1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tai lieu huong dan thuc tap su pham (dung cho he DHSP) (2016) luu hanh noi bo

17 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 568,32 KB

Nội dung

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Thông qua hoạt động thực tập sư phạm, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học

Trang 1

UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 175/ KH-ĐHAG An giang, ngày 25 tháng 12 năm 2015

KẾ HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM

NĂM HỌC 2015 – 2016

(Đại học sư phạm khóa 13)

Để thực hiện học phần thực tập sư phạm tốt nghiệp (thực tập sư phạm 2) cho sinh viên theo qui định của chương trình đào tạo các ngành sư phạm hệ chính quy năm học

2015 - 2016, Ban chỉ đạo thực tập sư phạm xây dựng kế hoạch tổ chức cho sinh viên hệ đại học sư phạm khóa 13 thực tập sư phạm (TTSP) tốt nghiệp theo những nội dung cụ thể sau:

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Thông qua hoạt động thực tập sư phạm, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học trong thực tế nhà trường, từ đó hình thành năng lực sư phạm cho các em

- Giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nắm vững qui định, quyền hạn của người giáo viên, trên cơ sở đó phấn đấu trở thành giáo viên giỏi

- Góp phần rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm, nâng cao phẩm chất nghề nghiệp cho người sinh viên trước khi bước vào nghề

- Giúp trường ĐHAG và các cấp quản lí giáo dục có cơ sở tìm hiểu, đánh giá hiệu quả đào tạo, đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên

Trong quá trình thực tập, sinh viên phải đạt được các yêu cầu sau đây:

- Phát triển, hoàn thiện những kỹ năng sư phạm đã được hình thành ở trường đại học, đặc biệt là kĩ năng dạy học và công tác chủ nhiệm lớp

- Tận tình với nghề nghiệp, làm việc có kế hoạch, khoa học và có khả năng nhận xét, đánh giá năng lực học tập và rèn luyện của học sinh phổ thông Sinh viên phải năng động, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện những nhiệm vụ mà Ban chỉ đạo thực tập phân công

II SỐ LƯỢNG SINH VIÊN VÀ TRƯỜNG THỰC TẬP

STT Trường THPT Toán Lý Hóa Văn Sử Địa Anh C.Trị Cộng

Trang 2

5 Nguyễn Công Trứ 5 2 2 5 4 4 5 6 33

III NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ KẾ HOẠCH THỜI GIAN

1 Nội dung

Thực tập sư phạm tốt nghiệp của sinh viên tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

- Thực tập giảng dạy

- Thực tập chủ nhiệm lớp

- Tìm hiểu thực tế giáo dục ở địa phương

- Hình thành ý thức rèn luyện tay nghề dạy học

Thời gian thực tập: chia làm 2 bước với những nội dung cu thể sau:

- Bước 1: 15 tuần ở học kỳ 1, thực tập tại trường ĐHAG

Đây là bước rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng sư phạm để giúp sinh viên đạt kết quả tốt ở bước 2 (thực tập tại trường phổ thông)

Bước này giáo viên phương pháp tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

- Rèn luyện phát âm và kĩ năng trình bày bảng cho sinh viên

- Tập ứng xử các tình huống sư phạm

- Hướng dẫn xây dựng giáo án điện tử & bài giảng điện tử

- Hướng dẫn qui trình giảng tập trong sinh viên

- Giới thiệu về chương trình bộ môn ở trường phổ thông

- Chọn một vài sinh viên xây dựng và thực hiện tiết dạy mẫu chung cho cả lớp, có tổ chức phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm, hướng dẫn sinh viên nắm một số điểm cơ bản

về hoạt động dạy và học bộ môn ở trường THPT

- Bước 2: 08 tuần (ở trường phổ thông)

Sinh viên thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

a) Thực tập giảng dạy:

- Sinh viên thực tập phải đảm nhiệm được nội dung chương trình bộ môn trong thời gian thực tập (dạy hết các kiểu loại bài quy định trong chương trình)

- Lập kế hoạch giảng dạy từng đợt và từng tuần

- Dự 2 tiết mẫu do giáo viên hướng dẫn hoặc giáo viên dạy giỏi thực hiện, có rút kinh nghiệm học tập (kiến tập)

Trang 3

- Mỗi sinh viên phải thực tập giảng dạy 08 tiết theo chuyên ngành đào tạo, dưới sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn, sau tiết dạy có tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá, cho điểm

b) Thực tập công tác chủ nhiệm lớp:

- Sinh viên thực tập sẽ hoàn thiện một số kỹ năng, kỹ xảo cần thiết của người giáo viên chủ nhiệm như: cách giao tiếp với học sinh, tìm hiểu, nghiên cứu học sinh, nhất là học sinh cá biệt, kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kỹ năng tổ chức quản lý học sinh, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, lao động, văn thể, các hoạt động xã hội…

- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm cho cả đợt và từng tuần

- Hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp, tham gia các buổi sinh hoạt đoàn thể Tổ chức các hoạt động giáo dục: lao động, vui chơi, văn thể, cắm trại, kỷ niệm các ngày lễ truyền thống (nếu có)

- Phối hợp với cha mẹ học sinh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm tốt công tác giáo dục

HS

- Mỗi sinh viên dự 1 giờ chủ nhiệm mẫu và trực tiếp làm công tác chủ nhiệm 3 tiết,

có giáo viên hướng dẫn dự và rút kinh nghiệm, đánh giá

Mọi công việc đều phải có ghi chép, nhận xét, đánh giá

Sinh viên giảng dạy ở khối lớp nào thì phân công chủ nhiệm ở khối lớp đó Những sinh viên được phân công chủ nhiệm cùng một lớp hợp thành nhóm chủ nhiệm Nhóm chủ nhiệm phải có kế hoạch thống nhất trong toàn đợt Từng tuần phải có phân công cụ thể và làm việc dưới sự chỉ đạo, kiểm tra của giáo viên hướng dẫn

c) Tìm hiểu thực tế giáo dục:

- Nghe các báo cáo của lãnh đạo trường phổ thông về cơ cấu tổ chức, nội dung công tác và tình hình thực tế của nhà trường, đồng thời sinh viên phải tự tìm hiểu về tình hình giáo dục, nội quy của nhà trường phổ thông

- Nghe báo cáo của lãnh đạo xã, phường về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là phong trào giáo dục ở địa phương

- Nghe báo cáo của Ban chấp hành Đoàn về hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Tìm hiểu nội dung hoạt động của người giáo viên, của tổ bộ môn ở nhà trường phổ thông Tìm hiểu các loại hồ sơ học sinh, sổ sách lớp học, cách đánh giá, cho điểm, phân loại học lực, hạnh kiểm của học sinh và các tài liệu hướng dẫn chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục theo từng cấp học, bậc học, ngành học

Trong quá trình tìm hiểu các nội dung trên, sinh viên phải ghi chép đầy đủ, cẩn thận d) Làm báo cáo thu hoạch:

Cuối đợt thực tập sinh viên phải làm bài báo cáo thu hoạch dưới dạng bài tập nghiên cứu về các nội dung được quy định tại mục a, b, c của bước 2.III

2 Kế hoạch thực hiện

Bước 1: Thực hiện trong suốt học kì I (tại trường ĐHAG)

Trang 4

Giáo viên phương pháp giảng dạy bộ môn thực hiện các nội dung của bước 1 tại mục III

Bước 2: 8 tuần (tại trường phổ thông)

Tuần 1: (từ 15/02/2016 đến 21/02/2016)

- Ổn định tổ chức đoàn

- Họp ban chỉ đạo phân công giáo viên chỉ đạo, họp các nhóm phân công chủ nhiệm

và nhận kế hoạch giảng dạy

- Nghe một số báo cáo thực tế

- Lập kế hoạch hoạt động cho toàn đợt

- Dự giờ dạy mẫu, dự giờ chủ nhiệm, nhận chủ nhiệm lớp thực tập

- Sinh viên soạn bài và giảng thử

Tuần 2, 3, 4, 5, 6, 7: (Từ 22/02/2016 đến03/4/2016)

- Nghe báo cáo còn lại

- Sinh viên lên lớp giảng thử, thực tập giảng dạy và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm

- Sinh viên tham gia mọi hoạt động của nhà trường như một giáo viên của trường

(họp Hội đồng, tổ chuyên môn, nhóm chủ nhiệm, các đoàn thể và các hoạt động trong và

ngoài nhà trường )

Sau mỗi tuần các đoàn nhất thiết phải họp rút kinh nghiệm trong tuần

Tuần 8: (từ 04/4/2016 đền 10/4/2016)

- Sinh viên thực tập tiếp các phần còn lại

- Sinh viên viết thu hoạch thông qua nhóm và giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm

- Ban chỉ đạo hoàn tất các văn bản, bảng điểm, báo cáo tổng kết

- Tổng kết toàn đoàn

- Các đoàn công bố điểm công khai trước khi về trường đại học

- Mỗi đoàn đề nghị khen thưởng 03 sinh viên (1 sinh viên khen toàn diện, 2 sinh viên

khen từng mặt)

IV ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP SƯ PHẠM

4.1 Đánh gía thực tập sư phạm

Điểm thực tập được chấm theo thang điểm 10 Không xếp loại

4.2 Toàn bộ hoạt động của sinh viên trong đợt thực tập được Trưởng đoàn thực tập qui thành một cột điểm, là trung bình cộng của các điểm dưới đây:

a Điểm thực tập chủ nhiệm (CN) do giáo viên hướng dẫn chấm điểm, dựa trên kế hoạch chủ nhiệm, sinh hoạt tiết chủ nhiệm và mức độ thực hiện kế hoạch chủ nhiệm đã đề ra;

b Điểm thực tập giảng dạy (GD) là trung bình cộng của điểm các phiếu điểm giảng dạy do giáo viên hướng dẫn chấm điểm;

Trang 5

c Điểm ý thức tổ chức kỷ luật (YTKL), thực hiện nội dung trong đợt thực tập, do nhóm sinh viên bình xét, giáo viên hướng dẫn thực tập chủ nhiệm cho điểm Trưởng đoàn thực tập quyết định điểm cuối cùng

d Điểm viết báo cáo thu hoạch (BCTH) do giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm chấm Trưởng đoàn hướng dẫn thực tập quyết định điểm cuối cùng

Điểm tổng hợp bằng công thức tính như sau:

TTSP = (GDx3 + CNLx2 + BCTH + TCKL) : 7

4.3 Trong thời gian thực tập, nếu sinh viên vắng mặt quá 04 ngày sẽ không được đánh giá kết quả thực tập sư phạm Những sinh viên này phải thực tập lại theo kế hoạch thực tập của khoá học tiếp theo vào năm sau Các trường hợp vắng mặt phải có phép

V TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TTSP

5.1 Tổ chức TTSP

- Thời gian TTSP 08 tuần từ 15/02/2016 đến 10/4/2016

- Địa điểm TTSP là các trường phổ thông được liệt kê ở mục II

5.2 Các bước tiến hành: Khoa Sư phạm phối hợp với phòng Đào tạo

5.2.1 Công tác chuẩn bị: Từ 20/11/2015 đến 12/01/2016

- Xây dựng kế hoạch TTSP trong năm học

- Liên hệ với Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về công tác TTSP, giới thiệu các trường nhận sinh viên thực tập Thành lập các đoàn TTSP, cử giáo viên hướng dẫn Thành lập các Ban chỉ đạo TTSP

- Chuẩn bị các loại văn bản, biểu mẫu

- Dự trù kinh phí TTSP

- Ban chỉ đạo và giáo viên hướng dẫn đoàn liên hệ các trường phổ thông, sinh hoạt các đoàn TTSP

5.2.2 Sinh viên thực tập (từ 15/02/2016.đến 10/4/2016)

- Tại trường Đại học An Giang (theo nội dung ở bước 1 phần III)

- 08 tuần tại trường phổ thông (theo nội dung ở bước 2 phần III)

5.2.3 Những việc làm tiếp theo

- Ngày 11/4/2016 sinh viên trở về trường ĐHAG học văn hoá

-Từ ngày 10/4/2016 đến 16/4/2016 các Ban chỉ đạo TTSP ở trường phổ thông nộp

hồ sơ thực tập cho trường ĐHAG (qua trưởng đoàn TTSP) và thanh toán kinh phí

5.2.4 Tổng kết thực tập sư phạm

+ Tại trường phổ thông

- Sinh viên viết báo cáo thu hoạch, trình bày trước nhóm với sự có mặt của giáo viên hướng dẫn, nhóm sinh viên góp ý và bình xét

Trang 6

- Giáo viên hướng dẫn thực tập phối hợp với trưởng đoàn thực tập lập bảng điểm

xếp loại chuyển lên ban chỉ đạo thực tập ở trường phổ thông xét duyệt

- Ban chỉ đạo thực tập trường phổ thông duyệt kết quả, đề nghị khen thưởng, kỷ luật,

tổ chức tổng kết, viết báo cáo, lập hồ sơ TTSP cho từng sinh viên, ký xác nhận và giao

cho trưởng đoàn chuyển về trường ĐHAG

+ Tại trường Đại học An Giang

- Tập hợp các kết quả TTSP của các đoàn

- Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo thực tập và đề xuất, kiến

nghị về đào tạo giáo viên, về nội dung phương pháp và tổ chức thực tập

- Tuyên dương, khen thưởng cán bộ, GV, SV có thành tích trong đợt thực tập

- Tổng kết TTSP tại trường ĐHAG dự kiến vào cuối năm học 2015-2016

VI HỒ SƠ TTSP

Trưởng đoàn TT nhận của trường PT, nộp cho Trường ĐHAG (qua Khoa Sư phạm)

Gồm :

6.1 Sinh viên: a) Kế hoạch thực tập giảng dạy (mẫu 01); b) Phiếu dự giờ (mẫu 02);

c) Biên bản rút kinh nghiệm dự giờ (mẫu 03); d) Phiếu đánh giá các tiết mục thực tập

giảng dạy của sinh viên (mẫu 04); e) Công tác thực tập chủ nhiệm (mẫu 05); f) Phiếu

đánh giá cho điểm công tác thực tập chủ nhiệm (mẫu 06); g)Báo cáo thu hoạch cá nhân

(mẫu 07); h) Phiếu đánh giá ý thứ tổ chức lỷ luật (mẫu 08)

6.2 Hồ sơ Đoàn TTSP

- Hồ sơ TTSP của các sinh viên

- Thống kê kết quả thực tập sư phạm (mẫu 09 )

- Báo cáo tổng kết TTSP của Đoàn ( mẫu 10 )

HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận:

-Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang: Để phối hợp;

-BCĐ TTSP Trường ĐHAG: Để biết và theo dõi;

-Các trưởng đoàn TTSP: Để thực hiện;

-Các trường có sinh viên thực tập;

- Lưu VT

Trang 7

UBND TỈNH AN GIANG

TRƯỜNG ĐH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI QUY KIẾN TẬP, THỰC TẬP SƯ PHẠM

Để đảm bảo hoàn thành tốt đợt kiến tập, thực tập sư phạm, sinh viên phải thực hiện nghiêm chỉnh các điểm sau đây:

Điều 1: Phải thực hiện đúng thời gian kiến tập, thực tập sư phạm Đến và rời cơ

sở thực tập sư phạm, hội họp, sinh hoạt, lên lớp, dự giờ,….đúng thời gian quy định Tuyệt đối không đi muộn, về sớm Trong đợt kiến tập, thực tập sư phạm không được vắng mặt ở bất cứ hoạt động nào, muốn đi đâu phải xin phép Trưởng ban chỉ đạo và chỉ được rời cơ sở thực tập sư phạm khi đã được cho phép

Điều 2: Ăn mặc, đi đứng, nói năng, đầu tóc phải gọn gàng, mẫu mực, tuân theo

các quy định của cơ sở thực tập sư phạm

Điều 3: Khắc phục khó khăn, tranh thủ thời gian để thực hiện đầy đủ các nội dung Kiến tập, thực tập sư phạmđã được quy định Khi dự giờ phải chú ý ghi chép để học tập và rút kinh nghiệm Cấm nói chuyện riêng và hút thuốc lá trong cơ sở thực tập sư phạm

và nơi công cộng

Điều 4: Phải đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ Phải tuân

theo sự phân công của Ban Chỉ đạo cơ sở thực tập sư phạm, của Tổ trưởng chuyên môn,

Tổ trưởng chủ nhiệm, của Giáo viên hướng dẫn, của Trưởng đoàn và Nhóm trưởng thực tập

Điều 5: Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế, nề nếp giảng dạy, học tập

và sinh hoạt của cơ sở thực tập sư phạm, không được làm điều gì trái với quy định của cơ sở thực tập sư phạm

Điều 6: Đối với cán bộ giáo viên cơ sở thực tập sư phạm, phải thật sự tôn trọng,

khiêm tốn học hỏi Có ý kiến gì cần góp ý với cán bộ giáo viên và cơ sở thực tập sư phạm phải thông qua tổ chức, không phát ngôn bừa bãi

Điều 7: Đối với nhân dân, phải tôn trọng phong tục, tập quán, truyền thống cách

mạng của địa phương Cần tìm hiểu, học tập và tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhân dân Cấm phao tin đồn nhảm

Điều 8: Đối với học sinh, phải thực sự thương yêu, giúp đỡ và giáo dục học

sinh Cấm đánh đập, sỉ nhục, cấm đặt vấn đề yêu đương và uống rượu bia với học sinh trong thời gian thực tập Cấm đưa học sinh ra khỏi trường khi chưa được phép của Ban chỉ đạo cơ sở thực tập sư phạm

Điều 9: Phải đề cao cảnh giác cách mạng, bảo vệ trật tự trị an lúc đi, về và lúc ở

trong cơ sở thực tập sư phạm Bảo quản tốt tài sản chung và tài sản riêng Cấm vay, mượn tiền, xe, dụng cụ của cơ sở thực tập sư phạm, của nhân dân và nhất là của học sinh; sòng phẳng về tài chính

Điều 10: Các Phụ trách đoàn thực tập, Nhóm trưởng đôn đốc, nhắc nhở sinh viên

thực hiện nội quy Sinh viên nào thực hiện tốt nội quy thì được biểu dương, khen thưởng, sinh viên nào vi phạm nội quy thì tuỳ mức độ mà bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến đình chỉ học tập

Tuỳ tình hình cụ thể của cơ sở thực tập sư phạm, Ban chỉ đạo cơ sở thực tập sư phạm có thể bổ sung thêm một số điểm vào nội quy để thực hiện./

Trang 8

PHỤ LỤC 2 THỰC TẬP SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC

Phần 1 CÔNG TÁC THỰC TẬP GIẢNG DẠY

1 Mẫu 01: Kế hoạch thực tập giảng dạy

Sở/Phòng

TRƯỜNGTTSP…………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH THỰC TẬP GIẢNG DẠY

(Dành cho sinh viên thực tập sư phạm tại trường Trung học)

Họ tên SV:……… MSSV:………… , Ngành Trường TTSP………Lớp TTSP:

GV hướng dẫn:

Tiết, tuần Tên bài dự/giảng Lớp dự/giảng Công việc chuẩn bị của SV

Giáo viên hướng dẫn duyệt

(ký, ghi họ tên) An Giang, ngày … tháng… năm 201 Sinh viên TTSP

(ký, ghi họ tên)

Chú thích các cột:(1) Ghi tiết thứ mấy, tuần thứ mấy của TTSP; (2)Ghi tên bài giảng

hoặc bài dự giờ thuộc chương nào, phần nào của chương trình phổ thông; (3)Ghi lớp mà mình sẽ dự hoặc giảng; (4) Ghi việc chuẩn bị như: tài liệu, soạn bài, thí nghiệm (nếu có),…

Trang 9

2 Mẫu 02: Phiếu dự giờ PHIẾU DỰ GIỜ

(Dành cho sinh viên dự giờ, kiến tập và thực tập sư phạm tại trường Trung học)

Họ tên sinh viên: MSSV:

Trường TTSP:……….Lớp TTSP:

Tên bài dạy

Tiết TTSP (thứ mấy của SV):

Thành phần dự giờ: 1) 2)

3) 4)

Thời gian Phần ghi chép quá trình lên lớp của S V Nhận xét (theo quá trình giảng dạy) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò -Tổng kết tiết dạy:

- Những ưu, nhược điểm:

- Những bài học kinh nghiệm:

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

(ký, ghi họ tên) An Giang, ngày … tháng… năm 201

Sinh viên dự giờ

(ký, ghi họ tên)

Trang 10

2 Mẫu 03: Biên bản rút kinh nghiệp dự giờ

BIÊN BẢN RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY (Dành cho sinh viên thực tập sư phạm tại trường Trung học)

Họ tên SV: MSSV:

Trường TTSP: ……… Lớp TTSP:

Tên bài dạy (hoặc công tác chủ nhiệm do SV phụ trách):

Tiết TTSP (thứ mấy của SV):

Thành phần dự giờ: 1) 2)

3) 4)

LƯỢC GHI CÁC Ý KIẾN NHẬN XÉT YÊU CẦU NỘI DUNG (Ghi theo nội dung được đánh giá) ƯU ĐIỂM KHUYẾT ĐIỂM Chuẩn bị bài giảng Nội dung giảng dạy Phương pháp, phương tiện Tổ chức Kết quả - SV tự xếp loại:

- Nhóm đề nghị xếp loại:

- GVHD giữ biên bản này để tham khảo và cho điểm đánh giá tiết TTSP của SV (theo mẫu) Giáo viên hướng dẫn xác nhận

(ký, ghi họ tên)

An Giang, ngày … tháng… năm 201…

Thư ký ghi biên bản

(ký, ghi họ tên)

Chú ý: Công việc này thực hiện ngay sau mỗi giờ dạy, (Không để có nhiều giờ

mới tổ chức rút kinh nghiệm), mời sinh viên (người dạy), hoặc T r ư ởn g Đ o à n , tất cả

SV có dự giờ cùng rút kinh nghiệm

Các bước được tiến hành như sau:

1 Người dạy trình bày lại mục đích, yêu cầu, công tác chuẩn bị, thuận lợi và khó khăn của bản thân khi soạn và khi dạy, tự nhận xét ưu, khuyết điểm bài dạy, nguyên nhân thành công hay thất bại và những phương hướng cải tiến để dạy tốt trong các giờ tiếp theo; sơ bộ tự đánh giá kết quả

2 SV dựa vào tư liệu đã ghi chép được trong quá trình dự giờ phát biểu ý kiến từng phần, nhận xét ưu, khuyết điểm về nội dung và phương pháp giảng dạy, góp ý kiến để khắc phục và cải tiến

3 Giáo viên hoặc nhóm trưởng tổng kết các ý kiến góp ý, nêu những kết luận, khái quát ưu nhược điểm của giờ giảng, rút bài học kinh nghiệm SV ghi vào sổ nhật

ký thực tập những kết luận đó

Ngày đăng: 08/03/2021, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w