Kiến thức: Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời yêu thương tình nghĩa.. - Nhận thức rõ nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca d[r]
(1)CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA 1 MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1 Kiến thức: Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời yêu thương tình nghĩa
- Nhận thức rõ nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao
1.2 Kỹ năng: Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng của thể loại
1.3 Thái độ: Đồng cảm, chia sẻ với tâm hồn người lao động và yêu quý sáng tác của họ hơn 2 CHUẨN BỊ
2.1 Giáo viên: Thiết kế giáo án, đọc tài liệu, soạn câu hỏi, ra đề kiểm tra… 2.2 Học sinh: Đọc bài ở nhà, đọc tài liệu tham khảo…
3 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1 Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh , bàn ghế… 3.2 Kiểm tra miệng: không kiểm tra
3.3 Tiến trình dạy học :
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
- GV chuẩn bị một ô chữ để trình chiếu gồm các câu hỏi và gợi ý cho câu trả lời - Ô chữ ca dao về đất nước
* Hàng dọc: Ô chữ (từ chìa khóa) gồm 7 chữ cái
* Hàng ngang:
Ngày soạn : 30/9/2017
Lớp dạy : 10A3
Tuần : 8 Tiết : 24
(2)* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi gợi ý để học sinh giải từng ô chữ hàng ngang theo thứ tự
- HS nào hoặc nhóm nào giải được trước thì ghi điểm Kết thức trò chơi, ai hoặc nhóm nào ghi được điểm nhiều nhất sẽ thắng
CÂU HỎI Ô CHỮ
TT Số chữ cái Câu hỏi Đáp án
1 Hàng ngang có 4 chữ cái Bắc Kạn có suối đãi … Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.
Vàng 2 Hàng ngang có 4 chữ cái Nước sông Thao biết bao giờ cạn,
Núi Ba Vì … vạn nào cây.
Biết 3 Hàng ngang có 4 chữ cái Đường vô xứ … quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Nghệ 4 Hàng ngang có 3 chữ cái Cần … gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Thơ 5 Hàng ngang có 3 chữ cái Cao nhất là núi Lam…
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Sơn 6 Hàng ngang có 3 chữ cái Sâu nhất là sông bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc …
Tan 7 Hàng ngang có 4 chữ cái Tháp … đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Mười
V À N G
B I Ế T
N G H Ệ
T H Ơ
S Ơ N
T A N
M Ư Ờ I
Từ khóa: Việt Nam
(3)Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
Cũng từ công trận đó, nhân dân ta còn rút ra “bài học kinh nghiệm” cho quân thù: Đánh giặc thì đánh giữa sông Đừng đánh trong cạn phải chông mà chìm.
- Chiến công của anh hùng Lê Lợi ở đầu thế kỷ XV, chống quân Minh xâm lược, được thể hiện qua vần thơ dân gian:
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra. * Vào bài:
- Em có nhận xét gì về những ô chữ hàng ngang? - Trò chơi ô chữ gợi cho em điều gì?
Lời vào bài: Trong bài Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi có viết : Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
Chúng ta tự hào về những giá trị văn hóa mà cha ông ta đã gìn giữ từ ngàn xưa, trong đó mỗi chúng ta ngồi đây cũng không thể quên được những lời ru ngọt ngào, sâu sắc trong những lời ru của người bà, người mẹ, những lời ru ấy đã chắp cánh thêm cho ta khôn lớn từng ngày Và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những lời ca, tiếng hát ấy qua bài học : Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát
- GV: Ca dao là gì? Đặc điểm của ca dao trữ tình và ca dao hài hước? Nêu nghệ thuật của ca dao?
- HS đọc và trả lời câu hỏi dựa vào Tiểu
I Tìm hiểu chung
- Khái niệm: Ca dao tiếng nói tình cảm của người bình dân
- Về nội dung: Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân
(4)dẫn
- GV: Nêu giá trị của ca dao?
- HS suy luận (Ca dao là những hòn ngọc quý của nhân dân Các nhà thơ, nhà văn học tập được nhiều ở ca dao.)
Thao tác 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
- GV cho HS nhận xét cách đọc của bạn và chia 3 bài ca dao theo chủ đề
Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản
- Yêu cầu HS đọc bài 1 với giọng xót xa - Yêu cầu HS đọc bài 4 với giọng da diết, bài 6 tha thiết, lắng sâu.
- GV đặt vấn đề, HS hoạt động nhóm + N1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài 1 và nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài 1?
+ N2: Theo em có phải chỉ người phụ nữ trong xã hội ngày xưa phụ thuộc mới khổ không? Người phụ nữ ngày nay cần phải làm gì để cuộc sống của mình tốt đẹp? +N3: Bài ca dao 4 có những hình ảnh, ý nghĩa của hình ảnh? Các động từ rơi, chùi, vắt thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
+ N4: Để diễn tả nỗi nhớ nhung của người con gái, tác giả dân gian đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Ý nghĩa của những hình thức nghệ thuật đó?
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa - Nhớ khi khăn mở trầu trao
gần gũi với lời nói hằng ngày; sử dụng nhiều so sánh, ẩn dụ,…
II Đọc - hiểu văn bản 1 Đọc
2 Phân loại
- Bài 1: ca dao than thân
- Bài 4, 6: ca dao yêu thương tình nghĩa
3 Tìm hiểu văn bản a Bài 1
- Mở đầu thân em như: lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ
- Tấm lụa đào : So sánh, ẩn dụ người phụ
nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình
- Phất phơ giữa chợ: bấp bênh, phụ thuộc
sắc đẹp tuổi xuân bị trao đổi mua, bán như một món hàng
- Biết vào tay ai :Thái độ đau đớn, xót xa, không làm chủ được tương lai và số phận của mình trông chờ vào sự may rủi của duyên
kiếp
b Bài 4
- Khăn : nghệ thuật nhân hóa, là vật trao duyên, kỉ niệm
- Động từ : rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt, tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò, nỗi nhớ trải dài theo không gian
- Hình thức điệp cú pháp (lặp 6 lần từ “khăn” ở đầu câu): tô đậm nỗi nhớ dằng dặc, triền miên, da diết
(5)Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình
Vắt dòng là một kỹ thuật của thơ truyền thống lâu đời, có từ thời cổ đại Hy lạp với Homer tác giả 2 tập hùng ca the Iliad and the Odyssey Vắt dòng chỉ có nghĩa là trong một dòng thơ thể luật, có 1 âm tiết, nếu có một câu văn dài hơn 10 âm tiết thì người ta vắt xuống dòng dưới, để bài thơ có hình thể một thể thơ.
Nỗi nhớ trong thơ hiện đại: * “Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến em
Cả trong mơ còn thức”- Xuân Quỳnh
*“Anh nhớ tiếng Anh nhớ hình Anh nhớ ảnh/ Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!” - Xuân Diệu
Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 4: Vận dụng
- GV tổ chức thi hát dân ca
- HS đã chuẩn bị ở nhà, trình bày + Nhóm 1: Lý kéo chài