luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
LỜI MỞ ĐẦU Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau và một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được đó là kế toán. Trong đó hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Vì đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh quyết liệt, khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất một loại sản phẩm nào đó đều cần phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều đó có nghĩa doanh nghiệp phải tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Giá thành sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn. Điều này phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đòi hỏi việc quản lý và hạch toán phải được tiến hành một cách khoa học theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán do nhà nước ban hành, việc hạch toán đúng, đủ, chính xác không chỉ là nhiệm vụ của kế toán mà nó còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sau thời gian thưc tập ở công ty TNHH Thiên Lý với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong công ty đặc biệt là phòng Tài Chính em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập. Do kinh nghiệm thực tiễn không nhiều nên bài báo cáo này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô. 1 Nội dung bài báo cáo của em gồm 3 phần chính: Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Thiên Lý Phần 2: Tình hình thực tế tại công ty TNHH Thiên Lý I. Chính sách kế toán và các chỉ tiêu công ty đã đạt được. II. Thực tế kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Lý. Phần 3: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Lý. PHẦN I Tổng quan về công ty TNHH Thiên lý 2 CÔNG TY TNHH THIÊN LÝ Trụ sở : Dốc Vân, Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội Mã số thuế: 0100831103 Điện thoại: 04.8781725 Fax: 04.8781935 E-mail: Thienlygroup@vnn.vn Vốn điều lệ 10 tỷ đ Ngành nghề kinh doanh: - Hóa mỹ phẩm - Thức ăn chăn nuôi 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty TNHH Thiên Lý thành lập từ 2/1999. 9 tháng hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 99 với măt hàng chủ yếu là kem giặt và chất tẩy rửa công ty đã đạt tổng doanh thu 2,7 tỷ VND. Nộp ngân sách 78,3 triệu đồng trong đó thuế TCDN là 24 triệu đồng. - 10/1999 công ty xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Yên Viên- Gia Lâm- HN. 3/2000 nhà máy đi vào hoạt động và từ đó đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và phát triển. -10/2002 thành lập công ty chế biến thủy sản Thụy Hải ( TNHH 1 thành viên ma` công ty Thiên Lý là chủ sở hữu) và xây dựng một nhà máy chế biến bột cá với công suất 3000 tấn cá tươi / tháng làm nguyên liệu cho sản xuất của công ty và bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thưc ăn thủy sản. Tổng vốn đầu tư là 19,5 tỷ đồng trong đó: số vốn đầu tư máy móc thiết bị là 15.5 tỷ ( 9 tỷ la do quỹ hỗ trợ phát triển cho vay thời hạn 7 năm còn lại là vốn tự có của công ty) và sử dụng lượng vốn lưu động là 4 tỷ đồng. Nhà máy chế biến đi vào hoạt động từ 3/2004. Năm 2004 sản xuất kinh doanh đạt doanh thu 18,8 tỷ đồng, nộp thuế GTGT là 940 triệu đồng. 3 Đến nay công ty Thiên Lý đã xây dựng và phát triển thành mô hình công ty chủ đầu tư và 2 công ty thành viên gồm: - Công ty chế biến thủy sản Thụy Hải có nhà máy chế biến bột cá với công suất 3000 tấn cá tươi / tháng. - Công ty TNHH Thiên Lý Hưng Yên có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất 5000 tấn / tháng. Công ty TNHH Thiên Lý đặt trụ sở kinh doanh tại khu mỏ địa chất- Dốc Vân- Yên Viên- Gia Lâm- HN được ra đời theo quyết định số 3053 GP/ TLDN của UBND thành phố HN, giấy phép số 71166 do sở kế hoạch và đầu tư HN cấp 14/3/1997. Cho phép sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 2.1. Chức năng và nhiệm vụ. Chức năng chủ yếu của công ty là tổ chức sản xuất va kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc và gia cầm theo nguyên tắc tự hạch toán có đầy đủ tư cách pháp nhân. Ngoài ra công ty còn tham gia tư vấn hỗ trợ trang trại, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho nông dân. Sản phẩm chính mà công ty sản xuất là: - Thức ăn đậm đặc dùng cho lợn, gà, vịt. - Thức ăn hỗn hợp dùng cho lợn, gà, vịt. Hiện nay công ty đã sản xuất trên 25 loại thức ăn khác nhau đáp ứng cho từng giai đoạn phát triển của gia súc gia cầm, và được tiêu thụ khắp các tỉnh thành phía Bắc. Công ty đang tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì ngày càng gọn nhẹm, bền đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất. 4 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty hầu như được cơ giới hóa toàn bộ từ khâu đầu vào đến khâu đóng gói ra thành phẩm. Đây là một dây chuyền sản xuất khép kín tất cả các công đoạn đều được tự động hóa. Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi: ( phụ lục 1). 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ( phụ lục 2). 3.2 Chức năng từng bộ phận. - Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất về pháp lý trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tổng giám đốc có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ huy các giám đốc của các phòng ban đồng thời trực tiếp chỉ huy các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phó tổng giám đốc: là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mà tổng giám đốc đề ra và giao cho, được ủy quyền thay mặt điều hành công ty khi tổng giám đốc đi vắng. - Các giám đốc của các phòng ban bao gồm: GĐ phòng kinh doanh, GĐ phòng kĩ thuật, trưởng phòng tài chính . với vai trò là trợ lý đắc lực cho tổng giám đốc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp hay gián tiếp của tổng giám đốc. Các trợ lý này chỉ đạo trực tiếp từng bộ phận từng phòng ban thuộc quyền chỉ đạo của mình. - Phòng kinh doanh: là bộ phận quan trọng quyết định vốn để sản xuất sản phẩm. Từ việc cung cấp đầu vào như: nguyên vật liệu, nhiên liệu và các trang thiết bị theo yêu cầu, đầu tư và phát triển phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. + Xây dựng, lập kế hoạch chiến lược nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng tháng, quý, năm. 5 + Lập kế hoạch, tổ chức vận chuyển và kiểm soát các hoạt động mua bán. + Thu thập thông tin, đánh giá các nhà cung ứng nguyên vật liệu và các nhà phân phối sản phẩm. + Soạn thảo hoạt động kinh tế mua và bán. +Thu thập các phản ánh, khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hàng hóa. - Phòng kỹ thuật: tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng phục vụ sản xuất các công nghệ hiện đại tiên tiến. Là bộ phận trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình vận hành dây truyền sản xuất, đồng thời xử lý các tình huống kỹ thuật. - Phòng tài chính: tổ chức hạch toán tại phân xưởng của công ty đảm bảo cho công ty có lãi. Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, nắm bắt kịp thời trung thực. 4. Tổ chức công tác kế toán. 4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý, điều kiện và trình độ quản lý trên cơ sở nội dung nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán. Hình thức tổ chức kế toán mà công ty TNHH Thiên Lý áp dụng là hình thức tổ chức hạch toán tập trung. Theo phương pháp hạch toán kế toán tập trung ở công ty có một phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán. Nhiệm vụ chung của phòng là lập và thực hiện tốt kế hoạch tài chính tính toán và ghi chép chính xác về nguồn vốn và tài sản cố định. Chứng từ và các loại vốn bằng tiền, tiền vay. Lập các báo cáo kế toán kịp thời, đầy đủ chính xác. Còn ở các phân xưởng sản xuất không có nhân viên kế toán mà chỉ có các nhân viên kinh tế làm thống kê phân xưởng sản xuất để lập và thu thập chứng từ về hoạt động 6 sản xuất ở phân xưởng, sau đó chuyển lên phòng kế toán để xử lý và hạch toán. 4.2. Tổ chức bộ máy kế toán ( phụ lục 3). Bộ máy kế toán của công ty hiện nay được tổ chức cụ thể như sau: - Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ các thông tin kinh tế, kiểm tra hoạt động của nhân viên kế toán, đồng thời kế toán trưởng theo dõi tổng hợp số phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh của công ty. - Kế toán viên thứ nhất: tính chi phí giá thành, nguyên vật liệu, kiêm kế toán thanh toán. - Kế toán viên thứ hai: kế toán tổng hợp kiêm kế toán tài sản cố định, kế toán các nguồn vốn quỹ. - Kế toán viên thứ ba: kế toán tiền lương thực hiện việc tính lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên trong công ty. - Kế toán viên thứ tư: kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kiêm viết các phiếu xuất nhập nguyên liệu và hóa đơn bán hàng. - Thủ quỹ: quản lý tiền mặt căn cứ chứng từ hợp pháp, hợp lệ tiến hành xuất nhập quỹ tiền mặt, hàng tháng lập báo cáo kiểm kê quỹ tiền mặt. 4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Công ty TNHH Thiên Lý là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều, trình độ kế toán tương đối đồng đều và có chuyên môn cao nên công ty đã áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ. ( phụ lục 4). 7 PHẦN II Tình hình thực tế tại công ty TNHH Thiên Lý I. Chính sách kế toán và các chỉ tiêu công ty đã đạt được. 1. Chính sách kế toán của công ty. - Kỳ kế toán: năm. - Đơn vị tiền tệ: VND - Hệ thống tài khoản đang sử dụng: công ty sử dụng hệ thống tài khoản do bộ tài chính ban hành theo quyết định 15/2006/QD-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC. - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Kế toán tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao tuyến tính. - Kế toán tính trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp giá thành nguyên vật liệu + chi phí. 2. Bảng kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty TNHH Thiên Lý từ năm 2005 đến 2007 ( phụ lục 5). 3. Bảng cân đối kế toán 2007 ( phụ lục 6). Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy: - Tổng tài sản của năm 2007 giảm 17.237.069.450 đ tương ứng giảm 10,28%. Nguyên nhân do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 12.134.893.426 đ tương ứng giảm 18,46%, và tiền mặt của công ty giảm 828.627.020 đ. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong năm 2007 cũng giảm 5.102.176.024 đ tương ứng giảm 5%. 8 - Tổng nguồn vốn của công ty có nợ phải trả giảm 17.706.855.528 đ tương ứng giảm 11,67% trong đó các loại nợ ngân hàng, nợ dài hạn, nợ khác đã giảm còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng 496.786.078 đ tương ứng tăng 2,94%. Như vậy trong năm 2007 công ty làm ăn đã có lãi. II. Thực tế kế toán tập hợp CFSX và tính Z sản phẩm tại công ty TNHH Thiên Lý. 1. Đối tượng tập hợp CFSX. Việc xác định đối tượng tập hợp CFSX được thực hiện đối với toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm cùng loại, toàn bộ CFSX phát sinh trong kỳ của công ty đều được tập hợp vào các tài khoản CFSX mà công ty sử dụng, các tài khoản này không mở chi tiết theo từng sản phẩm hay phân xưởng. Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng một quy trình công nghê khép kín nên đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành ở bước công nghê cuối cùng. Gồm có: Thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp. 2. Phương pháp kế toán và phân bổ CFSX. 2.1 Phương pháp kế toán và phân bổ CFNVL trực tiếp. * Nội dung CFNVL trực tiếp. Bao gồm toàn bộ chi phí về: - Nguyên vật liệu chính: Khô đậu, bột ngô, bột cá, cám, các vi lượng khác… - Vật liệu phụ, nhiên liệu: Kháng sinh, thuốc chống bệnh, muối, thuốc chống mốc… - Công cụ, dụng cụ: Quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang… * Phương pháp tính trị giá NVL xuất kho. Công ty áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền để xác định trị giá vật liệu xuất kho. Công thức xác định như sau: 9 Đơn giá thực tế bình quân = Trị giá thực tế vật tư tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế vật tư nhập trong kỳ Số lượng vật tư tồn kho trước lần nhập + Số lượng vật tư nhập trong kỳ Trị giá thực tế vật tư xuất kho = Đơn giá thực tế bình quân X Số lượng vật liệu xuất kho trong kỳ Cuối tháng, kế toán NVL tiến hành tính đơn giá xuất kho và tính toán điền giá trị xuất dùng của từng phiếu xuất kho. Cụ thể, theo phiếu xuất kho số 179/CT ngày 20/10/2007 giá NVL Khô đậu xuất dùng cho phân xưởng thức ăn đậm đặc, hỗn hợp. Kế toán căn cứ vào giá trị thực tế và số lượng hàng tồn kho đầu tháng 8.500.000 và nhập trong tháng 27.124.285 để tính đơn giá thực tế xuất kho cho vật liệu này như sau: Đơn giá bình quân = 8.500.000 + 27.124.285 = 9.382,22 1 kg khô đậu 1.300 + 2497 Trị giá thực tế khô đậu = 9.382,22 x 1.985 = 18.370,386 xuất dùng trong tháng phản ánh vao phiếu xuất kho ( phụ lục 7 ) * Tài khoản sử dụng. Công ty sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và các TK liên quan. * Chứng từ kế toán sử dụng. Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật tư, bảng kiểm kê vật tư hàng hóa, … * Phương pháp hạch toán NVL.( theo số liệu 10/2007, phụ lục 8) Nợ TK 621: 3.688.878.606 ( chi tiết thức ăn đậm đăc lợn) 10