Đề thi hsg cấp trường văn 10 lần 2 (2020 2021) luyên

6 572 0
Đề thi hsg cấp trường văn 10 lần 2 (2020 2021)   luyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG LẦN 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (6,0 điểm) Ngày 5/1/2019, chương trình WeChoice Awards 2019 - chủ đề Mặt trời ẩn trong tim đã được tổ chức với thông điệp: Có những người mang trong mình trái tim như mặt trời Họ truyền cảm hứng và lòng tin, giúp chúng ta mỉm cười vì được chiếu rọi dù là giữa những mịt mù của cuộc sống Họ giống như chúng ta, có xuất phát điểm như bất cứ ai, họ đến từ bất cứ nơi nào trong xã hội – thế nhưng, họ khiêm nhường giấu trong tim mình những mặt trời rực rỡ đó, để nó âm thầm lan toả hơi ấm của mình cho tất cả những người ở cạnh bên Họ là những người có mặt trời ẩn trong tim Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim Câu 2 (14,0 điểm) Trong Việt Hán văn khảo, học giả Phan Kế Bính viết: Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng cảnh của thiên hạ; xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc dở của thế gian; sinh sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), hai tác giả đã giúp thế hệ hôm nay thấy được những gì về thời đại trước? - HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:……………………………….………; Số báo danh:……………… TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU Câu 1 Ý * * HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG LẦN 2 NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 10 (HDC gồm 5 trang) Nội dung Bài văn nghị luận suy nghĩ về lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Giải thích - Mặt trời là một thiên thể trong vũ trụ, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm cho trái đất, là biểu tượng cho ánh sáng, sự sống và niềm hi vọng… - Mặt trời ẩn trong tim là một biểu tượng rất đẹp và ý nghĩa, mặt trời - nguồn ánh sáng vĩ đại ấy lại khiêm nhường được ẩn sâu trong trái tim Nguồn ánh sáng này âm thầm tỏa sáng và sưởi ấm, mang đến cảm hứng và lòng tin cho chúng ta – dù là giữa đêm đông mịt mù của cuộc sống - Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim là một lẽ sống đẹp, cao quý, có ý nghĩa truyền cảm hứng về tình người, về niềm tin, về sự quyết tâm và khát vọng để biến giấc mơ thành hiện thực Bàn luận - Trong cuộc sống, ánh sáng và bóng tối, niềm vui và nỗi buồn, cái tốt và cái xấu… luôn song song tồn tại Thế nhưng, sứ mệnh của con người là luôn hướng về ánh sáng để đẩy lùi bóng tối, hướng tới những niềm vui, những điều tốt đẹp để vượt lên nỗi buồn, chiến thắng cái xấu, cái ác… Những điều đó cần bắt nguồn từ nhận thức của mỗi cá nhân, từ đó lan tỏa giá trị sống tốt đẹp đến cả cộng đồng - Sống với mặt trời ẩn trong tim là sống với những trái tim chứa đầy tình yêu thương, lòng nhiệt thành, sự đam mê, nghị lực, niềm tin, niềm lạc quan, lửa nhiệt tình…; có những việc làm, hành động tốt đẹp nhưng thầm lặng, khiêm nhường, không mưu cầu được Điểm 6,0 0,25 0,25 1,5 0,5 0,5 0,5 2,25 0,5 0,5 * 2 người khác ngợi ca, tôn vinh - Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim có nhiều ý nghĩa tích cực: + Giúp bản thân mỗi người có đủ sức mạnh, niềm tin và nghị lực chiến thắng những khó khăn, vượt qua chông gai bão tố để gặt hái được thành công tạo nên những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống Nguồn ánh sáng với mặt trời ẩn trong tim là nguồn ánh sáng tự thân nên nó lung linh, cao đẹp + Góp phần vào sự phát triển tốt đẹp của cộng đồng, làm cho cuộc sống của bản thân mỗi người trở nên có ý nghĩa + Góp phần lan tỏa giá trị sống, truyền cảm hứng sống tốt đẹp tới cộng đồng, thắp lửa dẫn đường cho những hành động đáng giá quý - Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim cần được thể hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực thì nó mới có sức lan tỏa rộng rãi, mới mang đến giá trị sống tốt đẹp cho xã hội, cho mỗi người - Phê phán những người sống ích kỉ, thiếu nhiệt huyết, chỉ nghĩ đến bản thân, không dám xông pha, dâng hiến, tỏa sáng… Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, học sinh phải đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng để làm rõ vấn đề Bài học nhận thức và hành động - Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim là một lẽ sống đẹp cần được phát huy ở mỗi người và nhân rộng trong xã hội Cần tôn vinh những hành động đẹp, những con người, việc làm truyền cảm hứng tích cực trong xã hội - Mỗi người hãy sống tích cực, có ý nghĩa với mặt trời ẩn trong tim để giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn d Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu Trong Việt Hán văn khảo, học giả Phan Kế Bính viết: Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng cảnh của thiên hạ; xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc dở của thế gian; sinh sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), hai tác giả đã giúp thế hệ hôm nay thấy được những gì về thời đại trước? a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn 0,75 0,25 0,25 1,0 0,5 0,5 0,5 0,25 14,0 0,5 * * đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng cảnh của thiên hạ; xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc dở của thế gian; sinh sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả Qua tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), hai tác giả đã giúp thế hệ hôm nay hiểu được về thời đại trước c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng, đánh giá khái quát vấn đề nghị luận Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Giải thích - Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng cảnh của thiên hạ: nhờ có văn học mà người đọc không cần đi đâu cả mà vẫn có thể am hiểu sâu sắc nhiều cảnh đẹp của thiên nhiên trên khắp thế gian này (không gian); - Xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc dở của thế gian: nhờ văn học mà chỉ cần qua trang giấy, người đọc hiểu được thấu đáo về cái hay, cái dở của việc đời, của con người dù có thể chưa trực tiếp trải nghiệm; - Sinh sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm: cũng nhờ văn học mà người thời hiện tại như được đối thoại với người xưa trong quá khứ… (thời gian) => Nhận định của Phan Kế Bình khẳng định đặc trưng, vai trò, chức năng hết sức quan trọng của văn học đối với đời sống tinh thần, nhận thức của con người Bàn luận - Dùng ngôn ngữ là chất liệu sáng tạo, văn học có những đặc trưng của loại hình nghệ thuật ngôn từ mà các loại hình nghệ thuật khác không có, trong đó có tính vô cực hai chiều về không gian, thời gian + Văn học có khả năng đưa người đọc đến với nhiều không gian khác nhau từ vi mô đến vĩ mô + Văn học có thể đưa ta quay ngược về quá khứ hay đến với tương lai + Văn học còn có khả năng phản ánh tất cả những phong phú, đa dạng, phức tạp của hiện thực đời sống và tình cảm con người - Cũng chính vì có những đặc trưng thế mạnh ấy mà văn học có 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,5 0,5 1,0 * * thể giúp con người hiểu về đời sống ở cả bề rộng lẫn chiều sâu Đấy chính là chức năng nhận thức của văn học Chứng minh: Qua tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), hai tác giả đã giúp thế hệ hôm nay hiểu được những điều của thời đại trước Những điều thế hệ hôm nay nhận thấy được từ bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão: - Hình ảnh của người tráng sĩ nhà Trần hiên ngang, kì vĩ, lớn lao sánh ngang tầm vũ trụ Tác giả đã đặt con người trong thế đối lập, tương quan với thiên nhiên, vũ trụ để con người hiện lên với khí khái, tráng trí của trang nam nhi trong xã hội đương thời - Nỗi lòng của tác giả với những trăn trở, suy tư về công danh, sự nghiệp, về chí làm trai của người đàn ông trong xã hội trước Đồng thời, nó cũng thế hiện khát vọng, hoài bão lớn lao và nhân cách cao đẹp của một con người - Nghệ thuật: bài thơ tứ tuyệt Đường luật, xây dựng hình ảnh kì vĩ, lớn lao; ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu tính biểu cảm, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc Những điều thế hệ hôm nay nhận thấy được từ bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu: - Những cảnh sắc phong phú qua sự miêu tả của nhân vật khách: Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô…đến Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng - Những chiến công hiển hách trên dòng sông Bạch Đằng được tái hiện sinh động - Bài học về giữ nước, về lẽ sống qua lời của khách và các bô lão, đề cao vai trò của con người trong quá trình dựng nước, giữ nước - Bài phú thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước trước những chiến công trên sông Bạch Đằng đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam - Nghệ thuật: thể phú cổ thể, xây dựng hình tượng nhân vật, hình ảnh kì vĩ, hàm súc, biểu cảm cao, giọng điệu đa dạng… Lưu ý: Trong mỗi luận điểm trên, học sinh cần đưa dẫn chứng để phân tích, làm sáng tỏ vấn đề Đánh giá, nâng cao vấn đề - Nhận định của Phan Kế Bình là hoàn toàn đúng đắn - Nhận định đã nhấn mạnh tính đặc thù, độc đáo của văn học, vị trí không thể thay thế của văn học đối với đời sống tinh thần con người, đó cũng chính là lí do tồn tại và sự bất diệt của văn học Tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) được ra đời ở những thời điểm khác nhau, bởi hai tác giả khác nhau nhưng đều là minh chứng rõ nét cho ý kiến 7,0 3,5 1,5 1,5 0,5 3,5 1,0 1,0 1,0 0,5 2,0 0,25 0,75 của Phan Kế Bính - Bài học với người sáng tạo, người tiếp nhận: 1,0 + Đối với người sáng tạo: cần hiểu được chức năng của văn chương, sứ mệnh của cầm bút, cần sống sâu sắc với cuộc đời, mở rộng tâm hồn để đón nhận cuộc sống, phản ánh tất cả những phong phú, đa dạng, phức tạp của hiện thực đời sống và tình cảm con người để gửi gắm tới thế hệ sau + Đối với người tiếp nhận: cần đọc sâu, hiểu thấu tác phẩm để được điều tác giả muốn gửi gắm, từ đó rút ra được những bài học quý giá Tác phẩm văn học giúp chúng ta hiểu về đời sống ở cả bề rộng lẫn chiều sâu d Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận e Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 ……………………… HẾT……………………… ...TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU Câu Ý * * HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG LẦN NĂM HỌC 20 20 - 20 21 MÔN: NGỮ VĂN 10 (HDC gồm trang) Nội dung Bài văn nghị luận suy nghĩ lẽ sống... 0,75 0 ,25 0 ,25 1,0 0,5 0,5 0,5 0 ,25 14,0 0,5 * * đề, thân triển khai vấn đề, kết kết luận vấn đề b Xác định vấn đề cần nghị luận Ngồi xó nhà mà lịch lãm suốt hết nơi danh lam thắng cảnh thi? ?n... trúc văn nghị luận Có đủ phần mở bài, thân bài, kết Mở nêu vấn đề, thân triển khai vấn đề, kết kết luận vấn đề b Xác định vấn đề cần nghị luận Lẽ sống với mặt trời ẩn tim c Triển khai vấn đề nghị

Ngày đăng: 22/03/2021, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan