CÂU HỎI DỰTHI Tìm hiểu Nghị định số 34/2010/NĐ - CP ngày2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tgrong lĩnh vực giaothông đường bộ trên đại bàn Tỉnh Tây Ninh Câu 1: Nghị định số 34/2010 NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giaothông đường bộ được chính phủ ký ban hành vào ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu Chương, bao nhiêu điều? Hãy nêu phạm vi điều chỉnh của nghị định này. Trả lời: Nghị định số 34/2010 NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giaothông đường bộ được chính phủ ký ban hành vào 02 tháng 4 năm 2010 Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2010. Có 4 Chương, 58 điều. Phạm vi điều chỉnh: 1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giaothông đường bộ. 2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giaothông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giaothông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm: a) Các hành vi vi phạm quy tắc giaothông đường bộ; b) Các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giaothông đường bộ; c) Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giaothông đường bộ; d) Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giaothông đường bộ; đ) Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ; e) Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giaothông đường bộ. Câu 2: Người điều khiển xe ôtô, xe máy kéo chuyên dùng, xe môtô và xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì bị xử phạt như thế nào? Hành vi vi phạm này được quy định tại điều, điểm, khoản nào? Nêu hình thức xử phạt tiền và và hình thức xử phạt bổ sung đối với người thực hiện hành vi này? Trả lời: Người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng tại điều 8, điểm c, khoản 6, hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn. Người điều khiển xe máy kéo chuyên dùng trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại điều 10, điểm b, khoản 7, hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giaothông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) không thời hạn. Người điều khiển xe môtô và xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng tại điều 9, điểm b, khoản 6, hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn. Câu 3: Người điều khiển xe ôtô, xe máy kéo chuyên dùng, trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; người điều khiển xe môtô và xe gắn máy trên đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định thì bị xử phạt như thế nào? Nêu hình thức xử phạt tiền và và hình thức xử phạt bổ sung đối với người thực hiện hành vi này? Trả lời: Điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 (sáu mươi) ngày. Điều khiển xe môtô và xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày – 60 ngày. Điều khiển xe máy kéo chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày – 60 ngày. Câu 4: Người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy không đội mủ bảo hiểm hoặc đội mủ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách hoặc chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên trên các phương tiện này mà không đội mủ bảo hiểm hoặc đội mủ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách thì bị xử phạt như thế nào, theo quy định tại điều, khoản, điểm nào? Trả lời: Người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy không đội mủ bảo hiểm hoặc đội mủ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách hoặc chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên trên các phương tiện này mà không đội mủ bảo hiểm hoặc đội mủ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách thì bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại điều 9, khoản 3, điểm i,k. Câu 5: Nêu hình thức xử phạt đối với hành vi đua xe trái phép hoặc cổ vũ đua xe trái phép. Hành vi vi phạm này được quy định tại điều, khoản, điểm nào? Trả lời: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép; b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người cổ vũ, kích động đua xe trái phép mà cản trở hoặc chống người thi hành công vụ. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người đua xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy mà chống người thi hành công vụ; b) Tổ chức đua xe trái phép. 6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: vi phạm điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện vi phạm (trừ súc vật kéo, cưỡi); vi phạm khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn và tịch thu xe. Câu 6: Người điều khiển xe ôtô vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc chạy quá tốc độ quy định thì bị xử phạt như thế nào, theo quy định tại điều, khoản, điểm nào? Trả lời: Người điều khiển xe ôtô vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng quy định tại điều 8 khoản 3, điểm a. Người điều khiển xe ôtô vi phạm chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng quy định tại điều 8 khoản 4, điểm c. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng quy định tại điều 8 khoản 5, điểm a. Câu 7: Hãy so sánh mức phạt thí điểm đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô, xe gắn máy; người đi bộ vi phạm trong khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt với các địa phương khác. Trả lời: Tăng mạnh mức phạt vi phạm hành vi người điều khiển ôtô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giaothông (vượt đèn đỏ), bị phạt từ 600.000-800.000 đồng, trong khi mức phạt trước đây chỉ từ 200.000-400.000 đồng. Đối với người điều khiển xe ôtô, chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước; quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, bấm còi, rú ga liên tục hoặc bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị . sẽ bị phạt tới 500.000 đồng, cao hơn 2,5 lần so với mức phạt cũ là 200.000 đồng. Theo quy định trước, người điều khiển xe môtô không mang theo giấy đăng ký xe hoặc giấy phép lái xe hay không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt từ 40.000-60.000 đồng. Người điều khiển môtô nếu không mang theo giấy đăng ký xe hoặc giấy phép lái xe theo nghị định mới sẽ bị phạt 60.000-80.000 đồng, không có hoặc không mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, sẽ bị phạt từ 80.000- 120.000 đồng. Người điều khiển xe môtô cũng sẽ bị phạt đến 200.000 đồng nếu chở thêm hai người, trừ trường hợp chở người bệnh cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Mức phạt này đã tăng gấp đôi so với quy định trước đây và độ tuổi trẻ em được chở kèm trước kia là từ bảy tuổi trở xuống, nay là 14 tuổi trở xuống. Một trong những điểm mới của Nghị định này là việc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy định khi tham gia giaothông cũng bị phạt (100.000-200.000 đồng). Trường hợp trẻ em dưới sáu tuổi không đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách thì không phạt. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không cài quai đúng cách cũng bị phạt từ 100.000-200.000 đồng. Người đi bộ không đi đúng phần đường quy định ., sẽ bị tăng tiền xử phạt gấp 1,5 lần, từ 40.000 đồng lên 60.000 đồng. Câu 8: Người điều khiển xe ô tô các loại, xe mô tô gắn máy có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người kiểm soát giaothông bị xử phạt như thế nào, theo quy định tại điều, khoản, điểm nào? Trả lời: Người điều khiển xe ô tô các loại có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người kiểm soát giaothông bị xử phạt theo quy định tại điều 8, khoản 5, điểm b Người điều khiển xe mô tô gắn máy có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người kiểm soát giaothông bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại điều 9, khoản 5 , điểm b. Câu 9: Người điều khiển phương tiện tham gia giaothông đường bộ không có giấy phép lái xe; không mang theo giấy phép lấy xe; giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy, xóa hoặc có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết thời hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên thì bị xử phạt như thế nào, theo quy định tại điều, khoản, điểm nào? Trả lời: Người điều khiển phương tiện tham gia giaothông đường bộ không có Giấy đăng ký xe theo quy định; Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; bị xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo quy định tại điều20, khoản3, điểm a,b. Câu 10: Viết về một trong những chủ đề sau đây (khoảng 1000 đến 1500 từ). - Theo anh (chị) có những điểm nào chưa phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình áp dụng Nghị định này trên thực tế thời gian qua. Anh (chị) hãy đề xuất những kiến nghị, giải pháp để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp? - Hãy đề xuất các biện pháp để kéo giảm tai nạn giaothông trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh. - Hãy đề xuất các giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành luật giaothông đường bộ của người tham gia giaothông Trả lời: Người dựthi . CÂU HỎI DỰ THI Tìm hiểu Nghị định số 34/2010/NĐ - CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tgrong lĩnh vực giao thông đường. 34/2010 NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được chính phủ ký ban hành vào ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi