Bài thảo luận công nghệ và các ứng dụng
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Phần I: Sự phát triển của công nghệ. 1. Giới thiệu chung về công nghệ: - Công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn một định nghĩa. Một trong số đó là phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. - Công nghệ (có nguồn gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn") là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người. Tuỳ vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu: • công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề; • các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một vấn đề; • Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau. - Thuật ngữ công nghệ thông thường được đặc trưng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã được khoa học phát hiện ra gần đây nhất. Tuy nhiên, thậm chí cả phát minh cổ nhất như bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ. - Một định nghĩa khác - được sử dụng trong kinh tế học - xem công nghệ như là trạng thái hiện tại của các kiến thức của chúng ta trong việc kết hợp các nguồn lực để sản xuất các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của Ebook.VCU – www.ebookvcu.com chúng ta về việc sản xuất như thế nào). Như vậy chúng ta có thể thấy các thay đổi công nghệ khi kiến thức kỹ thuật của chúng ta tăng lên. Các lĩnh vực công nghệ chính: Các lĩnh vực công nghệ chính Khoa học ứng dụng Khảo cổ học · Trí thông minh nhân tạo · Kỹ thuật gốm · Công nghệ máy tính · Điện tử · Năng lượng · Dự trữ năng lượng · Vật lý kỹ thuật · Khoa học kỹ thuật môi trường · Công nghệ môi trường · Khoa học Fisheries · Khoa học vật liệu · Công nghệ micro · Công nghệ nano · Công nghệ hạt nhân · Kỹ thuật quang học · Vật lý hạt · Động vật học Thông tin Công nghệ thông tin · Đồ họa · Công nghệ truyền thông · Nhận dạng giọng nói · Công nghệ nghe nhìn · Phân loại học · Thông tin Công nghiệp Xây dựng · Financial engineering · Đánh cá · Công nghệ công nghiệp · Sản xuất · Chế tạo máy · Khai khoáng · Thông tin kinh doanh Quân sự Đạn dược · Bom · Kỹ thuật đánh trận · Kỹ thuật quân sự · Công nghệ và thiết bị quân sự · Kỹ thuật thủy quân Dân dụng Công nghệ giáo dục · Dụng cụ gia đình · Công nghệ dân dụng · Công nghệ thực phẩm Kỹ thuật Hàng không · Nông nghiệp · Kiến trúc · Audio · Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Tự động · Sinh họcl · Sinh hóa · Y sinh · Công nghệ sinh học · Truyền thanh · Tòa nhà văn phòng · Gốm · Hóa học · Xây dựng dân dụng · Máy tính · Xây dựng · Điều khiển · Cryogenic · Điện · Điện tử · Công nghệ kỹ thuật · Kỹ thuật sách tạo · Môi trường · Thực phẩm · Gen · Thủy lực · Công nghiệp · Vật liệu · Cơ khí · Cơ điện · Luyện kim · Khai thác mỏ · Công trình biển · Hệ thống · Hạt nhân · Biển · Ontology · Quang học · Dầu khí · Sóng Radio · Phần mềm · Kết cấu · Mạng lưới · Kỹ thuật viên · May mặc · Mô · Giao thông Y tế An toàn lao động Y sinh học · Tin sinh học · Công nghệ sinh học · Thông tin hóa học · Kỹ thuật phòng cháy · Y tế Công nghệ · Công nghệ dược · Dinh dưỡng · Dược phẩm · Kỹ thuật an toàn · Kỹ thật vệ sinh Vận tải Hàng không · Kỹ thuật hàng không · Kỹ thuật tự động · Kỹ thuật biển · Motor vehicle · Công nghệ vũ trụ Công nghệ xây dựng Công nghệ dệt may ==Định nghĩa kỹ thuật và công nghệ theo kinh tế học • Kỹ thuật là một cách kết hợp cụ thể các yếu tố đầu vào để sản xuất các yếu đầu ra. • Công nghệ là một loại các kỹ thuật đã biết. 2 .Sự phát triển của công nghệ và sự hình thành “tri thức”: a. Sự phát triển của công nghệ thông tin: Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu thông tin cao là những dấu hiệu cho thấy Internet sẽ bùng nổ tại châu Á. Theo nghiên cứu của tác giả Peng Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Hwa Ang thuộc Trường đại học công nghệ Nanyang (Singapore), Internet chỉ mới bắt đầu phát triển tại châu Á vào năm 1995. Nhật Bản là một “đại gia Internet” ở châu Á. Ban đầu, Nhật còn chậm tiến vào Internet. Đến năm 1989 các trường đại học đầu tiên của Nhật mới nối mạng. Đến năm 1991, khi các công ty Mỹ dùng Internet cho các hoạt động thương mại, Internet mới bắt đầu phát triển mạnh tại Nhật. Internet ở Nhật thực sự thăng hoa với các ứng dụng thương mại vào giữa năm 1994. Trung Quốc - nước đi tiên phong về “luật Net” Trung Quốc là một người mới đến với Internet. Năm 1993, Viện Vật lý Năng lượng cao Bắc Kinh là tổ chức đầu tiên kết nối mạng Internet ở Trung Quốc. Đến tháng 1/1995, dân chúng Trung Quốc mới truy cập Internet công cộng nhờ sự giúp đỡ của công ty điện thoại đường dài Mỹ Sprint Đến đầu năm 1996, Trung Quốc có hơn 100.000 người dùng Net trong tổng số hơn 1 tỷ dân. Ngày đó, tại 2 thành phố lớn nhất là BắcKinh và Thượng Hải, số thuê bao Internet chỉ đạt khoảng 3000-4000 Internet vào Thái Lan năm 1988, chủ yếu phục vụ mục đích giáo dục và nghiên cứu. Internet chỉ phát triển khi Mạng lưới Nghiên cứu Khoa học Xã hội Thái (ThaiSarn) được thành lập và một kết nối truyền thông vĩnh viễn đến các mạng lưới quốc tế được thiết lập. Năm 1994, dân chúng Thái mới có thể truy cập Internet thông qua công ty Internet Thái Lan thuộc Trung tâm Công nghệ Máy tính và Điện tử quốc gia (NECTEC).Tốc độ tăng trưởng Net châu Á đạt 302%. Theo tạp chí Asia Magazine số ngày 1-3/9/1995, thời điểm đó có khoảng 50 triệu người dùng Internet trên toàn thế giới, ước tính châu Á -chiếm 50% dân số thế giới - có 10%, hay 5 triệu người dùng Internet. Cho đến nay, theo số liệu của Internet World Stats Ebook.VCU – www.ebookvcu.com (http://www.internetworldstats.com), tính đến ngày 30/9/2007, riêng châu Á (56,5% dân số thế giới) có gần 460 triệu người dùng Internet; tỷ lệ thâm nhập trên % dân số là 12,4%; chiếm 36,9% cư dân Net của thế giới; tốc độ tăng trưởng Internet ở châu Á giai đoạn 2000-2007 là 302%. b.Sự hình thành tri thức: Tri thức hay kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh, nhưng lúc nào cũng có liên quan với những khái niệm như hiểu biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi và kích thích trí óc. Môn học về tri thức được gọi nhận thức luận. Trong nhận thức luận, một định nghĩa phổ biến của tri thức là nó bao gồm ba tiêu chí khả tín, xác thực, và chứng minh được. Tri thức là: các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó; là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể;các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu với phát biểu của Plato: tri thức như là "justified true belief". Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức. Tri thức hình thành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này. * Phân loại: Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Tri thức có 2 dạng tồn tại chính là tri thức ẩn và tri thức hiện - Tri thức hiện là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,… thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy. - Tri thức ẩn là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó “mã hóa” và chuyển giao, thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng . VD: Trong bóng đá, các cầu thủ chuyên nghiệp có khả năng cảm nhận bóng rất tốt. Đây là một dạng tri thức ẩn, nó nằm trong mỗi cầu thủ. Nó không thể “mã hóa” thành văn bản, không thể chuyển giao, mà người ta chỉ có thể có bằng cách tự mình luyện tập. * Các hình thức chia sẻ tri thức: Dựa vào sự phân loại tri thức, có thể chia các hình thức chia sẻ tri thức thành bốn dạng chính: - Ẩn - Ẩn: Khi người chia sẻ và người tiếp nhận giao tiếp trực tiếp với nhau (ví dụ: học nghề, giao tiêp, giảng bài .) thì việc tiếp nhận này là từ tri thức ẩn thành tri thức ẩn. Tri thức từ người này không qua trung gian mà chuyển ngay thành tri thức của người kia. - Ẩn - Hiện: Một người mã hóa tri thức của mình ra thành văn bản hay các hình thức hiện hữu khác thì đó lại là quá trình tri thức từ ẩn (trong đầu người đó) trở thành hiện (văn bản, tài liệu, v.v.). - Hiện - Hiện: Tập hợp các tri thức hiện đã có để tạo ra tri thức hiện khác. Quá trình này được thể hiện qua việc sao lưu, chuyển giao hay tổng hợp dữ liệu. Ebook.VCU – www.ebookvcu.com - Hiện - Ẩn: Tri thức từ dạng hiện trở thành dạng ẩn. Điển hình quá trình này là việc đọc sách. Học sinh đọc sách (tri thức hiện) và rút ra được các bài học, tri thức cho mình (ẩn). 3- Nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức và ứng dụng trong ngành quản trị kinh doanh. a- Nhu cầu về hệ thống quản trị tri thức: Trong thời đại phát triển bùng nổ của Công nghệ thông tin(CNTT) và quan hệ hợp tác toàn cầu phát triển mạnh mẽ, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, việc áp dụng tính chuyên nghiệp và các mô hình quản lý sản xuất - kinh doanh chuyên nghiệp - hiện đại thông qua mô hình “Tin học hoá doanh nghiệp” để theo kịp sự phát triển của xã hội là yếu tố cần thiết, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công trong môi trường sản xuất - kinh doanh năng động và đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Con người và những tri thức, ý tưởng mà con người sở hữu có giá trị vô cùng to lớn đối với sự phát triển của một quốc gia. Chúng ta thấy rằng, kinh doanh không chỉ đơn thuần là cạnh tranh, mà còn rất cần đến sự sáng tạo. Sáng tạo và cải tiến giá trị chính là công cụ mạnh nhất để cạnh tranh trong tương lai. Không ai phủ nhận vai trò quan trọng của Internet trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Chỉ 10 năm kể từ ngày Internet ra đời tại Việt Nam, sự phát triển như vũ bão của nó đã tạo ra hàng ngàn các tiện ích cho người sử dụng. Trong đó, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu đã rút ngắn khoảng cách về mặt địa lý giúp Ebook.VCU – www.ebookvcu.com cho hàng triệu học viên trên thế giới có thể tiếp cận nhanh nhất bằng phương thức đào tạo trực tuyến. Tuy mới ra đời chỉ hơn 10 năm nhưng Quản trị tri thức đang trở thành xu hướng toàn cầu. Vị trí của ngành quản trị non trẻ này đã và đang được khẳng định bởi sự thành công của nhiều Tập đoàn hàng đầu thế giới trong việc ứng dụng. Quản trị tri thức thực chất là một quá trình thúc đẩy cải tiến, khơi nguồn ý tưởng, khai thác một cách triệt để nguồn tài sản tri thức trong tổ chức, đồng thời là một quá trình chia sẻ, phát triển, lưu giữ tri thức liên tục nhằm cung cấp đúng lúc, đúng nơi và đúng người với mục đích đưa ra những quyết định nhanh chóng tạo nên những bước phát triển đột phá. Quản trị tri thức là phương thức tối ưu để ngăn chặn “nạn chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp. Với mỗi tổ chức, nhân tài là nguồn tài sản vô giá nhưng cũng đồng thời là một nguồn tài sản đầy biến động. Quản trị tri thức là phương thức tạo nên một tổ chức với những cá nhân năng động, một cấu trúc hệ thống học hỏi không ngừng với khả năng thích ứng cao. Vượt qua những giới hạn của phương thức quản trị truyền thống, quản trị tri thức giúp cho mỗi cá nhân trong tổ chức không ngừng học hỏi, tạo ra động lực tạo lập văn hoá chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức, thúc đẩy yếu tố tự học và tổ chức học tập suốt đời của doanh nghiệp. Trong môi trường văn hóa tri thức đó, khả năng của nhân viên được gia tăng hàng ngày, chất lượng tri thức của tổ chức không ngừng được hoàn thiện Quản trị tri thức góp phần nâng cao khả năng ra quyết định của tổ chức. Trong thời đại ngày nay, thông tin không còn là tài sản độc quyền mà Ebook.VCU – www.ebookvcu.com khả năng sử dụng và biến thông tin thành tri thức, thành sản phẩm mới là yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp Quản trị tri thức là con đường tốt nhất để biến khách hàng thành những người bạn trung thành của doanh nghiệp. Trong quản trị tri thức, các mối quan hệ khách hàng của tổ chức được chia sẻ với tất cả các thành viên. Nhờ quản trị tri thức, mối quan hệ khách hàng của mỗi cá nhân trở thành tài sản chung của doanh nghiệp, ý kiến của khách hàng cũng trở thành tài sản tri thức của tổ chức. Quản trị tri thức ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu của lịch sử. 80 – 95% giá trị của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp không còn nằm ở tài sản hữu hình mà ẩn chứa trong nhân tố con người, vốn tri thức và những ý tưởng kinh doanh. Ở Việt Nam khái niệm vốn tri thức, quản trị tri thức tuy còn mới mẻ và chưa được nhận thức đầy đủ nhưng không phải vì thế chúng ta bỏ qua. Thay đổi hay là chết, hội nhập cùng thế giới, áp dụng quản trị tri thức để trường tồn hay trở thành kẻ bật bãi là sự lựa chọn của mỗi doanh nghiệp Việt Nam. b- Ứng dụng công nghệ trong quản trị kinh doanh. Sự tiến bộ của Công nghệ thông tin tác động mạnh mẽ đối với sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng và cả vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp… Ngày nay, thông tin và tri thức đã và đang trở thành những đầu vào quan trọng của quá trình phát triển. Tất cả các hoạt động kinh tế ngày càng sử dụng nhiều tri thức hơn. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, sự chuyển dịch từ nguồn lực là nguyên vật liệu tới nguồn lực dựa vào tri thức đang mở ra những cơ hội vô cùng to lớn cho các nước đang phát triển Ebook.VCU – www.ebookvcu.com để gia tốc sự phát triển của mình. Đó là vấn đề mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm Hiện có rất nhiều khoa học công nghệ được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khác nhau đều có sự ứng dụng. Như lĩnh vực về tin học có sự ứng dụng về công nghệ thông tin, đó là lĩnh vực cần nhiều sự ứng dụng nhất, và còn rất nhiều các lĩnh vực khác có sự ứng dụng của công nghệ… Hiện nay rất nhiều các công ty, doanh nghiệp sử dụng các phần mềm lập trình cho công việc cũng như cho hệ thống quản lý hành chính. Việc ứng dụng này mang lại hiệu quả cao như: sử dụng các phần mềm chuyên dụng như phần mềm kế toán, phần mềm lập trình của các công ty tin học,phần mềm ứng dụng phân công lịch giảng dạy của giáo viên trong các trường học… Phần II: Ứng dụng của công nghệ trong kinh doanh du lịch: 1. Sự cần thiết ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch: Đối với doanh nghiệp ngành du lịch, việc ứng dụng CNTT có thể đem lại những tác động tích cực như: (1) Tự động hoá một số quá trình kinh doanh chung có ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống như kế toán, lập kế hoạch, quản lý hành chính; (2), Cho phép doanh nghiệp có thể tác động tương tác trong nội bộ, với khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài nhanh hơn, rẻ hơn, chính xác hơn (3) Đem đến cơ hội tái cơ cấu lại một số quy trình quản lý trong doanh nghiệp và do vậy, cải thiện được tính hiệu quả tổ chức