1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng ebook trong dạy học lịch sử chuyên đề asean những chặng đường lịch sử

132 50 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 15,36 MB

Nội dung

Tài liệu nước ngoài Nhóm t c giả Norshuhada Shiratuddin, Monica Landoni, Forbes Gibb và Shahizan Hassan đã đề cập đến “Công nghệ s ch điện tử và c c ứng dụng tiềm năng của nó trong gi o

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Nguyệt Linh

Sinh viên thực hiện khóa luận: Vũ Thị Phương Chi

Hà Nội – 2020

Trang 3

3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Thiết kế và sử dụng dụng Ebook trong dạy học Lịch sử lớp 12:

Chuyên đề: “Asean: Những chặng đường Lịch sử”” là nội dung tôi chọn để

nghiên cứu và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn với Tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh -

Giảng viên khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN đã trực tiếp

chỉ bảo, tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và động viên tôi trong suốt

quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, tôi gửi lời cảm

ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo

dục – ĐHQGHN giúp tôi có nguồn tài liệu quý giá, những lời nhận xét và chỉ

dẫn tận tâm để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn đến các thầy cô cùng các em học sinh tại

trường THPT Yên Hòa đã luôn tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt phần

khảo sát thực trạng

Do bản thân tôi còn hạn chế về kiến thức và tìm hiểu thông tin, đề tài

không thể không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được

phản hồi cũng như những góp ý của thầy cô để rút kinh nghiệm và tiếp tục

hoàn thiện trong quá trình học tập và nghiên cứu sau này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, ủng

hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian qua

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2020

Sinh viên

Vũ Thị Phương Chi

Trang 5

5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 8

MỞ ĐẦU 12

1 Lí do chọn đề tài 12

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 14

2.1 Tài liệu nước ngoài 15

2.2 Tài liệu trong nước 17

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 19

3.1 Đối tượng nghiên cứu 19

3.2 Phạm vi nghiên cứu 19

3.2.1 Phạm vi về lí luận 19

3.2.2 Phạm vi thực tiễn 19

3.2.3 Phạm vi đề xuất phương pháp 19

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 20

4.1 Mục đích nghiên cứu 20

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 20

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 21

5.1 Phương pháp luận 21

5.2 Phương pháp nghiên cứu 21

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu lịch sử 21

5.2.2 Nghiên cứu lý luận 22

5.2.3 Điều tra khảo sát thực trạng 22

6 Giả thuyết nghiên cứu 23

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 23

7.1 Ý nghĩa khoa học 23

7.2 Ý nghĩa thực tiễn 24

8 Cấu trúc đề tài 24

Trang 6

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ

SỬ DỤNG PHẦN MỀM BOOK CREATOR THIẾT KẾ SÁCH EBOOK

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 25

1.1 Cơ sở lí luận 25

1.1.1 Quan niệm về Ebook 25

1.1.2 Ưu, nhược điểm của Ebook 27

1.2 Cơ sở thực tiễn 30

1.2.1 Về phía GV 30

1.2.2 Về phía HS 37

CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM BOOK CREATOR THIẾT KẾ SÁCH EBOOK TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 43

2.1 Một số công cụ thiết kế Ebook 43

2.2 Sử dụng phần mềm Book Creator thiết kế Ebook 51

2.3 Ưu, nhược điểm của phần mềm Book Creator 54

2.3.1 Ưu điểm 54

2.3.2 Nhược điểm 56

2.4 Nguyên tắc thiết kế Ebook 56

2.5 Quy trình thiết kế Ebook 57

2.6 Giới thiệu khái quát chuyên đề “Asean: Những chặng đường lịch sử”- Lịch sử 12 59

2.6.1 Vị trí, vai trò và đặc điểm của chuyên đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” – Lịch sử 12 59

2.6.2 Cấu trúc nội dung chuyên đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” – Lịch sử 12 60

2.7 Mục tiêu dạy học chuyên đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” – Lịch sử 12 61

2.7.1 Mục tiêu kiến thức và cấp độ nhận thức 61

2.7.2 Mục tiêu kỹ năng 62

2.7.3 Mục tiêu tình cảm, thái độ 62

2.8 Sử dụng phần mềm Book Creator thiết kế sách Ebook chuyên đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” 62

Trang 7

7

2.8.1 Ý tưởng sư phạm của việc thiết kế Ebook chuyên đề “Asean:

Những chặng đường lịch sử” – Lịch sử 12 62

2.8.2 Xây dựng Ebook chuyên đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” – Lịch sử 12 63

2.8.2.1 Cấu trúc Ebook 63

2.8.2.2 Nội dung Ebook 64

2.9 Thử nghiệm sƣ phạm 77

2.9.1 Mục đích thử nghiệm 77

2.9.2 Nội dung và phương pháp thử nghiệm 77

2.9.3 Tiến trình thử nghiệm 77

2.9.4 Phân tích kết quả thử nghiệm 77

2.9.4.1 Kết quả nhận xét của giáo viên về Ebook 77

2.9.4.2 Kết quả nhận xét của học sinh về Ebook 80

SẢN PHẨM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 97

Trang 8

8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Mức độ sử dụng Ebook của GV trong DHLS 33

Bảng 2: Ưu, nhược điểm của việc sử dụng Ebook trong DHLS ở trường THPT 33

Bảng 3:Mức độ t c dụng của việc sử dụng Ebook 36

Bảng 4: Mức độ t c dụng của việc sử dụng Ebook 39

Bảng 5: Nhận x t của gi o viên về Ebook 78

Bảng 6: Nhận x t của học sinh về Ebook 80

Trang 9

9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: iểu đồ quan niệm của GV về kh i niệm Ebook 31

Hình 2: iểu đồ đ nh gi mức độ cần thiết của việc sử dụng Ebook trong DHLS ở trường THPT 32

Hình 3: Giao diện Website Papyrus Editor (Nguồn: papyruseditor.com) 44

Hình 4: Giao diện phần mềm Sigil Ebook Editor (Nguồn: https://tinhte.vn/) 45

Hình 5: Giao diện phần mềm iBook Author (Nguồn: apple.com) 46

Hình 6: Cách thiết kế Ebook bằng phần mềm iBook Author (Nguồn: apple.com) 47

Hình 7: Giao diện phần mềm Kotobee Author (Nguồn: Kotobee.com) 49

Hình 8: Cách thiết kế Ebook bằng phần mềm Kotobee Author 50

Hình 9: Cách thiết kế Ebook bằng phần mềm Kotobee Author 50

Hình 10: C c định dạng Ebook của phần mềm Kotobee Author 51

Hình 11: Giao diện của Book Creator For Web (Nguồn: app.bookcreator.com)52 Hình 12: Cách thiết kế Ebook bằng Book Creator For Web 52

Hình 13: Cách thiết kế Ebook bằng Book Creator For Web (tiếp) 54

Hình 14: Cách thiết kế eBook bằng Book Creator For Web (tiếp) 55

Hình 15: Sơ đồ nội dung chính của chuyên đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” theo Chương trình gi o dục phổ thông môn Lịch sử (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- GDĐT ngày 25 th ng 12 năm 2018) 61

Hình 16: Cấu trúc của Ebook “Asean: Những chặng đường lịch sử” 63

Hình 17: Hướng dẫn c c bước thiết kế Ebook trên Book Creator For Web 64

Hình 18: Hướng dẫn c c bước thiết kế Ebook trên ook Creator For Web tiếp) 65

Hình 19: Hướng dẫn c c bước thiết kế Ebook trên ook Creator For Web tiếp) 66

Hình 20: Hướng dẫn c c bước thiết kế Ebook trên ook Creator For Web tiếp) 66

Trang 10

10

Hình 21: Hướng dẫn c c bước thiết kế Ebook trên ook Creator For Web

tiếp) 67

Hình 22: Hướng dẫn c c bước thiết kế Ebook trên ook Creator For Web tiếp) 67

Hình 23: Giao diện phần Mục lục 68

Hình 24: Giao diện phần Khái quát về khu vực Đông Nam Á 69

Hình 25: Giao diện Bài 1: Vài nét về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 69

Hình 26: Giao diện Bài 1: Vài nét về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 70

Hình 27: Giao diện timeline quá trình phát triển của Asean trong Bài 2: Quá trình phát triển của các quốc gia ASEAN 70

Hình 28: Giao diện phần câu hỏi bổ trợ 71

Hình 29: Giao diện phần câu hỏi bổ trợ (Tiếp) 72

Hình 30: Giao diện Google iểu mẫu online 72

Hình 31: C c bước thiết kế phần kiểm tra đ nh gi bằng 73

Hình 32: C c bước thiết kế phần kiểm tra đ nh gi bằng 73

Hình 33: C c bước thiết kế phần kiểm tra đ nh gi bằng 74

Hình 34: C ch phần kiểm tra đ nh gi bằng Google iểu mẫu online 75

Hình 35: C ch phần kiểm tra đ nh gi bằng Google iểu mẫu onlinevào trong Ebook (Tiếp) 75

Hình 36: Giao diện phần kiểm tra đ nh gi 76

Hình 37: Giao diện phần đ p n 76

Hình 38: Giao diện Phiếu khảo sát dành cho giáo viên 89

Hình 39: Giao diện Phiếu khảo sát dành cho HS 92

Hình 40: Giao diện Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên về Ebook 94

Hình 41: Giao diện Phiếu tham khảo ý kiến học sinh về Ebook 96

Trang 11

cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương ph p giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”

Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ với nhiều thiết bị hiện đại và tiện dụng, c c lĩnh vực trong xã hội đều có thể sử dụng các thiết bị này trong việc báo cáo, trình diễn một vấn đề nào đó một c ch sinh động rõ ràng, giúp người học người nghe dễ hiểu, dễ nhớ Nhận thấy được những lợi ích của công nghệ thông tin c c nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và đổi mới những hình thức đào tạo chất lượng cao mà không tốn quá nhiều chi phí S ch điện tử (Ebook) chính là một trong những công cụ được đ nh gi cao vì những ưu việt của nó so với sách truyền thống Sử dụng Ebook, đã giúp người học nâng cao mức độ tiếp thu và nhận thức trong quá trình học tập Hiện nay Ebook đã trở thành một phương thức đào tạo phổ biến ở c c nước phát triển trên thế giới và Việt Nam cũng đang triển khai mở rộng việc ứng dụng Ebook vào quá trình dạy học

Trang 12

13

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với nhiều thành tựu đặc biệt là sự ra đời và phát triển của Internet, của phương tiện truyền thông, thế giới dường như nhỏ lại, c c đường biên giới quốc gia mờ đi, sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, ý tưởng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Vì thế, giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng của mỗi quốc gia đứng trước những cơ hội và thách thức mới Trong hoàn cảnh đó, câu hỏi “Dạy học lịch sử vì mục đích gì và tại sao việc được đặt ra là rất cần thiết?” Cùng nhìn nhận lại vấn đề này không chỉ giúp đ nh gi về một lời giải đ p chung: học lịch sử để hiểu quá khứ và chuẩn

bị tốt hơn cho cuộc sống tương lai, mà quan trọng hơn đó là tìm hiểu những điểm khác biệt mang tính đặc trưng của mỗi quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Hiện nay, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với nhiệm vụ là cung cấp một khối lượng kiến thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Từ đó đặt ra yêu cầu cao mới để thực hiện được nhiệm vụ đó do ộ Giáo dục & Đào tạo đề ra Bên cạnh đó, Lịch sử được coi là môn bắt buộc trong chương trình gi o dục phổ thông và có những ưu thế riêng trong đào tạo con người vì: Học Lịch sử, học sinh hiểu được quy luật phát triển của xã hội loài người, cũng như tính tất yếu lịch sử của sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc “Ôn cũ biết mới”, những hiểu biết về quá khứ sẽ giúp học sinh hiểu hiện tại hơn, có niềm tin và hành động đúng đắn hơn Lịch sử góp phần giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, một hành trang để thế hệ trẻ bước vào cuộc sống Học Lịch sử, học sinh còn được rèn luyện những phương pháp tìm hiểu, khám phá lịch sử: nhận biết các loại tư liệu lịch sử và giá trị của chúng; thu nhận, phân tích thông tin từ sử liệu để nhận thức đúng về lịch sử; rèn luyện c c thao t c tư duy như: phân tích, tổng hợp, kh i qu t, đ nh giá; rèn luyện năng lực tự học, tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử - xã hội, tự định hướng trong cuộc sống hiện tại Mặt khác, một số đặc trưng của bộ môn

Trang 13

14

Lịch sử đã gây ra nhiều khó khăn trong qu trình tiếp thu kiến thức của các

em học sinh Do đối tượng của nghiên cứu lịch sử là các sự kiện diễn ra trong quá khứ, không thể tái hiện, khó có thể “trực quan sinh động”, cũng như không thể trực tiếp quan sát và trải nghiệm

Từ thực tế trong việc giảng dạy bộ môn Lịch sử trong trường THPT đang khiến cho học sinh gặp một vài khó khăn trong việc tiếp cận kiến thức và đi sâu vào tìm hiểu những nội dung hữu ích và thú vị thì sự xuất hiện của Ebook

đã phần nào giải quyết được những vấn đề này Ebook s ch điện tử) sẽ là một công cụ truyền tải kiến thức một cách hợp thời đại (thời đại công nghệ

4 0) mang đến không chỉ là nội dung cơ bản mà còn có những nội dung mở rộng và cập nhật Ngoài ra, không chỉ có thông tin bằng chữ viết được mang đến mà còn có rất nhiều những hình ảnh minh họa, video clip sinh động nhằm giúp cho học sinh dễ tiếp nhận thông tin và đem lại sự hứng thú khi học bộ môn Lịch sử

Chính vì để làm nổi bật hiệu quả của công nghệ thông tin và truyền thông

vào gi o n điện tử chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng Ebook trong dạy học Lịch Sử chuyên đề “Asean: Những chặng đường lịch sử””

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sách là một loạt các tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về một phía Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại s ch đa dạng kh c nhau đang được sử dụng hàng ngày, đặc biệt là trong quá trình giảng dạy Không chỉ có sách in truyền thống mà còn có cả

s ch nói và s ch điện tử, hay con được gọi là Ebook (Electronic book) Đây là một loại s ch được xuất bản và phát hành cho các thiết bị kĩ thuật số, bao gồm: văn bản, hình ảnh, video, có thể đọc được trên màn hình phẳng của máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác Mặc dù đôi khi được định nghĩa là

“phiên bản s ch điện tử của một cuốn s ch in” một số s ch điện tử tồn tại mà không có một bản in tương đương bởi có thể do giáo viên tự thiết kế nhằm

Trang 14

15

phục vụ cho quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức đến học sinh trong thời đại 4 0 S ch điện tử có thể được đọc trên các thiết bị e-reader chuyên dụng, hoặc có thể trên bất kỳ thiết bị máy tính nào có màn hình xem có thể kiểm soát, bao gồm: m y tính để bàn, laptop, máy tính bảng và điện thoại thông minh (smartphone)

Hiện nay, với sự bùng nổ của Internet giúp cho s ch điện tử càng được nhiều người quan tâm Hầu hết các cuốn sách giấy nổi tiếng như c c năm

1993 đã được nhiều tác giả và nhà xuất bản chuyển sang thành s ch điện tử để thuận tiện việc in ấn, xuất bản Nhiều trang web hiện nay được lập ra để bán các ấn phẩm của nhiều tác giả nổi tiếng về tri thức kèm theo đó có thể thông tin và chia sẻ với nhiều bạn đọc khác Bên cạnh đó, mô hình dạy học bằng Ebook cũng là một trong những mô hình dạy học tích cực, theo hướng tới

ph t triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực tự học và sử dụng công nghệ thông tin Ở c c nước có nền gi o dục ph t triển, mô hình dạy học bằng Ebook được vận dụng kh phổ biến

2.1 Tài liệu nước ngoài

Nhóm t c giả Norshuhada Shiratuddin, Monica Landoni, Forbes Gibb và Shahizan Hassan đã đề cập đến “Công nghệ s ch điện tử và c c ứng dụng tiềm năng của nó trong gi o dục” Ebook technology and its potential applications in distance education) 17; tr 14-15 C c t c giả đã cho rằng cần phải khai th c hết tiềm năng của s ch điện tử đặc biệt là khả năng học tập từ

xa cho sinh viên C c t c giả đã nhận thấy được một thực tế rằng s ch điện tử đang thu hút sự quan tâm rộng rãi hơn kể từ khi giới thiệu các thiết bị đọc điện tử cầm tay và đầu đọc dựa trên phần mềm cung cấp cho người dùng trải nghiệm đọc sách thực tế hơn Trong bài viết, nhóm t c giả đã thảo luận về nơi

để có được công nghệ s ch điện tử và cách tạo ra s ch điện tử ài viết cũng báo cáo một đ nh gi để kiểm tra khả năng sử dụng của các loại phần mềm biên dịch s ch điện tử khác nhau Bằng cách sử dụng một trong các trình biên

Trang 15

16

dịch, việc sử dụng s ch điện tử để cải thiện sự tương t c giữa các nhà giáo dục và sinh viên học từ xa về khả năng tiếp cận các tài liệu giảng dạy và học tập và nộp bài tập cũng được thể hiện

Hai t c giả Mohsin Hamid và Anna Holmes đã bày tỏ những quan điểm của bản thân họ về vấn đề “S ch điện tử đã thay đổi trải nghiệm đọc như thế nào?” How do Ebooks change the reading experience?) 18 Hai nữ t c giả

đã cho rằng trong thời đại công nghệ số thì s ch điện tử đã trở nên phổ biến bởi những tính năng đặc biệt của nó mà s ch giấy khó thể có được Việc đọc

s ch bằng Ebook khiến cho trải nghiệm đọc của con người trở nên thuận tiện

và dễ dàng hơn Mọi người có thể đọc s ch ở mọi địa điểm, ở mọi thời điểm

mà họ muốn bằng những thiết bị điện tử Và hơn hết là bạn có thể sở hữu cả thư viện khổng lồ chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc một chiếc laptop Tuy nhiên bên cạnh đó hai bà cũng cho rằng s ch điện tử cũng có một

số hạn chế như đọc lâu sẽ có hại cho mắt, định dạng và thiết kế của những cuốn s ch điện tử còn kh nhàm ch n,

T c giả Herb Miller đã đưa ra nhận định về “Tương lai của s ch điện tử trong lớp học” The future of Ebooks in the classroom) 19 Ông cho rằng công nghệ số ngày càng ph t triển và sẽ tạo điều kiện cho sinh viên gia tăng khả năng tham gia c c hoạt động trong c c lớp học từ xa Thông qua kết quả nghiên cứu, ông cho rằng Ebook xây dựng trên nền tảng HTML5 sẽ đem lại hiệu quả tối đa trong việc dạy học bằng s ch điện tử Đồng thời việc quản l

c c đầu s ch điện tử thông qua hệ thống thư viện k thuật số cũng sẽ trở nên

dễ dàng hơn Xa hơn nữa, hình thức học tập bằng Ebook sẽ tạo ra một bầu không khí chia sẻ xã hội cho sinh viên và các nhà giáo dục trong một cổng thông tin trung tâm Hội nghị video, tài liệu được chia sẻ, tài liệu đọc và bài tập được lưu trữ trên đ m mây có thể được truy cập bất cứ lúc nào từ bất kỳ thiết bị nào, với cơ hội tham gia hợp tác thời gian thực trên toàn thành phố, trên toàn quốc và trên toàn thế giới Với c c khả năng hầu như vô tận, sách

Trang 16

Trong năm 2009, California đã thông qua một đạo luật đòi hỏi rằng tất cả

c c s ch gi o khoa đại học phải có dưới dạng điện tử vào năm 2020 Tới năm

2011, các nhà lập pháp ở Florida đã cho thông qua luật yêu cầu c c trường công phải chuyển đổi sách giáo khoa của họ sang các phiên bản k thuật số Với xu hướng này, giáo viên, học sinh, phụ huynh và các nhà hoạch định chính sách có thể cho rằng sự tiện lợi và ưa thích của học sinh đối với công nghệ đã chuyển thành kết quả học tập tốt hơn Những nhà nghiên cứu về việc học và hiểu văn bản, tập trung vào sự khác biệt giữa đọc s ch in và đọc qua phương tiện k thuật số Họ cho biết, hình thức công nghệ mới trong lớp học như s ch gi o khoa k thuật số dễ tiếp cận hơn và mang tính di động hơn Điều đó có thể thúc đẩy khả năng tự giác học tập và hứng thú trong học tập của học sinh khi sử dụng c c phương tiện k thuật số

2.2 Tài liệu trong nước

Theo một số cuộc khảo sát về nghiên cứu người dùng s ch điện tử cho thấy học sinh, sinh viên ngày nay vô cùng quen thuộc với c c phương tiện k thuật số, ngay từ khi còn nhỏ bởi ngay từ khi còn nhỏ họ đã bị bao quanh bởi những công nghệ số như điện thoại thông minh, máy tính bảng và thiết bị đọc điện tử Còn với giáo viên, phụ huynh và các nhà hoạch định chính sách chắc chắn đã biết và thậm chí thừa nhận về sự ảnh hưởng ngày càng lớn của công nghệ Việc sử dụng Ebook trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng là một mô hình dạy học phổ biến ở c c nước phát triển Ở Việt Nam, mô hình dạy học bằng Ebook cũng đã bắt đầu được c c gi o viên p dụng Đặc biệt, trong việc dạy học bộ môn Lịch sử ở cấp Trung học, c c gi o viên đã

Trang 17

12 theo tinh thần đổi mới phương ph p dạy học nhằm ph t huy tích cực nhận thức của học sinh Về nội dung, t c giả đã b m s t nội dung của SGK Lịch sử

12 theo chương trình THPT gồm 32 bài Ngoài ra, Ebook có mở rộng và bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến bài học bằng nhiều hoạt động hướng tới việc cung cấp thêm tư liệu để c c thầy, cô gi o tham khảo và vận dụng thùy theo đối tượng học sinh theo từng địa phương ên cạnh đó, s ch hướng tới những phương ph p dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh Thầy, cô gi o sẽ là những người gợi mở, hướng dẫn học sinh tìm tòi và nghiên cứu S ch cung cấp những hình thức hoạt động hấp dẫn, phù hợp với những đặc điểm của môn học

Ebook “Văn kiện Đảng trong dạy-học lịch sử” Tài liệu dùng trong trường phổ thông), TS Đỗ Hồng Th i, TS ùi Thị Thu Hà, Trường Đại học Thủ Đô,

NX ĐHSP 21 S ch thuộc loại tài liệu - công cụ cho gi o viên và học sinh trường phổ thông trong việc giảng dạy và học tập về những văn kiện Đảng Ebook gồm có 3 nội dung cơ bản:

- Những vấn đề lí luận về văn kiện Đảng: nội dung, vai trò, nghĩa đối với việc dạy học nghiên cứu) lịch sử

- Những vấn đề lịch sử trong văn kiện Đảng phục vụ việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông

- Phương ph p sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, sử dụng văn kiện Đảng vào dạy học lịch sử ở trường phổ thông cũng như trong nghiên cứu lịch sử là điều cần thiết, song không được qu tải,

Trang 18

19

không biến bài học lịch sử thành một bài học chính trị khô khan, công thức, không gây hứng thú cho người học

T c giả Đoàn Nguyệt Linh, trường ĐH Gi o dục - ĐHQGHN, với đề tài

“Văn bản k thuật số như môi trường học tập tương t c toàn diện – nghiên cứu trong trường hợp học tập môn Lịch sử” 22 đã nghiên cứu về việc ứng dụng văn bản k thuật số DHT) cho ph p học sinh làm việc theo nhu cầu và trình độ của mình, bất kể thời gian và địa điểm và tích hợp nội dung từ Sách giáo khoa và sách bài tập hiện có Dựa trên cơ sở đó, t c giả đã thiết kế một Ebook lịch sử mang tên “Việt Nam - Hành trình di sản” bằng phần mềm Ibooks Author Trong cuốn s ch, t c giả đã giới thiệu những n t tổng quan về triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam và những di sản văn hóa mà triều đại này đã để lại cho đời sau Ebook kết hợp sử dụng đa phương tiện hình ảnh, âm thanh, video, ) và cuối mỗi nội dung học sinh có thể làm c c bài kiểm tra để kiểm tra lại kiến thức

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thiết kế Ebook chủ đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” để hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh và quá trình giảng dạy của giáo viên ở trường THPT

Trang 19

20

Đề xuất phương ph p vận dụng phần mềm Book Creator thiết kế Ebook chủ đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” và biện pháp sử dụng Ebook trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường THPT Yên Hòa cho học sinh

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về sử dụng sách điện tử (Ebook) vào trong quá trình dạy học Lịch sử và thực tiễn sử dụng s ch điện tử (Ebook) trang dạy học Lịch sử ở trường THPT, đề tài tập trung vào việc vận dụng các phần mềm công nghệ (cụ thể ở đây là phần mềm Book Creator) vào việc thiết kế sách điện tử (Ebook) chủ đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” trong dạy học Lịch sử lớp 12 theo chương trình gi o dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo Qua đó, góp phần đổi mới phương ph p học tập, giúp học sinh nâng cao khả năng tiếp thu, nhận thức trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường THPT Giúp cho người học đạt được những quyết định và hoạt động vào mục đích đặt ra ban đầu Đồng thời cũng giúp cho học sinh tự tìm hiểu về nội dung bài học và ôn tập, luyện đề tại nhà Ngoài ra, giúp cho học sinh có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của những đối tượng hoạt động của mình Từ

đó, học sinh có thể hiểu và nắm chắc được những nét chính của Asean và quá trình hình thành và phát triển của hiệp hội này

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề về cơ sở lý luận của việc thiết kế Ebook

- Khảo sát thực tiễn việc sử dụng s ch điện tử (Ebook) trong dạy học lịch

sử thế giới ở trường THPT cho học sinh

- Nghiên cứu, tìm hiểu về việc thiết kế Ebook và ứng dụng vào trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử

- Nghiên cứu chương trình gi o dục phổ thông mới môn Lịch sử, phần lịch

sử Đông Nam Á, chuyên đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” và x c định nội dung, kiến thức cơ bản

Trang 20

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa M c-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

C c phương ph p thường dùng trong nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và phương pháp dạy học môn Lịch sử nói riêng, đó là: nghiên cứu lí luận, quan sát – điều tra, tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn giáo dục

- Nghiên cứu cơ sở lý luận thông qua các tài liệu sử học và các tài liệu có liên quan

- Điều tra, khảo sát thực tiễn ứng dụng Ebook trong các môn học khác nói chung và trong dạy học môn Lịch sử nói riêng ở c c trường THPT hiện nay

- Nghiên cứu chương trình gi o dục phổ thông mới, chương trình dạy học môn Lịch sử mới

- Thực nghiệm sư phạm: Cho HS và GV trải nghiệm Ebook trong quá trình dạy và học, kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc sử dụng Ebook trong quá trình dạy học, kiểm nghiệm tính hiệu quả của việc sử dụng Ebook trong quá trình dạy và học lịch sử với chủ đề “Asean: Những chặng đường lịch sử”

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Phương ph p lịch sử là phương ph p xem x t và trình bày qu trình ph t triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều mặt,

có lớp lang sau trước, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác Yêu

Trang 21

22

cầu đối với phương ph p lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các

sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự vật xung quanh

Khi nghiên cứu bất cứ một hiện tượng xã hội nào như chế độ chính trị, chiến tranh, nghệ thuật lãnh đạo chỉ đạo cách mạng, phương ph p lịch sử xem xét rất k c c điều kiện xuất hiện và hình thành ra chúng, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các hiện tượng xã hội này Đồng thời đặt quá trình phát triển của hiện tượng trong mối quan hệ nhiều hiện tượng t c động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng Bằng phương ph p lịch sử, có thể cho phép chúng ta dựng lại bức tranh khoa học của các hiện tượng, các sự kiện lịch sử đã xảy ra Vì thế, có thể nói rằng phương ph p lịch sử đã trở thành một mặt không thể tách rời của phương ph p biện chứng duy vật

5.2.2 Nghiên cứu lý luận

Trong nghiên cứu lí luận người ta dựa vào những tài liệu sẵn có, những lí thuyết đã được khẳng định, những thành tựu của nhân loại trên những lĩnh vực

kh c nhau như Tâm lí học, Giáo dục học, Công nghệ thông tin, Lịch sử, , những văn kiện của Đảng và nhà nước để xem xét, nhận định vấn đề để tìm ra được giải pháp hợp lý, có sức thuyết phục vận dụng cao vào phương ph p nghiên cứu lí luận là: Phân tích tài liệu lí luận, so sánh quốc tế và phân tích tiên nghiệm

5.2.3 Điều tra khảo sát thực trạng

Giúp ta theo dõi hiện tượng giáo dục theo trình tự thời gian, phát hiện những biến đổi số lượng, chất lượng gây ra do t c động của giáo dục Nó giúp

ta thấy được những vấn đề thời sự cấp b ch đòi hỏi phải nghiên cứu hoặc góp phần giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu Môi trường tự nhiên chính là nguồn

Trang 22

23

cung cấp dữ liệu trực tiếp cho chúng ta, bởi vì các hoạt động chỉ có thể hiểu tốt nhất là trong môi trường tự nhiên, trong ngữ cảnh mà chúng ta xuất hiện Cũng như trong nghiên cứu khoa học xã hội, phương ph p điều tra trong giáo dục được dùng thường xuyên Khác với phương ph p quan s t, phương pháp này thể hiện qua việc t c động trực tiếp của người nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu thông qua câu hỏi để có những thông tin cần thiết cho công việc của mình Tùy theo tính chất quan trọng hoặc tính quy mô của đề tài nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bưu điện bằng một vài câu hỏi hoặc một bảng câu hỏi Phương ph p này nhằm mục đích thu nhận số liệu, sự suy nghĩ, quan điểm, trên một số lượng lớn đối tượng nào đó để từ đó có thể ph n đo n, tìm ra nguyên nhân, tính phổ biến hoặc biện ph p giải quyết một vấn đề trong gi o dục

6 Giả thuyết nghiên cứu

Thực tiễn dạy học ở trường THPT hiện nay, học sinh và giáo viên vẫn quen với hình thức học thông qua sách giáo khoa bằng giấy Sách giáo khoa vẫn chỉ dừng lại ở việc khai thác các kiến thức và tư liệu lịch sử ở dạng tư liệu chữ viết và tư liệu hình ảnh, trong đó chủ yếu là tư liệu chữ viết Hình thức của sách vẫn còn đơn điệu, nhàm ch n, chưa thu hút học sinh Nếu giáo viên

và học sinh cùng sử dụng s ch điện tử (Ebook) trong dạy học lịch sử, đặc biệt

là quá trình dạy học lịch sử thế giới chủ đề “Asean: Những chặng đường lịch sử” thì sẽ kích thích hứng thú tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu của học sinh Đồng thời cũng làm phong phú thêm hệ thống tư liệu dạy học của giáo viên,

từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ quy trình thiết kế một s ch điện tử (Ebook) phục vụ cho quá trình dạy học lịch sử của

Trang 23

- Giúp học sinh có thêm một tài liệu để tự học, tự nghiên cứu môn lịch sử

ở nhà Đồng thời cung cấp thêm cho giáo viên một tài liệu phục vụ cho quá trình dạy học

8 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì phần luận văn bao gồm 2 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng phần

mềm Book Creator thiết kế sách Ebook tronng dạy học Lịch sử

Chương II: Sử dụng phần mềm Book Creator thiết kế sách Ebook trong

dạy học chuyên đề “ASEAN: Những chặng đường lịch sử” trong dạy học Lịch sử lớp 12

Trang 24

25

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ

VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM BOOK CREATOR THIẾT KẾ SÁCH EBOOK TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Quan niệm về Ebook

Ebook (hay còn gọi là s ch điện tử) từ viết tắt của Electric book được định nghĩa là “an electric book which can be read on a small personal computer” (dịch là: một loại sách có thể đọc trên máy tính) [Theo Từ điển Tiếng Anh doanh nghiệp Cambridege Ngoài ra, Ebook còn được biết đến là một loại

s ch được mọi người sử dụng thông qua các thiết bị điện tử, điện to n như

m y tính, điện thoại thông minh, Ebook là một loại file điện tử, được thiết

kế tương tự như s ch thật nhưng là c c tệp tin số Khác với sách giấy in thông thường, Ebook có thể tích hợp các công nghệ, phần mềm công nghệ điện tử như: công nghệ website, công nghệ truyền thông đa phương tiện với các tính năng mô phỏng, tương t c, tích hợp hình ảnh sống động

Ý tưởng về một cuốn s ch điện tử nhỏ gọn trong túi được một số nhà văn

đề cập đến trong những tác phẩm giả tưởng từ thế kỉ trước, nhưng vào thời

điểm độc giả trên toàn thế giới đang bị cuốn hút bởi cuốn sách The Hitchhiker’s Guide Galaxy (1978) và khi mà mọi người thậm chí chưa biết

đến Ebook là gì, thì công nghệ này vốn đã tồn tại Dự án Gutrnberg khởi động

từ năm 1971 với mục tiêu tạo ra cuốn s ch điện tử như chúng ta biết đến hiện nay, những nhà nghiên cứu đã liên tục hoàn thiện công nghệ này Đến tận năm

1998, những thiết bị đọc s ch điện tử đầu tiên mới xuất hiện (Rocket Ebook

và Softbook), nhưng chúng không thể tạo được tiếng vang lớn trong thời gian

đó Đến năm 2007, Amazon lần đầu tiên ra mắt thiết bị đọc s ch điện tử riêng của họ, Kindle, s ch điện tử mới bắt đầu thông dụng trên toàn thế giới và tiếp tục phát triển đến hiện nay, dưới dạng những Ebook mà bất kì ai cũng có thể

dễ dàng download miễn phí từ website

Trang 25

ưu điểm của định dạng này là dung lượng nhỏ gọn, giao diện đơn giản, dễ thao tác, bảo mật tốt và dễ dàng chia sẻ qua mạng Internet Các phần mềm phổ biến được sử dụng để đọc tài liệu có định dạng PRC là Mobipocket Reader Desktop hoặc Lexcycle Stanza

 EPUB – là tên viết tắt của Electronic Publication, là một định dạng file chuẩn dùng cho việc lưu trữ và đọc Ebook trên các thiết bị di động, được phát triển bởi International Digital Publishing Forum Đây là định dạng được thiết

kế sao cho việc hiển thị văn bản trên màn hình sẽ được tối ưu hóa trên từng thiết bị cụ thể được sử dụng bởi người đọc file epub Có nghĩa là việc căn chỉnh lề trái phải, xuống dòng của văn bản sẽ căn cứ vào độ rộng màn hình của từng thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng hay máy tính cá nhân

mà không làm cho chữ trong dòng văn bản bị chia nhỏ gây ảnh hưởng đến ngữ nghĩa Dung lượng của tệp có định dạng epub cũng rất nhỏ gọn Hiện nay hầu hết các thiết bị công nghệ cầm tay của các hãng sản xuất điện thoại thông minh và máy tính bảng đều có thể đọc được tệp có định dạng epub bằng các ứng dụng do hãng cung cấp Nếu sử dụng m y tính thì người dùng có thể dùng phần mềm Mobipocket Reader kể trên

 PDF – Portable Document Format là định dạng tài liệu di động, tập tin văn bản khá phổ biến của hãng Adobe Systems PDF hỗ trợ văn bản cùng với font chữ, hình ảnh, âm thanh và nhiều hiệu ứng khác Một văn bản PDF hiển thị giống nhau trên những môi trường làm việc kh c nhau Đây cũng chính là

Trang 26

27

ưu điểm vượt trội mà PDF sở hữu khiến cho định dạng này trở nên phổ biến cho việc phát hành sách, báo hoặc tài liệu kh c qua Internet Ưu điểm của định dạng này là người dùng có thể mở tệp PDF trên bất cứ thiết bị nào và in ra mà vẫn giữ nguyên được hình thức trình bày của văn bản PDF được hỗ trợ trên hầu hết các loại thiết bị di động và thường có kích thước khá nhỏ khiến cho việc di chuyển, chia sẻ rất dễ dàng Có rất nhiều phần mềm có thể sử dụng để đọc tệp PDF Tuy nhiên, phổ biến nhất là các phần mềm: Adobe Acrobar Reader, Foxit Reader hay Nitro Reader,

 MOBI – là định dạng được thiết kế ban đầu dành cho các thiết bị hỗ trợ giúp k thuật số c nhân PDA) và sau này dùng cho điện thoại thông minh Định dạng MO I đã được Công ty Thương mại điện tử Đa quốc gia AMAZON mua lại từ công ty phát minh và sử dụng làm định dạng cơ sở cho thiết bị đọc s ch điện tử Kindle của hãng

Ngoài ra, còn có nhiều định dạng khác của Ebook như: * CHM, * ME ,

* PD , *LIT, * DJVU, * RGO,

1.1.2 Ưu, nhược điểm của Ebook

Hiện nay, hầu hết Ebook đều là bản điện tử của sách giấy Người đọc dễ dàng tìm thấy Ebook ở các trang mua bán, chia sẻ trực tuyến trên Internet Trang web Amazon.com là mạng Ebook lớn nhất với hơn 2/3 lượng sách bán

ra trên toàn thế giới Tại Việt Nam có thể mua Ebook có bản quyền ở Reader vn, Alezaa com, Anybook vn, với giá chỉ bằng 0% - 40% so với sách giấy

Ebook cũng được đ nh gi cao ở việc góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của người lao động do không dùng giấy và không phải in ấn Cả quá trình chọn lựa, mua bán chỉ mất vài phút, tiết kiệm được khá nhiều thời gian Ngoài ra, Ebook có ưu điểm là gọn nhẹ, mọi người có thể tìm kiếm dễ dàng cuốn s ch yêu thích và đọc ở bất cứ đâu Nếu với những cuốn sách giấy thông thường muốn đọc người dùng phải tập trung và phải cần một khoảng

Trang 27

28

thời gian lớn cho việc đọc thì với cuộc sống bộn bề của công việc, người dùng

sẽ không có được những khoảng thời gian dài để đọc như vậy Hầu như mọi người chỉ đọc vào những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi vậy nên đọc

s ch điện tử trên mạng là lựa chọn hàng đầu

Bên cạnh về sự tiện dụng, đọc s ch điện tử có giá cả chi phí vô cùng thấp, phù hợp với những đối tượng trẻ, sinh viên – những đối tượng có khả năng thu thập tài chính còn hạn chế Chi phí để có một bản Ebook chất lượng chỉ bằng 1/10 so với sách giấy Hơn nữa, người dùng Ebook ở Việt Nam hiện nay hầu hết có thể dễ dàng kiếm được Ebook cho mình từ các nguồn chia sẻ miễn phí

Sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị số cầm tay giúp Ebook lan truyền mạnh mẽ Các sản phẩm: điện thoại di động thông minh, máy tính bảng của Apple, Samsung, Sony, LG, đều được cài phần mềm đọc Ebook, thậm chí còn có kho Ebook miễn phí, kết nối với các nhà cung cấp Ebook để người dùng chọn lựa Năm 2012, Amazon đã tuyên bố họ b n được lượng Ebook kỉ lục là nhờ vào số lượng thiết bị đọc Kindle bán ra Số sách trung bình mà người dùng s ch điện tử Kindle mua hiện nay cao gấp bốn lần so với trước kia Không những thế, với việc đọc sách bằng những thiết bị chuyên dụng người dùng có thể dễ dàng lưu giữ và bảo quản trong thời gian dài mà chất lượng không đổi thông qua giao thức mạng Internet và bộ nhớ Chỉ với một chiếc Ebook hay máy tính bảng người dùng có thể lưu giữ tới hàng nghìn quyển sách bằng bản mềm mà điều này với sách giấy truyền thống thì người dùng không thể làm được

Ngày nay, tận dụng ưu thế của Internet, Ebook có tính tương t c, cho ph p người đọc ngoài việc đọc nội dung cuốn sách còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với tác giả, với người dùng hay cộng đồng mạng xã hội Mỗi cuốn Ebook thể hiện được đặc trưng của các sản phẩm mạng điện tử với sự tích hợp

cả hình ảnh động, audio, video, liên kết ngoài vổ sung thông tin cho nội dung

s ch,

Trang 28

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì Ebook vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định như cần có thiết bị để đọc được Ebook như m y tính, thiết bị đọc Ebook, Một số Ebook được thiết kế bằng phần mềm chuyên dụng thì cần phải cài đặt những phần mềm vào máy tính thì mới có thể đọc được Ebook

Về mặt sức khỏe, sử dụng Ebook có thể ảnh hưởng đến thị giác do phải đọc trên máy tính thời gian lâu Các nhà khoa học Harvard đã tiến hành so sánh bằng chất liệu giấy với việc đọc sách bằng phần mềm điện tử (E-reader) trước khi đi ngủ Họ thấy rằng ánh sáng phát ra từ E-reader làm cho cơ thể mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ, hậu quả tất yếu và chết lượng giấc ngủ

k m hơn và cảm thấy mệt mỏi hơn vào s ng hôm sau Trưởng nhóm nghiên cứu, GS.Charles Czeisler cho biết: “Ánh s ng ph t ra bởi hầu hết các E-reader

sẽ chiếu trực tiếp vaò mắt người đọc, trong khi từ một cuốn s ch in, người đọc chỉ được tiếp xúc với ánh sáng phản xạ từ trang giấy” Theo TS Victoria Revell – chuyên ra nghiên cứu về t c động của nh s ng đối với cơ thể, Đại học Surrey, mọi người nên hạn chế tối đa đọc Ebook vào buổi tối để tránh được những tác hại không cần thiết, đặc biệt là thanh thiếu niên

Không chỉ vậy, hầu hết c c s ch điện tử đều không truy xuất ngay lập tức

mà cần có thời gian tải về Mọi người thường phải tốn một khoảng thời gian

để tải Ebook về máy và nếu không muốn tải thì các thiết bị bắt buộc phải có kết nối Internet Ngoài ra, một số định dạng của Ebook không phải lúc nào cũng có thể đọc được trên tất cả các thiết bị

Trang 29

30

Bên cạnh đó, thời gian xuất bản của một Ebook thường chậm hơn s ch in Hầu hết, s ch in được xuất bản tương đối lâu mới được thể hiện dưới dạng Ebook Vì vậy, nếu lựa chọn đọc s ch điện tử, người dùng phải chờ một thời gian dài hơn so với đọc s ch thông thường

Đọc sách điện tử có thể bị cản trở bới những thông báo tin nhắn, email, làm người dùng phân tâm khi đọc Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Stavanger, Na Uy thì khả năng ghi nhớ của nhóm đọc sách giấy hơn rất nhiều nhóm đọc s ch điện tử

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Về phía GV

Chúng tôi đưa ra một số câu hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng và nhận thức của GV đối với việc sử dụng Ebook trong DHLS, kết quả thu được như sau:

 Quan niệm của GV về kh i niệm Ebook

Dạy học theo mô hình Ebook đang là một xu hướng phổ biến của giáo dục thế giới, việc sử dụng Ebook trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng ở Việt Nam chưa được chú trọng và đầu tư Qua thực tế khảo sát ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy rằng GV vẫn chưa có c i nhìn toàn diện về việc sử dụng Ebook trong DHLS Cụ thể là khi được hỏi về kh i niệm của Ebook: + 14.3% GV tham gia cuộc điều tra cho rằng: Ebook hay s ch điện tử là một loại s ch được sử dụng thông qua các thiết bị điện toán c nhân như computer, điện thoại smart phone

+ 64 3 GV cho rằng: Ebook là loại hình s ch điện tử chỉ cần mang theo một loại smartphone hoặc các thiết bị di động cầm tay là người dùng có thể thoải mái ngồi đọc sách mà không cần phải dựa vào những cuốn sách cồng kềnh

+ 21.4% GV tham gia cuộc điều tra cho rằng: Ebook hay s ch điện tử là một loại s ch được sử dụng thông qua các thiết bị điện tử c nhân như

Trang 30

31

computer, điện thoại thông minh và được thiết kế giống sách thật nhưng là các tệp tin số, dễ dàng phân phối, chia sẻ với người dùng đọc trên Internet + 0 GV được hỏi cho rằng: Ebook là một loại s ch điện tử dễ dàng phân phối, chia sẻ với người dùng đọc trên Internet

C c số liệu trên được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

Hình 1: iểu đ quan niệm của G về khái niệm Ebook

Phần lớn GV chưa có c i nhìn đúng đắn về kh i niệm Ebook Chủ yếu GV cho rằng Ebook hay s ch điện tử) là một loại s ch được đọc trên c c thiết bị điện tử mà không biết được sự kh c biệt cơ bản và cũng chính là những ưu điểm khiến Ebook trở nên ưu việt, dần dần thay thế cho s ch giấy ở c c nước

ph t triển trên thế giới hiện nay Nhìn chung, bản chất của Ebook là: sử dụng thông qua các thiết bị điện tử, được thiết kế giống sách thật nhưng là c c tệp tin số, dễ dàng phân phối và có thể chia sẻ với người dùng đọc trên Internet

 Đ nh gi của GV về sự cần thiết của việc sử dụng Ebook trong DHLS

Trang 31

32

Hình 2: iểu đ đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng Ebook trong

DHLS ở trường THPT

Nhận thức của GV về sự cần thiết của Ebook trong DHLS: chỉ có 40 %

GV nhận thấy sự cần thiết của việc sử dụng Ebook trong DHLS và vẫn còn

60 GV có kiến là không cần thiết sử dụng Ebook trong DHLS Khi được hỏi l do vì sao không cần thiết sử dụng Ebook trong DHLS c c thầy cô đã đưa ra một số l do sau: Ebook khó sử dụng 40 ), HS dễ bị gây sao nhãng trong giờ học 33 3 ) và điều kiện CSVC của nhà trường khó đ p ứng 20%) Qua trò chuyện với cô Mai Thị Hà - GV giảng dạy bộ môn lịch sử trường

THPT Yên Hòa, cô chia sẻ: “Tôi đã c điều kiện để t m hiểu nhiều về các ứng dụng Ebook v đặc biệt tôi cảm thấy hứng thú về các thiết bị điện tử nên các thao tác sử dụng Ebook không quá kh v i tôi Tuy nhiên s lư ng các Ebook lịch sử ở iệt Nam v n c n rất t Ngo i ra điều kiện để việc ứng dụng lập tức Ebook v o quá tr nh DHLS c n hạn chế v cần ứng dụng một cách phù h p v hiệu quả” Do xuất ph t từ việc vẫn còn nhiều khó khăn về việc ứng dụng

Ebook vào DHLS nên GV vẫn chưa thực sự nhận thấy được sự ưu việt và khả năng cần thiết của việc sử dụng Ebook trong DHLS tại trường THPT

 Về mức độ sử dụng Ebook của GV trong DHLS

Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Trang 32

Trong số 5 GV được hỏi mới chỉ có 2 GV 40 ) cho biết rằng họ thỉnh thoảng mới sử dụng Ebook trong qu trình DHLS Còn lại 60 GV chưa bao giờ sử dụng Ebook trong DHLS Kết quả trên cho thấy việc GV chưa nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng Ebook trong DHLS t c động đến mức

độ sử dụng Ebook trong dạy học của họ Thậm chí những GV cho rằng “việc

sử dụng Ebook trong DHLS là cần thiết” thì tần suất sử dụng của họ cũng chỉ dừng lại ở mức “thỉnh thoảng” Điều đó được GV giải thích rằng: Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, c c Ebook có nội dung liên quan đến bài học còn hạn chế, qu trình soạn Ebook cho c c bài học mất nhiều thời gian,

 Đ nh gi của GV về những ưu, nhược điểm của việc sử dụng Ebook trong DHLS ở trường THPT

Qua thống kê, có thể đ nh gi sơ lược như sau:

Bảng 2: u như c điểm của việc sử dụng Ebook trong DHLS ở trường THPT

lượng

T lệ (%)

1 Theo thầy c việc Cung cấp tối đa tư liệu nghe 5 100

Trang 33

Dễ dàng truy xuất nhanh đến c c mục, c c phần trong s ch 2 40

thoại lâu có thể gây hại cho mắt 5 100

Cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa đ p ứng được yêu cầu 1 20

GV và HS chưa có đủ những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng, sử dụng Ebook trong học tập

Trang 34

35

Nhìn vào kết quả ta thấy, hầu hết c c GV đều nhận thấy được những ưu điểm của việc sử dụng Ebook trong DHLS: Cung cấp tối đa tư liệu nghe nhìn như chữ in, hình ảnh, video clips 100 ); Dễ dàng truy xuất nhanh đến c c mục, c c phần trong s ch 40 ); Dễ dàng mang theo 80 ); Dễ dàng thao t c trong qu trình dạy học 60 ) ên cạnh những ưu điểm đó thì c c GV vẫn còn phản nh những nhược điểm của việc sử dụng Ebook trong DHLS tại trường THPT 100 GV được hỏi đều đ nh gi rằng Ebook cần phải có Internet để kết nối; cần có c c thiết bị, phần mềm chuyên dụng để đọc Ebook

và đặc biệt đọc Ebook trên m y tính, điện thoại lâu có thể gây hại cho mắt Ngoài ra có c c GV còn cho rằng c c thiết bị đọc Ebook có gi thành kh cao (80%); cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa đ p ứng được yêu cầu sử dụng Ebook trong qu trình DHLS 20 ); GV và HS chưa có đủ những kiến thức

cơ bản về việc ứng dụng, sử dụng Ebook trong học tập 20 ) Nhìn chung, việc sử dụng Ebook trong DHLS ở trường THPT vẫn còn kh nhiều hạn chế,

có lễ đây cũng chính là những l do khiến cho mức độ GV sử dụng Ebook trong DHLS vẫn còn rất thấp

 Về mục đích sử dụng Ebook trong DHLS ở trường THPT của GV

Trong qu trình khảo s t, 2/5 GV trả lời “Thỉnh thoảng sử dụng Ebook trong DHLS tại trường THPT” đã cho biết mục đích của họ khi quyết định sử dụng Ebook trong DHLS vì những l do sau:

Một là, Ebook cung cấp được đầy đủ c c tư liệu cho HS trong qu trình DHLS (20%)

Hai là, Ebook giúp GV có thể dạy học một c ch trực quan và sinh động (40%)

a là, việc dạy học bằng Ebook giúp kích thích khả năng hứng thú học tập của HS 40%)

ốn là, Ebook có nguồn tư liệu phong phú 60%)

Trang 35

Bảng 3: ức độ tác dụng của việc sử dụng Ebook

trong DHLS tại trường THPT

Tác dụng của Ebook trong dạy

Người học hứng thú, chủ động tìm

hiểu kiến thức

0 (0%)

1 (50%)

1 (50%)

0 (0 %) Cung cấp được thông tin đa chiều

dưới nhiều hình thức cho học sinh

như kênh chữ, kênh hình, kênh âm

thanh,

2 (100%)

0 (0 %)

0 (0 %)

0 (0 %)

Tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi

trong học tập giúp học sinh dễ dàng

tiếp thu

1 (50%)

1 (50%)

0 (0 %)

0 (0 %)

Khắc sâu kiến thức cho học sinh

1 (50%)

1 (50%)

0 (0 %)

0 (0%) Giúp học sinh dễ dàng hệ thống 2 0 0 0

Trang 36

37

Dựa vào kết quả thống kê, ta có thể thấy đa số GV đều nhận thấy và đ nh

gi ở mức độ rất tốt c c t c dụng tích cực của việc sử dụng Ebook trong DHLS, trong đó đặc biệt là khả năng cung cấp thông tin đa chiều và giúp HS

dễ dàng hệ thống lại kiến thức của c c bài học 100 ) ên cạnh đó là những

t c dụng tích cực kh c như tăng hứng thú và tạo không khí sôi nổi trong học tập của người học 50 ) hay như khả năng khắc sâu kiến thức cho HS 50 )

Từ đó 2/3 GV trả lời rằng “thỉnh thoảng sử dụng Ebook trong DHLS” đều nhận thấy được sự hứng thú, sôi nổi của HS trong giờ học

1.2.2 Về phía HS

Để tìm hiểu sự hứng thú, phương ph p học tập của HS đối với bộ môn và khả năng ứng dụng Ebook trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo s t, điều tra thực tiễn thu được kết quả như sau:

Khi được hỏi “Em hiểu Ebook l g ” thì có 15 c c em cho rằng:

“Ebook hay sách điện tử là một loại sách đư c sử dụng thông qua các thiết bị điện toán cá nhân như computer điện thoại smart phone” 27.7% HS quan niệm: “Ebook l loại h nh sách điện tử chỉ cần mang theo một loại smartphone hoặc các thiết bị di động cầm tay l người dùng c thể thoải mái

ng i đọc sách mà không cần phải dựa vào những cu n sách c ng kềnh.”;

5 3 HS cho rằng “Ebook l một loại sách điện tử dễ dàng phân ph i, chia sẻ

v i người dùng đọc trên Internet” Đa số 52 HS hiểu Ebook là “Ebook hay sách điện tử là một loại sách đư c sử dụng thông qua các thiết bị điện tử cá nhân như computer điện thoại thông minh v đư c thiết kế gi ng sách thật nhưng l các tệp tin s , dễ dàng phân ph i, chia sẻ v i người dùng đọc trên Internet.”

Qua xử lí phiếu hỏi của HS trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho thấy hầu hết c c em HS 52 ) đã có được những hiểu biết chính x c và toàn

Trang 37

38

diện về kh i niệm Ebook, những kh i niệm c c em rút ra thông qua việc tìm hiểu trên c c phương tiện truyền thông như Internet ởi Ebook hay s ch điện tử đã trở nên quen thuộc với c c em trong cuộc sống Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn

kh nhiều học sinh còn hiểu chưa hoàn toàn chính x c về kh i niệm của Ebook

Đa số HS vẫn chưa có nhận thức đúng về sự cần thiết của việc sử dụng Ebook trong học tập lịch sử ở trường phổ thông, khoảng 64 7 HS được điều tra, khảo s t đều lựa chọn phương n “Không cần thiết” và 35 5 HS được

hỏi đã chọn phương n “ nh thường” cho câu hỏi “Theo em có cần thiết sử

dụng Ebook trong quá tr nh học tập bộ môn Lịch sử hay không ”

Khảo s t về mức độ sử dụng Ebook trong c c tiết học trên lớp của thầy cô

qua câu hỏi: “Em đã từng sử dụng Ebook trong học tập lịch sử chưa ” Kết quả

thu được là HS vẫn chưa được tiếp xúc nhiều với Ebook và cho dù có thì vẫn chỉ

ở mức độ “thỉnh thoảng” 121/300 tập trung ở c c bạn HS ban D của trường THPT Yên Hòa), 179/300 kiến cho không bao giờ tập trung ở c c bạn HS ban

A của trường THPT Yên Hòa) Sở dĩ HS ít tiếp xúc với Ebook trong học tập lịch

sử tại trường THPT do điều kiện CSVC của nhà trường không đ p ứng được nhu cầu học tập bằng Ebook nên GV khó có thể ứng dụng Ebook trong qu trình DHLS, ngoài ra một lí do còn phải kể đến đó là việc hạn chế về trình độ sử dụng CNTT của GV và HS cũng làm cho việc ứng dụng Ebook trong DHLS gặp nhiều khó khăn

Ở câu hỏi, “Nếu có sử dụng Ebook trong quá trình học tập lịch sử em cảm thấy việc sử dụng Ebook như thế n o ” thì đa số HS thấy rằng Dễ dàng sử

dụng, thao t c đơn giản, dễ hiểu (77/121 HS = 63.6%) và khó thao t c, tốn nhiều thời gian để biết c ch sử dụng (36.4%;);

Đa số c c em HS được hỏi đều trả lời là thích thú khi được sử dụng Ebook trong giờ học LS 86 ), vẫn còn số ít HS chọn phương n không hứng thú

9 9 ) và kiến kh c: hay bị sao nhãng, không tập trung vào bài học 4 1 )

HS đều cho rằng giờ học lịch sử sẽ hấp dẫn và hứng thú hơn, dễ hiểu, nhớ

Trang 38

39

nhanh và c c em hiểu sâu sắc nội dung kiến thức hơn nếu được sử dụng Ebook Em Phạm Thục Anh – HS lớp 12D1 – Trường THPT Yên Hòa cho

rằng “ iệc sử dụng Ebook trong học tập nhất l môn lịch sử l m em rất

th ch hứng thú bởi v n cung cấp cho chúng em rất nhiều kiến thức thông qua những kênh thông tin khác nhau thay v những cu n sách lịch sử to n chữ th chúng em đư c t m hiểu lịch sử thông qua h nh ảnh âm thanh chân thực s ng động vô cùng Đây l những điều m sách lịch sử thông thường

kh c thể l m đư c”

Em Mai Thu Hiền – HS lớp 12D3 – Trường THPT Yên Hòa cũng có

kiến rằng “Em cảm thấy rất l th ch thú khi đư c sử dụng Ebook trong giờ học lịch sử tại trường đặc biệt l những b i học về lịch sử thế gi i chúng em

đư c theo d i v t m hiểu những video s ng động về những cuộc chiến tranh

c thể hiểu b i v nh b i lâu hơn Theo em G cần phải t ch cực cho HS học tập b ng Ebook thay v những quyển sách giấy thông thường trong các giờ học v đặc biệt l giờ học lịch sử”

ên cạnh đó khi được phỏng vấn về t c dụng của việc sử dụng Ebook trong học tập LS tại trường THPT, rất nhiều em HS nhất là các em HS ban D trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, c c em rất hào hứng cho biết những cảm nhận của mình về những lợi ích mà Ebook mang lại trong giờ học

LS

Bảng 4: ức độ tác dụng của việc sử dụng Ebook

trong học tập LS tại trường THPT

Tác dụng của Ebook trong dạy

Người học hứng thú, chủ động tìm 102/121 0/121 19/121 0/121

Trang 39

40

Cung cấp được thông tin đa chiều

dưới nhiều hình thức cho học sinh

như tranh ảnh, chữ viết, video

clip,

121/121 (100%)

0/121 (0 %)

0/121 (0 %)

0/121 (0 %)

Tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi

trong học tập giúp học sinh dễ dàng

tiếp thu

89/121 (73.6%)

21/121 (17.4%)

11/121 (9%)

0/121 (0 %)

Khắc sâu kiến thức

69/121 (57%)

12/121 (9.9%)

40/121 (33.1%)

0/121 (0%)

Dễ dàng hệ thống lại kiến thức

74/121 (61.2%)

31/121 (25.6 %)

16/121 (13.2 %)

0/121 (0%)

Qua câu hỏi điều tra “So v i việc sử dụng SG giấy em th ch học lịch sử

b ng g ” thì 121/121 100 ) HS đã từng sử dụng Ebook trong học tập LS

đều thích học tập LS bằng Ebook hơn s ch giấy thông thường

Như vậy, qua tìm hiểu tình hình thực tiễn tại một số trường THPT, chúng tôi có thể rút ra kết luận như sau:

Thực trạng HS ch n học LS, thờ ơ, không hứng thú và học với th i độ đối phó là thực trạng phổ biến tại c c trường THPT hiện nay Việc sử dụng Ebook

là một trong những biện ph p cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả DHLS ở trường THPT Tuy nhiên, trong thực tế chưa được p dụng phổ biến Những đề xuất của HS về việc sử dụng Ebook trong học tập LS tại trường THPT đặt ra cho chúng ta thấy cần phải có những đổi mới về phương ph p và ứng dụng Ebook trong DHLS nhằm nâng cao chất lượng và thu hút sự yêu

Trang 40

Về phía HS, c c em qua điều điều tra, khảo s t cho thấy c c em đều rất thích thú với việc học tập LS bằng Ebook, c c em cho rằng học tập như thế sẽ làm cho lịch sử hấp dẫn hơn, bớt nhàm ch n hơn, c c em có thể ghi nhớ kiến thức sâu hơn, được tạo cơ hội ph t triển khả năng CNTT

 Thông qua việc nghiên cứu những cơ sở lí luận về Ebook và phần mềm ook Creator, chúng tôi đã bước đầu góp phần làm s ng tỏ nội dung “Thiết kế

và sử dụng Ebook trong dạy học Lịch sử lớp 12 chuyên đề “Asean: Những

chặng đường lịch sử”” Qua đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh những nghĩa,

hiệu quả của việc ph t triển năng lực CNTT cho HS trong thời đại công nghệ 4 0 thông qua việc sử dụng Ebook trong DHLS, đồng thời việc sử dụng Ebook trong DHLS cũng được coi là một mô hình dạy học tiên tiến, thích hợp cho việc hình

thành nên hệ thống kiến thức, k năng, th i độ, góp phần hình thành những năng

lực chung và chuyên biệt cho HS trong DHLS Việc tìm hiểu thực tiễn sử dụng tại trường THPT, tôi nhận thấy một thực trạng: vận dụng Ebook trong dạy học tuy là mô hình dạy học đã ph t triển từ lâu ở trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm và ph t triển trên quy mô lớn Nhiều GV ở

c c trường THPT còn mơ hồ và thiếu kiến thức về mô hình này, điều này đồng nghĩa với việc sử dụng Ebook vào DHLS là còn chưa được quan tâm và chú trọng vì GV chưa hiểu hết bản chất và nhận thức được sự cần thiết của

Ngày đăng: 16/03/2021, 21:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w