Hơn nghìn ngày làm thuê, tìmmộ chồng Thứ Tư, 29.7.2009 | 08:09 (GMT + 7) (LĐ) - Nói đến câu chuyện về hành trình đi tìmmộ chồng của chị Trần Thị Kim Chính, dân làng nơi đây vẫn xem đó như một truyền kỳ. Cho dù câu chuyện truyền kỳ vẫn còn dang dở. "Còn khoẻ ngày nào, tôi sẽ cố gắng đi tìm cho được phần mộ anh ấy để đem về quê, cho dù phải vất vả, gian truân thì cũng sẽ gắng vượt qua". Đó là tâm nguyện bỏng cháy của người goá phụ Trần Thị Kim Chính - ở thôn Quần Liêu, xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định gần 40 năm nay. Giữ một lời tâm nguyện Chị kể, chị với chồng là anh Nguyễn Văn Hưởng - cùng học với nhau ở trường làng. Tháng 7.1963, anh chị làm đám cưới; đến năm 1964, họ có với nhau một cô con gái. Ngày vui hạnh phúc chỉ ngắn ngủi, bởi năm 1965, anh nhập ngũ lên đường vào Nam chiến đấu. Nỗi lòng thương nhớ của hai người giờ chỉ còn qua những dòng thư viết vội. Đến năm 1966, anh hy sinh tại Bình Phước. Bặt tin chồng, những cánh thư vào mà chẳng thấy ra. Nghĩ có chuyện chẳng lành với anh, song chị vẫn cố hy vọng rằng anh sẽ trở về như lời hứa trước lúc lên đường. Đến năm 1971, giấy báo tử về. Nỗi đau buồn ập đến, dù chị đã có linh tính, song không khỏi trao đảo. "Cứ nhìn bà mẹ chồng mà tôi thấy tội nghiệp, chỉ mỗi anh con trai một, nên bà khóc lóc, vật vã suốt, sinh ra ốm. Mình cần phải đứng vững để bà cụ còn có chỗ trông dựa. Tôi nghĩ thế, nên tự động viên mình vượt qua nỗi đau" - chị nhớ lại. Thời gian trôi đi, thương người goá phụ côi cút, lại tốt nét, nên trong làng, xã, thậm chí cả gia đình nhà chồng gợi ý cho chị nối lại tơ duyên. Nhưng chị bảo: "Tôi đã nguyện hứa với anh ấy, nếu chẳng may anh có mệnh hệ gì, em sẽ thay anh nuôi con và chăm sóc mẹ già". Chị đã thực hiện trọn lời nguyện hứa của mình. Thậm chí khi người nhà định đưa lên Hà Nội công tác, chị vẫn nhất mực từ chối, bởi lo mẹ già không nơi nương tựa. Chấp nhận ở lại với cuộc sống vất vả, đi dạy học vỡ lòng ăn công điểm của hợp tác xã. Đến năm 1980, chị thôi công việc dạy học, về làm chăn nuôi và làm công điểm cho hợp tác nuôi con ăn học. Khi gánh nặng gia đình nhẹ bớt, chị bắt đầu tính đến việc đi tìmmộ phần của anh, nỗi khát khao mà bao nhiêu năm ấp ủ chưa có cơ hội thực hiện. Trong một lần đi hỏi thăm, chị được một người ở cùng huyện cho biết, năm 1966 đã gặp anh Hưởng ở đồi quân y Bắc Sơn (Bình Phước), lúc đó Hưởng đang bị thương, cộng thêm sốt rét. Có thể anh đã bị hy sinh tại đây, chị cứ suy luận thế. Cùng với thông tin đơn vị chồng thuộc Sư 7, Trung đoàn 141, thêm chút le lói hy vọng cho chuyến đi tìm. Cuối năm 1998, bán hết lợn, gà, thóc lúa được hơn 2 triệu đồng, vay thêm ngân hàng 1,5 triệu đồng nữa, chị khăn gói lên đường. Thân cò nơi đất khách Vào đến Phước Long (Bình Phước), chị đến phòng Thương binh Xã hội huyện hỏi, lần xem sổ sách, nhưng không thấy có tên anh. Đến đơn vị cũ của chồng (Trung đoàn 141 - Sư đoàn 7) hỏi thăm được hay, tất cả các liệt sĩ hy sinh tại Bình Phước đều đã được quy tập về nghĩa trang trên địa bàn tỉnh. Vậy là bước chân chị lại mòn mỏi đi khắp các nghĩa trang từ Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Đồng Xoài, Bù Đốp . song trên tất cả các bia mộ lần đến, tên anh vẫn không thấy xuất hiện. Trong lúc tưởng như tuyệt vọng, chị bỗng nhớ ra tên đồi Bắc Sơn, nhưng rồi hy vọng nhỏ nhoi kia cũng chẳng đem lại điều gì. Bởi đi hỏi thăm từ chủ tịch huyện cho đến người dân bản xứ chẳng ai biết đồi Bắc Sơn nằm ở đâu. Không manh mối, chị đành tạm quay về TP.Hồ Chí Minh sống nhờ một gia đình người quen. Trong những ngày ấy, sợ tiêu lạm vào phần tiền còn lại, chị đã giấu gia đình mình ở nhờ, đi bóc hành thuê cho một cửa hàng bánh cuốn. Chị kể, mấy ngày đầu, tưởng chị đi tìm thêm thông tin cho hành trình kiếm mộ chồng, nên gia đình người em cũng không để ý. Thế nhưng, mấy hôm sau, thấy mắt chị ngầu đỏ, hai bàn tay phồng rộp thì họ đã nằng nặc hỏi nguyên do. Chẳng có cách nào giấu giếm, chị đành nói thật. Ngày ấy, bóc mỗi cân hành được chủ quán trả công 500 đồng. Một ngày, cả đống hành ngót 20kg, chị bóc hết veo. Công việc kéo dài được mấy tháng. Nhờ Trung đoàn 141 kết nối, chị gặp được người cán bộ chỉ huy trung đoàn năm xưa, hiện ông đang sống ở TP.Hồ Chí Minh. Người cựu chỉ huy này cho hay, tên đồi Bắc Sơn là tên mật danh, người dân không thể nào biết. Ông cũng cho hay, năm 1966 hơn 50% quân số đơn vị ông bị hy sinh ở đó, toàn lính trẻ. Khu đồi đó nằm ở xã Đắc Ơ (Phước Long) giáp biên giới Campuchia. Chị lại xa nghề bóc hành, về lại Phước Long tìm thẳng đến xã Đắc Ơ hỏi thăm. Nhưng điều thất vọng vẫn chưa buông tha chị, bởi hỏi cả chính quyền, ban ngành, cả những bậc cao niên bản xứ họ đều lắc đầu, hoặc cho biết chỉ nghe nói tới địa danh ấy, song giữa mênh mông rừng thẳm nó nằm chỗ nào thì chịu. Thậm chí khi gặp được chị Nụ - người đã từng làm y tá ở đồi Bắc Sơn năm xưa, chị cũng chỉ nhớ: Từ nơi tập kết 12h trưa đi phải đến 12h trưa hôm sau mới tới, đường rất khó đi. Chính trong lúc chán chường ấy, chị được bà con dân tộc khuyên, đã vào đến đây cứ ở lại, may ra gặp người biết chỗ đó họ chỉ cho. Chị chợt nảy ra kế hoạch: Cứ ở nhờ đây xin đi hái càphê, làm rẫy thuêđể hỏi thăm dần. Vậy là 6 tháng liền chị sống với bà con, ngày đi làm mướn vừa để hỏi thăm, tối về lại lăn lưng ra dạy cái chữ cho những đứa trẻ thất học. "Sống với bà con dân tộc, họ tình cảm lắm; lúc mình đi, họ cứ quyến luyến mãi" - chị Chính cho biết. Điều "may ra" cuối cùng cũng đến, trong một lần đi rẫy chị gặp anh Ba - Rui (người Xtiêng) mới đi làm Cùng bộ đội đi tìmmộ liệt sĩ tại đồi Bắc Sơn. thuê ở Tây Ninh trở về. Vốn trước là giao liên huyện, anh biết rõ đường đi đến đồi Bắc Sơn. Xúc động trước tấm lòng của người goá phụ ngoài Bắc xa xôi, anh nhận lời dẫn đường. Khi lên xã xin phép, mọi người mới hay đây là khu vực rừng cấm, do bộ đội quản lý. Chị lại tất tả về TP.Hồ Chí Minh xin giấy phép vào rừng. Chuyến vào rừng đầu tiên, bốn người 2 xe máy, đi từ 6h sáng đến 12h trưa đến suối cạn, phải bỏ xe lại. Người đàn ông cao lớn Ba - Rui vừa đi, vừa phát cây mở đường. Lối vào cách đây mấy chục năm giờ đã thay đổi, rậm um tùm, chính anh cũng bỡ ngỡ. Đến 2h chiều không có được dấu vết, đoàn phải quay trở ra. Sau chuyến vào rừng đầu tiên, số tiền ít ỏi của chị dành dụm cũng hết. Chị lại quay xuống TP.Hồ Chí Minh đi coi trẻ, làm "giúp việc" một thời gian để gom tiền cho chuyến vào rừng tiếp theo. Chuyến vào rừng thứ hai kéo dài đến 7 ngày cũng không kết quả. Phải đến chuyến đi thứ ba, do phát hiện được đường mòn, đoàn đã tìm được dấu tích nơi đóng quân có cửa hầm chữ y bị sụt đất. Suốt mấy ngày quần thảo, chị vẫn không thấy được dấu tích nơi anh và các đồng đội đang nằm. Sang đến ngày thứ 5, sự mệt mỏi, thất vọng làm mọi người chán nản. Thế nhưng, khi sự tuyệt vọng lên tới đỉnh điểm thì chị đã phát hiện ra một điều bất thường: Trưa ấy, cả đoàn ngồi ăn cơm trên một bãi đất phẳng, chị bỗng giật mình khi nhìn thấy ngay trước mắt mình có một khu đất gồ ghề, nhưng lại có những hòn đá tảng xếp vuông góc với nhau hệt như người ta kê chân giường. Có lẽ nào các anh nằm ở đó? Vội vàng gọi mọi người lại xem và ai cũng nhận ra sự khác biệt ấy. Cách thức đặt những viên đá trên là do bàn tay con người chứ không phải tạo hoá. Mọi người đào thử thấy có hài cốt kèm với lọ đựng mẩu giấy. Thì ra đó là phần mộ của liệt sĩ Nguyễn Tuân - quê Quảng Thuỷ, Quảng Trạch, Quảng Bình. Chị báo ra huyện đội và thân nhân người liệt sĩ ấy về phần mộ của anh. Giờ gia đình liệt sĩ đó vẫn coi chị như ân nhân. Cũng trong ngày hôm đó, sau khi làm lễ, đoàn lại tiếp tục khai quật phần đất nằm dưới những phiến đá còn lại. Thế nhưng, chỗ thì không có gì, chỗ chỉ đào được cái lọ đựng mẩu giấy đã mục nát; đào mãi, chị chỉ tìm được duy nhất một chiếc dép caosu. Không biết đích xác chồng mình nằm ở vị trí nào nên sang đến ngày thứ 7, chị và cả đoàn đành rút ra. Khắc khoải ước vọng Khu vực nơi anh nằm là đây, song bao nhiêu đợt về TP.Hồ Chí Minh làm thuê, có tiền lại quay lên, bấy nhiêu lần lặn lội trong rừng, chị không nhớ rõ nữa, nhưng mãi vẫn không biết đích xác chỗ anh nằm. Có lúc chị cũng nhờ đến nhà ngoại cảm, song vẫn không kết quả. Theo sơ đồ Sư đoàn 7 cung cấp, tại đồi Bắc Sơn có 587 mộ liệt sĩ chưa bốc. Nhưng kể từ khi kết thúc chiến tranh, hơn 30 năm nay nơi này trở nên im lìm đến lạ thường. Trên hành trình đi tìmmộ chồng, xem ra chị là người đầu tiên đánh động đến sự im lìm đấy. Tuy nhiên, sự đơn độc kia vẫn chưa thể thắng được thử thách quá lớn. Một hôm, đến thăm lại một người đồng hương, cũng là đồng đội của chồng chị ở Trung đoàn 141, chị đã kể lại về chuyến đi. Nghe xong câu chuyện, vợ chồng người bạn ấy đã khuyên chị nên ra Bắc, nên gửi kết quả của cuộc tìm kiếm cho Bộ Tư lệnh Biên phòng, rồi nhờ họ giúp thì sẽ khả thi hơn. Lời khuyên ấy có lý , vì khu đồi đó có đến gần 600 liệt sĩ được an táng, Nhà nước cũng sẽ tiến hành khai quật. Hôm sau, chị trở ra Bắc, kết thúc hành trình chuyến đi từ cuối năm 1998 đến tháng 5.2002. Từ ngày về quê, nỗi niềm mong mỏi đợi trông cứ trôi dần theo năm tháng. Mới đây, chị nhận được thư Huyện đội Phước Long gửi ra cho biết: Từ ngày chị về (năm 2002), đến nay chưa có ai đặt chân đến đồi Bắc Sơn đểtìm kiếm, nên chưa có thêm kết quả gì. Căn nhà nhỏ bên dòng sông Ninh Cơ vắng lặng, bóng người phụ nữ vẫn tần tảo bên những luống rau. Mấy năm nay có tuổi nên đau ốm luôn; thế nhưng, chị vẫn chưa thôi ý định quay lại đồi quân y Bắc Sơn để thực hiện ước nguyện còn dang dở. Quay về trang chuyên đề . Hơn nghìn ngày làm thuê, tìm mộ chồng Thứ Tư, 29.7.2009 | 08:09 (GMT + 7) (LĐ) - Nói đến câu chuyện về hành trình đi tìm mộ chồng của chị. xem đó như một truyền kỳ. Cho dù câu chuyện truyền kỳ vẫn còn dang dở. "Còn khoẻ ngày nào, tôi sẽ cố gắng đi tìm cho được phần mộ anh ấy để đem về