1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu hướng dẫn thực tập sư phạm II - Hệ đào tạo giáo viên THCS

33 233 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 833,12 KB

Nội dung

+ Kết quả thực hiện các nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp thực tập nắm tình hình học sinh, xây dựng đội ngũ tự quản, xây dựng tập thể học sinh, công tác giáo d

Trang 1

MỤC LỤC

A MỤC TIÊU CHUNG 1

I TÌM HIỂU THỰC TIỄN GIÁO DỤC 2

1 Mục tiêu 2

2 Nội dung 2

3 Cách thức tìm hiểu thực tiễn giáo dục tại trường thực tập 3

II THỰC TẬP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÔNG TÁC ĐOÀN, ĐỘI 3

1 Mục tiêu 3

2 Nội dung 3

3 Cách thức thực hiện 4

III THỰC TẬP DẠY HỌC 4

1 Mục tiêu 4

2 Nội dung 5

3 Cách thức thực hiện 5

IV LÀM BÁO CÁO THU HOẠCH 6

1 Mục tiêu 6

2 Nội dung 6

3 Cách thức thực hiện 6

C HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 7

I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÔNG TÁC ĐOÀN, ĐỘI 7

II ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP DẠY HỌC 7

III ĐÁNH GIÁ Ý THỨC TỔ CHỨC KỶ LUẬT 8

IV ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THU HOẠCH 8

V ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TOÀN ĐỢT TTSP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN 9

D TỔ CHỨC THỰC HIỆN 9

I TỔ CHỨC ĐOÀN THỰC TẬP SƯ PHẠM 9

II NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢM NHIỆM THỰC TẬP SƯ PHẠM 9

III NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN VÀ SINH VIÊN THỰC TẬP SƯ PHẠM 11

IV HỒ SƠ THỰC TẬP SƯ PHẠM 11

PHỤ LỤC 12

Trang 3

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HỆ: ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS

A MỤC TIÊU CHUNG

1 Về kiến thức

Thông qua học phần thực tập Tốt nghiệp giúp sinh viên:

- Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Nắm vững hệ thống kiến thức về tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục tại trường THCS trong giai đoạn hiện nay

- Nắm vững những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên THCS

2 Về kỹ năng

Rèn luyện hệ thống kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục tại trường

THCS trong giai đoạn hiện nay, từ đó hình thành năng lực sư phạm

3 Thái độ

- Xây dựng cho sinh viên thái độ nghiêm túc, cần cù, chịu khó hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trong thời gian đi TTSP, khiêm tốn học hỏi thầy, cô giáo trường

THCS, bạn bè, những người có kinh nghiệm để làm giàu thêm kiến thức, vốn sống

- Tiếp tục bồi dưỡng và phát triển tình cảm nghề nghiệp; phẩm chất, nhân cách của người giáo viên nhằm đạt chuẩn giáo viên THCS

Trang 4

B NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM

Thực tập Tốt nghiệp hệ đào tạo giáo viên THCS được thực hiện trong thời gian 8 tuần, với 4 nội dung sau:

I TÌM HIỂU THỰC TIỄN GIÁO DỤC

1 Mục tiêu

Giúp sinh viên nắm vững tổ chức và hoạt động của trường thực tập; đánh giá đúng nguyên nhân của thực trạng; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khắc phục, giải quyết các vấn đề vướng mắc đặt ra trong các mặt hoạt động của Nhà trường

2 Nội dung

2.1 Tìm hiểu tổ chức của trường THCS

- Số lượng giáo viên, nhân viên, học sinh, tổng số lớp…

- Thành phần Ban Giám hiệu và sự phân công trách nhiệm

- Biên chế của các tổ chuyên môn và các tổ chức khác của trường

2.2 Tìm hiểu về hoạt động dạy học - giáo dục

a Tìm hiểu về hoạt động dạy học

- Đánh giá, nhận xét về hoạt động dạy học chung của trường và của tổ chuyên

môn mà sinh viên thực tập:

+ Nề nếp chuyên môn

+ Chất lượng đội ngũ giáo viên của toàn trường và tổ bộ môn

+ Thực trạng việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (Thuận lợi, khó khăn, kết quả); Nguyên nhân; Các biện pháp khắc phục

- Đánh giá thực trạng phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học của Nhà trường (Hiệu quả bảo quản, sử dụng; nguyên nhân và giải pháp)

b Tìm hiểu về hoạt động giáo dục

- Thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục: đạo đức, thẩm mỹ, thể

chất, lao động (nội dung, biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục - có minh chứng cụ thể) của Nhà trường nói chung và lớp chủ nhiệm nói riêng

- Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và công tác Đội tại trường và lớp thực tập + Chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

+ Kết quả thực hiện các nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp thực tập (nắm tình hình học sinh, xây dựng đội ngũ tự quản, xây dựng tập thể học sinh, công tác giáo dục học sinh cá biệt, công tác phối hợp với hội phụ huynh học sinh và các tổ chức giáo dục khác…)

- Hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh

- Đánh giá thực trạng phương tiện giáo dục của Nhà trường (hiệu quả sử dụng; nguyên nhân và giải pháp)

Trang 5

3 Cách thức tìm hiểu thực tiễn giáo dục tại trường thực tập

Tìm hiểu thông qua việc sử dụng các phương pháp:

a Nghiên cứu văn bản, tài liệu

- Hồ sơ của giáo viên giảng dạy, tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp

- Các loại hồ sơ học sinh, sổ sách lớp học

- Kế hoạch, chương trình dạy học

- Các tài liệu hướng dẫn chuyên môn

- Báo cáo tổng kết các năm học của Nhà trường và các tổ chức trong trường

b Điều tra viết

Sinh viên xây dựng mẫu phiếu điều tra dành cho các khách thể cần tìm hiểu

c Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu đối với các khách thể có liên quan trực tiếp (cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường thực tập, phụ huynh học sinh )

d Quan sát

Quan sát các hoạt động dạy học, giáo dục diễn ra ở trên lớp và ngoài lớp

Ghi chú: Các thông tin thu thập được cần ghi chép đầy đủ trong “Sổ nhật ký TTSP” (Mẫu số 1 phần phụ lục)

II THỰC TẬP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÔNG TÁC ĐOÀN, ĐỘI

+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp

+ Kỹ năng tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm

+ Kỹ năng điều khiển các tiết sinh hoạt lớp, Đoàn, Đội

+ Kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động giáo dục trong và ngoài Nhà trường + Kỹ năng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp

2 Nội dung

Mỗi sinh viên trong nhóm thực tập chủ nhiệm phải thực hiện các việc sau:

- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm (8 tuần)

- Tìm hiểu hồ sơ chủ nhiệm để nắm bắt đặc điểm, tình hình học sinh của lớp được phân công chủ nhiệm về các mặt

Trang 6

- Dự tất cả các tiết sinh hoạt lớp, Đội, các hoạt động giáo dục toàn diện do giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm chủ trì Sau mỗi buổi dự có tổ chức rút kinh nghiệm

- Soạn giáo án và triển khai tiết sinh hoạt lớp (ít nhất 2 tiết)

- Tổ chức các hoạt động tập thể: văn nghệ, thể dục - thể thao, vui chơi, lao động, báo chí, tham quan, cắm trại (ít nhất 2 hoạt động)

- Tập hát, múa cho học sinh lớp thực tập chủ nhiệm (ít nhất 2 bài hát/một nhóm chủ nhiệm)

- Thăm gia đình phụ huynh học sinh (ít nhất 1 học sinh)

- Tìm hiểu nguyên nhân, xây dựng kế hoạch, đề xuất biện pháp cụ thể giúp đỡ HS

cá biệt về mặt đạo đức (ít nhất 1 học sinh)

Ví dụ: HS có một trong các thói quen như nói tục chửi thề; nói chuyện riêng trong giờ học; ăn cắp đồ đạc của các bạn trong lớp; đi học trễ; không học bài ở nhà trước khi đến lớp; vô lễ với thầy, cô, bạn bè; gây gổ, đánh nhau; ham chơi lười học; nghiện game, thường xuyên bỏ học để chơi game; hút thuốc lá… hoặc yếu kém về mặt học tập tại lớp thực tập chủ nhiệm

