lượng công trình xây dựng

1.1.1 Giới thiệu chung về chất lượng

Thế nào là một sản phẩm có chất lượng, đây là một đề tài luôn gây ra những tranh cãi phức tạp Nguyên nhân gây ra những tranh cãi này xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng của một sản phẩm:

 Quan điểm theo hướng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm là tổng thể các thuộc tính sản phẩm quy định tính thích dụng sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó

 Quan điểm theo hướng nhà sản xuất thì chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định như sự phù hợp với thị trường, đảm bảo về mặt cạnh tranh, đi kèm theo các chi phí giá cả

 Quan điểm theo hướng thị trường thì theo A.Fêignbaum:“Chất lượng là tập hợp tất

cả đặc tính của sản phẩm và dịch vụ từ tiếp cận thị trường, kỹ thuật, sản xuất và bảo hành mà thông qua đó sản phẩm và dịch vụ được sử dụng sẽ đáp ứng được mong đợi của khách hàng.”

Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau thì đều có một điểm chung duy nhất đó là sự phù hợp với yêu cầu trên các phương diện như tính năng của sản phẩm và dịch vụ đi kèm, giá

cả phù hợp, thời gian, tính an toàn và độ tin cậy Có thể mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp như sau: [1]

Trang 14

4

Hình 1-1: Mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp

1.1.2 Khái niệm về chất lượng; đặc điểm và chất lượng và công trình Nông nghiệp

và PTNT

1.1.2.1 Khái niệm về chất lượng

Chất lượng có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Từ góc độ nhà sản xuất có thể xem: chất lượng là mức độ hoàn thiện của sản phẩm (dự án) so với các tiêu chuẩn thiết kế được duyệt Như vậy, trong khu vực sản xuất, một dung sai của các chỉ tiêu được định rõ để đánh giá mức độ hoàn thành chất lượng Trong khu vực dịch vụ, chất lượng được xác định chủ yếu thông qua một số chỉ tiêu gián tiếp Theo quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng là tổng thể các đặc tính của một thực thể, phù hợp với việc sử dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay chất lượng là giá trị mà khách hàng nhận được, là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Chất lượng có thể được xác định trên các khía cạnh như thuộc tính vật chất của sản phẩm; định hướng thời gian của sản phẩm dịch vụ (phù hợp với việc sử dụng lâu dài, đảm bảo liên tục bên lâu); các dịch vụ sau bán hàng ; ấn tượng tâm lý đối với sản phẩm; yếu tố đạo đức kinh doanh trong kinh doanh Từ những khái niệm trên có thể rút ra một số vấn đề sau:

 Chất lượng là phạm trù có thể áp dụng đối với mọi thực thể

 Chất lượng phải thể hiện trên một tập hợp nhiều đặc tính của thực thể, thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu

Trang 15

 Chất lượng phải gắn với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của thị trường về các mặt kinh tế kỹ thuật, xã hội phong tục tập quán

1.1.2.2 Đặc điểm công trình Nông nghiệp và PTNT

Một số loại công trình Nông nghiệp và PTNT phổ biến: Phụ lục 1 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP [2]:

1 Công trình thủy lợi: hồ chứa nước; đập ngăn nước (bao gồm đập tạo hồ, đập ngăn mặn, giữ ngọt, điều tiết trên sông, suối.v.v tràn xả lũ; cống lấy nước, cống tiêu nước, cống xả nước; kênh, đường ống dẫn nước; đường hầm thủy công; trạm bơm tưới-tiêu

và công trình thủy lợi khác

2 Công trình đê điều: đê sông; đê biển; đê cửa sông và các công trình trên đê, trong đê

tế khác; công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn;

 Công trình hoặc các hạng mục công trình thuộc hệ thống hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung, khai thác thủy sản;

 Công trình hoặc các hạng mục công trình thuộc hệ thống hạ tầng phục vụ trồng trọt, chăn nuôi tập trung;

Trang 16

 Công trình chợ đầu mối, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch sản phẩm nông nghiệp;

 Công trình kho lưu trữ, kho ngoại quan, kho bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

 Công trình hoặc các hạng mục công trình thuộc hệ thống hạ tầng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

 Công trình hoặc hạng mục công trình thuộc cơ sở kiểm dịch, khảo, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản

 Công trình thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải, ô nhiễm môi trường nông thôn

Một số những đặc điểm công trình Nông nghiệp và PTNT:

 Công trình Nông nghiệp và PTNT là loại công trình luôn được gắn liền với địa điểm xây dựng mà phần lớn địa hình phức tạp, chủ yếu thi công xây dựng dưới nước Phần lớn các hoạt động xây dựng đều phải được huy động và tiến hành thực hiện ngay trên hiện trường Điều này cho thấy việc thi công xây dựng sẽ bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình tại nơi sản xuất xây dựng công trình

 Công trình Nông nghiệp và PTNT có thể được hình thành bởi nhiều các phương pháp sản xuất phức tạp khác nhau, thời gian thi công kéo dài

 Công trình Nông nghiệp và PTNT được hình thành bao gồm từ nhiều các hạng mục, tiểu hạng mục công trình mà thành Nhiều hạng mục công trình sẽ bị che khuất ngay sau khi thi công xong để triển khai các hạng mục tiếp theo Nên việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình phải được thực hiện theo trình tự phù hợp với đặc điểm của loại công trình cụ thể

Trang 17

7

1.1.2.3 Chất lượng Công trình Nông nghiệp và PTNT

 Chất lượng công trình ngoài những đặc tính như đáp ứng mong đợi của khách hàng – chủ đầu tư, thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn thì nó còn phải đáp ứng được các yêu cầu như:

 Đáp ứng được các yêu cầu chất lượng hồ sơ của công trình đã quy định trong Luật xây dựng và các văn bản dưới luật, cũng như các qui trình qui phạm hiện hành và hợp đồng

 Yêu cầu phù hợp với qui hoạch xây dựng của khu vực, phù hợp với đặc điểm tự nhiên xã hội tại địa điểm xây dựng

 Phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình cũng như các công trình lân cận, đảm bảo vệ sinh tài nguyên môi trường cho địa bàn thi công công trình

 Đáp ứng công năng sử dụng, bền vững và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của

 “Quản lý chất lượng là xây dựng, bảo đảm và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dung Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng một cách hệ thống, cũng như những tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm” (Tiêu chuẩn Liên Xô –

1970)

Trang 18

8

 “Quản lý chất lượng là ứng dụng các phương pháp, thủ tục và kiến thức khoa học

kỹ thuật bảo đảm cho các sản phẩm sẽ hoặc đang sản xuất phù hợp với thiết kế, với yêu cầu trong hợp đồng bằng con đường hiệu quả nhất” (A.Robertson Anh)

 “Đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai hững tham số chất lượng, duy trì

và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng” (A.Feigenbaum – Mỹ)

 “Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm hoặc những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng” (Kaoru Ishikawa – Nhật)

 Theo ISO 9000 : 2015: “Một hệ thống quản lý chất lượng bao gồm các hoạt động theo đó tổ chức nhận biết các mục tiêu của mình và xác định các quá trình và nguồn lực cần thiết để đạt được kết quả mong muốn; để mang lại giá trị và thu được các kết quả cho các bên quan tâm liên quan; giúp lãnh đạo cao nhất tối ưu việc sử dụng nguồn lực có tính đến các hệ quả dài hạn và ngắn hạn của các quyết định của mình; đưa ra phương thức nhận biết các hành động nhằm giải quyết các hệ quả dự kiến, ngoài dự kiến khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ”

1.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một chuỗi các công việc và hành động được

hệ thống nhằm hướng dẫn, theo dõi và kiểm soát công trình xây dựng để mang tới hiệu quả tốt nhất cho chất lượng công trình xây dựng [2]

Hình 1-2: Quy trình QLCL CTXD theo NĐ 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2013

Trang 19

9

Rộng hơn chất lượng công trình xây dựng không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm

và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác Một số vấn đề cơ bản đó là:

 Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khâu hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công,…đến giai đoạn khai thác sử dụng Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng khảo sát, chất lượng thiết kế,…

 Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình

 Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng

 Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng,…

 Vấn đề môi trường cần được chú ý không chỉ từ gốc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà còn cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án

1.2.3 Công tác quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam

1.2.3.1 Thực trạng chất lượng công trình ở nước ta

 Sự phát triển kinh tế xã hội trở thành nguồn lực to lớn thúc đẩy sự phát triển đô thị

về mặt hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở Từ đó đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngành xây dựng vươn lên, đầu tư nâng cao năng lực, vừa phát triển, vừa tự hoàn thiện mình và đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế đất nước Các doanh nghiệp xây dựng không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, làm chủ được công nghệ

Trang 20

độ lớn, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện quy mô lớn Các khu đô thị mới khang trang, hiện đại đã và đang mọc lên bằng chính bàn tay và khối óc con người Việt Nam Qua thử thách, nhiều doanh nghiệp xây dựng nhanh chóng trưởng thành và khẳng định vị thế

Hình 1-3: Công trình Đường hầm Thủ Thiêm

Trang 21

11 Hình 1-4: Công trình Tòa nhà Bitexco

Hình 1-5: Công trình Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng

Trang 22

12

Song song với những mặt đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng công trình xây dựng ở nước ta thì hiện nay, trong phạm vi cả nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên đưa tin về sự xuống cấp nhanh chất lượng của một số công trình sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng cũng như các sự cố về chất lượng công trình xây dựng điển hình như vụ việc sập giáo chống trong thi công đổ bê tông xà mũ tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, hay là Quốc lộ 61C dài 47 km nối Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, có tổng vốn đầu tư toàn tuyến gần 3.400 tỷ đồng, khi được đưa vào sử dụng vào năm 2012 sau 04 năm xây dựng đã có dấu hiệu lún và và hư hỏng, người dân phải bẻ cành cây bỏ vào những chỗ sụt lún, hư hỏng để cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông Lẽ tự nhiên, xã hội sẽ không chấp nhận thứ phẩm, hoặc phế phẩm trong việc thi công xây dựng Công trình cần đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng Tuổi thọ và tính hiệu quả của công trình phụ thuộc vào chất lượng xây dựng công trình Bất cứ sự yếu kém về chất lượng xây dựng, không đảm bảo an toàn trong sử dụng đều có thể gây thiệt hại về người và tài sản

Hình 1-6: Sập giáo chống Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

Trang 23

13

Hình 1-7: Quốc lộ 61C hư hỏng nặng

1.2.3.2 Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở nước ta

 Công tác quản lý chất lượng trong xây dựng tại Việt Nam được thực hiện khá bài bản với xương sống là Luật Xây dựng mà mới đây nhất là Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 [4] đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/6/2014 (sau đây gọi là Luật Xây dựng 2014) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 Một trong những điểm mới quan trọng liên quan đến chất lượng công trình tại Luật Xây dựng 2014 là quy định vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được phân cấp, làm rõ gồm: Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, quận, huyện Tránh được tình trạng nhiều cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng khi công trình sự cố không có đơn vị chịu trách nhiệm sẽ gây thiệt hại cho xã hội Dưới luật còn có các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cụ thể như Nghị định 46/2015/NĐ-CP [2] có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 Để hướng dẫn chi tiết các nội dung của Nghị định 46/2015/NĐ-CP, ngày 26 tháng 10 năm 2016, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn số 26/2016/TT-BXD [5], Thông tư này có hiệu lực từ ngày

15 tháng 12 năm 2016

Trang 24

14

 Ở nước ta, ngoài các bên tham gia xây dựng (chủ đầu tư, các nhà thầu…), việc kiểm soát chất lượng công trình ở Việt Nam hiện nay hầu như chỉ có các cơ quan quản lý Nhà nước đảm nhiệm thông qua các biện pháp như thẩm định, kiểm tra, xử lý vi phạm, còn việc tham gia của xã hội rất hạn chế Hiện nay có 2 cơ chế để xã hội tham gia vào công tác quản lý chất lượng công trình: theo quy trình pháp lý và tham gia tự phát

 Tham gia theo quy trình pháp lý: Trước đây, việc tham gia của thành phần ngoài cơ quan QLNN trong quản lý chất lượng được quy định trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 06/02/2013 [6], vấn đề tham gia của thành phần ngoài QLNN được quy định trong Điều 21, ở phần thẩm tra thiết kế công trình của cơ quan QLNN địa phương, theo đó, các đơn vị tư vấn “có thể” được cơ quan QLNN thuê thẩm tra thiết kế khi cần Như vậy, xét về mặt xã hội hóa, quy định như Nghị định 15/2013/NĐ-

CP là bước lùi trong việc tham gia của thành phần ngoài QLNN trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

 Đây thực sự là cơ chế để xã hội cùng tham gia với cơ quan QLNN trong kiểm soát chất lượng công trình, nhưng thực tế triển khai đã không mang lại hiệu quả như mong muốn, trở thành hình thức, vì nhiều lý do như: các đơn vị thực hiện chứng nhận không thật sự độc lập, các điều kiện theo quy định không đảm bảo việc chọn được đơn vị đáng tin cậy, thiếu cơ chế kiểm tra của cơ quan QLNN

 Với Nghị định 84/2015/NĐ-CP [7] mới được ban hành ngày 30/9/2015, vấn đề tham gia của thành phần ngoài QLNN được quy định trong Chương VII Giám sát đầu

tư của Cộng đồng từ Điều 49 đến Điều 51 vai trò của giám sát cộng đồng mới thật sự được đề cao và là một thành phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công trình xây dựng

 Tham gia tự phát: Sự tham gia tự nguyện của cộng đồng trong quản lý chất lượng xây dựng đã được nêu ở Nghị định 15/2013/NĐ-CP (Điều 9) [6] với nội dung “Giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng”; nhưng việc “giám sát” này thực chất chỉ là hành động phản ánh một cách tự phát của người dân nếu phát hiện “vấn đề”

về chất lượng công trình, mang tính may rủi, không chuyên, không thể phát huy tác dụng căn cơ trong kiểm soát chất lượng công trình Thực sự, cũng không cần thiết quy

Trang 25

1.3 Hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng

1.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng

Ngành xây dựng có những đặc thù riêng, do vậy có sự nghiên cứu, áp dụng riêng các tiêu chuẩn ISO 9001 trong xây dựng Nước ta nói chung và ngành xây dựng ở nước ta nói riêng đang nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9001 Nên tìm hiểu những đặc thù của thế giới ở thời kỳ đầu phổ biến các tiêu chuẩn này ISO 9001, tiền thân là ISO

9000 có gốc từ các tiêu chuẩn Anh quốc BS 5750 đã được phổ biến nhanh và rộng rãi trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 do nhu cầu hoà nhập của Cộng đồng Châu Âu Liền đó kéo theo các bạn hàng lớn của Châu Âu là Mỹ, Nhật Bản Và cuối cùng là sự thừa nhận quốc tế hết sức nhanh chóng

Châu Á mà cụ thể là ngành xây dựng ở Đông Nam Á áp dụng có chậm hơn, nhưng cũng không phải quá chậm Tại Hồng Kông, bắt đầu áp dụng từ năm 1991và trong hai năm đầu chỉ các hãng xây dựng được bên thứ 3 cấp chứng chỉ ISO 9000 mới được dự thầu các dự án xây dựng nhà Singapore và một số nước khu vực khác cũng có những diễn biến tương tự Không nghi ngờ gì trong một tương lại gần ISO 9000 vẫn là những tiêu chuẩn quản lý chất lượng tốt nhất

Hệ thống chất lượng được xem là phương tiện cần thiết để thực hiện các chức năng quản lý chất lượng Nó gắn với toàn bộ các hoạt động của quy trình và được xây dựng phù hợp với những đặc trưng riêng của sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp Hệ

Trang 26

Lĩnh vực xây dựng cũng là một lĩnh vực sản xuất, tuy nhiên nó lại có những đặc biệt riêng của ngành xây dựng do đó hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng cũng có những nguyên tắc khác biệt:

 Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận

 Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng

và quy định của pháp luật có liên quan

 Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện

 Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này

Trang 27

 Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện

Đặc điểm áp dụng ISO 9000 trong xây dựng: [9]

Hình 1-8: Đặc điểm áp dụng ISO 9000 trong xây dựng

1.3.2 Quy trình quản lý chất lượng

Quy trình quản lý chất lượng:

 Quy trình quản lý chất lượng của một đơn vị là cách thức tốt nhất thực hiện một quá trình công việc để tạo ra giá trị về mặt chất lượng cho đơn vị Quy trình quy định rõ: việc gì cần phải làm, kết quả nào phải đạt được, ai làm, làm lúc nào, ở đâu và như

Trang 28

 Lợi ích của quy trình đơn giản và rõ ràng như vậy nhưng đa số các doanh nghiệp lại không thiết lập các quy trình công việc một cách chính thức mà chịu tình trạng thực hiện công việc theo thói quen cá nhân, không ổn định và kém hiệu quả

 Lưu đồ mẫu quy trình quản lý: [9]

Hình 1-9: Lưu đồ mẫu quy trình quản lý Vai trò của quy trình trong quản lý chất lượng:

 Áp dụng chặt chẽ những quy trình sản xuất một cách nhất quán trong quá trình sản xuất là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, là chìa khóa cho sự hài

Trang 29

19

lòng của khách hàng Quản lý chất lượng được thiết lập theo quy trình được xem là

"Kim chỉ nam" cho hệ thống quản lý chất lượng nhằm đẩy mạnh tính khả đoán và nâng cao năng suất trong quá trình xây dựng Vì thế, luôn giúp khách hàng hài lòng và hiệu quả với chi phí thấp, giảm thiểu rủi ro

 Quy trình có thể hoặc không được lập thành văn bản khi xây dựng, thực hiện và cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc đáp ứng yêu cầu của họ

 Chất lượng của điều hành phải được đưa vào trong quá trình Các quá trình chủ yếu tạo thành dây xích Các thủ tục phải được viết ra cho mỗi một quá trình Tốt nhất là

vẽ ra các sơ đồ khối

 Thuật ngữ “Quy trình – Procedure” như là “một phương pháp cụ thể để thực hiện một quá trình hay công việc Quy trình thường được thể hiện bằng văn bản Như vậy, thông thường các đơn vị phát triển các “Quy trình” nhằm thực hiện và kiểm soát các

“Quá trình” của mình Một quy trình có thể nhằm kiểm soát nhiều quá trình, và ngược lại, một quá trình có thể được kiểm soát bằng nhiều quy trình

 Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau Quy trình giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết quả như thế nào? Sẽ không có tình trạng nhân viên nhận chỉ thị của lãnh đạo mà không biết phải làm thế nào? Hay tình trạng làm đi làm lại mà vẫn không đúng ý lãnh đạo

 Đối với những quá trình công việc cần sự phối hợp nhóm (teamwork) thì quy trình giúp cho các thành viên phối hợp với nhau một cách ăn khớp và đúng trình tự mà không phải thắc mắc rằng việc này do ai làm? Làm như thế nào?

 Quy trình cũng giúp ích cho các cấp quản lý kiểm soát tiến độ và chất lượng công việc do nhân viên thực hiện và thống nhất là một điều cần thiết cho tác nghiệp của nhân viên

 Quy trình tốt hay không được đánh giá qua mức độ vận dụng vào thực tiễn và nó phải nâng cao chất lượng của người thực hiện công việc Quy trình được lập ra không

Trang 30

20

có nghĩa là hoàn toàn rập khuôn, trong một số trường hợp nó phải được vận dụng linh hoạt

 Khó khăn trong quá trình thực hiện quy trình QLCL:

 Bản thân các cấp quản lý không chịu đầu tư thời gian để làm quy trình, cho rằng làm quy trình mất thời gian, còn phải làm nhiều việc để kiếm tiền quan trọng hơn Nhưng bản thân cách nhìn này chưa phải là dài hạn và họ thực sự chưa nhận thức rõ được tác dụng của quy trình, cũng như hiểu được rằng mất thời gian một chút nhưng

họ sẽ rất nhàn rỗi về sau trong việc quản lý và kiểm soát công việc của nhân viên

 Cho rằng quy trình là mất thời gian, phức tạp rườm rà, trao đổi trực tiếp với nhau cho nhanh

 Người làm quy trình chưa nắm rõ hoàn toàn về mặt nghiệp vụ, thước đo của một quy trình có hiệu quả hay không thể hiện ở việc người tuân thủ nó có thể thực hiện một cách trôi chảy, quy trình giúp họ thực hiện công việc đạt chất lượng tốt hơn

 Nội dung của hệ thống tài liệu quá sơ sài Các tài liệu không phản ánh đủ các hoạt động thực tiễn đang diễn ra

 Quá ít biểu mẫu Biểu mẫu sẽ là hồ sơ phản ánh các hoạt động của nhân viên Quá ít biểu mẫu sẽ dẫn đến khó đo lường và đánh giá hiệu quả công việc, khó giải quyết tranh chấp hay vi phạm

 Hệ thống tài liệu quá nhiều Đơn vị không thể kiểm soát được tài liệu mới, lỗi thời

 Không tiến hành cải tiến, xem xét lại hệ thống tài liệu sau một thời gian Thực tế hoạt động không áp dụng như tài liệu đã quy định

1.4 Một số vấn đề về quản lý chất lượng xây dựng của tỉnh Hậu Giang

Hiện nay tỉnh Hậu Giang có 03 Ban QLDA trực thuộc UBND tỉnh là Ban QLDA đầu

tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hậu Giang, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang và Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hậu Giang, các Ban QLDA có chức năng quản lý các

dự án đầu tư xây dựng do UBND tỉnh phân công và theo lĩnh vực mình quản lý Qua

Trang 31

 Một số dự án do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hậu Giang làm chủ đầu tư: Dự án Cầu Tân Hiệp, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu GiangViệc đầu tư xây dựng cầu Tân Hiệp đã góp phần hoàn thành tuyến đường trục trung tâm thị trấn Một Ngàn là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời tạo tiền đề phát triển hệ thống giao thông các tuyến đường tránh, nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch Ngoài ra, sẽ

Trang 32

án Đường tỉnh 931 (đoạn từ xã Vĩnh Viễn đến đường Vị Thanh - Cần Thơ) đã góp phần xây dựng mạng lưới giao thông hoàn chỉnh theo quy hoạch, kết nối hai tuyến quốc lộ chính trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, đáp ứng nhu cầu vận tải và phát huy hiệu quả các dự án đã đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội trong khu vực

 Một số dự án do Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hậu Giang làm chủ đầu tư: Dự án Các phòng học Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ tại ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (cho sinh viên Hậu Giang) khi hoàn thành đã đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn có cơ hội học tập, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn bền vững Dự án Ký túc xá cho học viên của tỉnh tại Học viện Chính trị khu vực IV đã tạo điều kiện ăn ở, sinh hoạt và học tập cho học viên của tỉnh trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Chính trị Khu vực IV Dự án Trụ sở làm việc Trung tâm xúc tiến Thương mại và Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương góp phần tạo điều kiện cho các cán bộ, viên chức thuộc Trung tâm có chỗ làm việc, an tâm công tác và đáp ứng yêu cầu về xúc tiến thương mại và phát triển công nghiệp của tỉnh

Từ những hiệu quả đạt được cho thấy công tác QLCL của các Ban QLDA chuyên ngành đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Ngoài những mặt làm được, nhìn chung công tác QLCL của tỉnh vẫn còn gặp hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến CLCT, cụ thể như sau:

Trang 33

23

 Về mô hình quản lý chất lượng:

+ Hệ thống quản lý CLCT phù hợp, mô hình quản lý theo hình thức ứng phó

+ Quy chế điều hành phối hợp quản lý, xử lý công việc còn chồng chéo, chưa khoa học

+ Cán bộ quản lý thiếu về số lượng lẫn chất lượng

+ Công tác QLCL chưa chặt chẽ

 Quản lý chất lượng khâu khảo sát:

+ Một số dự án không lập nhiệm vụ, phương án khảo sát

+ Quản lý giám sát khảo sát chưa chặt chẽ, nghiệm thu sơ sài, hình thức

+ Chất lượng khảo sát chưa đạt yêu cầu

 Quản lý chất lượng khâu thiết kế:

+ Một số dự án không lập nhiệm vụ thiết kế

+ Chất lượng hồ sơ thiết kế không cao

+ Công tác nghiệm thu sơ sài, hình thức

+ Thẩm định thiết kế chưa chưa chặt chẽ

 Quản lý chất lượng khâu thi công:

+ Chủ yếu quản lý trên hồ sơ

+ Cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa bám sát việc thi công trực tiếp + Công tác giám sát lơ là khiến một số công trình chưa đảm bảo chất lượng

+ Kiểm soát thực hiện hợp đồng chưa chặt chẽ

 Quản lý chất lượng khâu khai thác sử dụng:

+ Quy trình bảo trì theo thiết kế mang tính đối phó

Trang 34

24

+ Không xây dựng kế hoạch bảo trì công trình

+ Không có kinh phí thực hiện công tác bảo trì

+ Ý thức QLCL công trình chưa cao

 Công tác giám sát cộng đồng về chất lượng công trình xây dựng:

+ Có thực hiện công tác giám sát cộng đồng nhưng không đúng theo quy định

+ Việc thực hiện công tác giám sát cộng đồng chỉ mang tính đối phó, không khách quan

Kết luận chương 1

Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình thi công xây lắp có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, ngăn chặn được các sự cố đáng tiếc xảy ra đối với công trình xây dựng Trên cơ sở lý thuyết về quản lý chất lượng cho ta cái nhìn tổng quát về chất lượng sản phẩm xây dựng, công tác quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động xây dựng nói chung cũng như hệ thống quản lý chất lượng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng

Chương này còn nêu ra tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng trong nước

và thế giới về công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình hiện nay Qua đó cho thấy việc cải thiện và nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là công tác được quan tâm hàng đầu của Nhà nước, các cơ quan ban ngành và người dân

cả nước cũng như trên thế giới điển hình là Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Singapore Quản lý chất lượng xây dựng được các nhà nghiên cứu quan tâm nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công trình xây dựng thông qua các nghiên cứu về quản lý chất lượng xây dựng trong nước và trên thế giới Từ đó góp phần nâng cao chất lượng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng đến phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững bắt nhịp được các quốc gia tiên tiến trên Thế giới

Trang 35

2.1.1 Luật, Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng, [10]

Quy chuẩn xây dựng: là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do

cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành Đó là các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng

Các loại quy chuẩn kỹ thuật:

 Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hành hóa, dịch vụ, quá trình

 Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm: a) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân; b) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người; c) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh,

an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật

 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải

 Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa

Trang 36

26

 Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường

và dịch vụ trong các lĩnh vực khác

Tiêu chuẩn xây dựng: là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng

Các loại tiêu chuẩn:

 Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm

vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể

 Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

 Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

 Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

 Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hóa

2.1.2 Hệ thống Tiêu chuẩn và Quy chuẩn thường áp dụng đối với công trình nông nghiệp và PTNT

2.1.2.1 Tổng quan về công trình Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang Là một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng khí hậu 02 mùa khô (từ tháng 11 – tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến

Trang 37

27

tháng 10) rõ rệt; bị ảnh hưởng triều của cả 2 phía Biển Đông và Biển Tây nên Hậu Giang là nơi hứng chịu về nước lũ kết hợp triều cường dẫn đến rút rất chậm tại các vùng phía Biển Đông (huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy) và nhiễm mặn đối với các vùng phía Biển Tây (Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, Vị Thủy, thành phố Vị Thanh) Tuy nhiên, những năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu mà Đồng bằng sống Cửu Long phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó có Hậu Giang, cụ thể:

 Thiếu nước tưới cuối vụ (tháng 2-3 DL) trong vụ sản xuất chính Đông Xuân

 Khô hạn đầu vụ (tháng 4-5) trong vụ sản xuất Hè Thu, và thường xuyên thiếu nước tưới do nước sông MeKong giảm trên 50% so trước đây

 Vụ Thu Đông: lũ, kết hợp triều cường Biển Đông, Biển Tây gây ngập úng khó rút

và nhiễm mặn nước tưới do Hậu Giang là vùng đất thấp, trũng so các tỉnh, mặt khác nước mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng

Từ những vấn đề trên các dự án hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là sự quan tâm hàng đầu được lãnh đạo tỉnh ưu tiên đã và đang triển khai tiêu biểu như:

 Dự án Hệ thống cống ngăn mặn Nam kênh Xà No, tỉnh Hậu Giang với mục tiêu ngăn chặn tình hình xâm nhập mặn, kết hợp giữ nước ngọt và phòng chống lũ cho các cánh đồng phía Nam kênh Xà No với tổng diện tích khoảng 20.000ha; Cải tạo đất, cải tạo môi trường; Góp phần thúc đẩy phát triển nghề nông, lâm nghiệp (phát triển canh tác lúa, trồng cây ăn trái, các cây trồng công nghiệp khác, …), tạo tiền đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho dân địa phương Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 297 tỷ đồng, xây dựng 15 cống ngăn mặn khẩu độ từ 8m đến 15m, kết cấu cống lắp ghép bằng cừ ván SW dự ứng lực, cửa van clape trục dưới bằng SUS 316L, kết hợp cầu giang thông

 Đề án phát triển trạm bơm điện tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020 với mục tiêuđến năm 2020 là hiện đại hóa hệ thống thủy lợi theo tiêu chí 3.2 (tiêu chí số 3 xã nông thôn mới), tưới tiêu khoa học và chủ động phục vụ tái cơ cấu ngành thủy lợi và

Trang 38

28

nông nghiệp Đáp ứng được yêu cầu chống lũ, chống hạn, ngăn mặn, thời tiết cực đoan

và những tác động của Biến đổi khí hậu Giúp người dân giảm giá thành, tăng giá trị

và năng xuất sản xuất, góp phần nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp Tổng mức đầu tư khoảng 909 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau như WB6, VnSAT, nguồn thủy lợi phí Trung ương cấp bù, nguồn vốn Trung ương (Lưới điện cho trạm bơm), nguồn ngân sách tỉnh, nguồn vốn từ kêu gọi đầu tư Quy mô 277 trạm trên địa bàn 31 xã trong địa bàn tỉnh, kết cấu trạm bơm: cống điều tiết bằng bê tông cốt thép có cửa van bằng thép CT3 vận hành bằng palăng điện, bể xả, bể hút bằng bằng bê tông cốt thép kết hợp rọ đá bảo vệ, bố trí 02 Máy bơm điện (bơm trục đứng) công suất mỗi máy 2.400m3/h, hệ thống điện 3 pha máy biến áp công suất 3x37,5KVA phục vụ máy bơm

 Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Hậu Giang với mục tiêu hỗ trợ sản xuất trồng lúa của các Hợp tác xã được chủ động theo mùa vụ, theo hợp đồng, gia tăng năng suất, sản lượng và chất lượng gạo; chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong mùa khô thích hợp với địa phương (rau, cây công nghiệp ngắn ngày) và mùa lũ vụ Thu Đông chủ động được sản xuất giống, sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo đơn hàng; trữ nước tưới, giúp tăng sinh kế nông nông hộ trong thực hiện VAC (vườn-ao-chuồng) Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 301 tỷ đồng từ các nguồn vốn như: vốn vay Ngân hàng Thế giới, vốn đối ứng ngân sách tỉnh, vốn đóng góp của hợp tác xã Quy mô dự án gồm các công trình điển hình như: Nhà kho tạm trữ lúa gạo, Lò sấy lúa, trạm bơm điện, nâng cấp đê bao, xây dựng cống hở, đầu tư đường dây diện phục vụ lò sấy và trạm bơm điện trên địa bàn 31 xã trong địa bàn tỉnh Kết cấu các công trình như sau: Nhà kho với diện tích 800 m2, nền Bê tông cốt thép, tường xây gạch kết hợp dừng tôn, vì kèo bằng thép mái lợp tôn; Lò sấy vĩ ngang công suất 40 đến 50 tấn/mẻ, nhà chứa diện tích 300m2, nền bê tông xi măng, tường xây gạch kết hợp dựng tôn, vì kèo bằng thép mái lợp tôn; Trạm bơm điện: cống điều tiết bằng bê tông cốt thép có cửa van bằng thép CT3 vận hành bằng palăng điện, bể xả, bể hút bằng bằng bê tông cốt thép kết hợp rọ đá bảo vệ, bố trí 02 Máy bơm điện (bơm trục đứng) công suất mỗi máy 2.400m3/h; Hệ thống điện 3 pha máy biến áp công suất 3x37,5KVA phục vụ máy bơm

Trang 39

29

2.1.2.2 Quy chuẩn, Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng công trình Nông nghiệp và PTNT

 QCVN 41:2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ

 22 TCN 263-2000 Quy trình đo vẽ địa hình theo tiêu chuẩn ngành

 96 TCN 43 – 90 Quy trình đo vẽ địa hình theo tiêu chuẩn ngành

 TCVN 9398 : 2012 Công tác trắc địa trong xd công trình -Yêu cầu chung

 TCVN 9401:2012 Tiêu chuẩn kỹ thuật đo vẽ xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình

 QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao

 22TCN 262-2000 Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu

 TCVN 10380 – 2014 Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn

 TCVN 4054-2005 Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế

 22TCN 18-79 Quy phạm thiết kế cầu theo trạng thái giới hạn

 22TCN 272-05 Tham khảo tiêu chuẩn thiết kế cầu

 TCXDVN 285-2002: Công trình thủy lợi- Các qui định chủ yếu về thiết kế

 TCVN 4253-86: Nền các công trình thủy- Tiêu chuẩn thiết kế

 TCVN 4116-85: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy nông

 14TCN 10-85: Quy trình tính toán các đặt trưng thủy văn thiết kế

 14TCN 8-85: Quy trình tính toán thủy lực cống dưới sâu

 14TCN 28-85: Quy phạm tính toán và lực tác dụng lên công trình thủy lợi

 14TCN 54-87: Quy trình thiết kế các kết cấu BT, BTCT công trình thủy lợi

 TCVN 8299: 2009 Công trình thủy lợi yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế cửa

Trang 40

30

 TCVN 2737: 1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế

 TCVN 4319: 2012 Nhà và công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản thiết kế

 TCVN 4601: 2012 Công sở, cơ quan hành chính nhà nước – Yêu cầu thiết kế

 TCVN 5573: 2011 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế

 TCVN 5574: 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế

 TCVN 5575: 2012 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế

 TCXDVN 33: 2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế

 TCVN 7957: 2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế

 TCVN 16: 1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng

 TCXD 29: 1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn thiết

kế

 TCVN 7114: 2002 Chiếu sáng nơi làm việc trong nhà

 TCXD 9206: 2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

 TCXD 9207: 2012 Đặt dường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

 TCVN 5760: 1993 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng

 TCVN 6102: 1995 Phòng cháy chữa cháy – Chất chữa cháy – Bột

 TCVN 6160: 1996 Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế

Ngày đăng: 01/04/2021, 09:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w