1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKNLOP 1

14 633 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : - Mục đích của dạy học ở tiểu học là cung cấp tới học sinh những kiến thức cơ bản,toàn thể về tự nhiên và xã hội để trẻ tiếp tục việc học ở cấp trên đồng thời chuẩn bò cho trẻ những kiến thức , kó năng cần thiết cho công việc lao động của trẻ sau này . - Trong các môn học , môn Toán đóng vai trò quan trọng . Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số , những phép tính , đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học . Bên cạnh đó , môn Toán góp phần vào việc phát triển tư duy , khả năng suy luận , trau dồi trí nhớ , kích thích học sinh tìm hiểu , khám phá và góp phần hình thành nhân cách của trẻ . 2. Mục đích đề tài : - Nghiên cứu phưong pháp và nội dung dạy học Toán 1 – chương trình tiểu học hiện hành để giúp học sinh tích cực chủ động trong học tập . đổi mới phương pháp dạy học thể hiện rõ quan điểm “ Dạy học lấy người học làm trung tâm” Do đó chúng ta nói rằng : việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học nói chung và đối với lớp 1 là lớp đầu cấp nói riêng làm tiền đề cho các lớp sau là việc làm cần thiết và cấp bách theo hướng phát huy các “ phương pháp tích cực” 3. Lòch sử đề tài . - Qua nhiều năm dạy lớp 1 , bản thân đã từng bước thực hiện đổi mới phương pháp dạy học , tổ chức ra những tình huống học tập có tác dụng kích thích óc tò mò và tư duy độc lập … Từ đó ,học sinh tự tìm ra và lónh hội kiến thức . chính vì vậy , việc đổi mới phương pháp dạy học được triển khai ở việc dạy học tất cả các môn học ở tiểu học . Nhất là đối với phương pháp dạy học toán ở lớp 1 , và làm chuyển biến đáng kể về chất lượng của học sinh . 4. Phạm vi đề tài : - Tìm hiểu và nắm được nội dung của chương trình Toán lớp 1 . - Thực hiện một số bài dạy phát huy được tính tích cực , sáng tạo của học sinh . - Một số đề xuất về phương pháp dạy Toán 1 . Trang 1 PHẦN II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN . 1. Thực trạng đề tài : - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta nhằm đào tạo những lao động sáng tạo , làm chủ đất nước thế nhưng cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học chưa Được là bao phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các kiến thức đònh sẵn cách học thụ động , sách vở . - Dù hiện nay trong nhà trường xuất hiện nhiều tiết dạy tốt của giáo viên giỏi , tổ chức học sinh hoạt động , tự chiếm lónh tri thức mới nhưng tình trạng chung hàng ngày vẫn là “ Thầy đọc – trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp , giải thích minh hoạ bằng tranh … từ đó học sinh thụ động trong học tập -Trước thưcï trạng đó , bản thân tự nghiên cứu , vận dụng một số phương pháp dạy học mới phù hợp với hoàn cảnh , điều kiện dạy và học ở trường để dạy tốt môn Toán 1 nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh . Nhưng nó cũng có những thuận lợi và khó khăn sau : + Thuận lợi : – Đa số học sinh qua mẫu giáo – phụ huynh quan tâm – sách giáo khoa - dụng cụ học tập đầy đủ . – Phòng học bày trí như sau : 20 bộ bàn ghế , bảng từ màu xanh , trên tường có góc “ soi gương học tốt” Bảng danh dự “ trang trí hình ảnh về quê hương , cây cảnh trong rất gần gũi trẻ em . + Khó khăn: - Một số em hoàn cảnh khó khăn, không gần gũi cha mẹ, lười học. – Sự hứng thú học tập cho từng học sinh không đồng đều vì tâm sinh lí của mỗi em không giống nhau . Từ đó học sinh tích cực , chủ động tự giác học tập còn nhiều hạn chế . – Qua đònh tính đầu HK I chất lượng như sau: G: 10; K: 15; TB: 6; Y: 4 2. Nội dung giải quyết : a) Tìm hiểu nội dung chương trình Toán 1 :  Số học : • Các số đến 10, phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10: - Nhận biết quan hệ số lượng ( nhiều hơn , ít hơn , bằng nhau ) - Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10 . Sử dụng các dấu = , < , > - Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng , trừ . - Bảng cộng, trừ phạm vi 10 . - Số 0 trong phép cộng và trừ . Trang 2 - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ • Các số đến 100 . Phép cộng và phép trừ ( không nhớ , trong phạm vi 100.) - Đọc , đếm , viết , so sánh các số đến 100 . Giới thiệu hàng chục , hảng đơn vò , giới thiệu số - Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính - Tính giá trò biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ ( trường hợp đơn giản )  Đại lượng và đo đại lượng : - Giới thiệu đơn vò đo độ dài xăng ti mét . Đọc, viết thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vò cm . Tập đo và ước lượng độ dài . - Giới thiệu đơn vò đo thời gian : tuần lễ , ngày trong tuần , làm quen bước đầu với đọc lòch , đọc giờ đúng trên đồng hồ ( kim phút chỉ vào số 12 )  Hình học : - Nhận dạng bước đầu về hình vuông , tam giác , hình tròn . - Giới thiệu về điểm , điểm ở trong , điểm ở ngoài 1 hình, đoạn thẳng . - Thực hành vẽ đoạn thẳng , vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông : gấp , ghép hình .  Giải bài toán : - Giới thiệu bài toán có lời văn . - Giải các bài toán đơn bằng 1 phép cộng hoặc một phép trừ , chủ yếu là các bài toán thêm , bớt 1 số đơn vò 3. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực :  Đổi mới phương pháp dạy học toán cần thể hiện các đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực . Đó là : - Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh . - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học . - Tăng cường học tập cá thể , phối hợp với học tập hợp tác - Hình thành và rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn . - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò . Ở lứa tuổi lớp 1 , việc dạy toán là đi từ trực quan cụ thể đến hình thành và phát triển tư duy trừu tượng cho nên phương pháp trực quan là phương pháp dạy học chủ đạo trong các phương pháp day học ở Toán lớp 1 . Nhưng trong đó GV cũng có thể sử dụng PP dạy học đat vấn đề và giải quyết vấn đề nhằm tạo ra những tình huống có vấn đề cho học sinh tự tìm tòi , phát hiện bằng Trang 3 các hoạt động học tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lónh hội tri thức .  Việc dạy về đại số : - Khi dạy về đại số , giáo viên hình thành số , so sánh , hình thành phép cộng và trừ nên dùng phương pháp trực quan và thực hành trên đồ dùng trực quan đó . Ví dụ : Khi dạy bài “số 7” giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ ( hay vật thật : que tính , hình tam giác , hình chữ nhật , hình vuông , …. ) để nhận ra kiến thức mới bằng phép đếm : có 6 thêm 1 được 7 , qua đếm phân tích số , học sinh biết 7 đứng tiếp sau 6 trong dãy số 1,2,3,4,5,6,7, . 7 là 6 và 1 hoặc 1 và 6 7 là 5 và 2 hoặc 2 và 5 7 là 4 và 3 hoặc 3 và 4 7 > 6 , 7 > 5 , 7 > 4 , 7 > 3 , 7 > 2 , 7 > 1. 1 < 2 < 3 < 4 < 5 < 6 < 7. Vậy 7 là số lớn nhất trong dãy số từ 1 đến 7 . - Khi dạy các bảng cộng , trừ trong phạm vi 10 , giáo viên cho học sinh thực hiện các thao tác “gộp” và “bớt” để học sinh tìm ra kết quả phép tính . Ở đây , giáo viên cho học sinh sử dụng que tính vì que tính là đồ dùng “chuẩn nhất” để dạy học các phép tính . Ví dụ : Khi dạy phép tính 3 + 2 = 5 trong bài phép cộng trong phạm vi 5 . Giáo viên cho học sinh thực hiện 1 trong 2 công việc sau : a. Học sinh đếm lấy 3 que tính để 1 bên , sau đó đếm lấy 2 que tính để một bên – gộp 2 nhóm lại thành 1 nhóm , đếm số que tính của nhóm này 1,2,3,4,5,sau đó tự học sinh viết vào bảng con phép tính . Đọc : 3 + 2 = 5 (ba cộng hai bằng 5 ) b. Đếm 3 que tính rồi đếm lấy 2 que nữa , không tách riêng mà góp luôn vào , rồi đếm lại số que thu được là 5 que tính . - Trong hai cách thì cách 1 giúp học sinh hiểu khái niệm về phép cộng một cách chính xác nhất . - Đối với phép trừ thì học sinh đếm lấy 5 que tính rồi bớt 2 que tính . Đếm số que còn lại là 3 que . - Học sinh nêu phép tính , viết vào bảng con : 5 – 2 = 3 - Học sinh phải hiểu và thuộc từng phép tính thông qua đọc và viết , vì học sinh thuộc mà không hiểu thì sẽ chóng quên và không giúp ích gì cho việc giải toán trước mắt và cho sự phát triển tư duy Toán học sau này . Nếu hiểu Trang 4 mà không thuộc thì khó vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống sau này và khó tiếp thu những kiến thức ở lớp trên + Bảng cộng và trừ các số tự nhiên trong phạm vi 10 là nội dung chính của chương trình Toán lớp một . Vì vậy , việc thuộc bảng cộng – trừ là kó năng quan trọng nhất mà tất cả các em cần phải nắm vững nhằm giảm hẳn việc thực hiện đếm tay hoặ que tính khi làm tính mà cần phải nêu thẳng được kết quả của một phép tính bất kì . Để rèn cho các em thuộc bảng cộng – trừ , GV nên dành từ 3 đến 5 phút trước mỗi buổi học cho các em ôn luyện và có thể kiểm tra kết quả như 3 + 2 =5 ; 4 + 2 = 6 ; … . Sau đó chia thành đôi bạn học tập , một em nêu phép tính , một em kiểm tra và ngược lại . + Mỗi lần học xong một bảng cộng hoặc trừ , giáo viên cho học sinh chép vào một tờ giấy hay sổ tay Toán về nhà để học hoặc nhờ cha mẹ, anh chò xem đó mà hỏi cho các em trả lời . + Từ đó các em ý thức được phương pháp tự học qua sự hướng dẫn của giáo viên và phụ huynh . + Tổ chức trò chơi học tập toán cho học sinh góp phần gay được hứng thú trong giờ học nhưng trò chơi phải có mục đích rõ ràng nhằm củng cố , luyện tập kiến thức , kó năng , hành động chơi gắn với nội dung học toán . + Một trò chơi học tập thường được tiến hành : • Giới thiệu trò chơi : - Nêu tên trò chơi . - Hướng dẫn cách chơi : vừa mô tả , vừa thực hành , nêu rõ : • Luật chơi : + Chơi thử . + Nhấn mạnh luật chơi , nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử . + Chơi thật , xử “phạt” những người phạm luật chơi . + Nhận xét kết quả trò chơi , thái độ người tham dự , giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi , những sai lầm cần tránh . - Thông qua trò chơi Toán học giúp các em tính nhanh nhẹn , dạn dó , đoàn kết , tạo không khí lớp học bớt căng thẳng . Giáo viên nên thực hiện vào các giờ luyện tập , ôn tập để củng cố kiến thức . Trong giờ này , giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức các hoạt động , học sinh tham gia hoạt động theo cá nhân , nhóm thi đua ; giáo viên đóng vai trò là một trọng tài công minh và chính xác , phân rõ thắng thua nhằm tạo sự hứng thú , tích cực trong học tập . Ví dụ 1 : Trò chơi làm tính tiếp sức . - Mục đích : Rèn luyện kó năng tính cộng trừ trong phạm vi 9 . - Chuẩn bò : Vẽ sẵn 2 hình như sau : Trang 5 +2 2 - Cách chơi : Mỗi đội 6 em , khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội điền kết quả vào hình tam giác đầu tiên rồi nhanh chóng trao bút cho bạn thứ hai tiếp tục cho đến hết . Đội nào làm nhanh , đúng sẽ thắng . Ví dụ 2 : Trò chơi “ Ếch đi trú mưa” - Mục đích : Rèn kó năng tính cộng, trừ trong phạm vi 100. - Chuẩn bò : Giáo viên treo 2 bức tranh . 60 - 10 50 45 + 3 40 + 12 48 35 + 13 30 + 20 72 10 + 8 62 + 10 18 38 - 20 - Cách chơi : Hai đội chơi , mỗi đội 4 bạn , giáo viên ra lệnh bạn đầu tiên mỗi đội nối chú ếch với nhà có 1 số là kết quả phép tính trên mình chú ếch rồi nhanh chóng đưa bút cho bạn thứ 2 rồi tiếp tục , đội nào đúng , nhanh thì thắng .  Dạy về Đại lượng và đo đại lượng : - Giáo viên chú ý đến phương pháp thực hành : đo bằng thước có đơn vò bằng xăng - ti - mét và đo ước lượng bằng gang tay , bước chân với cạnh bàn , bảng , chiều dài phòng học . Đo đoạn thẳng trong vở không quá 10 cm . - Nhận biết các ngày đi học , nghỉ để xác đònh số ngày trong tuần lễ , tập xem lòch , đồng hồ , 100% học sinh thực hành trên mô hình đồng hồ , chủ yếu là giờ đúng . Trang 6 +5 +2 -3 +1 - Khi dạy nội dung mảng kiến thức này , giáo viên dùng phương pháp trực quan và liên hệ thực tế, cho học sinh xem giờ , để phát triển tư duy , giáo viên cho học sinh làm quen đồng hồ không số . - Học sinh nhìn đồng hồ nói được giờ đúng .   Dạy về hình học : - Ở lớp 1 , chỉ nhận dạng bước đầu về hình vuông , tam giác, hình tròn . cho nên giáo viên phải tận dụng đồ dùng học tập triệt để . Học sinh tìm và nói được những đồ vật , sự vật có dạng hình vuông , hình tròn , tam giác như: viên gạch bông, cái mâm, khăn quàng. - Thực hành vẽ đoạn thẳng , vẽ một điểm ở trong và ngoài một hình , gấp ghép hình đơn giản . - Giáo viên cho học sinh thi đua ghép hình từ các hình vuông , hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán 1 . - Để phát huy óc sáng tạo , học sinh có thể ghép theo trí tưởng tượng của mình như : ghép thành cái nhà , xe ô tô , chong chóng , con cá … - Dạy nội dung về hình học giáo viên cho học sinh tự thực hành , luyện tập theo khả năng của học sinh . GV không nên “áp đặt”học sinh theo phương án có sẵn .  Dạy giải toán có lời văn : - Học sinh nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài toán có lời văn . Biết giải các bài toán đơn giản về thêm bớt ( Giải bằng 1 phép cộng hoặc 1 phép trừ ) và trình bày giải gồm : Câu lời giải , phép tính , đáp số . Khi dạy dạng toán này , giáo viên dùng phương pháp vấn đáp gợi mở để học sinh hiểu đề bài toán phần đã cho ? phần phải tìm ? Ví dụ : Bài toán : Nhà An có 5 con gà , mẹ mua thêm 4 con gà . Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ? - Giáo viên hướng dẫn : • Phần đã cho : giáo viên hỏi :” Bài toán cho biết gì ? ( Nhà An có 5 con gà , mẹ mua thêm 4 con gà nữa ). • Phần phải tìm : giáo viên hỏi : Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?) . Trang 7 • Giáo viên hướng dẫn giải bài toán : Muốn biết nhà An có mấy con gà ta làm như thế nào ? Học sinh trả lời : làm tính cộng – lấy mấy cộng mấy ? ( 5 + 4 = 9 con gà ) . • Trình bày lời giải có nhiều cách học sinh có thể nêu : + Nhà An có: + Số con gà có tất cả là : + Nhà An có tất cả là : + Số con gà nhà An có là : + Số con gà nhà An có tất cả là : - Giáo viên không áp đặt học sinh trình bày theo một cách : - Học sinh trình bày bài toán có thể như sau : Tóm tắt Có : 5 con gà Thêm : 4 con gà . Có tất cả … con gà ? Bài giải Số con gà nhà An có tất cả là : 5 + 4 = 9 ( con gà ) Đáp số : 9 con gà . Khi dạy toán có lời văn giáo viên chú ý hỏi học sinh những câu hỏi gợi mở rõ ràng , ngắn gọn , dễ hiểu . Các câu hỏi dẫn dắt bảo đảm phải giúp học sinh quan sát , phân tích , tư duy để tìm câu trả lời . Việc tìm ra câu trả lời đi từ dễ đến khó sẽ giúp các em tìm ra kết quả đúng . Với những phương pháp dạy học truyền thống ( giảng giải , thuyết trình vấn đáp , làm mẫu cho học sinh quan sát , trực quan …) đã được giáo viên vận dụng thành thạo , cùng với những phương pháp trên , hình thức dạy học thầy tổ chức – trò hoạt động đòi hỏi những giáo viên phải biết vận dụng nhiều phương pháp và kó thuật dạy học khác nữa như dạy toán bằng giáo án đòên tử, học sinh rất tích cực và tiết dạy rất sinh động đạt hiệu quả cao. Để động viên học sinh lớp 1 , người giáo viên phải biết cách theo dõi từng học sinh trong quá trình giải bài tập để kòp thời giúp đỡ học sinh yếu , giao thêm việc cho học sinh giỏi ( phân hoá quá trình học tập của học sinh ) biết tổ chức dạy học toán theo nhóm nhỏ , học thông qua hình thức trò chơi toán học , biết vận dụng dạy học đặt và giải quyết vấn đề , dạy học tìm tòi , khám phá , biết sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học kể cả phương tiện dạy học hiện đại như : máy chiếu , video , máy vi tính ,…) * Một số giải pháp trong quá trình dạy Toán 1 Việc nghiên cứu kó chương trình , SGK Toán 1 là việc làm cần thiết mỗi giáo viên : Trang 8 Để dạy tốt môn Toán giáo viên phải có cái nhìn tổng quát , toàn thể chương trình để thấy mối liên quan giữa các mạch kiến thức như thế nào ? Vai trò và ý nghóa của chúng ra sao ? Từ đó giáo viên mới có sự linh hoạt chủ động sáng tạo trong dạy toán . 1.Giáo viên nên phát huy hết hiệu quả của từng phương pháp dạy học : - Khi dạy yếu tố hình học thì phương pháp trực quan có vai trò quan trọng nên đồ dùng phải chính xác , giáo viên làm mẫu cẩn thận chính xác khi vẽ đoạn thẳng có độ dài cen - ti - mét vào vở học sinh . - Phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học để mọi học sinh trong lớp đều hoạt động . 2.Giáo viên thường xuyên nhắc nhở động viên , đôn đốc các em tích cực học tập , phối hợp để giúp đỡ các em học yếu có tinh thần tự học và tin tưởng vào chính mình hơn . 4. Kết quả , chuyển biến của học sinh : Với những phương pháp dạy học đổi mới trên, bản thân đã áp dụng và học sinh đã chuyển biến từng bước rõ rệt, tự giác học tập đạt kết quả cuối năm 2008 – 2009 như sau: Giỏi: 18; Khá: 15; Trung Bình: 1; Yếu: 1 (cá biệt) * Một số thiết kế bài học theo hướng đổi mới PPDH kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán 1. Kế hoạch bài dạy: Bài dạy: Luyện tập – Tiết 414 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: o Củng cố về làm tính trừ các số trong phạm vi 100 (trừ không nhớ), tập đặt tính rồi tính. o Tập tính nhẩm. o Củng cố kỹ năng giải toán. II. Đồ dùng dạy học: o GV: Máy chiếu, bảng phụ, cây hái hoa dân chủ. o HS: Bảng con, phấn, vở, SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: o 2 HS lên bảng thực hiện phép tính: 62 – 40; 35 – 14; 76 – 50; 47 – 6 o HS dưới lớp làm bảng con. 2. Bài mới: Trang 9 Nội dung Hoạt động của GV và HS BT1: Đặt tính rồi tính 45 – 23; 57 – 31; 72 – 60 70 – 40; 66 – 25. BT2: Tính nhẩm 66 – 5 = 65 – 60 = 70 – 30 = 94 – 3 = 21 – 1 = 21 – 20 = 65 – 65 = 33 – 30 = 32 – 10 = BT3: Điền dấu >, <, = 35 – 5 35 – 4 30 – 20 40 – 30 43 + 3 43 – 3 31 + 42 41 + 32 - Giải lao 2' BT4: Bài toán Lớp 1B có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu bạn nam? Tóm tắt Bài giải Có:35 bạn Số bạn nam lớp Nữ: 20 bạn 1B có là: Nam: .? bạn 35 – 20 = 15 (bạn) Đáp số: 15 bạn BT 5: Nối theo mẫu: 70 – 5 54 40 + 14 68 – 14 71 11 + 21 - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập trên màn hình. - Cả lớp làm bảng con 2 bài đầu, Còn 4 bài mỗi tổ làm 1 bài. - HS nhìn kết quả trên màn hình để kiểm chứng. - GV tổ chức "hái hoa dân chủ" GV nêu yêu cầu: Trên cành có 3 bông hoa và quả, trên mỗi hoa, quả có phép tính, mỗi nhóm 3 HS lên hái hoa, mỗi HS cầm 1 phép tính, HS nào nhẩm trước và đúng kết quả trên màn hình thì được thưởng 1 bông hoa điểm 10. - HS nhẩm đúng – các bạn vỗ tay - HS làm vào sách giáo khoa bằng bút chì. - 2 bạn cùng bàn đổi chéo để kiểm tra kết quả đúng trên màn hình. - GV nhận xét. - HS hát - 1 HS đọc bài toán trên màn hình, cả lớp theo dõi. - GV hướng dẫn HS tóm tắt. - HS làm vào vở. - GV thu chấm 1 số bài - Sửa bài – Nhận xét. - GV treo 2 bảng phụ. - Yêu cầu: 2 đội thi đua, mỗi đội 5 HS, làm tiếp sức, đội nào nối nhanh – đúng thì thắng. - GV sửa bài trên màn hình. Trang 10 [...]... đặt tên điểm A ; Hướng dẫn HS đọc là điểm A GV lưu ý HS cách đọc điểm B , C … (Bê, Xê) - GV vẽ thêm 1 điểm B sau đó lấy thước nối lại 2 điểm và nói : “ Nối điểm A với điểm B , ta có đoạn thẳng AB HS đọc : Đoạn thẳng AB * Đoạn thẳng A B Trang 11 Hoạt động 2 : Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng • Bước 1 : Dùng bút chì chấm một điểm rồi chấm một điểm nữa vào tờ giấy Đặt tên cho từng điểm • Bước 2 : Đặt... thực hành vẽ được đoạn thẳng một cách thành thạo Trang 12 PHẦN III KẾT LUẬN Trên cơ sở tìm hiểu nội dung chương trình Toán 1 nói chung và phương pháp đổi mới dạy học Toán 1 nói riêng kết hợp các tiết dạy minh hoạ bản thân thu được những kết quả chính sau đây : Tìm hiểu và nắm được một số vấn đề cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học của môn Toán lớp 1 Trong quá trình học Toán , giáo viên tổ chức hướng...42 – 12 32 60 +11 - HS nhận xét bài 2 đội – Tuyên dương đội thắng - Nhận xét tiết học Củng cố – Dặn dò • Qua tiết dạy, theo nhận xét của GV dự giờ như sau: Tiết học rất nhẹ nhàng, sinh động, HS tích cực học tập,... tiếp sức 1 cách chủ động để lónh hội tri thức KẾ HOẠCH BÀI DẠY - SỐ 2 Bài dạy : Điểm đoạn thẳng Tiết : 66 I Mục tiêu : Giúp học sinh - Nhận biết được “ Điểm” “đoạn thẳng” - Biết vẽ đoạn thẳng qua hai điểm - Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng II ĐDDH : - Mỗi học sinh đều có thước , bút chì III Các hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Giới thiệu “Điểm” “ đoạn thẳng” * Điểm A Đây B - GV chấm 1 điểm... cao tay nghề học tập bồi dưỡng thường xuyên để có thể “cập nhật” với những công nghệ thông tin trong giáo dục hiện nay Long Hòa ngày 5 tháng 5 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Thò Ngọc Sương Trang 13 Trang 14 ... , cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ A đến B • Bước 3 : Nhấ thước và bút ra Ta có đoạn thẳng AB ( HS vẽ đoạn thẳng vào vở nháp - GV theo dõi sửa sai và giúp đỡ HS yếu ) Hoạt động 3 : Thực hành BT1 : GV gọi HS đọc tên các điểm và đoạn thẳng trong SGK BT2 : GV treo nội dung bài đã viết sẵn trên bảng phụ Gọi HS thực hiện nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng , đọc tên đoạn thẳng đó BT3 : Gọi . cộng, trừ trong phạm vi 10 0. - Chuẩn bò : Giáo viên treo 2 bức tranh . 60 - 10 50 45 + 3 40 + 12 48 35 + 13 30 + 20 72 10 + 8 62 + 10 18 38 - 20 - Cách chơi. 70 – 5 54 40 + 14 68 – 14 71 11 + 21 - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập trên màn hình. - Cả lớp làm bảng con 2 bài đầu, Còn 4 bài mỗi tổ làm 1 bài. - HS nhìn

Ngày đăng: 25/09/2013, 14:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Cả lớp làm bảng con 2 bài đầu, Còn 4 bài mỗi tổ làm 1 bài. - SKKNLOP 1
l ớp làm bảng con 2 bài đầu, Còn 4 bài mỗi tổ làm 1 bài (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w