Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 273 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
273
Dung lượng
3,05 MB
Nội dung
HƯỚNG DẪNDẠYVÀHỌC TRONG GIÁODỤCĐẠIHỌC (Tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên) TÁI BẢN LẦN THỨ NHẤT HÀ NỘI 2009 LỜI NÓI ĐẦU Đổi mới giáodụcđạihọc Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo những người lao động có trình độ cao phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội chung và đáp ứng nhu cầu phát triển cho chính hệ thống giáodục nói riêng. Việc đổi mới có đạt được kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực dạyhọc của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học. Điều đáng tiếc là không ít người trong số các giảng viên dạyđạihọc không được trang bị những kiến thức và kỹ năng dạyhọc cơ bản ở bậc đại học. Điều đó đã hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả của việc dạy học. Tình hình trên cũng diễn ra ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Để giúp các giảng viên tự nghiên cứu nâng cao năng lực dạyhọc ở bậc đại học,nhóm các tác giả dịch thuật sưu tầm và biên dịch tài liệu có nhan đề “Hướng dẫnDạyvàHọctrongGiáodụcđại học” từ nguyên bản tiếng Anh có tiêu đề “ Guide to Teaching and Learning in Higher Education” tại Website có địa chỉ http://www.breda-guide.tripod.com do các tác giả: Pai Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola với sự giúp đỡ của Văn phòng UNESCO vùng của Châu Phi. Nội dung tài liệu này bao trùm hầu hết các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của giảng viên đạihọcvà những kinh nghiệm giảng dạy của các chuyên gia giáodụcđạihọc của thế giới. Lần xuất bản trước tháng 10 năm 2007, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến động viên từ các giảng viên trẻ. Đã có trên 10.000 địa chỉ Website có thể truy cập để download tài liệu này. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận được những ý kiến đóng góp về dịch thuật cũng như cách trình bầy bản dịch từ một số giảng viên, cán bộ quản lý. Đặc biệt, ông Nguyễn Văn Dũng, trường Cao đẳng Việt Tiến, Đà Nẵng đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc hiệu đính lại bản dịch lần này. Thay mặt nhóm các tác giả dịch thuật trân trọng cảm ơn sự cổ vũ và những đóng góp của các độc giả để tài liệu này càng trở nên hữu ích hơn đối với mỗi giảng viên và sinh viên đại học. Trân trọng cảm ơn Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáodụcvà Đào tạo đã tạo điều kiện tốt nhất để tài liệu này được phổ biến đến hàng chục nghìn giảng viên cao đẳng, đạihọc hiện nay. Mọi góp ý xin gửi về theo địa chỉ: Hoàng Ngọc Vinh, Bộ GD&ĐT, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội hoặc theo e-mail: hnvinh@moet.edu.vn . Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2009 TM. Nhóm tác giả Hoàng Ngọc Vinh HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC Module 1 HIỂU VỀ SINH VIÊN ĐẠIHỌC MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.1 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC Diễn đàn Hiệp hội sinh viên châu Phi đưa ra các đề nghị sau đây, thể hiện quan điểm của sinh viên về vai trò giáodụcđạihọctrong việc xây dựng xã hội mới. Cải thiện tính thích ứng của giáodục - Diễn đàn yêu cầu các quốc gia thành viên thiết lập những chương trình giáodục không những đáp ứng có hiệu quả mà còn dự báo được các thay đổi không ngừng trong thị trường lao động, chứ không phải chấp nhận một cách thụ động các thay đổi đó. - Sau khi xem xét tình trạng bão hoà việc làm trong lĩnh vực dịch vụ công và tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều của những người đã tốt nghiệp, Diễn đàn đề nghị thành lập các hệ thống giáodụcđạihọc thích hợp để đào tạo những người đã tốt nghiệp đại học, giúp họ không ngừng cập nhật và nâng cao trình độ cũng như tạo ra việc làm. - Diễn đàn cũng đề nghị các quốc gia thành viên có những giải pháp cần thiết để khuyến khích những sinh viên đã tốt nghiệp tạo việc làm và đảm bảo tài trợ cho các dự án của họ. - Diễn đàn cho rằng, trong khi thực hiện sứ mệnh cung cấp dịch vụ cho cộng đồng, các trường đạihọc cần chú ý nhiều hơn đến việc giáodục ý thức cộng đồng để cổ vũ quyền con người, lòng khoan dung, và một nền văn hoá hoà bình, dân chủ. - Diễn đàn đề nghị thiết lập sự hợp tác giữa các giảng viên, nhà trường và các doanh nghiệp để giúp trường đạihọc nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp và tạo cơ hội nghiên cứu, thực tập cho sinh viên. - Diễn đàn đề nghị các trường đạihọc định kỳ tổ chức điều tra quá trình làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp và khảo sát nhu cầu của các chủ doanh nghiệp để đảm bảo chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên, đáp ứng nhu cầu mở mang kiến thức và các biến động trong thị trường việc làm. - Diễn đàn nhấn mạnh các trường đạihọc cần phải giúp đỡ sinh viên tìm kiếm các nguồn tài chính để nghiên cứu cũng như tiếp cận với các công nghệ thông tin và truyền thông mới (ICT). - Diễn đàn cho rằng cần phải thành lập những cơ chế thích hợp để giám sát và đánh giá việc thực hiện sứ mệnh được đặt ra cho các trường đại học. Nâng cao chất lượng giáodục - Diễn đàn đề nghị mỗi một quốc gia thành viên thiết lập và/hoặc tăng cường các thể chế có chức năng giám sát và đánh giá chất lượng các dịch vụ do các trường đạihọc cung cấp. - Diễn đàn đề nghị các trường đạihọc thành lập những cơ chế để sinh viên đánh giá đội ngũ giảng viên của trường. - Diễn đàn đề nghị các nước thành viên có những biện pháp cần thiết đảm bảo cho toàn bộ cộng đồng đạihọc kể cả sinh viên có những điều kiện sống và làm việc tốt hơn. Điều 10. Cán bộ, giảng viên và sinh viên đạihọc là các nhân vật chính. MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.2 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC Những người làm chính sách của trường đạihọcvà của quốc gia nên coi sinh viên và nhu cầu của họ là mối quan tâm cốt lõi, nên coi sinh viên là đối tác chính và là người có trách nhiệm tham gia trong việc đổi mới giáodụcđại học. Sinh viên cần được tham gia trong các vấn đề liên quan đến trình độ đào tạo, đánh giá, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, tham gia xây dựng chính sách và quản lý nhà trường trong khung qui chế hiện hành. Cần phải bảo đảm cho sinh viên được tham gia các việc này vì họ có quyền tổ chức vàđại diện cho chính mình. Giới thiệu và mục tiêu chung 1.0 L ờ i giớ i thiệu Hiểu được các đặc tính và nhu cầu của sinh viên là nhân tố cơ bản đảm bảo sự thành công tronggiáodụcđại học. Hiệu quả giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào việc nắm được bản chất người học, cũng giống như trong nông nghiệp, kết quả thu hoạch phụ thuộc vào hiểu biết về đất đaivà điều kiện khí hậu. Khi lập kế hoạch giảng dạy, cần tính đến các yếu tố dân số (như tuổi và giới tính), các đặc điểm tâm lý (ví dụ động cơ thúc đẩyvà khả năng tự nhận thức), đặc điểm xã hội học (ví dụ tình bạn và các mối quan hệ xã hội), nền tảng văn hoá, tôn giáo, chất lượng giáodục ở trường trung học phổ thông, tình trạng hôn nhân và đặc điểm gia đình. Bắt giảng viên phải nắm được các đặc tính này của mọi sinh viên trong một lớp là một yêu cầu quá cao. Đối với một lớp 200 sinh viên họctrong 12 tuần hoặc một học kỳ 15 tuần thì đây là một nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên, giảng viên có thể nắm được khái quát các đặc điểm trên của lớp, ngay cả với lớp đông hơn hoặc thời gian học ngắn hơn. Nhờ có những hồ sơ này và thêm những hiểu biết về các trường hợp ngoại lệ, giảng viên đạihọc có thể lập kế hoạch và thực hiện khóa dạy cho sinh viên tốt hơn. Mụ c tiêu chung Trong module này, bạn sẽ: • Điểm lại tình trạng chuyển tiếp của sinh viên từ trường trung học phổ thông lên đại học; • Phân biệt được các đặc tính tâm lý của sinh viên đại học; • Mô tả được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của sinh viên đại học; • Phát triển các phương tiện để đo một số đặc tính của học viên; và • Xác lập được hồ sơ của vinh viên MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.3 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC 1.1 Sinh viên đạihọc 1. Giớ i thi ệu Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và thoả mãn những yêu cầu thi tuyển đầu vào và điều kiện tài chính cần thiết, học sinh tốt nghiệp THPT có thể tiếp tục theo học lên ở các trình độ cao hơn trong hệ thống giáodụcđại học. Điểm đến có thể là trường đại học, trường kỹ thuật hoặc bách khoa, trường sư phạm hoặc các trường khác trong hệ thống. Việc chuyển từ trường THPT vào đạihọc bắt đầu bằng thời kỳ chuyển tiếp. Thời kỳ này được đặc trưng bởi nhiều sự tự do hơn – không còn những chuyện như mặc đồng phục, xếp hàng vào lớp lúc 8 giờ sáng, đến giờ phải đi ngủ, bị các lớp trên nạt nộ và bị cấm tham gia các tổ chức đảng phái. Sinh viên đạihọc tương lai mang theo mình những trải nghiệm về học tập và xã hội khác nhau. Chúng ta chờ đợi quá trình đào tạo tại trường đạihọc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những thay đổi tốt trong hành vi và phát huy những mặt tốt của sinh viên. Sự hiểu biết về quá khứ của sinh viên tại thời điểm vào trường sẽ giúp chúng ta lựa chọn những kinh nghiệm giáodục đúng đắn cũng như cung cấp các hướngdẫnvà tư vấn thích hợp. Sau khi học xong bài này bạn có khả năng: • Hiểu được học vấn và quá khứ xã hội của sinh viên; • Xác định các nhân tố tác động đến khả năng học của sinh viên ; và • Đánh giá các thủ tục tuyển chọn/tiếp nhận vào trường và khoa của bạn. 2. Khái niệm về chuyển ti ếp Hệ thống giáodục chính thức của tất cả các nước trên thế giới được phân thành các cấp – tiểu học, trung họcvàđại học. Trong mỗi cấp có sự chuyển tiếp từ trình độ này sang trình độ khác ví dụ từ lớp 1 lên lớp 2 hoặc từ lớp 8 lên lớp 9. Đó là sự chuyển tiếp bên trọng của mỗi cấp học. Đồng thời cũng có sự chuyển tiếp giữa các cấp, là từ tiểu học lên trung học hoặc từ trung học lên đại học. Khi các sinh viên chuyển từ trình độ này lên trình độ khác hoặc từ cấp này lên cấp khác, sẽ có những thay đổi mà người giáo viên rất cần phải chú ý. Ở giai đoạn chuyển tiếp, có những thay đổi về thể chất, tình cảm, trí tuệ (nhận thức) và khát vọng. Với cương vị là giảng viên, chúng ta cần phải giúp sinh viên vượt qua quá trình thay đổi này một cách nhẹ nhàng, dầndầnvà không gây sốc về tâm lý. Chúng ta cần làm giảm bớt sự ngăn cách giữa kỳ cuối ở trường THPT và kỳ đầu của đại học. Không gây đột ngột, không để lại những bi kịch và đau khổ. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu sâu sắc các đặc tính của sinh viên ở hai thái cực: kỳ cuối THPT và năm đầu là sinh viên. MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.4 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC Ai là các sinh viên đạihọc tương lai? Chủ yếu là các nam nữ thanh niên ở độ tuổi trưởng thành trong khoảng 16 – 26 tuổi đã qua 12 – 14 năm giáodục chính qui. Họ đã nhận chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông với số điểm tối thiểu để kiếm được một chỗ trong trường đại học. Khi còn là học sinh tiểu họcvà trung học, cuộc sống xã hội vàhọc tập của họ có lẽ đã được tổ chức và đôi khi được quản lý kiểu tập thể bởi các hiệu trưởng, các giáo viên và các lớp trưởng. Họ phải tuân thủ vô điều kiện các qui chế đã ban hành, thừa nhận và tôn trọng cơ cấu tổ chức nhà trường. Những người học ở trường phổ thông nội trú có khi còn bị quản lý thời gian và cuộc sống nghiêm ngặt hơn. Những người học từ các trường phổ thông dành riêng cho nam hoặc cho nữ thường có thêm các vấn đề tronggiao tiếp khác giới. Một ngày tiêu biểu trong trường phổ thông của học sinh có thể gồm một số tiết học ngắn với nhiều môn học khác nhau trong những lớp học thường là thiếu tiện nghi và có thể với những thày giáo cực kỳ thiếu nhiệt tình. Trừ một số ngoại lệ, đa số học sinh được truyền thụ kiến thức theo phương pháp dạyvàhọc truyền thống. Những điều này sẽ được đề cập chi tiết trong Module 3. Đối với việc thi kiểm tra và đánh giá, hệ thống giáodục của hầu hết các nước ngày nay thiên về đánh giá liên tục. Trường học được cảm nhận là nơi thực hiện các trắc nghiệm. Điều đó hướng thái độ đối phó của sinh viên đối với việc dạyvà học. Một phần quan trọngtrong thời gian học phổ thông của học sinh là các giáo viên bãi công khá thường xuyên do họ cảm thấy phải làm việc quá tải với đồng lương bèo bọt. Học sinh có thể bị mất một số giờ họcvà đã được học ít hơn do những hành động biểu tình như thế. Những bậc cha mẹ có điều kiện sẽ tổ chức những buổi học riêng cho con mình để bù vào những chỗ thiếu hụt do các cuộc biểu tình gây ra. Chịu ảnh hưởng tàn phá nghiêm trọng hơn là những gì đã xảy ra đối với một số sinh viên ở vùng bị chiến tranh tàn phá, ví dụ như Liberia và Sierra Leone ở đó các cơ hội học tập mất đi trong một thời gian dài. Phần đọc thêm 1.1 Giáodụcđạihọc ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp Ousseynou DIA Có thể định hướng sự đáp ứng của giáodụcđạihọc đối với một thế giới thay đổi bằng 3 khẩu lệnh xác định chức năng và vị trí địa phương, quốc gia và quốc tế của giáodụcđại học, đó là sự tương thích, chất lượng và tính quốc tế. Bản tóm tắt “Chính sách của UNESCO về sự thay đổi và phát triển tronggiáodụcđại học”, phần V khẳng định rằng theo các định hướng mới này, tất cả chính sách giáodụcđạihọc nên bắt nhịp với những biến động xã hội vốn rất phức tạp của các tổ chức đào tạo và nghiên cứu (các trường đại học, các trường Sư phạm, các viện …) tronggiao diện với một bên là giáodục THPT hoặc giáodục “trước đại học” và một bên là thế giới việc làm và yêu cầu phát triển của quốc gia. Đứng ở các thái cực của hệ thống giáo dục, hai thực thể trên tạo nên sức ép và những điều kiện không thể bỏ qua. Vì thế, một chính sách bắt nhịp với những biến động như vậy phải xuất phát từ sự thoả hiệp MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.5 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC linh hoạt giữa các yêu cầu bên ngoài và các nhiệm vụ mà nhà nước giao phó cho trường. Về vấn đề này, sự tương thích của giáodụcđạihọc cần được nhận thức từ vai trò và vị trí của nó trong xã hội, các sứ mệnh của nó về đào tạo và nghiên cứu cũng như các dịch vụ. Sự tương thích cũng nên được nhìn nhận từ mối liên hệ của giáodụcđạihọc với thế giới việc làm (theo nghĩa rộng), mối quan hệ của nó với nhà nước và các nguồn vốn cũng như các tác động tương hỗ của nó với các trình độ và các loại hình giáodục khác. Những người có “bằng tú tài- Baccalaureat” (Advanced Level School Certificate - chứng chỉ trình độ phổ thông nâng cao; chú ý tránh nhầm với thuật ngữ này Baccalaureat trong một số quốc gia khác ND.) tiếp tục đi gõ cửa các trường đạihọc do đó tạo nên các vấn đề về chất lượng và số lượng ở trình độ đó. Ba câu hỏi đã trở thành những vấn đề thời sự ở nhiều nước: Tiêu chuẩn thật sự của người có bằng tú tài là gì? Hồ sơ học tập này có phù hợp với những tiêu chuẩn đã được đặt ra cho chương trình THPT? (Hiện nay, bằng tú tài được sử dụng như là chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông và giấy thông hành để vào trường đại học. Có nên tách rời hai chức năng này không?) Sự chuyển tiếp lên đạihọc được thực hiện như thế nào? (Có những hình thức nào để nhận học sinh vào đại học: nhận trực tiếp, tuyển chọn hoặc tiếp nhận có kiểm tra?) Sau thời gian họcđại học, số người đã tốt nghiệp lại đi gõ cửa thị trường lao động để tìm kiếm một việc làm chính đáng làm xuất hiện thêm những vấn đề khác liên quan đến chất lượng và số lượng: Thị trường lao động cần bao nhiêu người tốt nghiệp? Nội dung đào tạo của họ nên như thế nào vàtrong những lĩnh vực nào? Những người tốt nghiệp đạihọc liệu có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của việc làm? Đứng giữa hai thái cực này là quá trình giáodụcđạihọc với các vấn đề nội tại của nó, trong đó một số vấn đề xác định tính tương thích, hiệu quả và chất lượng đào tạo sẽ được đề cập qua các mục tiêu chính sách giáodục của các nước đã giành được độc lập từ năm 1960 (tức là trở thành cơ quan được tin cậy, đào tạo những chuyên gia có đủ khả năng cho phát triển, tổ chức nghiên cứu phát triển có định hướng, cung ứng các dịch vụ cộng đồng và đa dạng hoá cấp độ và chương trình đào tạo). Tuy nhiên, dưới sự tác động của các xu hướng quan trọng từ bên ngoài (sự toàn cầu hoá về kinh tế, tỷ lệ tăng dân số cao, sự đổi mới về công nghệ và sự ràng buộc nghiêm ngặt về tài chính), các trường đạihọc ngày nay đang bị khủng hoảng trong giai đoạn phát triển mang tính quyết định của chúng. Ngoài xu hướng tiêu cực (sự suy giảm hiệu quả đào tạo bên trongvà bên ngoài), vấn đề cơ bản là biết được loại trường nào mà các quốc gia cần. Nói chung, cải cách giáodụcđạihọc với mục đích duy trì và tăng cường các tiêu chuẩn chất lượng là nhu cầu cấp bách trong hàng loạt các vấn đề cần giải quyết khác. Việc tối cần thiết là phát triển nhận thức mới về giáodụcvà đào tạo để cải tiến và tăng cường tính tương thích, hiệu quả và chất lượng của hệ thống. Trích dẫn từ các tài liệu: Dia, O (1998). Chất lượng giáodụcđạihọc ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp. MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.6 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌCTrong J. Shabani (Ed.). Giáodụcđạihọc ở châu Phi: Những thành tựu, thách thức và triển vọng. Dakar: UNESCO BREDA. Tóm tắt những điểm chính trong bài phát biểu của Dia. Bình luận về quan điểm của ông là nên có sự phối kết hợp giữa hồ sơ của sinh viên đạihọcvà thế giới việc làm. Giáodụcđạihọc suốt đời cho mọi người ở Tiểu Sahara Châu Phi Phần đọc thêm 1.2 Juma SHABANI Trong hai thập kỷ vừa qua, xu hướng chung của giáodụcđạihọc ở là số sinh viên nhập học tăng lên nhanh chóng và các ràng buộc tài chính đã làm sút giảm tột bậc chi phí ngân sách trên mỗi sinh viên. Trong đa số các nước đang phát triển, giáodụcđạihọc là lĩnh vực giáodục đã có sự phát triển nhanh chóng nhất trong giai đoạn hai thập kỷ qua. Trong giai đoạn đó, lượng sinh viên vào đạihọc ở tiểu Sahara Châu Phi tăng nhanh hơn nhiều ở các vùng khác trên thế giới. Tuy nhiên, mặc dù số lượng nhập học tăng cao, một số chỉ tiêu đã chỉ ra rằng, trong tất cả các vùng trên thế giới, thì vùng tiểu Sahara Châu Phi có hệ thống giáodụcđạihọc kém phát triển nhất. (i) Các tỷ lệ vào đại học: năm 1993, tỷ lệ nhập học nhóm tuổi 18 đến 23 là 2,4% ở vùng tiểu Sahara Châu Phi trong khi ở châu Mỹ La Tinh là 18%, các nước ả Rập là 13,2%, Đông Nam á là 8,2% và ở các nước phát triển là 51%. (ii) Số lượng sinh viên trên 100.000 dân: năm 1991, số này đã vượt 5.000 ở Bắc Mỹ và 2.500 ở hầu như tất cả các nước phát triển. Trong vùng tiểu Sahara Châu Phi, tỷ lệ này là dưới 100 sinh viên trên 100.000 dân, điều đó có nghĩa là vùng tiểu Sahara Châu Phi có những cơ hội cho thanh niên theo họcđạihọc là thấp hơn 25 lần so với các nước phát triển. Các con số này chỉ ra rằng vùng tiểu Sahara Châu Phi cần phải tăng thêm lượng sinh viên nhập học khi xem xét đến, đặc biệt là nhu cầu vào họcđạihọc không ngừng tăng, và mối tương quan giữa sự phát triển giáodụcđạihọcvà sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, một chiến lược như vậy dường như không nên được thực hiện trong khuôn khổ hiện thời của nền giáodụcđạihọc nếu như các nước châu Phi không muốn làm giảm đi chất lượng đào tạo và tình trạng không có việc làm của những người tốt nghiệp. Hiện nay, khi xét đến tình trạng bão hoà việc làm trong các dịch vụ công, mức phát triển thấp của khu vực kinh tế tư nhân và sự chuyển biến nhanh chóng trong thị trường nghề nghiệp, dường như trong tương lai gần, nhu cầu về giáodụcđạihọc sẽ chủ yếu tập trung vào đào tạo quản lý, cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng cho những người đã qua đào tạo. Trong hoàn cảnh đó, các trường đạihọc sẽ có cơ hội tốt nếu được tổ chức như là các trung tâm giáodục suốt đời cho tất cả mọi người với mục đích cập nhật, cải thiện kiến thức và trình độ học vấn. Chú ý rằng sự tăng số lượng nhập học không xảy ra ở cùng một nhịp độ trong các khu vực khác nhau của tiểu Sahara Châu Phi. Sự phát triển nhanh hơn cả là ở các nước MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.7 [...]... lầm tronggiáo dục, Trường đạihọc Ibadan, Ibadan, Nigeria Okebukola, P.A.O (1996, tháng 11) Những nhu cầu đánh giá tronggiáodụcđạihọc Giới thiệu tại hội thảo của UNESCO về về dạy vàhọc ở đại học, Nairobi, Kenya MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.22 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC Module 2 HỒ SƠ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN ĐẠIHỌC MOUDULE 2: Hồ sơ công tác của giáo viên đạihọc 2.1 HƯỚNG... đào tạo giáo viên MOUDULE 2: Hồ sơ công tác của giáo viên đạihọc 2.2 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC 2.0 Giới thiệu và mục tiêu chung Giới thiệu Có hai vai chính trong nhà trường là thầy giáovà sinh viên Trong module1, chúng ta đã tập trung vào đối tượng sinh viên và thể hiện vai trò trung tâm của sinh viên trong việc dạyhọc Không có sinh viên, chúng ta sẽ chẳng có ai mà dạyvà sẽ bị... tác của giáo viên đạihọc 2.1 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC Khi nghiên cứu module này bạn hãy suy nghĩ những điều sau đây : Sứ mệnh và chức năng của giáodụcđạihọc Điều khoản 1 Sứ mệnh để giáo dục, học tập và nghiên cứu Chúng ta khẳng định rằng sứ mệnh và những giá trị cốt lõi của giáodụcđại học, đặc biệt sứ mệnh đóng góp vào sự phát triển bền vững và cải thiện xã hội một cách toàn... trình và bản thân của sinh viên là mở đầu cho việc cung cấp các kinh nghiệm làm chương trình mà module tiếp theo sẽ trình bày MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.21 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC Đọc thêm Nwana, O.C (1996, tháng 11) Hồ sơ học tập của sinh viên đạihọc Giới thiệu tại hội thảo của UNESCO về dạy vàhọc ở đại học, Nairobi, Kenya Obanya, Pai (1998, tháng 9) Giáodụcđại học. .. tác của giáo viên đạihọctrong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng 2.1 Các đặc tính chung của giáo viên đạihọcHọc xong này, bạn có khả năng: - Liệt kê các đặc tính chung của giáo viên đại học; và - Mô tả chi tiết các thành tố khác nhau của mỗi đặc tính Đặc tính chung của giáo viên đạihọc Theo truyền thống, giáo viên đạihọc được xem như là một hình mẫu trong các việc: - Dạy học; -... thú cũng như các kỹ thuật giảng dạy Sử dụng các tài liệu nhàm chán cũ rích và kỹ thuật giảng không lôi cuốn Giải thích và chứng minh sinh động rõ ràng Giải thích và chứng minh không rõ ràng vàdẫn dắt nghèo nàn Dẫn dắt rõ ràng vàđầy đủ Dẫn dắt không đầy đủ và thiếu mạch lạc MOUDULE 2: Hồ sơ công tác của giáo viên đạihọc 2.7 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC Khuyến khích các sinh viên tự... Shabani trong việc mở rộng qui mô đạihọcvà so sánh với quan điểm của Dia trong bài đọc 1.1 về việc gắn qui mô với thị trường việc làm Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đạihọc 1.8 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌCTrong giai đoạn chuyển tiếp, sinh viên năm thứ nhất mang theo một số đặc tính và thuộc tính có thể tác động đến việc học tập Một số đặc tính và thuộc... tên và phát âm chuẩn xác vì MOUDULE 2: Hồ sơ công tác của giáo viên đạihọc 2.10 HƯỚNG DẪNDẠYVÀHỌC TRONG GIÁODỤCĐẠIHỌC người ta thường rất thích được gọi đúng tên Nếu lớp của bạn có ít sinh viên, hãy làm quen tên trong vài buổi học để thuộc tên của họ Trong suốt học kỳ, hãy gọi tên các sinh viên khi bạn trả bài tập hoặc thi vấn đáp, và sử dụng tên của họ thường xuyên trong lớp Đặt các yêu cầu và. .. triển của nhà trường và của cộng đồng Với một thành tích nổi trội trong ba lĩnh vực chức năng trên, sự tiến tới vị trí giáo sư đáng kính mà các giảng viên cố phấn đấu có thể không đến nỗi quá xa vời Dạy học, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng là ba nhiệm vụ truyền thống của MOUDULE 2: Hồ sơ công tác của giáo viên đạihọc 2.4 HƯỚNGDẪNDẠYVÀHỌCTRONGGIÁODỤCĐẠIHỌC giảng viên đạihọc Hãy nghĩ về những... tác của giáo viên đạihọc 2.6 HƯỚNG DẪNDẠYVÀHỌC TRONG GIÁODỤCĐẠIHỌC Kiên nhẫn Không kiên nhẫn Cho thấy hiểu biết và cảm thông với sinh viên Chấp nhặt với sinh viên, dùng những nhận xét châm chọc hoặc thiếu thiện cảm với sinh viên Thân thiện và nhã nhặn trong quan hệ với sinh viên Xa lánh và biệt lập trong quan hệ với sinh viên Giúp đỡ sinh viên gặp khó khăn về cá nhân cũng như về giáodục Dường . HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Module 1 HIỂU VỀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đại học 1.1 HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC TRONG GIÁO. lượng giáo dục đại học ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp. MOUDULE 1: Hiểu về sinh viên đại học 1.6 HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Trong