Đáp án & đề ktra HK10 Văn 10 (new)

2 427 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đáp án & đề ktra HK10 Văn 10 (new)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (1,5đ): Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Có mấy nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Câu 2 (1,5đ): Trong bài thơ “Thuật hoài”, vì sao Phạm Ngũ Lão lại thẹn? Cái thẹn thể hiện điều gì về nhân cách nhà thơ ? Câu 3 (7đ): Em hãy hóa thân thành nhân vật Mị Châu kể lại truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy từ đầu câu chuyện đến khi An Dương Vương theo Rùa Vàng xuống biển. ----------------- Hết ----------------- ĐÁP ÁN KÌ THI HỌC KÌ I KHỐI 10 - MÔN: NGỮ VĂN Câu 1: (1,5đ) - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động… - Có 5 nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: + Nhân vật giao tiếp + Hoàn cảnh giao tiếp + Nội dung giao tiếp + Mục đích giao tiếp. + Phương tiện và cách thức giao tiếp. Câu 2:(1,5đ) - Tác giả “thẹn” vì : + Cho rằng mình chưa trả được nợ công danh, không xứng đáng sức vóc trang nam nhi. + Chưa trả được nợ nước. - Cái “thẹn” nâng cao nhân cách: thể hiện đức kiêm tốn, ý thức trách nhiệm, khát vọng lập chiến công.  Khát vọng, hoài bão muốn sánh với Vũ Hầu. Câu 3: (7đ) * Yêu cầu chung: 1. Kĩ năng: - Nắm vững kiến thức về văn tự sự: Khái niệm văn tự sự, đặc điểm văn tự sự, lập dàn ý, chọn sự việc chi tiết tiêu biểu, kết hợp với việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Lưu ý: Phải thống nhất ngôi kể: ngôi thứ nhất - Chú ý cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn và liên kết đoạn có tính hệ thống. 2. Nội dung: - Đoạn mở bài: (1,5đ) Mị Châu giới thiệu thân phận của mình, sơ lược về những lỗi lầm của chính mình. - Đoạn thân bài: (4đ) Triển khai các ý cơ bản của câu chuyện từ khi An Dương Vương xây thành chế nỏ đến khi An Dương Vương theo Rùa vàng xuống biển: + An Dương Vương nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã xây dựng được thành Cổ Loa. + Rùa vàng cho An Dương Vương móng vuốt để chế nỏ thần, nhờ vậy nước Âu Lạc nhiều lần chiến thắng những cuộc xâm lược của Triệu Đà. + Không thắng được Âu Lạc, Triệu Đà dùng mưu sâu kế hiểm, tìm đường cho Trọng Thủy - con trai hắn - lọt vào làm nội gián bằng cách: cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy.  Sự xuất hiện của Trọng Thủy, cuộc đời Mị Châu rẽ sang một trang mới. Từ đây, Mị Châu bắt đầu phạm những sai lầm không dung thứ. + Mị Châu cho Trọng Thủy xem nỏ thần. + Trọng Thủy tráo nỏ thần rồi từ biệt Mị Châu về thăm cha, Mị Châu hứa rắc lông ngỗng làm dấu dẫn đường cho Trọng Thủy. + Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương phát hiện nỏ giả, bèn đặt Mị Châu sau lưng ngựa chạy trốn. + Quân Triệu Đà theo vết lông ngỗng dồn An Dương Vương đến bước đường cùng. + Rùa Vàng kết tội, trước khi bị chém đầu, Mị Châu nhận ra sai lầm của mình (lời khấn trước khi chết) Đoạn kết bài (1,5đ): + Mị Châu hối hận về những việc mình đã làm. + Bài học rút ra cho thế hệ trẻ từ sai lầm của Mị Châu. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 6 -7 : Đầy đủ những nội dung trên, đảm bảo các yêu cầu chung về văn tự sự, văn viết cảm xúc, không mắc lỗi chính tả. - Điểm 4 – 5: Đầy đủ các nội dung trên, nhưng thiếu một vài yêu cầu chung không quá quan trọng đối với văn tự sự, mắc một vài lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 2 - 3: Chưa đầy đủ các nội dung trên, còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 0 – 1: Bài viết không đảm bảo các yêu cầu trên, lạc đề. . Vàng xuống biển. ----------------- Hết ----------------- ĐÁP ÁN KÌ THI HỌC KÌ I KHỐI 10 - MÔN: NGỮ VĂN Câu 1: (1,5đ) - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là. hoài bão muốn sánh với Vũ Hầu. Câu 3: (7đ) * Yêu cầu chung: 1. Kĩ năng: - Nắm vững kiến thức về văn tự sự: Khái niệm văn tự sự, đặc điểm văn tự sự, lập

Ngày đăng: 11/11/2013, 05:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan