LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP

21 472 0
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẬPKHẨU I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 1- Đặc trưng cơ bản của hoạt động nhập khẩu hàng hóa: Hoạt động nhập khẩu là một mặt của lĩnh vực ngoại thương, là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua mua bán trên phạm vi toàn thế giới. Nhìn chung, hoạt động nhập khẩu thể hiện những đặc điểm cơ bản như thị trường rộng lớn, thanh toán, vận chuyển hết sức phức tạp, độ rủi ro cao . 2- Các phương thức nhập khẩu hàng hóa: 2.1- Các phương thức nhập khẩu hàng hoá: Trong kinh doanh nhập khẩu có các phương thức nhập khẩu chủ yếu sau: - Phương thức trực tiếp : là hình thức mà ở đó các đơn vị sản xuất kinh doanh nhập khẩu được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu, trực tiếp tổ chức quan hệ, đàm phán giao dịch, ký kết hợp đồng, thanh toán, bán hàng . - Nhập khẩu theo phương thức ủy thác: là hình thức nhập khẩu áp dụng đối với doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu nhưng chưa có đủ điều kiện trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài hoặc có thể chưa trực tiếp lưu thông hàng hoá giữa trong và ngoài nước nên phải uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng làm hộ. 2.2- Các phương thức thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu hàng hoá: Phương thức thanh toán là một điều khoản quan trọng trong các hợp đồng ngoại và nó cũng có ảnh hưởng lớn tới việc hạch toán kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Sau đây là 3 phương thức thanh toán phổ biến mà các đơn vị kinh doanh nhập khẩu thường sử dụng: -Thư tín dụng (L/C): Theo phương thức này, người mua căn cứ vào hợp đồng kinh tế làm thủ tục xin mở một tài khoản tín dụng chứng từ tại một ngân hàng theo thoả thuận, ngân hàng này phải trả tiền cho người bán khi người bán nộp đủ bộ chứng từ phù hợp với quy định trong L/C, nếu L/C thoả mãn các điều kiện thì sẽ giao hàng cho người mua. Sau khi giao hàng, người bán lập chứng từ thanh toán nhờ ngân hàng chuyển hộ bộ chứng từ cho người mua đồng thời thu tiền của người mua để trả tiền cho người bán -Phương thức chuyển tiền: Là phương thức mà theo đó, người mua yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người bán ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do người mua yêu cầu. Phương tiện chuyển tiền thường là hai hình thức chủ yếu là: Điện báo và thư chuyển tiền 3- Các phương thức tiêu thụ hàng chủ yếu trong đơn vị kinh doanh nhập khẩu hàng hoá: 3.1 - Quy trình bán hàng nội địa: - Trực tiếp: Trước khi nhập hàng, đơn vị NK đã ký kết với một người mua một hợp đồng nội tức là hàng đã được người mua đặt trước khi NK và họ sẽ nhận hàng ngay tại cảng hoặc được vận chuyển đến tận nơi với số lượng theo thoả thuận trong hợp đồng gọi là giao hàng trực tiếp không qua kho. Khi hàng giao cho người mua xong thì hàng hóa đó được coi là tiêu thụ. - Gián tiếp: Có ba hình thức cơ bản.  Hàng bán tại kho  Hàng gửi bán  Hàng gửi đại 3.2 - Các phương thức tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa: Có hai phương thức tiêu thụ hàng mà các doanh nghiệp NK hay áp dụng: - Bán buôn: Đây là phương thức tiêu thụ hàng với số lượng lớn và là phương thức bán chủ yếu nhất trong kinh doanh hàng nhập khẩu - Bán lẻ: Đây là phương thức tiêu thụ hàng với số lượng nhỏ bao gồm: bán hàng thu tiền tập trung, bán hàng thu tiền trực tiếp, bán hàng tự chọn . II- TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 1- Ý nghĩa, nhiệm vụ của tổ chức kế toán quá trình nhập khẩuhàng hóa: 1.1 Ý nghĩa tổ chức kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa: Hoạt động NK là hoạt động phức tạp nên công việc quản NK cũng không kém phần khó khăn, đòi hỏi nhà quản phải sử dụng và phối hợp nhiều công cụ quản khác nhau.Với vai trò là một công cụ quản kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, thực hiện công việc thu thập xử và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh cũng như tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động NK kế toán hoạt động NK sẽ thu thập và cung cấp những thông tin, số liệu đã được tổng hợp và hệ thống hoá toàn bộ quá trình kinh doanh NK, về hiệu quả của quá trình này. Các nhà quản doanh nghiệp phải nắm chắc công cụ này để phục vụ tốt công tác quản hoạt động NK, để có những quyết định, điều chỉnh, định hướng và có những biện pháp thích hợp cho hoạt động NK mang lại hiệu quả cao. Do tầm quan trọng của kế toán, của NK mà ngoài việc bảo đảm những nguyên tắc cơ bản của kế toán DN, kế toán hoạt động NK còn phải vận dụng đúng đắn hình thức tổ chức kế toán thích hợp, xây dựng hệ thống sổ sách chứng từ một cách khoa học tuỳ thuộc vào đặc điểm, quy mô hoạt động NK và đặc điểm công tác quản doanh nghiệp. Phải xác định một cách đúng đắn thời điểm, quy mô hoạt động NK để đảm bảo phản ánh chính xác kịp thời những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động NK. Tổ chức kế toán phải kết hợp với những chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán trong mối liên hệ chặt chẽ của một hệ thống mới có thể cung cấp thông tin chính xác, toàn diện về tình hình hoạt động NK nói chung cũng như tình hình và kết quả của hoạt động NK theo từng thương vụ nói riêng. 1.2-Nhiệm vụ tổ chức kế toán quá trình nhập khẩu hàng hóa : Trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp NK hàng hóa nói riêng, hạch toán kế toán là công cụ cho việc quản tài sản, quản kinh doanh và thực hiện hạch toán kinh tế. Nhiệm vụ của kế toán NK: - Phản ánh và kiểm tra tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng NK. - Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán ngoại tệ. - Thanh toán kịp thời công nợ của các thương vụ NK để đảm bảo cán cân ngoại thương. - Phản ánh và giám đốc các nghiệp vụ NK hàng hóa Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kế toán phải tổ chức kế toán NK hàng hóa sao cho từ việc thu thập xử lý, kiểm tra về chứng từ ban đầu được đảm bảo hợp lệ, hợp pháp từ khâu mua đến khâu bán. Bên cạnh đó, kế toán phải áp dụng phương pháp hạch toán được quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 1141- TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định được ban hành khác có liên quan. Căn cứ vào các quy định này, kế toán ghi sổ sách kế toán và lập báo cáo để cung cấp tin tức cho lãnh đạo, giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn phục vụ cho quá trình NK và bán hàng. 2- Hệ thống chứng từ sử dụng cho kế toán nhập khẩu: Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ chính là phương tiện minh chứng tính hợp pháp của nghiệp vụ, đồng thời là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ đó. Chứng từ chứa đựng tất cả các chỉ tiêu đặc trưng cho từng nghiệp vụ kinh tế. Đối với doanh nghiệp NK, ngoài chứng từ thông thường như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nội địa, doanh nghiệp kinh doanh NK còn có những loại chứng từ riêng biệt. Căn cứ vào chức năng, nội dung, các chứng từ của hoạt động NK được chia thành nhiều loại:  Các chứng từ liên quan đến hàng nhập khẩu:  Chứng từ hàng hóa chủ yếu là:  Hoá đơn thương mại (hay còn gọi là vận đơn nước ngoài)  Bảng chi tiết: là chứng từ ghi chi tiết hàng hóa trong kiện hàng.  Chứng từ vận tải trong nước hay còn gọi là vận đơn trong nước.  Chứng từ bảo hiểm : gồm hoá đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm. Chứng từ kho hàng: bao gồm:  Biên lai kho hàng: biên nhận đã lưu kho số hàng hóa theo thoả thuận với chủ hàng.  Chứng chỉ lưu kho: xác nhận hàng hóa đã được tiếp nhận trong kho.  Chứng từ hải quan:  Tờ khai hải quan: là căn cứ để cơ quan này tính thuế NK và thuế GTGT.  Giấy phép NK: do Bộ Thương mại cấp cho phép NK hàng hóa. Ngoài ra còn có các loại hóa đơn khác như: Giấy thanh toán tiền tạm ứng, thông báo của hải quan về thuế NK, phiếu chi (séc), phiếu nhập kho .  Các chứng từ liên quan đến bán hàng nội địa: Gồm có: phiếu xuất kho, phiếu chi, phiếu thu, hóa đơn (GTGT) hoặc hóa đơn bán hàng, bảng tính thuế GTGT đầu ra phải nộp, biên bản hàng bán bị trả lại, chứng từ về giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thanh toán 3- Hệ thống tài khoản sử dụng cho kế toán nhập khẩu: Trong chế độ kế toán có hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được sử dụng đủ để phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính của các ngành kinh tế quốc dân. Ngành kinh doanh XNK có thể căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Nhà nước và đặc điểm kinh doanh của ngành để xây dựng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất trong ngành. Do vậy, doanh nghiệp kinh doanh NK sử dụng các tài khoản thuộc hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và bổ sung thêm một số tài khoản theo Thông tư số 10/TT/CĐKT ngày 20/03/1997. - Những tài khoản sử dụng đối với hoạt động nhập khẩu: TK 1112 - Tiền mặt tại quỹ là ngoại tệ TK1562 - Chi phí mua hàng TK 1122- Tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào TK 331 - Phải trả người bán (chi tiết) TK 3333 - Thuế xuất nhập khẩu TK 144 - Thế chấp, ký quỹ, ký cược TK 413 - Chênh lệch tỷ giá TK 151 - Hàng mua đang đi đường TK 6112 - Mua hàng hóa TK 007 - Ngoại tệ các loại (Nguyên tệ) TK1561 - Trị giá hàng mua Đặc biệt, TK 6112 chỉ sử dụng trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm định kỳ. - Những tài khoản sử dụng đối với hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu: TK 131 - Phải thu khách hàng (chi tiết) TK 157 - Hàng gửi bán TK 642 - Chi phí quản doanh nghiệp TK 531 - Hàng bán bị trả lại TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh TK 532 - Giảm giá hàng bán TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa TK 641 - Chi phí bán hàng TK 3331 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu . 4- Tổ chức kế toán quá trình nhập khẩu hàng hóa 4.1 - Xác định thời điểm hàng hóa được coi là nhập khẩu và giá hàng NK : 4.1.1- Xác định thời điểm hàng hóa được coi là nhập khẩu Xác định thời điểm hàng hóa được coi là NK có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác kế toán. Theo quy định chung của quốc tế thì thời điểm hàng được coi là NK liên quan đến phương tiện vận chuyển và được xác định cụ thể như sau: - Nếu vận chuyển bằng đường biển tính từ ngày hàng đến địa phận nước ta (hàng vào cảng) và được hải quan đã ký vào tờ khai hàng hóa nhập khẩu. - Nếu vận chuyển bằng đường hàng không tính từ ngày hàng được chuyển đến sân bay đầu tiên của nước ta theo xác nhận của hải quan sân bay. - Nếu vận chuyển bằng đường sắt hay đường bộ tính từ ngày hàng được chuyển đến sân ga, trạm biên giới nước ta theo xác nhận của hải quan cửa khẩu. 4.1.2 - Xác định giá nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu theo quy định được tính theo giá thực tế. Cách tính như sau:  Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:  Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: 4.2- Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa theo hình thức trực tiếp: Để hạch toán các loại hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng phương pháp khai thường xuyên (KKTX) hoặc phương pháp kiểm định kỳ (KKĐK).Việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, yêu cầu của công tác quản cũng như trình độ kế toán của đơn vị . - Doanh nghiệp áp dụng hạch toán theo phương pháp KKTX: Phương pháp KKTX theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Theo phương pháp này, giá vốn hàng NK xuất kho được hạch toán vào TK 632. Trình tự hạch toán theo phương pháp này như sau:  Mở L/C : Hạch toán NK trực tiếp hàng hóa, vật tư, TSCĐ thường được thực hiện bắt đầu bằng nghiệp vụ mở L/C theo hợp đồng thương mại đã ký kết. Có ba trường hợp xảy ra:  Nếu đơn vị có tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ để mở L/C thì chỉ cần theo dõi chi tiết số tiền gửi ngoại tệ dùng để mở L/C. Giá thực Giá mua Thuế Chi phí Giảm giá tế hàng hóa = hàng hoá + nhập + thu mua - hàng mua Giá thực Giá mua Thuế Chi phí Thuế GTGT Giảm giá tế hàng hóa = hàng hoá + nhập + thu mua + nhập khẩu - hàng mua nhập khẩu nhập khẩu khẩu hàng đầu vào của được hưởng  Nếu đơn vị NK phải vay ngân hàng mở L/C thì sẽ tiến hành kí quỹ một tỷ lệ nhất định theo giá tiền mở L/C. Số tiền ký quỹ bằng ngoại tệ được theo dõi trên TK 144. Khi kí quỹ số tiền theo % quy định, kế toán ghi : a/ Nợ TK 144 - Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Có các TK 111( 1112), 112(1122) . b/ Có TK 007- Nguyên tệ và khi ngân hàng báo Có tiền vay mở L/C, kế toán ghi: Nợ TK 112 (1122) - Tiền gửi ngân hàng . Có TK 311- Vay ngắn hạn  Nếu đơn vị NK dùng tiền mặt bằng ngoại tệ nộp vào ngân hàng để mở L/C a/ Nợ TK 112 (1122) Có TK 111 (1112) b/ TK 007- USD TGNH c/ Có TK 007- USD TM Phí doanh nghiệp phải trả ngân hàng để mở L/C a/ Nợ TK 641 Có TK 111,112 . b/ Có TK 007  Tiếp nhận hàng NK Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ -Trường hợp hàng chưa về cuối tháng, hàng về đã kiểm nhận, nhập kho trong kỳ hoặc bàn giao tiêu thụ trong kỳ: Căn cứ vào thông báo nhận hàng và các chứng từ liên quan đến hàng NK (đã hoàn thành thủ tục hải quan), sau khi kiểm nhận hàngnhập kho kế toán ghi: Nợ TK 151 - Hàng NK cuối tháng chưa về kho Nợ TK 156(1561) - Trị giá hàng mua đã kiểm nhận và nhập kho. Nợ TK 153(1532) - Trị giá bao bì tính riêng theo tỷ giá thực tế nhập . Nợ TK 157 - Hàng NK gửi bán không qua kho Nợ TK 632 - Hàng NK bán trực tiếp không qua kho Nợ (Có) TK 413 - CL tỷ giá (trường hợp tính theo tỷ giá hạch toán) Có các TK 331, 111(1112), 112(1122)- Giá mua hàng thực tế Có TK 333(3333) - Thuế nhập khẩu - Phản ánh số thuế Giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phải nộp Nợ TK 133 (1331) Tính theo tỷ giá thực tế Có TK 333 (3331) - Thuế GTGT tính theo tỷ giá thực tế. - Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu: Nợ TK 333 (3333)- số thuế nhập khẩu. Nợ TK 3331(33312) - thuế GTGT đã nộp. Có các TK 111, 112. - Chi phí vận chuyển bốc dỡ, tiền bảo hiểm hàng hóa đơn vị NK phải chịu Nợ TK 156(1562) Nợ TK 133 (nếu có) Có TK 111,112,331 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRỰC TIẾP (Theo phương pháp KKTX và doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ) TK 331, 1112 TK151 TK 1561 Giá CIF Hàng đang Hàng đi đường kỳ trước (Tỷ giá thực tế) đi đường về nhập kho kỳ này Hàng nhập khẩu đã kiểm nhận nhập kho kỳ này Trị giá mua hàng nhập khẩu tính theo tỷ giá TK 3333 Thuế nhập khẩu TK 157 phải nộp Hàng nhập khẩu chuyển đi tiêu thụ kỳ này ` TK 632 Hàng nhập khẩu tiêu thụ ngay (giao tay ba) TK33312 TK!331 Thuế GTGT của hàng nhập khẩu Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Số thuế GTGT của hàng NK được tính vào giá thực tế hàng NK, kế toán ghi: Nợ các TK 151, 156(1561) - Trị giá mua hàng nhập khẩu tính theo tỷ giá thực tế (Cả thuế nhập khẩu và VAT) Có TK các 331, 111(1112), 112(1122) - Giá mua hàng Có TK 333(3333) - Thuế nhập khẩu phải nộp. Có TK 3331(33312) - Thuế GTGT của hàng NK theo tỷ giá thực tế. - Doanh nghiệp áp dụng hạch toán theo phương pháp KKĐK Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về sự biến động của hàng hóa, vật tư trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ trên cơ sở [...]... vốn hàng tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 632 - Trị giá vốn hàng tiêu thụ Có TK 611(6112) - Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Các bút toán phản ánh doanh thu tiêu thụ, chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ được kế toán ghi giống các doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX 6- Hạch toán chi tiết hàng hóa nhập khẩu: Để phục vụ tốt cho việc tổ chức hạch toán quá trình tiêu thụ hàng hóa. .. sau: Thuế Kế của nghiệpGiá nhập khẩu Thuế hóa khẩu 4.3 - TTĐBtoánhàng vụ nhập khẩu hàng nhậpkhẩu Thuế TBTB của hàng Giá nhập khẩu + Thuế nhập theo = + x hàng hoá (CIF) phải nộp đơn nhập khẩu y thác vị nhập phải nộp nhập khẩu phải nộp = hàng hóa (CIF) phải nộp  phươngsuất của hàng tại * Thuế thức ủy thác Thuế TBTB nhập khẩu thuế TTĐB phải nộp Phản ánh số tiền mà đơn vị uỷ thác giao để NK hàng hóa và nộp... tiêu thụ hàng hóa trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất NK cũng được hạch toán giống như các doanh nghiệp khác SƠ ĐỒ KẾ TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TK 632 8- Hệ thống sổ sách kế toán TK 911 Kết chuyển giá vốn TK 511, 512 Kết chuyển Nếu như hoàn thiện hạch toán ban đầu là cung cấp thông tin riêng rẽ về các hàng tiêu thụ trong kỳ doanh thu thuầnvề tiêu thụ nghiệp vụ kế toán phát sinh làm... chỉ tiêu liên quan đến bán hàng được xác định như sau: CÁCH TÍNH CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ TIÊU THỤ Tổng số doanh thu (Tổng giá thanh toán) Doanh thu thuần về - Thuế GTGT phải nộp hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập tiêu thụ khẩu được tiêu thụ (nếu có) - Các khoản giảm giá hàng bán , hàng bán bị trả lại (nếu có) Lãi gộp (Lợi nhuận gộp) Giá vốn hàng bán KQKD hàng hoá NK Chi phí quản lý. .. các doanh nghiệp này, hàng NK tiêu thụ trong kỳ không được theo dõi một cách thường xuyên liên tục mà chỉ được xác định vào cuối kỳ thông qua kết quả kiểm cuối kỳ đó Từ đó kế toán mới có thể xác định giá vốn hàng bán và hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ - Xác định hàng đã tiêu thụ và chưa tiêu thụ cuối kỳ: Nợ các TK 151, 156, 157 - Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ Có TK 6112 - Trị giá vốn hàng chưa tiêu thụ. .. bút toán khác tiến hành tương tự như các doanh nghiệp khác 5- Tổ chức nghiệp vụ bán hàng nhập khẩu 5.1 - Các phương pháp xác định giá trị xuất của hàng nhập khẩu Tiêu thụ hàng NK là khâu cuối cùng kết thúc quá trình hoạt động NK của một doanh nghiệp xuất NK Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa là các khoản lỗ hoặc lãi Đó chính là số chênh lệch giữa bán hàng NK và toàn bộ chi phí mà đơn vị bỏ ra để NK hàng. .. quầy, hàng mua đang đi đường,đi đường, bán, ký gửi chưa tiêu thụ đầu gửi bán, ký gửi, đại chưa tiêu thụ cuối kỳ đang hàng gửi hàng tồn kho, tồn quầy, hàng kỳ TK 632 Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ TK 331,111, 112, 411 Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng TK 331, 111, 112 Trị giá vốn hàng hóa trong kỳ (Kể cả thuế nhập khẩu, phí thu mua) Các khoản giảm giá hàng TK 1331 mua , hàng mua trả lại trong. .. lần nhập; giá bình quân cả kỳ và cuối kỳ dự trữ Để xác định được giá của hàng tiêu thụ, kế toán còn phải phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ đó Do chi phí thu mua liên quan đến toàn bộ hàng hóa trong kỳ nên cần phải phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng còn lại theo tiêu thức phù hợp (theo doanh thu, theo trị giá mua, số lượng, trọng lượng ) Công thức phân bổ như sau: 5.2- Kế toán nghiệp. .. thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại  Lợi nhuận gộp: số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp còn được gọi là lãi thương mại hay lợi tức gộp hoặc lãi gộp  Kết quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận hay lỗ về tiêu thụ hàng hóa NK): số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản doanh nghiệp Kết quả tiêu thụ hàng hóa. .. bán hàng Phí thu mua Tiêu thức phân bổ của hàng đã tiêu thụ phân bổ cho = 5.2.1- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX còn tồn Phí thu mua của hàng tiêu thụ đầu kỳ và phí x - Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ  Tổng tiêu thức phân bổ của hàng tiêu Bán buôn theo phương thức trực tiếp - Khi chuyển giao hàng cho người mua, kế toán ghi: hàng a/ Giá trị mua thực tế của hàng tiêu . LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẬPKHẨU I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TRONG. TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 1- Ý nghĩa, nhiệm vụ của tổ chức kế toán quá trình nhập khẩuhàng hóa: 1.1 Ý nghĩa tổ chức kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa: Hoạt

Ngày đăng: 07/11/2013, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan