1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước các sông nội tỉnh cao bằng đề xuất các giải pháp quản lý bền vững

119 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

Nguyên tắc khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng .... Đề xuất các giải pháp để quản lý, khai thác và sử dụng bền vũng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Ca

Trang 1

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2013

Trang 2

NGUYỄN THỊ HÒA

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC CÁC SÔNG NỘI TỈNH CAO BẰNG

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS Văn Diệu Anh

2 TS Tống Ngọc Thanh

Hà Nội - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI CAM ĐOAN 4

LỜI CẢM ƠN 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG 7

DANH MỤC HÌNH 9

MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 14

1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG 14

1.1.1 Vị trí địa lý 14

1.1.2 Địa hình, địa mạo 15

1.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 15

1.1.4 Đặc điểm khí tượng 15

1.1.5 Dân cư 19

1.1.6 Kinh tế, xã hội 20

1.1.6.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 20

1.1.6.2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng 25

1.2 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC CÁC TIỂU LƯU VỰC SÔNG NỘI TỈNH CAO BẰNG 29

1.2.1 Tổng quan các tiểu lưu vực sông nội tỉnh Cao bằng 29

1.2.2 Đặc điểm tài nguyên nước 30

1.2.2.1 Tài nguyên nước mưa 30

1.2.2.2 Tiềm năng tài nguyên nước mưa 31

1.2.2.3 Tài nguyên nước mặt 32

1.2.2.4 Tài nguyên nước dưới đất 41

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ XẢ THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC TỈNH CAO BẰNG 46

2.1 Hiện trạng khác thác, sử dụng tài nguyên nước 46

2.1.1 Hiện trạng khai thác nước cho sinh hoạt 46

2.1.1.1 Khai thác nước mặt 46

2.1.1.2 Khai thác nước dưới đất 47

2.1.2 Hiện trạng khai thác nước cho công nghiệp 47

2.1.3 Hiện trạng khai thác nước cho thủy điện 49

2.1.4 Hiện trạng khai thác nước cho nông nghiệp 50

2.1.5 Tình hình cấp phép sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước 51

Trang 4

2.2 Tình hình xả thải và nguồn nước 55

2.2.1 Tình hình xả thải vào nguồn nước tại khu đô thị, dân cư tập trung 55

2.2.2 Tình hình xả thải vào nguồn nước tại khu công nghiệp, khai khoáng 56

2.2.2.1 Tình hình xả thải vào nguồn nước của các khu công nghiệp tập trung 56

2.2.2.2 Tình hình xả thài vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, khu khai khoáng, khu làng nghề 57

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ XU THẾ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH CAO BẲNG 60

3.1 Dự báo nhu cầu khai thác sử dụng nước tỉnh Cao Bằng 60

3.1.1 Tiêu chuẩn và chỉ tiêu dùng nước 60

3.1.1.1 Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt 60

3.1.1.2 Chỉ tiêu cấp nước công nghiệp 60

3.1.1.3 Chỉ tiêu cấp nước nông nghiệp 61

3.1.1.4 Chỉ tiêu cấp nước cho hoạt động dịch vụ, công cộng 64

3.1.2 Tổng hợp nhu cầu nước theo các tiểu lưu vực 64

3.1.3 Yêu cầu về dòng chảy môi trường 66

3.1.3.1 Phương pháp tính toán 66

3.1.3.2 Lựa chọn tuyến khống chế 67

3.1.3.3 Kết quả tính toán dòng chảy môi trường 68

3.1.4 Đánh giá mức độ khai thác và khả năng đáp ứng của tài nguyên nước 69

3.1.4.1 Phương pháp đánh giá 69

3.1.4.2 Mức độ khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh 71

3.1.4.3 Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu nước trong kỳ quy hoạch 75

3.2 Xu thế biến động tài nguyên nước 75

3.2.1 Xu thế biến động trữ lượng nước 75

3.2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước 75

3.2.1.2 Xu thế biến động trữ lượng nước mặt 76

3.2.1.3 Xu thế biến động trữ lượng nước dưới đất 78

3.2.2 Xu thế chất lượng nước 79

3.2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng 79

3.2.2.2 Xu thế biến đổi chất lượng nước mặt 80

3.2.2.3 Xu thế biến đổi chất lượng nước dưới đất 82

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH CAO BẰNG 84

4.1 Các vấn đề còn tồn tại trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước 84

4.1.1 Tài nguyên nước và công tác phát triển tài nguyên nước 84

4.1.2 Vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên nước 87

4.1.3 Các vấn đề về bảo vệ tài nguyên nước 88

4.1.4 Các vấn đề trong quản lý TNN 89

Trang 5

4.2 Mục tiêu quản lý phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước 90

4.2.1 Mục tiêu trong phân bổ tài nguyên nước 90

4.2.2 Mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước 91

4.3 Nguyên tắc khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 92

4.3.1 Nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước 92

4.3.1.1 Cơ sở xác định ưu tiên trong sử dụng nước 92

4.3.1.2 Nguyên tắc phân bổ 93

4.3.2 Nguyên tắc trong bảo vệ tài nguyên nước 94

4.3.2.1 Nguyên tắc bảo vệ nước mặt 94

4.3.2.2 Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất 95

4.4 Đề xuất các giải pháp để quản lý, khai thác và sử dụng bền vũng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 96

4.4.1 Các giải pháp về quản lý 96

4.4.2 Các giải pháp kỹ thuật 100

4.4.2.1 Trong phân bổ TNN: 100

4.4.2.2 Trong bảo vệ TNN: 102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC: NHU CẦU KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC DỰ BÁO 110

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được

công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Các số liệu sử dụng trong công trình nghiên cứu là hoàn toàn trung thực

Những vấn đề trích dẫn và các số liệu tham khảo đều được sự đồng ý của tác giả

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2013

Người cam đoan

Nguyễn Thị Hòa

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Đề tài luận văn là một lĩnh vực mới và phức tạp, thời gian nghiên cứu không

nhiều, trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế, vì

vậy luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng

nghiệp để kết quả của luận văn hoàn thiện và có tính ứng dụng cao hơn, hiệu quả

hơn

Qua đây, học viên xin chân thành cảm ơn TS Văn Diệu Anh – Viện khoa

học và công nghệ Môi trường, ĐH Bách Khoa Hà Nội và TS Tống Ngọc Thanh –

Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và

Môi, các Thầy Cô giáo của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, các bạn đồng

nghiệp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và

thực hiện luận văn

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

TNNM Tài nguyên nước mặt

TNNDĐ Tài nguyên nước dưới đất

NĐ-CP Nghị định - Chính phủ

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TBTT Trạm bơm tưới tiêu

TNMT Tài nguyên môi trường

KTSD Khai thác sử dụng

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Đặc trưng nhiệt độ không khí tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010) 16

Bảng 1.2 Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng 17

Bảng 1.3 Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng 17

Bảng 1.4 Đặc trưng độ ẩm không khí tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010) 17

Bảng 1.5 Tốc độ gió trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng 18

Bảng 1.6 Lượng mưa trung bình nhiều năm thời kỳ quan trắc 19

Bảng 1.7 Dân số năm 2010 phân bố trên địa bàn tỉnh 19

Bảng 1.8 Diễn biến diện tích, sản lượng cây trồng chính của tỉnh 20

Bảng 1.9 Hiện trạng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Cao Bằng năm 2010 22

Bảng 1.10 Diễn biến diện tích (ha) nuôi trồng thủy sản qua các năm 23

Bảng 1.11 Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2010 24

Bảng 1.12 Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Cao Bằng 26

Bảng 1.13 Quy hoạch đàn gia súc, gia cầm tỉnh Cao Bằng đến năm 2015 và 2020 27

Bảng 1.14 Quy hoạch diện tích mặt nước (ha) nuôi trồng thủy sản tỉnh Cao Bằng 28

Bảng 1.15 Quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Cao Bằng 28

Bảng 1.16 Tổng hợp trữ lượng nước đến từ mưa tỉnh Cao Bằng 31

Bảng 1.17 Phân phối dòng chảy năm trung bình một số trạm 33

Bảng 1.18 Phân phối mô đuyn dòng chảy năm trung bình một số trạm 34

Bảng 1.19 Dòng chảy năm và tổng lượng dòng chảy năm sinh ra trên các tiểu lưu vực 35

Bảng 1.20 Tổng hợp trữ lượng tiềm năng nước dưới đất theo các lưu vực 42

Bảng 2.1 Thống kê công trình cấp nước sạch đô thị tỉnh Cao Bằng 46

Bảng 2.2 Hiện trạng khai thác nước dưới đất tỉnh Cao Bằng 47

Bảng 2.3 Hiện trạng khai thác nước cho công nghiệp 48

Bảng 2.4 Hiện trạng khai thác nước của công trình thủy điện 49

Bảng 2.5 Hiện trạng công trình thủy lợi tỉnh Cao Bằng 51

Bảng 2.6 Tổng hợp hiện trạng khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 52

Bảng 2.7 Nguồn tiếp nhận nước xả thải trong các khu đô thị/dân cư tập trung 55

Bảng 2.8 Tổng hợp tình hình xả nước thải vào nguồn nước từ hoạt động của các khu công nghiệp 57

Bảng 2.9 Tổng hợp tình hình xả nước thải vào nguồn nước từ hoạt động của các cơ sở sản xuất phân tán, khu vực làng nghề, khu khai khoáng 58

Bảng 2.10 Tổng lượng nước thải trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 58

Bảng 3.1 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt tỉnh Cao Bằng 60

Bảng 3.2 Mô hình mưa hiện trạng và thiết kế ứng với tần suất 75% 62

Bảng 3.3 Thời vụ cây trồng tỉnh Cao Bằng 63

Bảng 3.4 Tiêu chuẩn cấp nước cho các loại vật nuôi 63

Trang 10

Bảng 3.5 Chỉ tiêu cấp nước cho thủy sản 64

Bảng 3.6 Tiêu chuẩn cấp nước cho hoạt động dịch vụ, công cộng 64

Bảng 3.7 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tỉnh Cao Bằng 65

Bảng 3.8 Phần trăm (%) của chuẩn dòng chảy cho tính toán DCMT tương ứng với các mục tiêu bảo vệ môi trường sông theo phương pháp Tennant 67

Bảng 3.9 Tuyến tính toán dòng chảy môi trường 68

Bảng 3.10 Kết quả tính về yêu cầu dòng chảy môi trường tại các tuyến 68

Bảng 3.11 Kiểm kê sử dụng nước và tỷ lệ % lượng nước đã khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 71

Bảng 3.12 Kiểm kê sử dụng nước và dự báo tỷ lệ % lượng nước khai thác sử dụng năm 2015 72

Bảng 3.13 Kiểm kê sử dụng nước và dự báo tỷ lệ % lượng nước khai thác sử dụng năm 2020 73

Bảng 3.14 Lưu lượng và tổng lượng dòng chảy nước đến từ mưa tỉnh Cao Bằng 78

Bảng 4.1 Mức thu phí thải đối với nước thải công nghiệp 99

Bảng 4.2 Các vị trí ưu tiền cần xử lý chất lượng nước mặt 103

Bảng 4.3 Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2011 103

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí địa lý tỉnh Cao Bằng 14

Hình 1.2 Diễn biến BOD5 tại một số hồ trên tỉnh 37

Hình 1.3 Kết quả phân tích nước sông Bằng Giang tại một số huyện, thị (2009)- So sánh với Quy chuẩn Việt Nam 38

Hình 1.4 Diễn biến BOD5 trên các sông tại các thị trấn, thị xã và khu vực tập trung đông dân cư 39

Hình 1.5 Bản đồ tài nguyên nước mặt tỉnh Cao Bằng 40

Hình 1.6 Sơ đồ địa chất thủy văn 44

Hình 1.7 Bản đồ tiềm năng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Cao Bằng 45

Hình 2.1 Sơ đồ hiện trạng khai thác tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng 54

Hình 3.1 Cơ cấu nhu cầu nước của các đối tượng sử dụng nước tỉnh Cao Bằng 65

Hình 3.2 Sơ đồ vị trí các vị trí kiểm soát dòng chảy môi trường (m³/s) tỉnh Cao Bằng 69

Hình 3.3 Tổng lượng nước thải tại các khu tỉnh Cao Bằng 81

Hình 4.1 Sơ đồ mức độ đáp ứng nguồn nước giai đoạn hiện tại 85

Hình 4.2 Sơ đồ mức độ đáp ứng nguồn nước giai đoạn quy hoạch ứng với trường hợp nước đến trung bình 86

Hình 4.3 Sơ đồ mức độ đáp ứng nguồn nước giai đoạn quy hoạch ứng với trường hợp nước đến ít 86

Hình 4.4 Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc tài nguyên nước mặt 101

Hình 4.5 Sơ đồ bố trí mạng quan trắc giám sát TNNDĐ 101

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, kinh tế đang trên đà phát triển Quá

trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đã nảy sinh cùng với những vấn đề

mới như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy sông hồ, sự cạn kiệt nguồn nước

do tình trạng khai thác nước thiếu quy hoạch, lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước

đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh

tế và an ninh xã hội Tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian và thời

gian, chất lượng nước đang có xu hướng giảm sút

Trước tình hình đó, để từng bước thực hiện chiến lược phát triển có hiệu quả

và bền vững nguồn tài nguyên này, đòi hỏi chúng ta phải đánh giá được thực trạng

và diễn biến của nguồn nước, hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng trong tương

lai Từ đó tính toán đề ra phương hướng quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài

nguyên nước tỉnh Cao Bằng theo hướng tổng hợp, hiệu quả và bền vững là rất cấp

thiết

Đề tài: “Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước các sông

nội tỉnh Cao Bằng Đề xuất các giải pháp quản lý bền vững” được xuất phát từ đòi

hỏi thực tế, đáp ứng một phần các yêu cầu cấp thiết của việc phát triển kinh tế xã

hội của tỉnh và khu vực biên giới phía Bắc

2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài luận văn

2.1 Mục tiêu của đề tài:

- Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước các tiểu lưu vực

sông nội tỉnh Cao Bằng

- Dự báo nhu cầu sử dụng nước, dự báo xu thế biến động của tài nguyên nước

trong vùng nghiên cứu Từ đó xác định các vấn đề còn tồn tại trong quản lý, khai

thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, xác định các mâu thuẫn xung đột trong

việc sử dụng nước trong tương lai

- Đề xuất các giải pháp quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên

nước bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn

Trang 13

tỉnh Cao Bằng

2.2 Nhiệm vụ của đề tài:

- Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước theo mục đích, đối

tượng, phạm vi sử dụng nước;

- Dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng nước theo từng thời đoạn phát triển kinh

tế-xã hội;

- Đề xuất, xây dựng các giải pháp để chia sẻ, phân bổ, khai thác, sử dụng hợp

lý tài nguyên nước của từng nguồn nước cho các mục đích sử dụng nước; phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là tài nguyên nước thuộc các tiểu lưu vực sông nội

tỉnh Cao Bằng

- Phạm vi nghiên cứu thuộc tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích là 6.690,72 km2

và được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22021'21'' đến 23007'12'' vĩ độ Bắc và từ

105016'15'' đến 106050'25'' kinh độ Đông

4 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa, thu thập, thống kê: Tiếp cận đối tượng nghiên cứu,

tiếp cận hệ thống và tiếp cận công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến Kế thừa các kết

quả nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong đề tài

- Phương pháp điều tra khảo sát hiện trường: Khảo sát thực địa khu vực

nghiên cứu Điều tra, phỏng vấn cán bộ chuyên môn và nhân dân trong khu vực để

thu thập các thông tin cần thiết bổ sung

- Phương pháp kinh nghiệm: Sử dụng các công thức kinh nghiệm trong tính

toán, đánh giá giải quyết vấn đề

- Phương pháp mô hình toán: Sử dụng các mô hình thủy văn, thủy lực, mô

hình chất lượng nước để tính toán theo yêu cầu của đề tài

- Phương pháp GIS : Số hóa và thành lập các bản đồ chuyên môn, chồng ghép,

phân tích các bản đồ chuyên đề để tạo ra các phương án phác thảo phục vụ tính

toán

Trang 14

5 Những kết quả và điểm mới dự kiến đạt được của luận văn

- Phân tích, đánh giá được đặc trưng chủ yếu về số lượng, chất lượng và xu

thế biến động của tài nguyên nước trên các tiểu lưu vực sông nội tỉnh Cao Bằng

- Xác định các vấn đề khai thác sử dụng, phân bổ, điều hòa, bảo vệ tài

nguyên nước phù hợp

- Xây dựng được các phương án chia sẻ, phân bổ để khai thác, sử dụng hợp lý

tài nguyên nước của từng nguồn nước cho các mục đích sử dụng nước; phục vụ phát

triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm, đặc trưng chủ yếu

về số lượng, chất lượng nguồn tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh Cao

Bằng

- Xác lập được luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất, xây dựng các phương

án chia sẻ, phân bổ để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước của từng nguồn

nước cho các mục đích sử dụng nước; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ

môi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

7 Cơ sở tài liệu của luận văn

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng

- Các tài liệu về khí tượng, thủy văn có trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận

- Các tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất)

thực hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Các tài liệu điều tra hiện trạng khai thác và xả thải vào nguồn nước tỉnh

Cao Bằng

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch ngành liên quan của tỉnh

Cao Bằng

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn dự kiến gồm 1 bản lời khoảng 100 trang, các bản đồ, biểu bảng và

hình vẽ minh họa Không kể mở đầu và kết luận, luận văn dự kiến gồm 4 chương

sau:

Trang 15

Chương 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng và xả thải vào nguồn nước

tỉnh Cao Bằng

Chương 3: Dự báo nhu cầu sử dụng nước và xu thế biến động tài nguyên nước

tỉnh Cao Bằng

Chương 4: Đề xuất phương án và giải pháp quy hoạch khai thác, sử dụng bền

vững tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG

1.1.1 Vị trí địa lý

Cao Bằng là một tỉnh biên giới nằm ở vùng miền núi phía Bắc, ở cực Bắc của

đất nước, diện tích của tỉnh được giới hạn từ toạ độ địa lý; 22° 21'21'' đến 23° 07'12''

vĩ độ Bắc và từ; 105° 16' 15'' đến 106° 50' 25'' kinh độ Đông Phía Bắc và phía Đông

giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 311 km; Phía Nam giáp

tỉnh Bắc Cạn Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn Phía Tây giáp tỉnh là

Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang [19]

Hình 1.1 Vị trí địa lý tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh có vị trí địa lý cách xa các trung tâm kinh tế lớn của

tmiền Bắc và cả nước, nhưng lại có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với thị

trường Trung Quốc thông qua 3 cửa khẩu lớn là Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà

Ngoài ra Cao Bằng còn có các tuyến đường giao thông đi Thái Nguyên - Hà Nội; đi

Lạng Sơn khá thuận lợi Khi quốc lộ 4B được nâng cấp, Cao Bằng sẽ có khả năng

tiếp cận với cảng Cái Lân, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng

trong và ngoài nước Với những thuận lợi trên, tỉnh Cao Bằng có nhiều lợi thế để

Trang 17

phát triển kinh tế theo hướng gia tăng giá trị ngành dịch vụ thương mại và công

nghiệp Sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng này sẽ nảy sinh nhu cầu về khai

thác sử dụng nước Do đó, công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên nước là việc rất

cần thiết để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ và các khu, cụm công

nghiệp

1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình tỉnh Cao Bằng rất phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao,

xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, độ cao biến động lớn

từ (160÷1.976)m Về địa hình có thể chia địa hình Cao Bằng thành 4 vùng rõ rệt:

Vùng núi đá vôi, vùng núi đất, vùng núi đất thượng nguồn sông Hiến, vùng bồn địa

Thành phố Cao Bằng và huyện Hoà An Đặc điểm này không thuận lợi cho phát

triển dân sinh kinh tế song có lợi cho phát triển thủy điện, đập dâng, và du lịch

1.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

Nền địa chất của Cao Bằng chia thành các hệ tầng chính là hệ tầng sông Hiến,

hệ tầng Tốc Tát, hệ tầng Đại Thị, hệ tầng Phìa Phương, Phú Ngữ, Thần Sa và hệ

tầng Đệ Tứ

Kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/1000 của tỉnh Cao Bằng cho thấy

Cao Bằng có các loại đất chính sau: Đất vàng đỏ trên đá phiến sét, Các loại còn lại

có diện tích nhỏ hơn, bao gồm: Đất nâu đỏ trên đá vôi, Đất vàng đỏ trên đá mắc ma

bazơ trung tính, Đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ,…

1.1.4 Đặc điểm khí tượng

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu

của tỉnh Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm có 2 mùa

rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng IV đến tháng X và mùa lạnh mưa ít từ tháng

XI đến tháng III năm sau Hiện tại tỉnh Cao Bằng có 4 trạm khí tượng đo được các

yếu tố mưa, nhiệt độ, gió, bốc hơi, nắng Từ số liệu thu thâp của 4 trạm khí tượng

trong giai đoạn 1981 - 2010, nhận thấy đặc điểm khí tượng tỉnh Cao Bằng như sau:

Trang 18

- Chế độ nhiệt

Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh vùng cao, là nơi đón gió mùa Đông Bắc cho nên

mùa đông ở đây lạnh và khô Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20÷23oC Nhiệt độ

trung bình các tháng lạnh nhất rất thấp (khoảng 12÷14oC) Theo tài liệu quan trắc

các tháng lạnh nhất thường là các tháng I, II và XII Cũng trong vùng dự án nhưng

do ảnh hưởng của điều kiện địa hình nên giữa các địa phận khác nhau thì sự phân

bố và diễn biến của nhiệt độ cũng khác nhau, ở những vùng đón gió mùa đông bắc

có nhiệt độ lạnh hơn, ví dụ như ở Trùng Khánh nhiệt độ trung bình năm chỉ có

20,1oC, tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình khoảng 12,0oC, ở những vùng cao về

đêm cũng rất lạnh, nhiệt độ xuống rất thấp, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ở

các vùng cao xuống tới 9÷11oC

Bảng 1.1 Đặc trưng nhiệt độ không khí tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010)

Tổng số giờ nắng trung bình toàn tỉnh khoảng 1.500 giờ (tại trạm khí tượng

Cao Bằng) Tháng có số giờ nắng ít nhất là vào tháng I, II, nhiều nhất vào các tháng

VII, VIII, IX

Trang 19

Bảng 1.2 Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng

Lượng bốc hơi hàng năm biến động từ 850 đến 1.000 mm Thường từ tháng XI

đến tháng III năm sau ở tất cả các khu vực lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, gây

nên tình trạng thiếu nước và khô hạn nghiêm trọng

Bảng 1.3 Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng

So với các vùng lân cận khác, độ ẩm không khí của tỉnh Cao Bằng tương đối

thấp, trung bình năm vào khoảng 81% đến 83% Biến trình của độ ẩm nói chung là

độ ẩm lớn nhất thường xảy ra vào giữa mùa hè (tháng VII và VIII) Tháng có độ ẩm

nhỏ nhất thường xảy ra vào các tháng XII và I

Bảng 1.4 Đặc trưng độ ẩm không khí tỉnh Cao Bằng (1977 - 2010)

Trang 20

Trạm Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Toàn bộ đất đai tỉnh Cao Bằng nằm ở địa đầu Đông Bắc của tổ quốc, là nơi

đón các gió mùa Mùa Đông hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và mùa hè là

hướng Đông Nam Tốc độ gió trung bình ở mức bình thường, khoảng 1÷1,2 m/s

Tốc độ gió lớn nhất vào khoảng 20 m/s Hướng gió và tốc độ gió chịu sự ảnh hưởng

của địa hình và hướng núi Tốc độ gió trung bình năm là 0,61,4 m/s, thấp nhất ở

huyện Bảo Lạc do được các dãy núi che chắn Tốc độ gió cao nhất vào tháng III và

tháng IV tốc độ đạt 0,91,8 m/s, tốc độ gió thấp nhất vào tháng VIII từ 0,31,1 m/s

Bảng 1.5 Tốc độ gió trung bình tháng và năm tỉnh Cao Bằng

Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn Cao Bằng

Ngoài các đặc điểm khí hậu, thời tiết như trên thì trên địa bàn tỉnh nhiều khi

cũng xuất hiện sương muối, sương mù, dông tố, mưa đá và đặc biệt là lũ quét ảnh

hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

- Chế độ mưa

Nhìn chung vùng quy hoạch có lượng mưa trung bình năm vào loại thấp, trung

bình vào khoảng 1.540mm/năm Theo số liệu quan trắc, biến động lượng mưa trong địa

Trang 21

bàn tỉnh không lớn lắm, vào khoảng 500mm Vùng ít mưa nhất là Bảo Lạc (huyện Bảo

Lạc) lượng mưa trung bình năm vùng này khoảng 1.240 mm; nơi có lượng mưa trung

bình năm cao nhất là Nguyên Bình (1.764 mm)

Bảng 1.6 Lượng mưa trung bình nhiều năm thời kỳ quan trắc

STT Tên trạm Thời kỳ

tính toán

Năm (mm) STT Tên trạm

Thời kỳ tính toán

Năm (mm)

Theo số liệu thống kê, dân số trung bình năm 2010 của tỉnh có 513.108 người,

mật độ dân số đạt 76 người/km2, trong đó nam có 254.510 người và nữ có 258.598

người; dân số thành thị có 87.045 người và nông thôn có 426.063 người Đơn vị

hành chính có dân số lớn nhất là thị xã Cao bằng với 67.813 người và dân số ít nhất

là huyện Trà Lĩnh với 22.037 người

Bảng 1.7 Dân số năm 2010 phân bố trên địa bàn tỉnh

Trang 22

Giá trị tổng sản phẩm khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng từ

522,41 tỷ đồng năm 2000 lên 662,15 tỷ đồng vào năm 2005 và đạt 687,390 tỷ đồng

năm 2010 (theo giá so sánh 1994), tốc độ tăng trưởng năm 2001 đạt 5,21%, năm

2005 đạt 4,75% và năm 2010 đạt 4,11% Tính chung giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ

tăng trưởng ngành nông nghiệp chỉ đạt 2,85% Vì vậy trong những năm tới cần

chuyển nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh từ khu vực kinh tế nông,

lâm nghiệp và thuỷ sản sang các khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch vụ

- Trồng trọt

Ngành nông nghiệp đã cơ bản giải quyết được lương thực trên địa bàn và đang

tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 đạt

69.091 ha, với sản lượng lương thực có hạt đạt 242.057 tấn, bình quân lương thực

đầu người 472 kg/người/năm

Bảng 1.8 Diễn biến diện tích, sản lượng cây trồng chính của tỉnh

Trang 23

Theo số liệu thống kê cho thấy tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn

tỉnh không đều lúc tăng lúc giảm qua các năm, nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh,

giá cả, thị trường tiêu thụ không ổn định Chăn nuôi còn mang tính chất hộ gia đình,

Trang 24

phân tán và qui mô nhỏ Đến năm 2010, tổng đàn trâu có 109.288 con, đàn bò

129.785 con, lợn 340.799 con, gia cầm có 2.146.674 con

Bảng 1.9 Hiện trạng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Cao Bằng năm 2010

Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2006 đạt 123,906 tỷ đồng, đến năm 2010 chỉ

đạt 142,099 tỷ đồng (giá so sánh) Diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2006 đạt

1.489 ha, năm 2010 tăng lên 1.757 ha Về khai thác lâm sản, năm 2006 khai thác

được 23,399 nghìn m3 gỗ, năm 2010 khai thác được 23,677 nghìn m3 (chủ yếu khai

thác rừng khoanh nuôi, tái sinh phục hồi của hộ gia đình)

Đã quy hoạch được 3 loại rừng, trong đó diện tích rừng đặc dụng là 10.868,92

ha, rừng phòng hộ là 496.490,51 ha, rừng sản xuất là 26.960,03 ha Toàn tỉnh đã thu

hút 7 doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng sản xuất gắn với chế biến (ván dăm, bột

giấy) với diện tích đã thực hiện 2.980 ha/23.700 ha, góp phần giải quyết việc làm

cho một bộ phận nhân dân ở vùng dự án

Trang 25

Với kết quả sản xuất lâm nghiệp như trên, đến nay tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh

đạt 51,0%, đảm bảo mức cân bằng sinh thái của một tỉnh miền núi

- Ngành thuỷ sản

Theo số liệu thống kê cả tỉnh có 1.700 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng

thủy sản Ngoài ra còn có thể cải tạo ruộng trũng để mở rộng diện tích thủy sản,

nhưng mới khai thác được một phần nhỏ Diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng

thủy sản có xu hướng giảm nhẹ qua các năm Năm 2006 diện tích nuôi trồng 347,8

ha, sản lượng 263,4 tấn Đến năm 2010 diện tích nuôi trồng giảm xuống còn 316,29

ha, nhưng sản lượng nuôi trông tăng lên sản lượng 265,35 tấn Tổng sản phẩm

ngành thủy sản năm 2006 mới đạt 2.774 triệu đồng, năm 2010 đã đạt 2.782 triệu

Trang 26

Tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 1.629 cơ sở sản xuất công nghiệp thu

hút 10.422 lao động, trong đó có 1.628 cơ sở thuộc khu vực kinh tế trong nước và

01 cơ sở thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các cơ sở công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu tại thị xã Cao Bằng (25,7% tổng số CSSX

với số lao động chiếm 57,5% tổng số lao động hoạt động trong các CSSX) và các

huyện Hoà An (11,7% CSSX, 8,22% lao động), Quảng Uyên (27,4% số CSSX,

8,56% lao động) Trong số 1.629 CSSX của tỉnh có phần lớn là các CSXX trong

lĩnh vực chế biến với 1.462 cơ sở (chiếm 89,7%), trong đó chế biến thực phẩm có

271 cơ sở (chiếm 16,6%), sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại có 250 cơ sở

(chiếm 15,3%); tiếp đến là các cơ sở khai thác với 157 cơ sở (chiếm 9,64%)

Bảng 1.11 Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2010

Hạng mục

Số CSSX (cơ sở)

Cơ cấu (%)

Số lao động (người)

Cơ cấu (%) Phân theo ngành công nghiệp 1629 100 10422 100

Cung cấp nước, hoạt động thu gom và xử lý rác thải 7 0,43 470 4,51

Phân theo huyện thị 100 10687 100

Trang 27

- Du lịch

Tiềm năng du lịch của Cao Bằng khá phong phú và đa dạng, ở đây có nhiều

địa danh nổi tiếng như: Khu di tích lịch sử hang Pác Pó, Đông Khê, thác Bản Dốc,

hang động Ngườm Ngao, thành nhà Mạc, nhà thờ Nùng Chí Cao, đèo Mã Phục

Ngoài ra các cửa khẩu Tà Lùng, Hùng Quốc, Sóc Hà là nơi giao lưu văn hoá du lịch

với nước bạn Trung Quốc

- Giao thông

Hiện tại mạng lưới giao thông ở Cao Bằng chủ yếu là đường bộ

+ Quốc lộ: có 4 tuyến với tổng chiều dài 367 km

+ Tỉnh lộ: bao gồm các tuyến 201, 202, 204, 205,…tổng chiều dài là 550

km

+ Hệ thống huyện lộ: tổng chiều dài của hệ thống huyện lộ là 930 km

Ngoài ra tỉnh có mạng lưới đường giao thông nông thôn được xây dựng đạt

tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn, trong đó đã nhựa hóa trên 280 km/677 km

- Giáo dục và đào tạo

Mạng lưới giáo dục của tỉnh trong những năm qua liên tục được củng cố, cơ sở

vật chất các trường từng bước được xây dựng và kiên cố hóa

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Tính đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 312 cơ sở y tế với tổng số

2.041 giường bệnh Tỉnh đã được đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ y bác sỹ đồng

thời tăng cường các thiết bị y tế hiện đại

1.1.6.2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng

* Phương hướng chung:

Căn cứ vào tình hình thực hiện giai đoạn trước, Nghị quyết Đại hội đại biểu

Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định mục tiêu

phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2015

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn

2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 282/2006/QĐ-TTg

Trang 28

ngày 20 tháng 12 năm 2006, đưa ra các chỉ tiêu phát triển chủ yếu giai đoạn 2016 –

2020

* Kế hoạch, phương hướng cụ thể:

- Kế hoạch sử dụng đất trong nông nghiệp

Theo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và kế

hoạch sử dụng đất đến năm 2015, diện tích đất sản xuất nông nghiệp dự kiến bị thu

hẹp để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển

kinh tế của tỉnh

Dự báo trong thời kỳ 2011 - 2020 diện tích đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục

giảm khoảng 2.980 ha để chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp

Bảng 1.12 Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Cao Bằng

Nguồn: Nghị quyết 75/2011/HĐ-HĐND, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Cao Bằng đến 2020

- Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp

Theo quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn định hướng giai đoạn 2011 -

2020 tỉnh Cao Bằng xác định: Phát triển nông nghiệp hàng hóa tại các vùng trọng

điểm trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã và hộ gia đình

gắn liền với chế biến để sản xuất ra các mặt hàng chủ lực (đường kính, chè đắng,

sản phẩm từ gỗ, tre, trúc ) cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài tỉnh Tập

trung phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp, thủy sản, chuyển đổi nhanh cơ cấu giữa

trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ KHKT theo hướng ứng dụng công nghệ thích hợp

Trang 29

nhằm tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa cao trên một đơn vị diện tích, một ngày công

lao động và hiệu quả của vốn đầu tư

Chủ yếu sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn

quả, cây thực phẩm (rau, đậu các loại), cây làm thuốcvà phát triển chăn nuôi

- Định hướng phát triển chăn nuôi

Tỉnh Cao Bằng phấn đấu cơ cấu giá trị chăn nuôi trong ngành nông nghiệp tăng từ

30,55% lên 35,77% năm 2015 và tăng lên 42,74% năm 2020 Tập trung phát triển đồng

cỏ, tổ chức chăm nuôi bò nhốt chuồng, tận dụng thức ăn từ vùng nguyên liệu mía, ngô để

phát triển chăn nuôi bò Phát triển lợn hướng nạc tại vùng ven Thị xã, trung tâm cụm xã

và các Thị trấn huyện nơi đông dân cư Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại

Bảng 1.13 Quy hoạch đàn gia súc, gia cầm tỉnh Cao Bằng đến năm 2015 và 2020

- Quy hoạch phát triển thủy sản

Theo quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn tỉnh Cao Bằng đến năm

2020, tỉnh đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản, trong đó tập trung mở rộng diện tích

nuôi trồng thủy sản lên 800 ha năm 2015 và 900 ha lên 2020 Tuy nhiên, trong

những năm gần đây, ngành thủy sản của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong phát

triển diện tích nuôi trồng thủy sản nên diện tích nuôi trồng thủy sản được tính toán ở

mức duy trì khoảng 441 ha trong giai đoạn 2011 - 2020

Trang 30

Bảng 1.14 Quy hoạch diện tích mặt nước (ha) nuôi trồng thủy sản tỉnh Cao Bằng

STT Thị xã, huyện Năm 2010 Năm 2020

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2010,

- Phương hướng phát triển công nghiệp

Quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp, từng bước hình thành và phát triển

các khu, cụm công nghiệp của tỉnh tại Đề Thám, Hưng Đạo, Chu Trinh, Tà Lùng,

khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chế biến sâu các loại khoáng sản sắt,

mangan, thiếc, boxit Xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ kết hợp làm thuỷ

lợi, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông

lâm sản, các ngành công nghiệp nhẹ, phát triển các ngành nghề ở nông thôn, Nâng

cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công

nghệ, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

Bảng 1.15 Quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Cao Bằng

TT Khu công nghiệp Địa điểm Ngành nghề

Diện tích (ha) Năm

4 CNN Thông Huề TT Trùng khai thác, chế biến - 50 50

Trang 31

TT Khu công nghiệp Địa điểm Ngành nghề

Diện tích (ha) Năm

6 CNN Miền Đông 1 TT Tà Lùng cơ khí chính xác, điện tử, CNTT, hàng tiêu

- 10 10

8 Điểm TTCN thị

trấn Quảng Uyên TT Uyên Quảng

chế biến lâm sản thực phẩm, cơ khí, khai thác khoáng sản

9 Điểm CN Trà Lĩnh TT Quốc Hùng

chế biến lâm sản thực phẩm, cơ khí, khai thác khoáng sản - 3 3

chế biến lâm sản thực phẩm, cơ khí, khai thác khoáng sản

chế biến lâm sản thực phẩm, cơ khí, khai thác khoáng sản

chế biến lâm sản thực phẩm, cơ khí, khai thác khoáng sản

- 15 15

14 CNN thị trấn Bảo

Lâm

TT Pắc Miều

chế biến lâm sản thực phẩm, cơ khí, khai thác khoáng sản

1.2.1 Tổng quan các tiểu lưu vực sông nội tỉnh Cao bằng

Dựa vào điều kiện địa hình, điều kiện kinh tế xã hội và các điều kiện về thủy

văn, nguồn nước, tập tục canh tác ở từng khu vực trong vùng nghiên cứu Để thuận

lợi trong việc đánh giá nguồn nước cũng như nhu cầu sử dụng nước, vùng nghiên

cứu được chia thành 4 vùng cân bằng theo 4 lưu vực sông gồm 10 tiểu khu, đó là:

Trang 32

- Lưu vực sông Gâm, gồm 3 tiểu khu:

+ Tiểu khu thượng sông Gâm: bao trùm diện tích của 12 xã của huyện Bảo Lạc

+ Tiểu khu sông Nho Quế: gồm 3 xã huyện Bảo Lâm

+ Tiểu khu hạ sông Gâm: gồm 11 xã huyện Bảo Lâm, 3 xã huyện Bảo Lạc và

3 xã huyện Nguyên Bình

- Lưu vực sông Bằng Giang, gồm 5 tiểu khu:

+ Tiểu khu thượng sông Bằng: gồm 19 xã huyện Hà Quảng, 5 xã huyện Hòa An

+ Tiểu khu giữa sông Bằng: gồm 7 xã huyện Trà Lĩnh, 6 xã huyện Hòa An, 6

xã của thị xã Cao Bằng

+ Tiểu khu hạ sông Bằng: gồm 12 xã huyện Thạch An, 3 xã thuộc thị xã Cao

Bằng, 3 xã huyện Hòa An, 8 xã huyện Quảng Uyên, 6 xã huyện Phục Hòa

+ Tiểu khu sông Dẻ Rào: gồm 2 xã huyện Bảo Lạc, 9 xã huyện Nguyên

Bình, 4 xã huyện Hòa An, 11 xã huyện Thông Nông

+ Tiểu khu sông Hiến: gồm 8 xã huyện Nguyên Bình, 4 xã huyện Thạch An,

3 xã huyện Hòa An, 2 xã của thị xã Cao Bằng

- Lưu vực sông Bắc Vọng: gồm 3 xã huyện Trà Lĩnh, 9 xã huyện Quảng Uyên,

6 xã huyện Trùng Khánh, 10 xã huyện Hạ Lang, 3 xã huyện Phục Hòa

- Lưu vực sông Quây Sơn: gồm 14 xã thuộc huyện Trùng Khánh, 4 xã thuộc

huyện Hạ Lang

1.2.2 Đặc điểm tài nguyên nước

1.2.2.1 Tài nguyên nước mưa

Mùa mưa vùng nghiên cứu bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào cuối tháng IX,

các tháng còn lại là mùa khô, mưa ít Lượng mưa mùa mưa chiếm tỷ trọng lớn so

với lượng mưa cả năm (chiếm khoảng từ 75÷82% tổng lượng mưa năm)

- Sau mùa mưa là các tháng ít mưa, lượng mưa trung bình các tháng mùa khô

rất nhỏ (dưới 100 mm/tháng) Tháng ít mưa nhất thường là tháng XII, lượng mưa

trung bình tháng này khoảng 15÷40 mm/tháng Có những nơi hầu như cả tháng

không có mưa Lượng mưa trong cả mùa khô chỉ chiếm khoảng 18÷25% tổng lượng

mưa năm

Trang 33

1.2.2.2 Tiềm năng tài nguyên nước mưa

Do tỉnh Cao Bằng bị chia cắt bởi địa hình núi, nên phân bố mưa của tỉnh khá

phức tạp Để tính toán được lượng mưa bình quân rơi trên địa bàn tỉnh, học viên sử

dụng phương pháp tính lượng mưa bình quân theo đường đẳng trị mưa theo công

thức sau:

F

X X f X

n

i

i i i

Trong đó:

X : Lượng mưa bình quân trên lưu vực (mm)

fi : Diện tích nằm giữa hai đường đẳng trị có lượng mưa tương ứng Xi và

Xi+1

Theo công thức trên, lượng mưa trung bình năm cho từng tiểu lưu vực tính

toán được thống kê trong bảng 1.16

Tổng lượng nước mưa trên toàn tỉnh là 10,1 tỷ m3, trung bình mỗi km2 là 1,5

triệu m3/km2, Khu vực có tiềm năng nước mưa lớn nhất là khu sông Dẻ Rào và sông

Hiến với lượng mưa sinh ra trên 1km2 lưu vực đạt 1,56 -1,58 triệu m3, khu vực có

tiềm năng nước mưa nhỏ nhất là khu thượng sông Gâm và hạ sông Bằng với lượng

mưa chỉ đạt 1,43 triệu m3/km2

Bảng 1.16 Tổng hợp trữ lượng nước đến từ mưa tỉnh Cao Bằng

STT Tên tiểu lưu vực Diện tích

(km 2 )

Lượng mưa/lưu vực (mm)

Tổng lượng nước từ nước mưa (10 6 m 3 )

Lượng nước sinh ra trên 1 km 2 (10 6 m 3 )

Trang 34

STT Tên tiểu lưu vực Diện tích

(km 2 )

Lượng mưa/lưu vực (mm)

Tổng lượng nước từ nước mưa (10 6 m 3 )

Lượng nước sinh ra trên 1 km 2 (10 6 m 3 )

Tỉnh Cao Bằng 6.717 1.500 10.096 1,50

Nguồn: Dự án “Quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng đến năm

2020” theo Theo quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2012 của chủ tịch UBND

tỉnh Cao Bằng

1.2.2.3 Tài nguyên nước mặt

* Đặc điểm dòng chảy năm

Chế độ thuỷ văn của vùng chịu sự ảnh hưởng của các điều kiện về địa hình và

khí hậu rất rõ rệt Cao Bằng có đặc điểm là địa hình núi đá vôi chia cắt nên có mạng

lưới sông suối tương đối dày và còn có nhiều hang động Kasrt, có nhiều điểm mất

nước và mỏ nước Do điều kiện khí hậu của vùng khó khăn về lượng mưa ít, nên

lượng dòng chảy cũng không được phong phú, đây là một trong những điều kiện

khó khăn cho việc cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trên lưu

vực sông Bằng

Hầu hết các vùng có mô đuyn dòng chảy năm rất nhỏ Mô đuyn dòng chảy

năm trung bình phụ thuộc vào từng vùng, phụ thuộc vào điều kiện hình thành dòng

chảy từng khu vực cụ thể Những nơi nhiều nước và ít nước trong vùng qui hoạch

chênh lệnh nhau tương đối lớn Vùng hiếm nước nhất vẫn là lục khu (Hà Quảng),

Bản Co mô đuyn dòng chảy tại Bản Co chỉ có 18,6 l/s/km2 Nơi có lượng dòng

chảy nhiều nhất vùng là hạ lưu sông Bằng và Nà Vường - sông Vi Vọng Mô đuyn

dòng chảy các vùng này khoảng 30¸32 l/s/km2 Còn các vùng khác mô đuyn dòng

chảy trung bình khoảng trên 20 l/s/km2 Từ số liệu đo đạc của các trạm thuỷ văn

thấy tuy các trạm khống chế những lưu vực không lớn lắm nhưng ở các trạm có hệ

số biến động dòng chảy ở mức độ vừa phải (Cv từ 0,25 đến 0,40) Hệ số bất đối

xứng Cs phụ thuộc từng trạm và từng vùng, phạm vi biến đổi khoảng (2¸3,5)Cv

Trang 35

Dựa vào số liệu thuỷ văn, bản đồ địa hình, sự phân bố mưa học viên phân vùng

quy hoạch ra các vùng thuỷ văn như sau:

Vùng I: Vùng lưu vực sông Bằng, vùng này năm giữa tỉnh Cao Bằng, một bên

là hệ thống Lô Gâm, một bên là lưu vực Quây Sơn Trong vùng này lại chia ra hai

vùng nhỏ như sau:

Vùng I.1: Vùng lưu vực sông Hiến, một phụ lưu lớn của Bằng Giang, vùng này

bao gồm một phần huyện Thạch An, Quảng Hoà và Hoà An Lấy số liệu trạm Đức

Thông làm đại diện cho vùng này, kết hợp số liệu trạm Đức Thông để tính toán

Vùng I.2: Phần lưu vực sông chính Bằng Giang, phần này kéo dài từ Hà Quảng

về đến thị xã Cao Bằng, xuống Quảng Hoà Lưu vực bao gồm cả một phần của

Thông Nông và Nguyên Bình Vùng này lấy số liệu trạm thuỷ văn Cao Bằng, Tà Sa

để phục vụ tính toán

Vùng II: Vùng lưu vực sông Bắc vọng và Vi vọng, địa phận vùng này bao

gồm một phần huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hoà Do địa hình

vùng này tương đối thấp, khuất gió cho nên dòng chảy tương đối nhỏ, lấy trạm Bản

Co và Nà Vường làm trạm đại diện vùng này để tính toán

Vùng III: Vùng lưu vực sông Gâm nằm trọn trong hai huyện Bảo lâm và Bảo

Lạc sẽ dùng tài liệu trạm thủy văn Bảo Lạc và Bắc Mê để tính toán

Vùng IV: Vùng lưu vực sông Quây Sơn, địa phận vùng này gồm một phần

huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, lấy trạm Bản Giốc làm trạm đại diện và tính toán

Như vậy, về cơ bản học viên đã phân vùng dòng chảy ra các khu vực như trên

Mỗi vùng có những đặc trưng thuỷ văn riêng cho vùng đó Sau đây là một số đặc

điểm thuỷ văn của các trạm chính trong tỉnh Cao Bằng

Bảng 1.17 Phân phối dòng chảy năm trung bình một số trạm

Trang 36

Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng

Bảng 1.18 Phân phối mô đuyn dòng chảy năm trung bình một số trạm

Trang 37

Nguồn: Trung tâm Tư liệu khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng

* Trữ lượng tài nguyên nước mặt

Theo hướng dẫn của QPTL C-6-77, trị số dòng chảy bình quân nhiều năm của

lưu vực nghiên cứu có thể được tính theo bản đồ mô đuyn dòng chảy bình quân

nhiều năm Trị số dòng chảy năm của lưu vực tính toán được xác định bằng phương

pháp nội suy đường thẳng giữa các đường đồng mức dòng chảy cho điểm trọng tâm

lưu vực nghiên cứu, trong trường hợp lưu vực bị cắt bởi một số đường đồng mức,

dòng chảy được tính theo công thức:

Mcp =

F

FM

FMF

M1 1 + 2 2 + + n n

Trong đó:

+ F1, F2, …Fn: Các diện tích bộ phận nằm giữa các đường đồng mức kế nhau

(km2)

+ M1, M2, … Mn: Giá trị mô số dòng chảy trung bình nhiều năm tương ứng

với các phần diện tích trên (l/s.km2)

+ F: Diện tích toàn bộ lưu vực (km2)

Dựa trên tài liệu đo đạc thủy văn, xây dựng bản đồ mô đuyn dòng chảy bình quân

nhiều năm và áp dụng QPTL C-6-77, tiềm năng nước mặt tỉnh Cao Bằng trung bình năm

khoảng 10,5 tỷ m3, trong đó phần từ bên ngoài chảy vào là 5,4 tỷ (Trung Quốc chảy sang

là 3,5 tỷ m3, sông Nho Quế chảy từ Hà Giang sang là 1,9 tỷ) và lượng dòng chảy trên

tỉnh Cao Bằng đạt 5,1 tỷ m3 Nếu chỉ tính lượng dòng chảy sinh ra trên tỉnh Cao Bằng thì

với dân số tỉnh tính đến năm 2010 đạt 513.108 người [11], tổng lượng dòng chảy trên

đầu người trung bình của tỉnh Cao Bằng đạt 9.921 m3/năm, thấp nhất là 5.908 m3/năm tại

khu giữa sông Bằng và lớn nhất là 13.572 m3/năm tại khu thượng sông Gâm Như vậy tỷ

lệ dòng chảy trên đầu người của tỉnh Cao Bằng thuộc loại cao, tuy nhiên, so với dòng

chảy trung bình sản sinh trên nước ta vào khoảng 30 l/s.km2, lượng dòng chảy sinh ra

trên các sông ở tỉnh Cao Bằng là khá thấp, có nơi nằm trong ngưỡng thiếu nước, được

tổng hợp tại bảng 1.19

Bảng 1.19 Dòng chảy năm và tổng lượng dòng chảy năm sinh ra trên các tiểu lưu vực

Trang 38

STT Tên tiểu lưu vực Diện

tích

M o mođuyn dòng chảy(l/s/km 2 )

Q o

lưu lượng (m 3 /s)

W o

Tổng lượng (10 6 m 3 )

Dân số

2010 (người)

W o trên đầu người (m 3 /người)

Trang 39

STT Tên tiểu lưu vực Diện

tích

M o mođuyn dòng chảy(l/s/km 2 )

Q o

lưu lượng (m 3 /s)

W o

Tổng lượng (10 6 m 3 )

Dân số

2010 (người)

W o trên đầu người (m 3 /người)

- Chất lượng nước tại các hồ chứa, đập dâng

Các hồ chứa/đập dâng nhỏ phần lớn nằm trên các vùng núi có độ dốc tương

đối lớn Nguồn nước các hồ, đập này chủ yếu dùng cho tưới, một số ít cho phát

điện Chất lượng nước tại ao, hồ, suối nhỏ trên địa bàn tỉnh còn khá tốt, tuy nhiên

kết quả phân tích chất lượng nước tại một số hồ lớn những năm gần cho thấy đã có

một số chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn

Hình 1.2 Diễn biến BOD5 tại một số hồ trên tỉnh

Nguồn [Trạm Quan trắc môi trường tỉnh Cao Bằng]

- Chất lượng nước trên các sông chính

Theo các kết quả quan trắc từ năm 2006 đến đầu năm 2010 cho thấy chất

lượng nước tại đầu nguồn các con sông còn khá tốt, nồng độ các chất ô nhiễm tăng

Trang 40

lên dần về hạ lưu các con sông nơi đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp Đặc biệt tại những đoạn sông có khai thác vàng sa khoáng, cát, cuội,

sỏi và những đoạn sông tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động khai thác khoáng

sản thì độ đục, TSS tại đây cao hơn trên thượng nguồn rất nhiều lần

Hình 1.3 dưới đây cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm nước sông Bằng tăng

cao tại các đoạn có nhiều xuồng khai thác cát sỏi, khu vực tập trung dân cư Hàm

lượng TSS tại đầu nguồn (huyện Hòa Quảng, Hòa An) thấp hơn đoạn hợp lưu giữa

sông Bằng với sông Hiến (thị xã) rất nhiều Tại khu vực thị xã Cao Bằng nước sông

có nồng độ BOD5 và COD cao hơn các khu vực khác

Hình 1.3 Kết quả phân tích nước sông Bằng Giang tại một số huyện, thị (2009)- So

sánh với Quy chuẩn Việt Nam

Nguồn [ Trạm Quan trắc môi trường tỉnh Cao Bằng]

Nồng độ các chất ô nhiễm tại sông suối trong tỉnh cũng khác nhau, một số con

sông không chảy qua địa phận thị xã, thị trấn hoặc không tiếp nhận nguồn nước thải

từ các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn khá trong sạch mặt khác tại

một số sông suối như sông Thể Dục, sông Hiến, đoạn sông Bằng Giang tại khu vực

thị xã có hàm lượng TSS rất cao ngoài ra nồng độ một số chất ô nhiễm khác cũng

vượt Quy chuẩn Việt Nam

Ngày đăng: 01/04/2021, 07:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2011. Quyết định 1116/QĐ- BNN-TCTL ngày 26 tháng 5 năm 2011 về Tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng Khác
[2]. Bộ Xây dựng. 2002. TCXDVN 285:2002 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế Khác
[3]. Bộ Xây dựng. 2006. TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình Khác
[4]. Bộ Xây dựng. 2010. Quyết định số 926/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Cao Bằng. tỉnh Cao Bằng là đô thị loại III Khác
[5]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2009. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020 Khác
[6]. Công ty TNHH một thành viên thủy nông Cao Bằng. 2010. Báo cáo khai thác sử dụng nước mặt các công trình do công ty TNHH một thành viên thủy nông Cao Bằng quản lý Khác
[7]. Cục thống kê Cao Bằng. 2011. Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng năm 2010 Khác
[8]. Dự án Báo cáo hiện trạng khai thác sử dụng và xả thải vào nguồn nước tỉnh Cao Bằng, thuộc đề án “Điều tra, đánh giá nguồn NDĐ khu vực trung du, miền núi Bắc bộ Khác
[9]. Dự án “Quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 Khác
[10]. Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng. 2011. Nghị quyết số 65/2011/NQ- HĐND về việc thông qua Quy hoạch thăm dò. khai thác. chế biến khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015. có xét đến năm 2020 Khác
[11]. Sở Công thương. 2009. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2015. định hướng đến 2020 Khác
[12]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng. 2005. Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn thời kỳ 2006 - 2020 Khác
[13]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng. 2010. Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Cao Bằng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
[14]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng. 2011. Công văn số /SNN-TL trả lời công văn số 974/STNMT-N.KTTV của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng về việc đề nghị cung cấp tài liệu và phối hợp làm việc Khác
[15]. TCVN 4454:1987 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư ở xã. hợp tác xã - Tiêu chuẩn thiết kế Khác
[16]. Thủ tướng Chính phủ. 2006. Quyết định số 282/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020 Khác
[17]. Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng Khác
[18]. UBND tỉnh Cao Bằng. 2005. Báo cáo thuyết minh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Cao Bằng Khác
[19]. UBND tỉnh Cao Bằng. 2011. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Cao Bằng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w