GIỚI THIỆU TK Ba trăm năm- một khoảng thời gian có thể xóa đi tất cả nhưng đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du thì không. Một tác phẩm bất hủ như vậy luôn tỏa sáng không chỉ trong lịch sử văn học nước nhà mà còn trong đời sống tâm hồn dân tộc dù nó phủ lên mình lớp bụi thời gian khá dày. Truyện Kiều ra đời bằng cái tâm, cái tài của Nguyễn Du sau khi ông đọc xong "Kim, Vân, Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân trong một lần đi sứ. Từ một câu chuyện xuôi, qua bàn tay và sự sáng tạo của Nguyễn Du, Truyện Kiều đã trở thành truyện thơ đc viết bằng chứ Nôm gồm 3254 câu thơ lục bát. Truyện Kiều có 2 giá trị lớn: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Về giá trị hiện thực, Truyện Kiều gợi lên bức tranh về chế độ phong kiến mà ở đó con ng` chạy theo đồng tiền mặt cho nhân phẩm, danh dự bị chà đạp trong vũng bùn đen tối của đồng tiền thối nát. Bên cạnh đó, Truyện Kiều còn khắc học rõ nét về cuộc sống của ng` dân trong xã hội phong kiến xưa nhất là phụ nữ. Họ bị xã hội chà đạp lên phẩm giá của mình không 1 chút thương tiếc, đồng thời còn lên tiếng tố cáo những thế lực xấu xa. Tác phẩm Truyện Kiều là sự kết tinh những thành tựu nghệ thuật phương diện ngôn ngữ thể loại, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con ng`. Tóm lại, Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. __________________ Đề bài: Viết đoạn văn theo kiểu T-P-H dài khoảng 10 câu cảm nhận về khổ cuối bài thơ "Ánh trăng" Bài Làm: Khổ thơ cuối bài Ánh trăng của Nguyễn Duy đã để lại trong em những cảm nhận sâu sắc. Trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa người và trăng, trăng cứ vẫn vẹn nguyên tròn đầy: tròn vành vạnh mặc dù người vô tình. Trăng đã được nhân hoá, trở thành ẩn dụ chỉ quá khứ đầy tình nghĩa của mỗi con người, của dân tộc. Cái quá khứ ấy đã bị con người lãng quên bởi cuộc sống thay đổi giữa chốn phồn hoa đô hội. Trăng, trong cuộc gặp gỡ ấy, trăng chỉ im phăng phắc. Trăng bao dung, độ lượng nhưng trăng cũng nghiêm khắc qua cái lặng im ấy. Cũng chính vì trăng im phăng phắc nên người phải giật mình suy nghĩ. Đó là cái giật mình vì đã trót lãng quên trăng, quên sự độ lượng của trăng. Đó là cái giật mình cảnh tỉnh ân hận. Nhờ giật mình mà người hiểu ra bài học "Uống nước nhớ nguồn", thuỷ chung của quá khứ. __________________ Ánh trăng Trăng là một hình ảnh thiên nhiên thật tự nhiên, dung dị. Phải chăng, chính nhờ vẻ đẹp ấy, trăng luôn là đề tài được khai thác và bàn luận trong thế giới thi ca.Nếu Chính Hữu đã vẽ nên một bức tranh lãng mạn và tuyệt đẹp qua hình ảnh “đầu súng trăng treo”, còn với chủ tịch Hồ Chí MÌnh, “Ngắm trăng” thể hiện sự lạc quan, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng, vị lãnh tụ vĩ đại thì Nguyễn Duy lại mang đến cho chúng ta một “Ánh trăng” với màu sắc mới. Tên khai sin là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở tỉnh Thanh Hoá, Nguyễn Duy là một hồn thơ tươi trẻ, sâu lắng, thấm đẫm hương vị làng quê và cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam; điều đó phần nào được thể hiện qua “Ánh trăng”, một tác phẩm được sáng tác năm 1978- 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Như một lời tự bạch chân thành, bằng ngôn ngữ bình dị, bài thơ thể hiện suy ngẫm về quá khứ và hiện tại để nhận ra sự thay đổi của bản thân, thế thái, nhân tình; từ đó gợi nhớ những năm tháng gian lao của đời lính, củng cố thái độ sống ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ. Nếu như trong một số bài thơ khác, một câu thơ có thể tách ra thành hai hay ba dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật, tạo ấn tượng mạnh; thì bài thơ “Ánh trăng” lại có nét mới. Chữ đầu của mỗi dòng thơ, câu thơ không được viết hoa. Phải chăng, nhà thơ muốn cảm xúc được dạt dào trôi chảy theo thời gian, kỳ niệm. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ quá khứ đến hiện tại và lắng kết trong cái “giật mình” ở cuối bài thơ. Khổ thơ đầu mở ra hình ảnh vầng trăng thời quá khứ: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” Hai chữ “hồi” được lặp lại ở đầu câu 1 và câu 3 đánh dấu hai quãng thời gian gắn với cuộc đời nhân vật trữ tình: tuổi thơ và chiến tranh. Tuổi thơ của tác giả là một vầng trăng được trải rộng trên không gian bao la của “sông,đồng,bể”. Với thể thơ năm chữ, cách gieo vần lưng (sông-đồng) và từ “với” được lặp lại tới ba lần diễn tả một tuổi thơ được đi nhiều, được hạnh phúc cảm nhận những vẻ đẹp của thú của thiên nhiên, được đắm mình trong không gian đồng quê, dòng sông, bãi biển thấm đẫm ánh tăng vàng bát ngát. Cánh đồng, dòng sông, bãi biển áy là nơi cất giữ bao kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu. Tuổi thơ của chúng ta mấy ai có được cái may mắn ấy như nhà thơ? Có được một tuổi thơ hồn nhiên, sống chan hoà, gắn bó với thiên nhiên quê hương. Rồi theo dòng thời gian, cậu bé hồn nhiên năm xưa giờ đã khôn lớn và bị xoáy vào ngọn lửa chiến tranh. Vì trái tim yêu nước, khao khát giành lại độc lập, bào vệ quê hương và ánh trăng tình nghĩa, cậu bé cầm súng ra đi để chíên đấu. Trong những năm tháng gian lao này, vầng trăng vẫn gắn bó với cậu bé, với người chiến sĩ. Giữa chốn núi rừng hoang sơ trong đạn bom chiến trang ác liệt, người lính và ánh trăng trở nên thân thiết với nhau hơn, chia se với nhau những buồn vui nơi chiến tuyến. Họ đã trở thành đôi “tri kỉ” tạo nên một tình bạn thân giao, thấu hiểu nhau, chia sẻ những gian khổ trong cuộc sống chiến đấu. Nẻo đường chiến đấu của người chiến sĩ nhiều đêm đã trở thành nẻo đường ánh trăng dát vàng. Trăng như người bạn thân thiết luôn sát cánh bên người lính, trải nghiệm sương gió, bom đạn nơi chiến tuyến: “Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” Đoạn thơ như lời nhắc nhở của tác giả về đời lính gian lao, gắn bó với thiên nhiên núi rừng và “vầng trăng tình nghĩa”. Từ láy “tràn trụi” diễn tả cảnh người lính sống giữa núi rừng hoang sơ với cuộc sống giản dị, thiếu thốn, không có đủ các vật dụng sinh hoạt, chỉ có thiên nhiên và con người. Đó có phải là cốt cách của các anh, những người lính hồn nhiên, mộc mạc? Trăng và người chiến sĩ đã tạo nên một mối giao hoà chung thuỷ, bền chặt đến mức “ngỡ không bao giờ quên” “cái vầng trăng tình nghĩa” , vầng trăng “tri kỉ” ấy. Ý thơ độgn đến tận đáy tâm hồn, như một sự thức tỉnh đối với những kẻ vô tình. Khổ thơ tiếp dẫn dắt người đọc trở về thời hoà bình hiện tại: “Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường” Những năm tháng gian khổ của chiến tranh đã đi qua, người lính trở, anh trai làng năm xưa giờ đã trở về thành phố với những phương tiện sinh hoạt tiện nghi; với “ánh điện” , “cửa gương”, “phong buyn-đinh” hiẹn đại. Thế rồi, cuộc sống sung túc, sự ồn ã của phố phường , những công việc mưu sinh, nhu cầu vật chất và một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí người lính, khiến họ trở thành những kẻ ăn ở bộ bạc, quay lưng với quá khứ. Dường như, đối với họ, những kỉ niệm của tuổi thơ, những chuỗi ngày gian khó với đồng đội nơi chiến hào cùng vầng trăng giừo đã trở thành dĩ vãng. Và “vầng trăng tình nghĩa”, vầng trăng “tri kỉ” ấy giờ cũng bị người dửng dưng, quên lãng: “vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường” Trăng được nhân hoá, lặng lẽ đi qua đường nhưng chẳng còn ai nhó, chẳng còn ai hay. Đối với những người lính năm xưa, giờ trăngchỉ là người dưng mà họ ko hề quen biết, thân tình. Cách so sánh thấm thía làm chột dạ nhiều người, nói lên thái độ thờ ơ, lãng quên, dửng dưng quá khứ của con người. Thật xót thương cho trăng khi bị người đối xử bội bạc, vô tình đến phũ phàng như thế Cũng như dòng sông có tác ghềnh, có quanh co uốn khúc, cuộc đời người cũng có nhiều biến động li kì. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thìvẫn có những bất trắc, và trong cái bất trắc ất, ánh sáng của quá khứ lại bừng toả: “Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng trong” Hai từ “thình lình”, “đột ngột” gợi tả một biến cố bất ngờ, sự việc xảy ra quá nhanh chóng mà con người không thể luờng trước được. Ánh sáng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao phủ khắp klhông gian; và như một phản xạ tự nhiên, nhân vật trữ tình “vội bật tung cửa sổ”. Trăng xưa đã đến, vẫn tròn đẹp, thuỷ chung với mọi người, mọi nhà, với ngừoi lính và với thi nhân. Tình huống này đã đánh thức tâm hồn nhân vật trữ tình, người ngắm trăng rồi suy ngẫm, bâng khuâng: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” Một cái nhìn đầy áy náy, xót xa: “Ngửa mặt lên nhìn mặt”. Mặt trăng và mặt người đối diện nhau, xuyên thấy vào nhau. ĐỐi diện với anh trăng như đối diện với chính mình, với con ngwofi thực tại và con nguời trong quá khứ. Trăng chẳng nói gì thế mà người cảm thấy “rưng rưng”. Từ láy “rưng rưng” gợi cảm xúc vui sướng, nghẹn ngào, xao xuyến bâng khuân, thật sự xúc động và nước mắt cứ ứa ra như sắp khóc. Giọt nước mắt làm cho lòng người trong sáng, thanh thản lại. Những kỉ niệm quá khứ tưởng như đã đi voà dĩ vãng giờ đang sáng lên trong thực tại. Ánh trăng tri kỉ, những ân tình xưa hiện về gây cho lòng ngwofi bao cảm xúc trào dâng. Cùng với điệp ngữ “như là” và những chi tiết liệt kê: “đồng, bể, sông, rừng”, bao nhiêu kỉ niệm đẹp của quá khứ thuỷ chung tình nghĩa tràn ngập trong tâm hồn vị thi nhân. Tất cả kí ức như ùa về, cả tuôit thơ hồn nhiên, tâm hồn gắn bó. Chan hoà với thiên nhiên, với đồng, với bể, với sông, với rừng , cả tình đồng chí gian khổ trong chiến tranh, cả tình đồng đội chia ngọt se bùi, đồng cam cọng khổ trong gian laothử thách. Cách kể chuyện của nhà thơ rất tự nhiên nhưng lời lẽ tâm tình sao nghe xót xa, cay đắng quá! Khổ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư tưởng triét lí: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” “Trăng cứ trong vành vạnh” nghĩa là trăng vẫn tròn đẹp, trong sáng, mọc mạc thuỷ chung, trwocs sau như một. “Im phăng phắc” là im lặng như tờ, không một tiếng động nhỏ. Trăng vẫn nghĩa tình, đồng điệu với con người và lặng lẽ “kể chi người vô tình”. Dẫu cho bị con người lãng quên, phản bội nhưng trăng vẫn bao dung độ lượg, không đòi hỏi đền đáp hay trách cứ ai điều gì. Sự im lặng, tấm lòng cao thượng của trăng khiến cho nhân vật trữ tình “giật mình” thức tỉnh, sám hối. Ánh trăng soi sáng như giúp con người bừng tỉnh, nhận ra được sự vô tình, thơ ơ đáng trách của mình. Khai thác một khía cạnh mói của ý nghĩa vầng trăng, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ sống uống nước nhó nguông, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, ngôn ngữ trong sáng, bài thơ như lời nhắc nhở về nhưng năm tháng gian lao đã qua của đời lính, gắn bó với thiên nhiên bình dị. “Ánh trăng” mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đọc bài thơ, ta như hiểu thêm vè chính mình, nhìn lại những gì mình đã bỏ quên trong quá khư trứoc khi chuẩn bị hành trang đi vào tường lai Bếp lửa (Bằng Việt) Bằng Việt thuộc thế hệ trưởng thành trong thòi kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Bằng Việt mượt mà, trong trẻo, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ. Bài thơ “Bếp lửa” được bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tcá giả là ính viên đang du học tại Liên Xô. Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, giữu tự sự và bình luận, bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc thấm thía, vừa rất quen thuộc với mọi người; đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọgn và biết ơn của ngừoi cháu đối với bà và cũng là đối với gia đinh, quê hương, đất nước. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà làm hiện lên hình ảnh bà và tình yêu thương bà dành cho cháu, từ kỉ niệm tuổi thơ, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà và cuối cùng người cháu dửi niềm mong nhớ về bà. Mở đầu bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về bà và tình bà cháu được khơi gợi qua hình ảnh bếp lửa: “Một bếp lửa……. ………………biết mấy nắng mưa” “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” mà một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi gia đình từ muôn đời nay. Bếp lửa nồng đượcm ấy mang tình thương che chờ, “ấp iu” của bà. Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bép cụ thể. Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua “biết mấy nắng mưa”, nghèo khổ, vất vả. Nghĩ về bếp lửa, nghĩ về bà mà người cháu thương bà khôn xiết. Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà. Tuổi thơ ấy có nhiều gian khổ, thiếu thống nhọc nhằn: “Lên bốn tuổi………………… …………sống mũi còn cay” Đó là những năm tháng tuổi thơ có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945, có mối lo giặc đốt phá xóm làng: “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, có những hoàn cảnh chung của các gia đình VN: “Mẹ cùng cha công tác bận ko vè Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học” Trong chiến tranh, mẹ và cha bận công tác xa nhà, cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. Các từ ngữ “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với đứa cháu nhỏ. “Bà” và “cháu” được điẹp lại bốn lần gợi tả tình bà cháu quán quýt yêu thương. Được sống trong tình thương là hạnh phúc. Người cháu trong bài thơ tuy phải sóng xa cha mẹ nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương, che chở của bà. Vì thế, cháu mới cảm nhận một cách nồng hậu: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” Đoạn thơ tiếp thao, 10 câu đã tô đậm thêm phẩm chất cao quí của ngưòi bà kính yêu: “Năm giặc đốt làng ……… ………….dai dẳng” Bà là chỗ dựa vững chắc cho cháu. Sống trong những năm dài chiến tranh, khi “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, được sự “đỡ đàn” của bà con làng xóm, hai bà cháu “dựng lại túp lều tranh”; thế nhưng bà vẫn luôn vững lòng trước thử thách. Từ “bếp lửa”, người cháu nghĩ về “ngọn lửa”. “Bếp lửa” bà nhen sớm sớm chiều chiều đã sứng bừng lên ngọn lửa bát diệt, ngọn lửa của tình yêu thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin “dai dẵn”. Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuôie thơ luôn gắn liền với hình ảnh bếo lửa. Bếplửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đầy chi chút của bà dành cho cháu. Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu gợi một liên tưởng khác- tiếng chim tu hú: “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” Tiếng chim quen thuọoc của đồng quê mỗi độ hè về, tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì đó da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà: “Lận đận đời bà……. ………………… thói quen dậy sớm” Cuộc đời của bà nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa”, vất vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu thương, chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm manh áo của con cháu trong gia đình. Vần thơ chứa đựng bao nghĩa nặng tình sâu với lòng biết hơn, kính trọgn bà sâu sắc. Bà đã nhóm bếp lửa suốt cuộc đời, đã trải qua mấy nắng mưa “mấy chục năm rồi”. Bà không chỉ nhóm bép lửa bằng đôi tay già nua, gầy gụôc mà bằng cả tấm lòng đôn hậu “ấp iu nòng đượm” của bà: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm …. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” Điệp ngữ “nhóm đan kết với những chi tiết chân thực, biểu hiện một tấm lòng. Vị ngọt bùi của khoai sắn, hương vị ngọt ngào của nồi xôi gạo mới đều do bàn tay tần tảo của bà “nhóm” nên. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong lòng con cháu bao “niềm yêu thương”, bao ước mơ hoài bão. Tâm hồn và khát vọng của tuôit thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa của bà. Cảm xúc dồn nén bỗng ùa ra, tuôn trào: “Ôi kì lạ và thiên liên bếp lửa” Bốn câu cuối kết thúc bài thơ thể hiện một cảnh đằm thắm. Đó chính là tình cảm thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của người cháu nay đã trưởng thành và đã đi xa: “Giờ cháu đã đi xa… ………………nhóm bếp lên chưa?” Ngươờ cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa, đã được làm quen với những khung trời rộng lớn, những niềm vui được mở rộng ở chân trời xa. “Có khói………trăm ngả” nhưng vẫn ko thể nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc, ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy trở thành kỷ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt đoạn đường dài. “Bếp lửa” là bài thơ hay và độc đáo. Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung; sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa mang ý nghĩa biểu tượgn, kết hợp miêu tả-biểu cảm, tự sự- nghị luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Bài thơ chứa đựng một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một bình hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước Đề bài: "Đặt mình vào nhân vật người con trong bài thơ Nói với con, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói" Gửi người cha vùng cao Cha Y Phương yêu kính ! Nhận được lời nhắn gửi của cha qua bức thư "Nói với con", chẳng hiểu sao bao kí ức tươi đẹp của tuổi thơ bỗng ào ạt trở về như cơn mưa đầu mùa tưới mát tâm hồn con. Con biết, tình cha yêu con như lá của cây rừng, như sự mát lành của con suối trong thung. Cái bụng con nó no là nhờ cha nuôi nấng, cái đầu con nó tỏ là công cha dỗ dành, chỉ bảo. Cha ơi, sức con khoẻ lắm, óc con tinh lắm, nhất định con sẽ làm quê hương mình giàu đẹp hơn. Con nhớ mãi những ngày chập chững biết đi, được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, buôn làng. Được cha chỉ bảo từ những điều nhỏ nhất là phải biết ơn núi rừng đã cho hoa, con đường cho ta tấm lòng. Bài học rừng thì che chở, con đường thì mở lối con mãi không quên. Con thấy yêu thiên nhiên hơn qua những gì cha dạy, có lẽ thiên nhiên là gia đình của ta từ lâu lắm rồi cha nhỉ ? Được sống trong vòng tay của cha mẹ, núi rừng, cuộc đời con thật chẳng gì hạnh phúc bằng. Ở vùng đất gian khổ này, người bản ta không khuất phục cái nghèo, cái đói mà vẫn cần cù làm việc trong cái nắng như thiêu, như đốt trên nương rẫy. Con thương yêu, cảm phục "người đồng mình" lắm cha à! Cha đã truyền cho con sức mạnh vô bờ khiến con biết thương, biết giận và vì thế con càng thấm thía tình cha hơn. Cha yên tâm, con sẽ san bằng những mỏm đá gập ghềnh để bản ta đẹp hơn. Quê mình tuy còn nghèo đói, khó khăn nhưng nhất quyết con sẽ không cúi đầu mà con sẽ tự hào, kiêu hãnh ngẩng cao đầu để "kê cao quê hương". Con sẽ làm được vì có sức, có tâm và hơn cả là có cha luôn yêu thương, dõi từng bước con đi. Cha ơi, chẳng biết từ bao giờ con đã yêu mảnh đất vùng cao đầy nắng này đến thế. Có lẽ con yêu bởi sự thô sơ, mộc mạc của nó, và yêu bởi ở đó có cha. Con thầm cảm ơn cuộc sống đã cho con được làm con của cha. Cha biết không, nhất định con sẽ khắc nghi những lời cha dạy đến suốt cuộc đời và khắc nghi cả sự giàu có trong tâm hồn người bản ta nữa phải không cha ? Con muốn gửi đến cha những vần thơ con vừa viết: Nghe cha nói với con Lời tâm tình tha thiết Cha ơi, cha có biết Con rất đỗi tự hào Quê hương được kê cao Từ bàn tay đục đá Bàn tay thô sơ đó Nhưng rắn chắc vô cùng Quê hương là tấm lòng Nơi mẹ cha ở đó Dù con đi xuống biển Dù con ở lại rừng Lời cha con ghi nhớ Con chẳng bao giờ nhỏ bé đâu cha! Con gái của cha. . đẹp của thú của thi n nhiên, được đắm mình trong không gian đồng quê, dòng sông, bãi biển thấm đẫm ánh tăng vàng bát ngát. Cánh đồng, dòng sông, bãi biển. bạn thân thi t luôn sát cánh bên người lính, trải nghiệm sương gió, bom đạn nơi chiến tuyến: “Trần trụi với thi n nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao