bao cao 5 nam

8 329 0
bao cao 5 nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT A LƯỚI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH HỒNG TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hồng Trung, ngày 30 tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” A / PHẦN THỨ NHẤT: I. Đặc điểm tình hình chung: Phát triển Giáo dục Đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh. Chế độ chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. Chính vì vậy chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ra đời nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, với mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng có hiệu quả sự nghiệp Giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Căn cứ vào CT 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, QĐ 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ V/v thực hiện đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” giai đoạn 2006 – 2010. Ban giám hiệu đã tổ chức triển khai đến tận CBGV trong đơn vị các nội dung của CT 40. BGH đã xây dựng đề án cụ thể cho từng năm trong giai đoạn 2006-2010 nhằm tổ chức cho CBGV thực hiện một cách cụ thể. BGH nhà trường tham mưu cho Đảng uỷ, chính quyền địa phương cùng các ban ngành trong xã quán triệt những nội dung trong CT40 để làm rõ phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng trong việc xây dựng CNH – HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người và từ đó để cùng nhau thực hiện đề án có hiệu quả. Ngoài ra BGH đã được sự chỉ đạo của PGD&ĐT cụ thể trong quá trình thực hiện đề án. Ngoài việc được nhà trường triển khai, các tổ chức đoàn thể trong đơn vị tiếp tục triển khai chức triển khai cụ thể đề án cho các thành viên của mình phụ trách. Mỗi một CBGV trong đợn vị đều nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt trong việc triển khai đề án Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề án, nhà trường đã có những thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong toàn xã hội. Ý thức tự học, tự rèn, tự vươn lên của tập thể CBGV nhà trường; sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của PGD&ĐT và tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất xây dựng trường lớp, Đội ngủ CBGV đã nhận thức được trong việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CM và trình độ chuẩn hoá trong đội ngũ. CBQL đã được PGD&ĐT cho tham quan học tập các đơn vị trong nước, CBGV nhà trường đã được tổ chức đi tham quan các mô hình giáo dục trong tỉnh. CBGV trong đơn vị đã từng bước vận dụng CNTT trong quản lý hố sơ, quản lý đội ngũ, và trong giảng dạy. - Khó khăn: Địa bàn trải dài gần 7km, chia làm 3 cơ sở nên việc bố trí giáo viên giảng dạy và công tác quản lý chỉ đạo có phần khó khăn. Trình độ giáo viên đã nâng cao đáng kể song vẫn chưa đồng đều, vẫn còn một số giáo viên trình độ còn hạn chế. Sự quan tâm của phụ huynh đến học sinh vẫn còn quá thấp, có một số phụ huynh còn khoán trắng cho nhà trường. II/ Kết quả thực hiện đề án: 1. Tình hình phát triển trường lớp, học sinh, đội ngũ: Năm học 2005-2006: - Tổng số lớp: 10 lớp. - Tổng số học sinh: 237 hs. - Tổng số CBGV: 19 người. Năm học 2009-2010: - Tổng số lớp: 12lớp. - Tổng số học sinh: 239. - Tổng số CBGV: 24 người. 2. Về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo: a. Nâng chuẩn về CMNV: Tổng số GV đứng lớp 17. 100% đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo như sau: - 02 THSP. - 15 CĐSP. Nhằm đảm bảo nâng cao trình độ CM để phục vụ cho công tác giảng dạy và chỉ đạo, CBGV trong đơn vị tiếp tục tham gia theo học các lớp ĐHSP như sau: - Đào tạo chuẩn hoá, nâng chuẩn về CMNV: Năm học 2008-2009: 01 BGH theo học ĐHSP và tốt nghiệp vào năm 2010 Năm học 2009-2010: 03 GV theo học ĐHSP. b. Đổi mới phương pháp dạy học, làm và sử dụng TBDH. 100% đội ngũ GV được tham gia tập huấn phương pháp dạy học do PGD&ĐT tổ chức hàng năm. Qua đó dựa vào thực tế của nhà trường GV đã vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với thực tiển của nhà trường, của đối tượng học sinh để vận dụng. Hàng tháng, các tổ trao đổi kinh nghiệm về việc vận dụng các phương pháp để rút ra phương pháp tối ưu phục vụ cho công tác giảng dạy phù hợp với thực tế đối tượng học sinh các lớp. Để nâng cao chất lượng dạy và học trong công tác làm và sử dụng TBDH, mỗi một GV nghiêm túc thực hiện, tìm tòi, vận dụng các TBDH hiện có để phục vụ cho giờ dạy. Ngoài ra BGH chỉ đạo cho các tổ tiến hành tổ chức làm các TBDH có chất lượng để bổ sung cho TB nhà trường. Từ năm học 2005-2006 đến nay, nhà trường luôn vận động tổ chức làm đồ dùng dạy học, tổ chức chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học cho tất cả các khối lớp c. Tham gia các lớp bồi dưỡng thay SGK, bồi dưỡng TX, các chuyên đề: Ngoài việc CBQL và một số GV nồng cốt được PGD cho tham dự các lớp bồi dưỡng tại sở GD. Các GV còn lại đều được tập huấn tại huyện do phòng GD&ĐT tổ chưc và tại trường do CBQL và GV nồng cốt tập huấn lại. Vì vậy trong những năm qua từ năm học 2005-2006 đến nay 100% CBGV đều đã được tham gia các lớp tập huấn do SGD, PGD cũng như đơn vị trường học tổ chức. d. Tham gia các hội thi: Nhằm phát triển toàn diện về mọi mặt cho đội ngũ CBGV. Đơn vị luôn tổ chức cho GV tham gia các hội thi của Ngành cũng như các ban ngành tổ chức cho GV và học sinh. - Các hội thi nhà trường đã tham gia từ năm 2005-2006 đến nay: + Hội thi GV dạy giỏi cấp huyện: 3 giáo viên được công nhận gv dạy giỏi cấp huyện. + Hội thi GAĐT cấp huyện: 2 giải nhất, 2 giải nhì. 1 giải ba + Hội thi GAĐT cấp tỉnh: 1 giải ba. + Hội thi vẽ: 2 giải khuyến khích. + Hội thi làm và sử dụng thiết bị dạy học cấp huyện: 01 khuyến khích + Hội thi vở sạch chứ đẹp cấp huyện: giải khuyến khích. e. Bồi dưỡng Tin học, ngoại ngữ: Việc CBGV biết và sử dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, quản lý hành chính là điều cần thiết và cấp bách cho giai đoạn đất nước đang trên đà tiến lên xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên mọi lĩnh vực. Từ năm 2005 đến nay, đơn vị đã động viên CBGV tham gia các lớp bồi dưỡng về tin học để phục vụ cho công tác giảng dạy, quản lý đội ngũ. Nhà trường đã được sự quan tâm của PGD đã tổ chức một lớp bồi dưỡng sử dụng chương trình Power Point vào năm 2006-2007. Ngoài ra CBGV đơn vị đã được PGD cho tập huấn các chương trình tin học phục vụ cho việc sử dụng CNTT trong giảng dạy trong quản lý đội ngũ, quản lý kế toán hành chính như: - Phần mềm Plash. - Phần mềm Itel. - Phần mềm ActivInspire - Phần mềm PowerPoint. - Phần mềm Pmic. - Phần mềm Misa. - Phần mềm lưu trữ CSDL Phổ cập. Hiện nay, có 75% CBGV có trình độ tin học A. 90% có sử dụng CNTT trong giảng dạy. g. Sự phát triển về số lượng, chất lượng của đội ngũ GV và chất lượng dạy học của nhà trường: - Các mặt đạt được: + Chất lượng đội ngũ: Từng bước được nâng dần, nhưng kết quả chưa cao do trình độ nghiệp vụ tay nghề chưa đồng đều, Một số vận dụng các phương pháp trong dạy học còn hạn chế. Cụ thể chất lượng được đánh giá qua hàng năm: Năm học 2005-2006: Giỏi: 15,3% Khá : 84,7% Năm học 2006-2007: Giỏi: 15,3% Khá : 84,7% Năm học 2007-2008: Giỏi : 25,8% Khá : 75,2% Năm học 2008-2009: Giỏi : 35,2 Khá : 64,8% Năm học 2009-2010: Giỏi : 35,2 Khá : 64,8% + Chất lượng dạy học: Mỗi một GV đã có ý thức vươn lên trong công tác giảng dạy và chịu trách nhiệm trước BGH về chất lượng giáo dục của lớp mình đang phụ trách. Nhìn chung chất lượng hàng năm tỷ lệ Khá, Giỏi từng bước được nâng lên, chất lượng học sinh yếu được hạn chế dần. tuy vậy để đáp ứng với giai đoạn hiện nay, chất lượng dạy của đơn vị còn hạn chế trong việc nâng cao học sinh khá, Giỏi cụ thể như sau: Năm học 2005-2006: Khá-Giỏi: 30,1%. Yếu 20%. Năm học 2006-2007: Khá-Giỏi: 40,5%. Yếu: 19%. Năm học 2007-2008: Khá-Giỏi: 42,1%. Yếu: 17,1%. Năm học 2008-2009: Khá-Giỏi: 42,6%. Yếu 0,8%. Năm học 2009-2010: Khá-Giỏi: 45,7%. Yếu: 3% 3. Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ quản lý giáo dục: - Nâng chuẩn trình độ chuyên môn. Hiện nay CBGV nhà trường có trình độ đào tạo như sau: ĐHSP: 02 ; CĐSP: 17 ; THSP: 04 ; CĐKT: 01 ; Với tinh thần nâng cao hơn nữa về nghiệp vụ CM đang đảm trách để phù hợp với tình hình sự nghiệp GD đất nước đang trên đà phát triển, CBGV của đơn vị không ngừng học tập vươn lên và tiếp tục theo học các lớp nâng chuẩn. Hiện nay, đơn vị có CBGV đang theo học các lớp nâng chuẩn như sau: ĐHSP: 03. - Bồi dưỡng các chuyên đề về quản lý giáo dục. Hiệu trưởng đã tham gia bồi dưỡng các chuyên đề quản lý do SGD&ĐT tổ chức như chương trình SREM, Việt Nam Singapore … - Bồi dưỡng trình độ tin học ngoại ngữ: Hiện nay, CBGV có trình độ tin học và ngoại ngữ như sau: Tin học: 15 CBGV ;Trình độ Ngoại ngữ không tính GV Ngoại ngữ 12 CBGV. - Tham quan, học tập. Hàng năm đơn vị được PGD&ĐT cho CBGV đi tham quan học tập trong nước với chương trình 135 cho những năm trước. Từ năm 2007 đến nay, đơn vị vẫn tiếp tục sử dụng kinh phí tự góp để tiếp tục cho CBGV được đi tham quan học tập các mô hình trong tỉnh. - Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. BGH nhà trường đều qua các lớp bồi dưỡng CNTT trong công tác quản lý đội ngũ, quản lý CM và giảng dạy. Hiện nay nhà trường được trang cấp các phần mềm quản lý trường học như: phần mềm Pmic, phần mềm Plash, phần mềm Itel, phần mềm ActivInspire, phần mềm Misa , phần mềm lưu trữ CSDL Phổ cập. BGH nhà trường đều sử dụng được các phần mềm được trang cấp cho đơn vị. 4. Về công tác cán bộ: a. Các công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm , bổ nhiệm lại, công tác luân chuyển được cấp trên chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định. b. Chế độ chính sách đối với CBGV. Nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các chế độ chính sách cho CBGV trong đơn vị công khai dân chủ, thực hiện đúng quy chế chi tiêu nội bộ của Ngành, của trường. Thu chi đúng luật ngân sách nhà nước cho phép và được PGD duyệt. 5. Thực hiện đánh giá xếp loại GV theo QĐ 06, Đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn, đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVTH. * Đánh giá theo QĐ 06/2006/QĐ-BNV. - Nhà trường tổ chức đánh giá xếp loại GV sau mỗi năm học đúng quy chế đảm bảo khách quan, khoa học, công khai, công bằng dân chủ. Đảm bảo 3 nội dung đánh giá theo quy định của chương II điều 5. Tổ chức cho GV đánh giá theo đúng quy trình của chương II điều 9, đánh giá xếp loại theo quy định tại điều điều 5,6 của quy chế này. * Đánh giá theo QĐ 14/2007/QĐ-BGD-ĐT. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVTH. - Tổ chức cho GV nghiên cứu kỹ 3 lĩnh vực, 15 yêu cầu và 60 tiêu chí của quyết định. - Thực hiện quy trình đánh giá xếp loại theo quy định ở chương III, điều 8,9,10. + Kết quả đánh giá xếp loại trong 5 năm thực hiện đề án: Năm 2005-2006: Xuất sắc: 27% ; Khá: 73%. Năm 2006-2007: Xuất sắc: 33% ; Khá: 67%. Năm 2007-2008: Xuất sắc: 33% ; Khá: 67%. Năm 2008-2009: Xuất sắc: 40% ; Khá: 60%. Năm 2009-2010: Xuất sắc: 47% ; Khá: 53%. 6. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp Nhà giáo. - Đầu mỗi năm học nhà trường tiến hành triển khai QĐ 16/2008/QĐ-BGD&ĐT V/v Ban hành quy định đạo đức Nhà giáo. Đây là cơ sở để mỗi một GV tự nỗ lực rèn luyện nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - BGH căn cứ vào điều 3,4,5,6 của chương II để làm cơ sở đánh giá thực tại của GV đang thực hiện công tác, từ đó mỗi một giáo viên tự điều chỉnh mình những việc thực hiện chưa tốt theo quy định nhằm khắc phục để thực hiện được “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. 7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng, công tác phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Chi bộ đã thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, đổi mới cách thức tổ chức để nâng cao chất lượng các đợt sinh hoạt chính trị của Chi bộ. Cán bộ, đảng viên đã tích cực, tự giác đoàn kết và quyết tâm vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ. Từ năm 2005 đến nay Chi bộ đã kết nạp được 5 đảng viên, đạt chỉ tiêu hàng năm. Hàng năm 100 % đảng viên hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ, 5 năm liên tục đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1. Những kết quả đạt được : Từ khi thực hiện quyết định này, nhà trường đã từng bước chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể với nhiều giải pháp phù hợp, tác động tích cực tới việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với sự nghiệp giáo dục, tận tụy với nghề, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, đạo đức. Mỗi một giáo viên có một đổi mới dạy học, mỗi CBQL có sự đổi mới trong công tác của mình. Từ đó làm cho nhà trường ngày càng phát triển về mọi mặt. 2. Hạn chế tồn tại : - Một bộ phận giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác, chưa đáp ứng nhu cầu trong thời kì hội nhập, chậm đổi mới, kỹ năng sư phạm còn nhiều hạn chế. - Kinh phí trang cấp cho đơn vị chưa chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. - Chất lượng giáo dục chưa cao, chưa ngang tầm với yêu cầu giáo dục hiện nay. 3. Nguyên nhân : - Một số giáo viên chưa thực sự tự vươn lên đổi mới tư duy, nắm bắt thông tin còn chậm, tự bằng lòng với công việc được bố trí. - Kinh phí đầu tư cho dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất còn ít. - Điều kiện học tập của học sinh còn quá thiếu thốn, phụ huynh đa số chưa thực quan tâm đến con em. - Xã hội hóa giáo dục tại địa phương còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục của xã Nhà. - Đời sống một số giáo viên còn khó khăn, chế độ chính sách đối với giáo viên còn thấp, chưa phù hợp. 4. Giải pháp: - Cần đặc biệt quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội nhà giáo và CBQL giáo dục, đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách, đào tạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho CBGV, nhân viên. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức lãnh đạo, quản lí hoạt động dạy và học, quản lí nhân sự, tài chính và quản lí cơ sở vật chất. Có chính sách, cơ chế phù hợp góp phần nâng cao chất đội ngũ, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho CBGV. Đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào thi đua. - Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đồng bộ, chuẩn hóa. Xây dựng thêm các phòng chức năng, tăng cường trang cấp hàng năm về đồ dùng dạy học, thiết bị công nghệ thông tin. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực chăm lo phát triển giáo dục. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, địa phương để xây dựng xã hội học tập, phát huy vai trò tích của gia đình, đoàn thể và cộng đồng trong việc giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi giai đoạn 1 để tiến đến giai đoạn 2 và PC. THCS. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, tích cực thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. IV. KẾT LUẬN: Chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là trách nhiệm không chỉ của Ngành giáo dục mà là của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Đều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là phải có chính sách đúng đắn ở tầm chiến lược về giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên. Cũng như phải không ngừng cải tiến, đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo để đội ngũ giáo viên giỏi về nghề nghiệp và xây dựng đạo đức tốt. Cần lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn để bố trí đứng lớp phù hợp với thực tế, có như vậy mới mong nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác cần phải cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp đối với giáo viên, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn để phần nào tạo điều kiện cho CBGV chuyên tâm vào sự nghiệp giáo dục. * Kiến nghị, đề xuất: - Tiếp tục triển khai cụ thể chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004, Quyết định 09/2005/QĐ-TTg về đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Phối kết hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để tiếp tục thực hiện đề án cho giai đoạn tiếp. - Ưu tiên đầu tư kinh phí cho dạy và học, chăm lo mọi mặt về chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ nhà giáo vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. B/ PHẦN THỨ II : PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC PHÁT HUY KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ ÁN “ XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CBQL GIÁO DỤC ”. I. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBGV, đổi mới cách thức tổ chức để nâng cao chất lượng trong các đợt sinh hoạt chính trị. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thức rõ vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Học tập và làm thep tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. II. Tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên: Đánh giá đúng thực trạng của giáo viên, CBQL giáo dục về tình hình tư tưởng, chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới. III. Sắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý: ( Cơ quan quản lý cấp trên nghiên cứu sắp xếp CBQL,GV cho các đơn vị đang trong giai đoạn quy hoạch) IV. Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học và quản lý giáo dục: Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp một số nội dung trong giảng dạy, hướng dẫn dạy học trên chuẩn kiến thức kĩ năng, chú trọng phù đạo học sinh yếu kém, nâng dần học sinh khá, giỏi, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học. Cải thiện cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong giảng dạy, khuyến khích giáo viên soạn kế hoạch bài học bằng giáo án điện tử và tham gia trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đẩy mạnh đổi mới quản lý giáo dục, bồi dưỡng năng lực quản lý thích ứng trong điều kiện hiện nay. Hiệu trưởng . 20 05- 2006: Giỏi: 15, 3% Khá : 84,7% Năm học 2006-2007: Giỏi: 15, 3% Khá : 84,7% Năm học 2007-2008: Giỏi : 25, 8% Khá : 75, 2% Năm học 2008-2009: Giỏi : 35, 2. để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Căn cứ vào CT 40-CT/TW ngày 15/ 6/2004

Ngày đăng: 08/11/2013, 22:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan