1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN-Lớp 3

13 645 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 105,5 KB

Nội dung

Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới”  PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong bậc học Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kỹ năng “nghe-nói-đọc-viết” thông qua các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản (văn bản nói, văn bản viết). Nói và viết là hai hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua giao tiếp con người sẽ thực hiện quá trình tư duy-chiếm lónh tri thức, trao đổi tư tưởng tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau hơn. Ngôn ngữ (dưới dạng nói-ngôn bản, dưới dạng viết-văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học nói đúng, viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Yêu cầu đặt ra là: dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới như thế nào để đáp ứng được khả năng tiếp thu của học sinh trong giai đoạn mới? Cách thức tổ chức các hình thức dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả? Trong thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng phân môn Tập làm văn là một phân môn khó trong các phân môn của Tiếng Việt. Bởi do đặc trưng của Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại tập tin, tập tổ chức cuộc họp. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động này, học sinh có vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói, viết đoạn văn chưa đạt, do đó giờ dạy chưa đạt hiệu quả. Từ những lý do trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài để giải quyết một số vướng mắc trong dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 3. II- NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Xuất phát từ thực tiễn, tôi đã tiến hành khảo sát, thực nghiệm, nghiên cứu và đút kết thành một Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới” nhằm mục đích: - Giúp giáo viên đònh hướng được một số biện pháp, quan điểm khi tiến hành dạy Tập làm văn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. - Khích lệ học sinh tích cực sáng tạo, chủ động trong học tập; biết diễn đạt suy nghó của mình thành một ngôn bản, văn bản hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu đạt Chuẩn kiến thức kỹ năng. III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH : - Khảo sát tình hình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3. _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 1- GV: Đặng Trung Việt Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 - Thu thập chứng cứ qua các hình thức luyện tập trong các tiết Tập làm văn. - Đối chiếu so sánh phương pháp dạy-học và đánh giá theo Chuẩn Kiến thức kỹ năng. - Thống kê số liệu, kiểm tra đối chứng, nghiên cứu văn bản, tài liệu. IV- CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH: a) Cơ sở: - Học sinh Khối 3 - Học sinh lớp 3D b) Thời gian : Năm học 2008-2009 và 2009-2010 PHẦN THỨ HAI : Giải quyết vấn đề ( Kết quả) A/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆN TẠI : I- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA: Chương trình Tập làm văn lớp 3 gồm có 35 tiết/năm. Tuy nội dung chương trình được bố trí sắp xếp theo quan điểm tích hợp xoay quanh một chủ điểm nhưng các hình thức luyện tập trong phân môn Tập làm văn bố trí chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 3 (từ mức độø dễ đến khó dần). Ví dụ: Ở tuần 3,4 của chương trình (bài: Điền vào giấy tờ in sẵn) đây là hình thức luyện tâp “bài tập viết” với hình thức luyện tập đơn giản (các em chỉ cần dựa vào mẫu đơn có sẵn để hoàn thành bài tập) nhưng sang Tuần 5 với một yêu cầu rất cao là “Tập tổ chức cuộc họp” với hình thức luyện tập “bài tập nói” – với việc học sinh tổ chức một cuộc họp là quá sức đối với các em. II- VỀ PHÍA GIÁO VIÊN: Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú. Cần có vốn sống thực tế, biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong dạy học. Biết gợi mở tính tò mò, khả năng sáng tạo, đôïc lập suy nghó, giúp các em nói-viết thành văn bản là việc làm không dễ đối với giáo viên. Các phương tiện, trang thiết bò dạy học chưa đáp ứng cho vệc nghiên cứu giảng dạy của giáo viên. Một số bài dạy còn thiếu tranh ảnh, giáo viên chỉ dùng lời nói mô tả nên học sinh tiếp thu còn quá trừu tượng, kết quả giờ dạy còn hạn chế. III- VỀ PHÍA HỌC SINH: - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh nên mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài tập chưa cao. - Sự hiểu biết của học sinh lớp 3 về phân môn Tập làm văn còn hạn chế. - Kiến thức về cuộc sống thực tế của các em chưa nhiều nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. - Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều nên đã ảnh hưởng đến việc thực hành đôïc lập. Cụ thể là: viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgic; tính sáng tạo trong thực hành nói- viết văn chưa cao; cách sử dụng dấu câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động. _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 2- GV: Đặng Trung Việt Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 - Đa số học sinh là vùng thôn quê, con gia đình lao động và chòu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc sống thực tế hằng ngày về việc sử dụng ngôn từ trong cộng đồng (nhất là học sinh ở vùng biển) nên đã tác động đến việc dùng từ ngữ trong khi nói và viết. - Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình. Các em phần lớn còn dùng từ ngữ hướng dẫn của giáo viên để làm bài viết của mình. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh nói-viết bài: “Kể lại buổi đầu em đi học” , giáo viên dùng gợi ý: - Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? - Thời tiết thế nào? - Ai dẫn em đến trường? . Học sinh thực hành một cách đơn điệu: Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng. Thời tiết rất mát mẽ. Mẹ dẫn em đi . Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng phân môn Tập làm văn lớp 3, tuần 6 (lớp 3D) với đề bài như sau: Kể lại buổi đầu em đi học Kết quả khoả sát như sau: Nội dung khảo sát Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 TS.HS Tỷ lệ % TS.HS Tỷ lệ % 1. Biết nói viết thành câu,dùng từ hợp lý 19/36 52,7% 16/28 57,1% 2. Biết dùng từ ngữ, câu văn có h. ảûnh 5/36 13,8% 4/28 14,2% 3.Biết trình bày đoạn văn 14/36 38,8% 10/28 35,7% Bài viết đạt Trung bình trở lên 25/36 69,4% 20/28 71,4% B/ NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI: I- CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỂN VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC: 1. Cơ sở lý luận: Tập làm văn là một trong những phân môn có vò trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn . Để làm được một bài văn, học sinh phải vận dung cả 4 kỹ năng: nghe-nói-đọc-viết, vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt và cuộc sống thực tiễn. Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tạo lập văn bản, trong quá trình lónh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, Tập làm văn được coi là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết với các môn học khác. Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có nhiều đổi mới nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Ngoài phương pháp truyền thụ của giáo viên, học sinh cần có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 3- GV: Đặng Trung Việt Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết và cách hành văn cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: * Đối với giáo viên: - Giáo viên đã nắm được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học một cách cơ bản, sử dụng đồ dùng và các phương tiện dạy học tương đối có hiệu quả. - Sự chỉ đạo chuyên môn của nhà trường có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn. - Qua các tiết thao giảng, dự giờ lẫn nhau, giáo viên tự rút ra những kinh nghiệm về phương pháp dạy Tập làm văn. - Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng rất đa dạng, đây là điều kiện để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giúp cho việc dạy học phân môn Tập làm văn đạt hiệu quả hơn. * Đối với học sinh: - Môn Tiếng Việt nói chung , phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình đẹp, trang thiết bò dạy học hiện đại nên đã hấp dẫn sự tiếp thu bài học của cho các em, phù hợp với tâm sinh lý lưa tuổi các em. - Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 2 các em đã có những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo lập ngôn bản, kỹ năng kể chuyện miêu tả, đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 3. - Nhìn chung học sinh lớp 3 đang ở lứa tuổi thích học và ham học nên việc tiếp nhận kiến thức Tập làm văn cũng rất dễ dàng. 3.Yêu cầu nội dung chương trình: - Trang bò cho học sinh một số kiến thức và kỹ năng phục vụ cho học tập và đời sống hằng ngày như: điền vào giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức cuộc họp và phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, ghi chép sổ tay. - Tiếp tục rèn luyện đọc, nghe, nói, viết thông qua kể chuyện và miêu tả như: kể lại một việc đơn giản, tả sơ lược về người-vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc bằng câu hỏi. -Rèn kỹ năng nghe- nói –viết thông qua các bài tập nghe. 4. Các hình thức luyện tập: Chúng ta có thể vận dụng các hình thức luyện tập và yêu cầu của mỗi hình thức đó theo mô hình sau: _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 4- GV: Đặng Trung Việt CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 3 THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI: Trong phân môn Tập làm văn có rất nhiều phương pháp để giáo viên vận dụng vào việc dạy học nhưng tuỳ theo nội dung yêu cầu của bài học và từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể áp dụng nhóm các biện pháp hoặc một biện pháp chủ đạo kết hợp với một số biện pháp bổ trợ khác. Nhưng cơ bản có những biện pháp sau: 1. Chú trọng quan điểm tích hợp-lồng ghép khi dạy Tập làm văn lớp 3 : a) Phân tích quan điểm: Khi dạy học Tập làm văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc-Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết để giảng dạy nhằm tạo cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn. Quan điểm tích hợp-lồng ghép thể hiện rất rõ trong cấu trúc của SGK : các bài học được thiết kế theo chủ đề, chủ điểm, hai đơn vò học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các phân môn. Mối quan hệ giữa các phân môn trong một chủ điểm có thể thể hiện bằng mô hình sau: _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 5- GV: Đặng Trung Việt BÀI TẬP NGHE-KỂ: Yêu cầu: Hs hiểu được nội dung câu chuyện, kể lại mạnh dạn, tự tin; Hs thấy được cái hay, cái đẹp, cái cần phê phán trong câu chuyện; diễn đạt rõ thành câu, giọng kể phù hợp với nội dung từng câu chuyện. BÀI TẬP NÓI: Yêu cầu:HS nói đúng và rõ ý, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu; nói theo nội dung và chủ đề cho trước; nói thành câu, biết dùng từ chân thật. BÀI TẬP VIẾT: Yêu cầu: HS viết đủ số lượng câu, trình bày thành một đoạn văn đơn giản; biết cách chấm câu, viết đúng các câu theo mẫu câu đã học; biết cách dùng từ (có sử dụng phép so sánh, nhân hoá). CHỦ ĐIỂM Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 Ví dụ: Chủ điểm Cộng đồng được dạy trong hai tuần gồm các bài Tập đọc, Luyện từ và câu. Trong quá trình luyện đọc, tìm hiểu nội dung các bài đọc cung cấp cho học sinh vốn từ về Cộng đồng, những câu văn có hình ảnh về chủ đề Cộng đồng. Cụ thể: - Khi dạy bài Tập đọc-Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già, giáo viên khai thác nội dung bài học qua các câu hỏi. Trong quá trình học sinh trả lời các câu hỏi, giáo viên đònh hướng cho các em ý thức biết quan tâm chia sẻ với những người trong cộng đồng, giúp các em khi viết đoạn văn kể về người thân hoặc người hàng xóm (với đề bài: Kể về người hàng xóm mà em quý mến) đoạn văn có thể toát lên nội dung: con người phải biết yêu thương nhau, quan tâm chia sẻ với nhau làm cho mọi người xung quanh dòu bớt những nỗi lo lắng, buồn phiền và cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn. Cũng qua hệ thống câu hỏi, giáo viên giúp học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm, ý kiến nhận xét của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Qua tiết Tập đọc- Kể chuyện học sinh được mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, câu văn có hình ảnh, giàu cảm xúc. Trên cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động đồng thời hình thành cho học sinh cách ứng xử linh động trong cuộc sống, rèn cho học sinh có thói quen quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người trong cộng đồng. - Với chủ điểm này thì trong phân môn Luyện từ và câu (Tuần 8) đã cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ điểm Cộng đồng thông qua các bài tập, các em sẽ biết và hiểu nghóa của một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ như: cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương, cộng đồng, đồng tâm; Chung lưng đấu cật, Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, n ở như bát nước đầy. Như vậy học sinh biết vận dụng những từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ trên khi nói-viết Tập làm văn giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống. - Trong phân môn Chính tả (Tuần 8) các em cũng được viết các bài trong chủ điểm Cộng đồng. Ví dụ như bài “Tiếng ru” các em được viết đoạn: Con ong làm mật, yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Một người-đâu phải nhân gian ? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi ! _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 6- GV: Đặng Trung Việt CHÍNH TẢ TẬP VIẾTLTVCTẬP ĐOC TẬP LÀM VĂN Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 Qua viết 2 khổ thơ trên, học sinh được rèn luyện về chính tả, cách sử dụng dấu câu; vận dụng cái hay, cái đẹp của việc sử dụng ngôn từ trong các câu thơ để thể hiện thái độ, tình cảm cho bài văn của mình. - Ngoài ra phân môn Tập viết cũng giúp các em hiểu thêm ý nghóa của câu ứng dụng nói về Cộng đồng (câu “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” ) đồng thời các em được luyện viết tốt để áp dụng vào cách trình bày về chữ viết của đoạn văn trong làm văn. Xuất phát từ các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết đều xoay quanh chủ điểm Cộng đồng, học sinh sẽ biết nói và viết được đoạn văn hoàn chỉnh, thể hiện tình cảm, thái độ đánh giá đối với người hàng xóm, có sử dụng từ ngữ, câu văn giàu hình ảnh với đề bài: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến. b) Kết luận: Như vậy, khi dạy phân môn Tập làm văn đều nhằm mục đích giúp học sinh có kỹ năng hình thành văn bản, ngôn bản. Do đó tích hợp -lồng ghép là phương pháp đặc trưng trong dạy học Tập làm văn. 2. Dạy học theo quan điểm giao tiếp: a) Phân tích quan điểm: a.1- Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kỹ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh. Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập không quá nặng nề về lý thuyết như phương pháp truyền thống. Do vậy, học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, sáng tạo hơn trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe-nói-đọc- viết cho học sinh thông qua Tập làm văn đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu. Ví dụ: Giảng dạy dạng bài nghe-nói: Nghe – kể: Câu chuyện: “Kéo cây lúa lên” – Tuần 16 Qua việc giáo viên kể mẫu câu chuyện, quan sát tranh, gợi ý trong sách giáo khoa, học sinh kể nội dung câu chuyện như sau: Có một chàng ngốc ra thăm đồng. Thấy ruộng nhà mình lúa xấu hơn ruộng bên, anh ta bèn lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người. Về nhà anh ta khoe: - Lúa nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi. Chò vợ chạy đến đồng thì thấy bao nhiêu lúa nhà mình đã héo rũ. Qua giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh(kể cho nhau nghe), việc kể lại nội dung câu chuyện trước lớp giúp các em thấy được sự phê phán hóm hỉnh, hài hước và kể lại nội dung câu chuyện với giọng kể, cử chỉ, điệu bộ gây cười cho người nghe, nét mặt phù hợp, nâng kòch tính câu chuyện lên cao hơn. _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 7- GV: Đặng Trung Việt Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 Ngoài việc rèn luyện kỹ năng nghe-nói, học sinh còn được rèn kỹ năng viết như: nắm được kỹ thuật viết, luật viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp, bố cục phù hợp với văn cảnh hoặc môi trường giao tiếp. Thông qua bài viết của học sinh người đọc hiểu được tâm tư tình cảm của các em về một vấn đề nào đó. a.2- Bổ trợ cho việc rèn kỹ năng nghe-nói trong tiết Tập làm văn, phần Kể chuyện trong tiết Tập đọc-Kể chuyện cũng góp phần đến rèn kỹ năng giao tiếp. Ví dụ: Dạy bài TĐ-KC: Đôi bạn (Tuần 16) Nhiệm vụ của học sinh là: kể lại từng đoạn của câu chuyện đúng nội dung, ngắn gọn, từ ngữ dễ hiểu, biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ để câu chuyện thêm hấp dẫn sinh động; giúp người nghe thấy được phẩm chất tốt đẹp của người làng quê cũng như tình cảm chung thuỷ của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn. Học sinh rèn luyện khả năng quan sát, nói-viết, rút ra những nét điển hình, đặc trưng của từng vùng miền, thấy được vẻ đẹp đáng yêu đáng tự hàocủa mỗi vùng miền, từ đó hình thành nuôi dưỡng tình cảm gắn bó, quan hệ mật thiết giữa thành thò và nông thôn. b) Kết luận: Mỗi giáo viên cần chú trọng vận dụng phưong pháp dạy học theo quan điểm giao tếp, khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng cảm thụ văn học; mỗi bài nói, bài viết sẽ là chính tâm hồn tình cảm của các em, các em sẽ thêm yêu cái hay-cái đẹp, yêu tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 3.Tổ chức tốt các hình thức dạy học khi làm bài nghe,nói, viết. a) Phân tích quan điểm: Cần tổ chức tốt các hình thức dạy học như: quan sát tranh, hướng dẫn học sinh cách dùng từ , giọng kể, điệu bộ khi làm bài nghe, nói, viết bởi vì: với đặc điểm vốn từ còn hạn chế nên học sinh lớp 3 gặp nhiều khó khăn trong việc nghe-nói- viết-kể lại câu chuyện bằng lời của mình. Do vậy, giáo viên cần tổ chức tốt các hoạt động quan sát tranh: quan sát từng đường nét, màu sắc, hình ảnh, nội dung thể hiện của tranh. Học sinh cảm nhận tốt được những nét đẹp của cảnh vật, con người thì sẽ bày tỏ, trao đổi với bạn, với thầy, cô những nội dung độc đáo của tranh. Để các em làm tốt hoạt động này, trước hết giáo viên chú ý cho học sinh sử dụng gợi ý trong sách giáo khoa, lắng nghe bạn kể, giáo viên kể để nhớ lại được các ý chính của nội dung tranh ảnh. Giáo viên cần chú trọng về lời văn kể và nghệ thuật sử dụng ngôn từ: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh để diễn đạt sao cho dễ hiểu, sinh động. Có như vậy người nghe, người đọc sẽ dễ dàng hình dung, tưởng tượng, nắm bắt được sự việc, suy nghó tình cảm mà các em muốn thể hiện qua bài nói, viết. Ví dụ: Dạy bài Tàm văn Tuần 12 Ở bài tập 2: Viết một đoạn văn qua quan sát tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta. Thông qua việc quan sát tranh (ảnh) về một cảnh đẹp ở nước ta, giúp học sinh nắm được nội dung của tranh (ảnh), thấy được vẻ đẹp của tranh (ảnh) . Từ đó các em lựa chọn _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 8- GV: Đặng Trung Việt Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 từ ngữ thích hợp để nói và viết thành đoạn văn, giúp người nghe-đọc tuy không quan sát tranh (ảnh) nhưng vẫn thấy được vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh mà các em nói đến. Hoặc: bài Tập làm văn Tuần 25 – Đề bài: “Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội” Khi quan sát học sinh nhận ra đâu là cảnh chính của lễ hội, đó là hoạt động gì? Màu sắc trong tranh thể hiện không khí, quang cảnh lễ hội từ đó các em bộc lộ tình cảm của mình đối với các hoạt động mang đậm nét phong tục tập quán của đòa phương. b) Kết luận: Sự kết hợp giữa quan sát tranh và lựa chọn ngôn từ sử dụng để diễn đạt thành bài văn nói-viết sẽ làm tăng hấp dẫn và có tính thuyết phục đối với người nghe-đọc. 4. Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động dạy học trong tiết Tập làm văn theo hướng đổi mới: a) Phân tích: Việc tổ chức tốt các hình thức hoạt động dạy học nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực. Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: - Học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau và với chính thầy cô hoặc hoạt động cá nhân (độc lập làm việc). - Các hình thức tổ chức hoạt đôïng học có thể là: tập đóng các hoạt cảnh, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi tiếp sức. Qua các hình thức dạy học trên, học sinh lónh hội kiến thức tích cực, mang tính tự giác, không khí học tập thoải mái khiến học sinh mạnh dạn, tự tin khi nói. Các em dần dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu. Trong chương trình Tập làm văn mới, mỗi tiết học là một hệ thống bài học có tính đònh hướng, gợi mở, với nhiều dạng bài tập: nghe-nói, nói-viết, nghe-nói-viết .Vì vậy, giáo viên cần bám sát mục đích, yêu cầu của từng bài dạy nhưng linh hoạt hơn, chủ động hơn trong cách tổ chức các hoạt động dạy và học để tạo không khí học tập phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Ví dụ 1: Tập làm văn Tuần 11. (Dạng bài tập: NGHE-NÓI) Yêu cầu của bài tập là: * Bài 1: Nghe- kể câu chuyện: “ Tôi có đọc đâu” Giáo viên tổ chức các hình thức sau: - Giáo viên kể mẫu câu chuyện. - Cho học sinh thảo luận nhóm đôi (học sinh dựa vào gợi ý trong SGK, tranh và lời kể của thầy cô để kể cho nhau nghe câu chuyện) - Đại diện từng cặp kể trước lớp- Học sinh nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. Với cách tổ chức các hình thức hoạt động nêu trên sẽ huy động được tất cả học sinh trong lớp tham gia vào hoạt động hoc, tạo không khí thi đau học tập giữa từng học sinh với nhau và giữa các nhóm với nhau. * Bài 2: Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở. _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 9- GV: Đặng Trung Việt Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 Giáo viên tổ chức các hoạt động sau: - Cá nhân làm việc (Học sinh đònh hướng ý chính cần nói) - Học sinh tập nói trong nhóm (nhóm 6) - Học sinh trình bày bài nói trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Qua việc nhận xét, bổ sung của học sinh sẽ giúp các em có khả năng đánh giá, bổ sung cho bài nói của mình. Qua việc nhận xét, đánh giá của giáo viên để đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng diễn đạt sắp xếp các ý cần nói của học sinh. Ví dụ 2: Tập làm văn tuần 22 (Dạng bài tập: NÓI-VIẾT) Yêu cầu của bài tập: * Bài 1: Kể về người lao động trí óc mà em biết. Giáo viên tổ chức các hình thức sau: - Học sinh làm việc cá nhân (dựa vào gợi trong SGK) - Cho học sinh kể theo nhóm cặp. - Cho các nhóm thi kể trước lớp để học sinh nhận xét, bổ sung, học tập để rút ra cho bài viết ở bài 2. * Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn. - Cho học sinh làm việc cá nhân (viết thành một đoạn văn) - Cho học sinh đọc bài trước lớp. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. Như vậy, trong một tiết học, học sinh vừa luyện kể (luyện nói), vừa luyện viết một đoạn văn (văn bản) nên việc giáo viên vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong dạy Tập làm văn là nhiệm vụ cần thiết. b) Kết luận: Sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức trong dạy Tập làm văn lớp 3 theo hướng đổi mới tạo được sự hứng thú cho học sinh, học sinh tham gia vào các hoạt động này một cách hào hứng, tích cực và sáng tạo. 5. Dạy học theo hướng tập trung và chú trọng hình thức dạy học cá nhân: a) Mục đích: Dạy tập làm văn theo hướng tập trung vào cá nhân học sinh không phải chỉ tìm ra một câu trả lời có sẵn mà học sinh phải đưa ra được các câu trả lời trên cơ sở suy nghó và hiểu biết chính của các em. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề dặt ra trong câu hỏi, biết phân tích sắp xếp những tri thức đó, đưa ra những kết luận và cho phương án trả lời tốt nhất. Có nghóa là: học sinh tìm ra câu trả lời qua việc thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích dữ kiện. Ví dụ: bài Tập làm văn – Tuần 31. Bài: Thảo luận về bảo vệ môi trường. - Học sinh chọn nội dung cần thảo luận cho cuộc họp trao đổi về chủ đề: “ Em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường” thông qua các bước: + Xác đònh mục đích cuộc họp. _______________________________________________________ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 10- GV: Đặng Trung Việt [...]... viết thành câu,dùng từ hợp lý 2 Biết dùng từ ngữ, câu văn có h ảûnh 3. Biết trình bày đoạn văn Bài viết đạt Trung bình trở lên Số học sinh Tỷ lệ % 25 /33 22 /33 18 /33 28 /35 75.8 66,6 54,5 84,8 II- Lợi ích và khả năng vận dụng : Qua kinh nghiệm vận dụng các quan điểm dạy học và một số biện pháp tích cực áp dụng dạy học cho học sinh lớp 3 , bản thân tôi nhận thấy các mặt: 1 Lợi ích: - Dạy Tập làm văn theo... _ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 12GV: Đặng Trung Việt Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 Mỹ An, ngày 10 tháng 11 năm 2010 Người viết Đặng Trung Việt Ý KIẾN PHÊ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN _ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 13GV: Đặng Trung Việt ... Với đề tài này có thể vận dụng vào thực tiển dạy học cho học sinh lớp 3 trong khối ở tất cả các năm học và khả năng vận dụng cao nhất là việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như áp dụng cho các khối lớp khác III- Triển vọng nghiên cứu sau sáng kiến kinh nghiệm: Kết quả sau đề tài có thể vận dụng để nghiên cứu dạy học Tập làm văn lớp3 góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới, làm cơ sở... THỨ BA: KẾT LUẬN I- Khái quát kết luận: Sau khi vận dụng những sáng kiến trên vào việc dạy học “ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới ” vào năm học 2009-2010 và12 tuần của năm học _ Một số biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3 theo yêu cầu đổi mới - 11GV: Đặng Trung Việt Trường Tiểu học Mỹ An Năm học 2010-2011 2010-2011 bản thân đã khảo sát học sinh qua bài... thấy các mặt: 1 Lợi ích: - Dạy Tập làm văn theo phương pháp “tích hợp-lồng ghép” các phân môn trong môn Tiếng Việt là biết kết hợp mối quan hệ chặt chẽ về yêu cầu kiến thức của phân môn tập làm văn lớp 3 và tất cả các khối lớp - Chú trọng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, rèn luyện kỹ năng nghe-nói-đọc-viết sẽ giúp học sinh có khả năng sử dụng vốn ngôn ngữ đã học vào việc giao tiếp trong . hợp lý 25 /33 75.8 2. Biết dùng từ ngữ, câu văn có h. ảûnh 22 /33 66,6 3. Biết trình bày đoạn văn 18 /33 54,5 Bài viết đạt Trung bình trở lên 28 /35 84,8 II-. từ hợp lý 19 /36 52,7% 16/28 57,1% 2. Biết dùng từ ngữ, câu văn có h. ảûnh 5 /36 13, 8% 4/28 14,2% 3. Biết trình bày đoạn văn 14 /36 38 ,8% 10/28 35 ,7% Bài viết

Ngày đăng: 09/11/2013, 05:11

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w