1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

DỰ BÁO TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI

7 755 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 103,87 KB

Nội dung

DỰ BÁO TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước về khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá USD/VND. - Nâng tỷ giá là bước đi đúng - Nâng biên độ tỷ giá - Một mũi tên trúng hai đích - Tỷ giá sẽ về vị trí cân bằng hơn? Nhiều hãng tin và tờ báo lớn trên thế giới đã đăng tải quan điểm của các chuyên gia về động thái tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17/8. Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) ngày 18/8, từ tháng 11/2009 tới nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm giá tiền VND tổng cộng 10%, nhưng điều này dường như vẫn chưa phát huy tác dụng trong việc xoay chuyển tình hình cán cân thương mại. Tờ báo trích số liệu thống kê cho thấy, thâm hụt thương mại tháng 7 của Việt Nam đã tăng lên mức 980 tỷ USD từ mức 742 triệu USD trong tháng 6. Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu đã vượt xuất khẩu 7,26 tỷ USD, cao gần gấp đôi so với mức 3,65 tỷ USD cùng kỳ năm trước, đồng thời đang tiến tới mục tiêu giới hạn thâm hụt cả năm ở mức 12 tỷ USD mà Chính phủ đề ra. Phát biểu trên WSJ, chuyên gia kinh tế độc lập Bùi Kiến Thành nhận xét, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có tỷ lệ đầu vào nhập khẩu cao, chẳng hạn như hàng dệt may và giày dép sử dụng tới 70% nguyên liệu nhập nhẩu, nên việc tăng tỷ giá sẽ không có nhiều tác dụng trong việc kiềm chế nhập siêu. WSJ cũng dẫn ý kiến của các nhà phân tích Euben Paracuelles và Yougesh Khatri thuộc ngân hàng Nomura của Nhật Bản nhận định, với tốc độ gia tăng của thâm hụt thương mại hiện nay, Việt Nam còn có thể tiếp tục phải tính chuyện nâng tỷ giá USD/VND trong thời gian tới. Đồng tình với quan điểm này, phát biểu trên tờ Financial Times, chuyên gia kinh tế Jonathan Pincus, thuộc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright ở Tp.HCM, nhận định: “Tôi không cho là việc giảm giá đồng nội tệ 2% có thể có nhiều tác động đối với thâm hụt thương mại. Nhưng tôi cho rằng, tiền đồng vẫn đang được định giá cao hơn so với giá trị thực và đây là một bước đi đúng hướng”. Trao đổi với Financial Times, ông Lê Đăng Doanh, nguyên Giám đốc Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cũng cho rằng, lần giảm giá VND này chưa chắc đã là lần điều chỉnh tỷ giá cuối cùng trong năm nay. “Tôi không thấy có dấu hiệu nào về việc các công ty sẽ mua USD dễ hơn từ các ngân hàng. Việt Nam chưa cân bằng được nhu cầu USD. Để cân bằng được, Việt Nam cần một dòng vốn USD mới đổ vào, mà điều này chưa xảy ra”, ông Doanh nói. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng thông qua chính sách giảm giá đồng nội tệ như Việt Nam đang làm có tác dụng phụ là dẫn tới nguy cơ gia tăng của lạm phát. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam năm nay là kiểm soát lạm phát ở mức 8%, nhiều ý kiến cho rằng, đây là mục tiêu khó đạt. Tháng 7, lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái là 8,19%, giảm so với mức 8,69% của tháng 6. Nhà phân tích Prakriti Sofat thuộc Barclays Capital khẳng định, cứ 1% tăng thêm trong tỷ giá USD/VND sẽ đóng góp chừng 0,15% vào tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này, giá hàng hóa thế giới đang ở mức thấp, cộng với tình hình lạm phát không mấy căng thẳng ở Việt Nam hiện nay đã giúp cho việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua của Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy vậy, bà Sofat cho rằng, ít có khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục giảm giá đồng nội tệ trong năm nay. Theo hãng tin tài chính Bloomberg, từ đầu năm 2010 tới nay, tiền đồng của Việt Nam đã mất giá 5%, trở thành đồng tiền giảm giá mạnh nhất trong số 17 đồng tiền mà hãng tin này theo dõi ở khu vực châu Á. Cùng với đó, từ đầu tháng 8 tính tới ngày 17/8, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm 7,8%, mạnh nhất trong số 93 hàn thử biểu chứng khoán mà Bloomberg theo dõi trên toàn cầu. Hãng tin này đã dẫn một báo cáo từ ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ nhận xét, việc Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng đã phản ánh những thách thức mà kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt, đồng thời cho rằng, còn quá sớm để trở nên lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. “Việt Nam vẫn chưa tìm ra điểm cân bằng chính xác giữa tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Sự kém độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã làm giảm niềm tin vào tiền đồng và khiến nền kinh tế nước này thiên về tăng nhập khẩu và lạm phát”, các nhà phân tích Dan Fineman và Siriporn Sothikul của Credit Suisses viết trong báo cáo. Theo chuyên gia Pincus, động thái giảm giá tiền đồng là dấu hiệu mới nhất về thế “tam nan” tài chính mà Việt Nam phải đương đầu: Việt Nam cùng lúc muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập, và một tài khoản vốn mở. Tờ WSJ thì nhận xét, động thái nâng tỷ giá USD/VND của Ngân hàng Nhà nước cũng phản ánh sức ép đối với dự trữ ngoại hối của Việt Nam - điều mà hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings đã bày tỏ lo ngại khi hạ một bậc điểm tín nhiệm nợ công của Việt Nam cách đây chưa lâu. Chiều 17/8, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng. Mức mới được áp dụng cho ngày 18/8/2010. Thông báo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, ngày 17/8/2010, cơ quan này thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ áp dụng cho ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Trong khi đó biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN áp dụng từ ngày 18/08/2010 có thể coi đó là quyết định hợp lý cả về thời điểm và mục tiêu. - Nâng tỷ giá là bước đi đúng - Tỷ giá sẽ về vị trí cân bằng hơn? - Giới chuyên gia dự báo xu hướng tỷ giá USD/VND Bài viết của TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, nêu ý kiến của ông về việc điều chỉnh tăng tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam mới đây. Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ áp dụng từ ngày 18-8-2010 từ mức 18.544 đồng lên mức 18.932 đồng/đô la Mỹ (tăng gần 2,1%) là động thái cần thiết và bình thường trong đời sống kinh tế thị trường. Đồng thời, có thể coi đó là quyết định hợp lý cả về thời điểm và mục tiêu, bởi: Trước hết, về thời điểm, sự điều chỉnh tỷ giá diễn ra khi các sức ép lạm phát ở Việt Nam dường như đang giảm bớt, nhất là khi mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 3 tháng qua liên tiếp ở mức thấp so với trung bình mọi năm và cả so với cảnh báo từ đầu năm; vì thế tác động của điều chỉnh tăng tỷ giá đối với gia tăng lạm phát được giảm thiểu. Thứ hai, sự cố định tỷ giá đồng Việt Nam với đô la Mỹ trong suốt gần nửa năm qua đã khiến đồng Việt Nam bị định giá cao hơn đô la Mỹ tới trên 13%. Nếu cộng dồn cả những đợt điều chỉnh tỷ giá và mức lạm phát so sánh hai nước trong 3 năm qua, thì mức đắt đỏ thực tế của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ còn cao hơn nhiều, kèm theo những hệ quả nhiều mặt của nó. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp các ngân hàng cải thiện nguồn vốn ngoại tệ và từ đó cải thiện tính thanh khoản ngoại tệ của mình. Thứ tư, sự điều chỉnh tỷ giá, không chỉ giúp tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, mà còn hạn chế nhập siêu, nhất là những sản phẩm trong nước có thể sản xuất thay thế. Đặc biệt, sự điều chỉnh tỷ giá đã thu hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do, tức giúp cải thiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam do không phải gia tăng bán đô la Mỹ theo tỷ giá thấp, giảm bớt kỳ vọng đầu cơ và cả hoạt động buôn bán vốn và ngoại tệ lòng vòng kiếm lời dựa trên chênh lệch giữa 2 tỷ giá. Điều này còn giúp tăng cường tập trung và quản lý kinh doanh ngoại tệ trên thị trường có tổ chức. Đồng thời, nó cũng giúp cho các doanh nghiệp được tính đúng, tính đủ chi phí vốn ngoại tệ trong bảng hạch toán kinh doanh của mình, mà trước đó thường phái che giấu, hợp lý hóa các khoản mua đô la Mỹ trên thị trường tự do với giá cao hơn giá chính thức. Đương nhiên, sự điều chỉnh tỷ giá lần này cũng không tránh khỏi những hệ lụy, nhất là có thể tạo ra cái gọi là rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh và tín dụng của những doanh nghiệp vay đồng Việt Nam lãi suất cao và phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào sản xuất . Trong thời gian tới, cần tiếp tục xu hướng điều hành linh hoạt tỷ giá theo các tín hiệu và nguyên tắc thị trường. Trong đó, lưu ý rằng, thực tế cho thấy cần tránh tín điều và kỳ vọng đầu cơ gắn với xu hướng chỉ có điều chỉnh tăng một chiều tỷ giá và tăng với giá sốc, biên độ hẹp sau khi neo cố định tỷ giá kéo dài. Nói cách khác, cần điều chỉnh tỷ giá có lên, có xuống, thời gian ngắn và nhanh hơn, với mức điều chỉnh thấp hơn và biên độ giao dich có thể rộng hơn…thì bớt tạo sốc tỷ giá và những hệ lụy mặt trái của điều chỉnh tỷ giá hơn. Tỷ giá hối đoái và những nhân tố ảnh hưởng 16:42 | 19/06/2009 (ĐCSVN) - Trong cuộc sống hàng ngày, trên sách báo, trong ngân hàng hay trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụm từ “Tỷ giá hối đoái” hẳn không còn xa lạ với mỗi người dân. Vậy tỷ giá hối đoái là gì, nó được hình thành trên cơ sở nào và ảnh hưởng bởi các nhân tố kinh tế vĩ mô tới nó ra sao? Bài viết này xin được trả lời phần nào những câu hỏi trên. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đoái, do cách tiếp cận vấn đề khác nhau, đôi khi do cách diễn đạt khác nhau. Tỷ giá hối đoáigiá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Tỷ giá hối đoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của thương mại quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản, hàng hoá không có biên giới quốc gia trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên lãnh thổ quốc gia phát hành ra nó. Tỷ giá hối đoái, tức tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cao hay thấp đựơc quyết định bởi các lực lượng thị trường, cung và cầu. Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với các hàng hoá thông thường. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi. Ta có thể hình dung cơ chế hình thành tỷ giá được hiểu thị rừ khi cú sự khỏc nhau về cung và cầu ngoại tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua vào, khi đó có một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm. Tư duy tương tự, khi cầu lớn hơn cung, một số người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường tăng. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần mua đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không đổi, thị trường cân bằng. Chúng ta có thể thấy, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn thay đổi. Có rất nhiều nhân tố tác động gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái với những mức độ và cơ chế khác nhau. Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cấn cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. Đầu tư ra nước ngoài, cú ảnh hưởng tới tủ giỏ hối đoỏi cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doang nghiệp .) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu .). Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài,tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ. Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷ giá hối đoái. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tỷ giá hối đoái đó là tâm lý số đông. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng. Trong thực tế, tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên với mức độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời gian và hoàn cảnh nhất định. Việc tách rời và lượng hoá ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể. Các nhân tố trên không tách rời mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay át chế lẫn nhau, đến tỷ giá hối đoái làm cho tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng./. Sau một tuần điều chỉnh tỷ giá: Cung - cầu ngoại tệ ổn định 12:29 | 26/08/2010 Cung - cầu ngoại tệ ở cả Ngân hàng thương mại và thị trường tự do đều ổn định. Ảnh: Khánh Nguyên Sau một tuần kể từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD, từ 18.544 VND/USD lên 18.932 VND/USD, cung-cầu ngoại tệ ở cả ngân hàng thương mại (NHTM) lẫn thị trường tự do khá ổn định. Tỷ giá USD/VND thị trường tự do gần như tiệm cận với giá niêm yết ở ngân hàng. Xét về dài hạn, tác động kép của việc điều chỉnh tỷ giá chính là tăng động lực cho xuất khẩu, nhưng lại là chiếc "phanh hãm" đối với nhập khẩu, từ đó góp phần kiềm chế nhập siêu. Giải tỏa tâm lý kỳ vọng với giá USD… Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng 18.932 VND/USD, biên độ +/-3%, mức trần mà NHTM có thể niêm yết là 19.500 VND/USD, hiện nay, hầu hết NHTM đã đưa USD lên trần 19.500 VND/USD. Tại Vietcombank, mấy ngày gần đây, giá USD duy trì ở mức 19.475 VND/USD (mua vào) - 19.500 VND/USD (bán ra); ở VietinBank, tỷ giá tương ứng là 19.480 VND/USD và 19.500 VND/USD. Trên thị trường tự do, vào lúc 10h ngày 25-8, USD được giao dịch ở 19.500 VND/USD (mua vào)-19.530 VND/USD (bán ra). Như vậy, giá USD "chợ đen" chỉ nhỉnh hơn giá tại ngân hàng khoảng 30 VND/USD. Theo các chuyên gia, mức chênh lệch này là hợp lý, giúp ổn định tâm lý người dân, cải thiện cung - cầu ngoại tệ. Người dân sẽ không còn muốn giữ USD, mà sẽ bán cho ngân hàng. Đại diện các ngân hàng nhận định, động thái điều chỉnh tỷ giá là kịp thời, bởi trước đó, cung - cầu ngoại tệ có biểu hiện căng thẳng khi giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh, bỏ xa giá ở NHTM. Hiện, nhu cầu USD ở các NHTM khá lớn để đáp ứng cho doanh nghiệp (DN) xuất - nhập khẩu từ nay đến cuối năm. Do vậy, ngay khi NHNN tăng tỷ giá, các NHTM đã đồng loạt điều chỉnh giá USD lên mức trần cho phép. Thêm vào đó, áp lực đáo hạn các hợp đồng cho vay ngoại tệ khiến DN phải xoay xở tìm cách mua vào để trả nợ vì hợp đồng vay vốn ngoại tệ thường ngắn hạn khiến nhu cầu sử dụng USD càng lớn. Ghi nhận tại các NHTM một tuần qua cho thấy, số người đến bán USD tăng mạnh hơn trước, cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể. Xuất khẩu mừng, nhập khẩu lo Quyết định tăng tỷ giá đã được DN xuất khẩu đón nhận khá hồ hởi. Bởi, khi tỷ giá tăng, DN xuất khẩu có thể thu thêm lợi nhuận. Lãnh đạo một DN dệt may cho biết, nguồn thu ngoại tệ dự báo sẽ tăng từ nay đến cuối năm. Thử tính bài toán đơn giản với kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 6 tỷ USD trong tháng 8, nếu tỷ giá quy đổi là 19.100 VND/USD, thì kim ngạch xuất khẩu là 114.600 tỷ đồng; nhưng nếu tỷ giá là 19.500 VND/USD, số thu được là 117.000 tỷ đồng. DN có thêm một khoản đáng kể từ bài toán tăng tỷ giá. Trái ngược với DN xuất khẩu, DN nhập khẩu lại đau đầu. Mặc hầu hết DN đều lập quỹ bình ổn tỷ giá để có thể kịp thời đối phó với sự biến động của giá USD, song DN nhập khẩu vẫn không tránh khỏi lo lắng khi nhiều hợp đồng ký kết từ giữa năm với tỷ giá cũ. Giám đốc một DN chuyên về thiết bị công nghiệp cho hay, sự chênh lệch tỷ giá sẽ khiến công ty phải tốn thêm hàng tỷ đồng cho lô hàng nhập khẩu trong tháng 9 tới. Để giảm bớt gánh nặng về tỷ giá, một số DN đã tăng giá sản phẩm. DN kinh doanh gas đã tăng giá bán 4.000-6.000 đồng/bình. Các DN sản xuất thép đang rục rịch tăng giá với lý do chi phí sản xuất tăng do giá xăng dầu tính theo tỷ giá mới. DN kinh doanh ô tô, điện lạnh, điện tử…. cũng áp dụng giá USD mới cho sản phẩm, với mức tăng 3-5% so với trước. Việc điều chỉnh tỷ giá có thể gây áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng, bởi khi tỷ giá tăng, giá một số loại hàng hóa có nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng theo, kéo "rổ" giá cả tăng. Tăng tỷ giá cũng ảnh hưởng tới dòng vốn ngước ngoài, vì nó đồng nghĩa với việc đồng VND giảm giá so với USD, khiến giá trị đầu tư của khối đầu tư nước ngoài quy đổi sang USD giảm. Nhưng, giá đồng VND giảm khiến giá cổ phiếu rẻ hơn, kích thích khối đầu tư nước ngoài, giúp thị trường chứng khoán hấp dẫn hơn. Theo giới chuyên gia, các cơ quan chức năng đã tính toán kỹ bài toán tăng tỷ giá cùng những giải pháp để giảm bớt áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng. Mới đây, TP Hà Nội đã triển khai 360 điểm bán hàng bình ổn giá, được đặt ở siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh, quầy hàng tại một số chợ . Các DN cũng cam kết bảo đảm giảm giá tối thiểu 10% khi thị trường có biến động về giá. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những biện pháp can thiệp. Về dài hạn, cần giải được bài toán nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm chi phí vay vốn của DN, nâng cao năng lực sản xuất trong nước . ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ. DỰ BÁO TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI Nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước về khả năng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá USD/VND. - Nâng tỷ giá

Ngày đăng: 08/11/2013, 03:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w