3 Cách thức thực hiện

3.1 Bước 1: Tiếp cận giáo viên chủ nhiệm để nhận bàn giao lớp

Giáo viên hướng dẫn thực tập công tác chủ nhiệm cử nhóm trưởng và phân công từng sinh viên phụ trách các mặt công việc: học tập, lao động, văn nghệ, báo chí, thể dục, thể thao

3.2 Bước 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp

- Mỗi sinh viên phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp toàn đợt (8 tuần), kế hoạch

hoạt động từng tuần với các biện pháp chi tiết, cụ thể cho từng hoạt động

- Kế hoạch phải được giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm thông qua, ký duyệt trước

khi thực hiện

- Kế hoạch này được viết thành 3 bản: 1 bản nộp giáo viên hướng dẫn, một bản

nộp Trưởng đoàn thực tập, một bản sinh viên giữ và thực hiện

Ghi chú: Sinh viên xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo mẫu số 2 (phần phụ lục) 3.3 Bước 3: Thực hiện kế hoạch

Sinh viên cần thực hiện đúng kế hoạch đã được duyệt dưới sự giám sát của giáo viên hướng dẫn và trưởng nhóm Trong quá trình thực hiện nếu có sự điều chỉnh kế hoạch phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn

III THỰC TẬP DẠY HỌC

1 Mục tiêu

- Sinh viên biết nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên thuộc

chuyên ngành đào tạo

Trang 7

- Sinh viên nắm vững và vận dụng có hiệu quả lý luận về phương pháp giảng dạy

bộ môn (thuộc chuyên ngành đào tạo) ở trường THCS

- Hình thành cho sinh viên các kỹ năng dạy học cơ bản:

+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học

+ Kỹ năng soạn giáo án

+ Kỹ năng quan sát, đánh giá tiết dạy trong Nhà trường THCS

+ Kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học ở cấp THCS

+ Kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Kỹ năng lập hồ sơ chuyên môn

2 Nội dung

Trong 8 tuần thực tập, mỗi sinh viên phải hoàn thành các nội dung:

- Xây dựng kế hoạch dạy học

- Dự giờ: Mỗi sinh viên phải dự 3 đến 4 tiết giảng mẫu của giáo viên hướng dẫn

hoặc giáo viên giỏi của trường thực tập theo chuyên ngành đào tạo (đối với chuyên ngành ghép: dự 2 tiết môn 1 và 1 hoặc 2 tiết môn 2) và dự tất cả các tiết dạy của sinh viên cùng nhóm giảng dạy

- Lên lớp: Mỗi sinh viên phải dạy 7 tiết dưới sự đánh giá của giáo viên hướng dẫn

giảng dạy (đối với chuyên ngành ghép: dạy 5 tiết môn 1 và 2 tiết môn 2)

3 Cách thức thực hiện

3.1 Bước 1: Giáo viên hướng dẫn thực tập giảng dạy cử nhóm trưởng và phổ biến

kế hoạch dự giờ, lên lớp

3.2 Bước 2: Xây dựng kế hoạch

- Căn cứ công việc được giáo viên hướng dẫn giảng dạy phân công, mỗi sinh viên

phải lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho 8 tuần và cho từng tuần thực tập

- Kế hoạch phải được giáo viên hướng dẫn giảng dạy thông qua, ký duyệt trước

khi thực hiện

- Kế hoạch này được viết thành 3 bản: một bản nộp giáo viên hướng dẫn, một bản

nộp Trưởng đoàn thực tập, một bản sinh viên giữ và thực hiện

Ghi chú: Sinh viên xây dựng kế hoạch dạy học theo mẫu số 3 (phần phụ lục) 3.3 Bước 3: Thực hiện kế hoạch

* Sinh viên cần thực hiện đúng kế hoạch đã được duyệt dưới sự giám sát của giáo viên hướng dẫn và trưởng nhóm Trong quá trình thực hiện nếu có sự điều chỉnh kế hoạch phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn

* Về dự giờ:

- Trước khi dự 3 đến 4 tiết dạy mẫu của giáo viên THCS sinh viên phải soạn giáo

án dự giờ (tóm tắt) theo những nội dung cơ bản sau:

+ Mục tiêu

Trang 8

- Trước khi lên lớp:

+ Sinh viên nhận kế hoạch thực tập giảng dạy trong toàn đợt và từng tuần Mỗi sinh viên thực tập chỉ dạy tối đa 2 tiết/tuần có đánh giá, bắt đầu từ tuần thứ 2

+ Soạn giáo án: nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu liên quan

để soạn giáo án dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học theo yêu cầu của bài giảng, làm thử các thí nghiệm (nếu có)

+ Trình duyệt giáo án: giáo án phải được hoàn thành và nộp cho giáo viên hướng dẫn trước khi lên lớp ít nhất 3 ngày Sinh viên nào vi phạm quy định này sẽ bị đình chỉ giảng dạy và nhận điểm 0 ở tiết dạy đó Giáo viên hướng dẫn góp ý và ký duyệt giáo án của sinh viên thực tập

+ Tập giảng: sinh viên tự bố trí tập giảng theo nhóm trước khi lên lớp và không được sử dụng học sinh THCS để tập giảng Sau tập giảng phải bố trí rút kinh nghiệm để

bổ sung, hoàn thiện bài giảng trước khi lên lớp chính thức

2 Nội dung

- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ: Tìm hiểu thực tiễn giáo dục, công tác

thực tập chủ nhiệm lớp, công tác thực tập dạy học (phân tích, chứng minh bằng những số liệu, sự kiện, hiện tượng cụ thể, phải chỉ ra được nguyên nhân của những cái tốt, cái xấu

và biện pháp phát huy cái tốt, khắc phục cái xấu)

- Những chuyển biến về nhận thức, về tư tưởng, tình cảm, về chuyên môn, nghiệp

vụ… của sinh viên

3 Cách thức thực hiện

3.1 Bước 1: Sinh viên nghiên cứu nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, cấu

trúc của bản báo cáo thu hoạch

Trang 9

3.2 Bước 2: Mỗi sinh viên viết báo cáo thu hoạch theo mẫu quy định và nộp cho

Ban Chỉ đạo thực tập trường THCS để đánh giá

Ghi chú:

- Báo cáo thu hoạch phải phản ánh đầy đủ, khái quát và trung thực các nội dung

sinh viên đã thực hiện trong đợt thực tập sư phạm

- Báo cáo thu hoạch được đánh vi tính, tối đa không quá 5 trang A4 ; Văn phong

phải mạch lạc, khúc chiết, cô đọng

Báo cáo thu hoạch viết theo mẫu số 5 (phần phụ lục)

C HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

I ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÔNG TÁC ĐOÀN, ĐỘI

1 Tiêu chuẩn đánh giá

Theo đúng các tiêu chuẩn đã nêu trong "Phiếu đánh giá thực tập chủ nhiệm lớp

và công tác Đoàn, Đội" (Mẫu số 6 phần phụ lục)

2 Cách thức thực hiện

2.1 Bước 1: Cuối tuần 8, giáo viên hướng dẫn thực tập chủ nhiệm tổ chức họp

nhóm chủ nhiệm:

- Cho sinh viên tự nhận xét kết quả thực hiện công việc được giao

- Giáo viên hướng dẫn nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm từng sinh viên

- Giáo viên hướng dẫn cho điểm từng sinh viên trong nhóm vào "Phiếu đánh giá thực tập chủ nhiệm lớp và công tác Đoàn, Đội"

2.2 Bước 2: Giáo viên hướng dẫn gửi điểm thực tập chủ nhiệm lớp và công tác

Đoàn, Đội của nhóm sinh viên cho Trưởng Ban Chỉ đạo TTSP trường THCS

II ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP DẠY HỌC

1 Tiêu chuẩn đánh giá từng tiết dạy

Theo đúng các tiêu chuẩn đã nêu trong "Phiếu đánh giá tiết dạy"

(Mẫu số 7 phần phụ lục)

2 Cách thức thực hiện

2.1 Bước 1: Đánh giá từng tiết dạy

+ Người dạy trình bày mục đích, yêu cầu của tiết dạy, quá trình chuẩn bị, ý định thực hiện …, tự nhận xét

+ Các thành viên trong nhóm nhận xét (dựa vào ý kiến nhận xét tiết dạy đã ghi ở

sổ nhật ký thực tập sư phạm để nhận xét)

+ Giáo viên THCS nhận xét và tổng kết ý kiến nhận xét chung

+ Giáo viên hướng dẫn cho điểm tiết dạy vào phiếu đánh giá tiết dạy

Chú ý:

- Tổ chức đánh giá sớm ngay sau mỗi tiết dạy

Trang 10

- Có thể cho sinh viên biết ngay điểm sau mỗi tiết dạy

- Không tổ chức dạy lại những tiết dạy không đạt yêu cầu

- Từng sinh viên ghi biên bản đánh giá tiết dạy trong cuốn "Nhật ký TTSP" (Cách ghi biên bản theo mẫu số 8 phần phụ lục)

III ĐÁNH GIÁ Ý THỨC TỔ CHỨC KỶ LUẬT

1 Tiêu chuẩn đánh giá

Theo đúng các tiêu chuẩn đã nêu trong "Phiếu đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật" (Mẫu số 10 phần phụ lục)

2 Cách thức thực hiện

a Bước 1:

- Cuối 8 tuần, Trưởng đoàn thực tập tổ chức cho cá nhân tự đánh giá theo "Phiếu đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật" (cho điểm vào mục: cá nhân tự đánh giá)

- Đoàn thực tập họp toàn đoàn đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên theo

“Phiếu đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật" (cho điểm vào mục: tập thể đánh giá)

- Trưởng đoàn sinh viên gửi điểm "Ý thức tổ chức kỷ luật" của nhóm sinh viên

cho Trưởng Ban Chỉ đạo TTSP trường THCS

b Bước 2:

Ban Chỉ đạo thực tập trường THCS đánh giá theo"Phiếu đánh giá ý thức tổ chức

kỷ luật" (cho điểm vào mục: Ban Chỉ đạo đánh giá)

(Ghi chú: Điểm đánh giá Ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên do Ban Chỉ đạo thực tập trường THCS quyết định)

IV ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THU HOẠCH

1 Tiêu chuẩn đánh giá

Theo đúng các tiêu chuẩn đã nêu trong “Phiếu đánh giá báo cáo thu hoạch” (Mẫu số 11 phần phụ lục)

2 Cách thức thực hiện

2.1 Bước 1: Cuối đợt thực tập, Trưởng đoàn thực tập thu báo cáo thu hoạch của

sinh viên trong nhóm và nộp cho Trưởng Ban Chỉ đạo TTSP trường THCS

2.2 Bước 2: Trưởng Ban Chỉ đạo thực tập trường THCS chấm điểm theo “Phiếu

đánh giá báo cáo thu hoạch”

Trang 11

V ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TOÀN ĐỢT TTSP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

1 Tiêu chuẩn đánh giá

Dựa vào kết quả 4 nội dung sau:

- Thực tập chủ nhiệm lớp và công tác Đoàn, Đội

Điểm tổng hợp Thực tập tốt nghiệp (TTTN) được tính theo công thức sau:

Điểm TTTN = (Điểm Thực tập chủ nhiệm lớp + Điểm Thực tập dạy học x 2 + Điểm Báo cáo thu hoạch + Điểm Ý thức tổ chức kỷ luật) : 5

(Kết quả được làm tròn đến một chữ số thập phân)

- Nhóm thực tập chủ nhiệm: mỗi nhóm có khoảng 2 hoặc 3 sinh viên, do một

GVCN chủ nhiệm lớp có kinh nghiệm của trường THCS hướng dẫn

- Nhóm thực tập dạy học: có từ 4 đến 5 sinh viên dưới sự chỉ đạo của giáo viên

hướng dẫn thực tập dạy học

II NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢM NHIỆM THỰC TẬP SƯ PHẠM

1 Trường Đại học Khánh Hoà

- Xây dựng kế hoạch, nội dung, các văn bản, biểu mẫu liên quan đến công tác

TTSP, chọn địa điểm thực tập, biên chế các đoàn thực tập sư phạm, chuẩn bị kinh phí thực tập sư phạm

- Làm tốt công tác chuẩn bị cho việc tổ chức thực hiện: phổ biến nội dung kế

hoạch đến các đối tượng liên quan, tổ chức các hội nghị tập huấn thực tập sư phạm

- Chủ động phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo thống nhất kế hoạch thực tập sư

phạm và phối hợp với các Phòng Giáo dục - Đào tạo, các trường THCS thực tập sư phạm tổ chức triển khai thực hiện quy trình, nội dung thực tập theo đúng quy định của

Bộ Giáo dục - Đào tạo

- Thành lập Ban Chỉ đạo TTSP trường gồm lãnh đạo trường, Trưởng các phòng

ban chức năng, Trưởng các khoa liên quan để điều hành theo dõi, kiểm tra hoạt động

Trang 12

TTSP, duyệt kết quả thực tập sư phạm, tổ chức hội nghị tổng kết thực tập sư phạm cấp Tỉnh

2 Nhiệm vụ của Sở Giáo dục - Đào tạo Khánh Hoà

Căn cứ kế hoạch đã thống nhất giữa Trường Đại học Khánh Hoà với các Phòng

Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo thực tập cấp Tỉnh; giao nhiệm vụ cho các Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các trường THCS triển khai kế hoạch thực tập

3 Nhiệm vụ của phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh

- Chọn các cơ sở thực tập có đủ các điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật

chất phục vụ dạy học để triển khai kế hoạch thực tập cho sinh viên

- Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực tập cấp cơ sở bao gồm: đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo, Hiệu trưởng các trường thực tập; Chuyển quyết định về Phòng Quản lý Đào tạo & Khảo thí, Trường Đại học Khánh Hoà

- Ban Chỉ đạo thực tập cấp Huyện có nhiệm vụ triển khai kế hoạch, nội dung TTSP, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các trường thực tập thực hiện tốt kế hoạch thực tập, phối hợp với Trường Đại học Khánh Hoà nắm bắt tình hình các đoàn thực tập và báo cáo kịp thời cho BCĐ cấp Tỉnh để có chỉ đạo kịp thời, duyệt kết quả thực tập, đề xuất khen thưởng, kỷ luật của các đoàn TTSP và tổ chức tổng kết công tác thực tập trên địa bàn huyện, thành phố

4 Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thực tập cấp Trường THCS

- Hiệu trưởng trường TTSP ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp trường do Hiệu trưởng làm Trưởng Ban, 1 Phó Hiệu trưởng trường thực tập làm Phó ban, các tổ trưởng chuyên môn có sinh viên thực tập làm uỷ viên và một số thành viên khác

- Ban Chỉ đạo cấp trường có nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch thực tập sư phạm tại trường, xác định yêu cầu cụ thể cho từng mặt hoạt động và các biện pháp chỉ đạo thực hiện

+ Đón tiếp sinh viên, tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất để sinh viên hoàn thành tốt đợt TTSP

+ Chọn cử giáo viên có năng lực sư phạm, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm hướng dẫn thực tập sư phạm

+ Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện nội dung, kế hoạch thực tập

+ Trực tiếp đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật và chấm báo cáo thu hoạch của sinh viên thực tập

+ Đánh giá "Điểm tổng hợp TTSP"của từng sinh viên; Hoàn thành hồ sơ đoàn

thực tập theo yêu cầu

Trang 13

+ Đề xuất Trường Đại học Khánh Hòa khen thưởng sinh viên tiêu biểu (1SV/1 đoàn), kỷ luật sinh viên TTSP của trường

+ Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác TTSP ở trường và báo cáo cho Ban

Chỉ đạo TTSP cấp Huyện, Tỉnh

III NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN VÀ SINH VIÊN THỰC TẬP SƯ PHẠM

1 Giáo viên hướng dẫn thực tập ở cơ sở thực tập sư phạm

- Giáo viên hướng dẫn thực tập công tác chủ nhiệm lớp và công tác Đội trực tiếp

hướng dẫn nội dung và đánh giá công bằng, khách quan, trung thực kết quả thực tập chủ nhiệm lớp của từng sinh viên; Tổng hợp điểm thực tập chủ nhiệm và nộp về Ban Chỉ đạo thực tập trường đúng thời gian quy định

- Giáo viên hướng dẫn thực dạy học trực tiếp hướng dẫn nội dung và đánh giá công

bằng, khách quan, trung thực kết quả thực tập dạy học của từng sinh viên; Tổng hợp điểm

thực tập dạy học và nộp về Ban Chỉ đạo thực tập trường đúng thời gian quy định

2 Sinh viên Trường Đại học Khánh Hoà làm Trưởng, Phó đoàn thực tập

- Tổ chức thực hiện kế hoạch dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thực tập trường THCS

- Phối hợp với giáo viên hướng dẫn thực tập chủ nhiệm và dạy học nhằm giúp đỡ

từng nhóm sinh viên hoàn thành tốt các nội dung thực tập trên cơ sở tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau

- Báo cáo thông tin tình hình của đoàn TTSP về BCĐ TTSP cấp tỉnh (nếu cần)

3 Sinh viên thực tập

Thực hiện đúng nội quy thực tập được Ban Chỉ đạo thực tập ban hành

IV HỒ SƠ THỰC TẬP SƯ PHẠM

1 Hồ sơ đoàn thực tập sư phạm

Gồm có:

- Báo cáo tổng kết - theo mẫu số 13 (phần phụ lục)

- Kết quả tổng hợp toàn đợt TTSP - theo mẫu số 14 (phần phụ lục)

- Danh sách đề nghị Trường Đại học Khánh Hòa khen thưởng (1SV/1 đoàn), kỷ luật sinh viên thực tập Quyết định khen thưởng SV của BCĐ trường thực tập (nếu có)

2 Hồ sơ sinh viên thực tập sư phạm

Gồm có:

- 1 Phiếu tổng hợp thực tập dạy học (kèm theo 7 phiếu đánh giá tiết dạy)

- 1 Phiếu đánh giá kết quả thực tập chủ nhiệm

- 1 Phiếu đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật

- 1 Phiếu đánh giá báo cáo thu hoạch (kèm theo Báo cáo thu hoạch)

- 1 Phiếu đánh giá kết quả toàn đợt TTSP

(Hồ sơ sinh viên đựng trong một túi hồ sơ thực tập theo quy định)

BAN CHỈ ĐẠO THỰC TẬP SƯ PHẠM TỈNH

Trang 14

PHỤ LỤC

QUY TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG THCS Từ 26/02 đến 21/04/2018

4 Tìm hiểu hồ sơ lớp chủ nhiệm

5 Triển khai một số nội dung thực tập chủ nhiệm

6 Xây dựng kế hoạch dạy học toàn đợt, GV hướng dẫn giảng dạy ký duyệt

7 Dự giờ dạy mẫu của giáo viên trường THCS

8 Soạn giáo án dự giờ; giáo án lên lớp

9 Tìm hiểu thực tiễn giáo dục tại trường THCS

Tuần

2,3,4,5,6,7

1 Tiếp tục tìm hiểu thực tiễn giáo dục

2 Tiếp tục thực tập dạy học (Dạy 1 đến 2 tiết /1 tuần)

2 Hoàn thành báo cáo thu hoạch cá nhân vào thứ tư của tuần này

3 Hoàn thành hồ sơ đánh giá thực tập chủ nhiệm; dạy học và chấm báo cáo thu hoạch muộn nhất vào ngày thứ 5 của tuần này

4 Họp toàn đoàn đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật muộn nhất vào ngày thứ 5 của tuần này

6 Ban Chỉ đạo thực tập trường họp vào chiều thứ sáu của tuần này:

- Đánh giá kết quả toàn đợt thực tập sư phạm của từng SV và toàn đoàn

- Xét khen thưởng và kỷ luật đối với SV

- Thông qua dự thảo báo cáo tổng kết thực tập

7 Tổ chức lễ tổng kết thực tập (vào thứ bảy tuần này)

Sau thực

tập

Trưởng Ban Chỉ đạo thực tập tại trường THCS hoàn tất và nộp toàn bộ hồ sơ thực tập cho BCĐ thực tập Tỉnh tại Phòng Quản lý Đào tạo & Khảo thí, Trường Đại học Khánh Hoà chậm nhất thứ 3 ngày 24 tháng 04 năm 2018

BAN CHỈ ĐẠO TTSP CẤP TỈNH

Trang 15

UBND TỈNH KHÁNH HÒA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HOÀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NỘI QUY THỰC TẬP SƯ PHẠM

Điều 1 Thực hiện đầy đủ nghiêm túc các quy định nêu trong bản “Hướng dẫn

TTSP” của Trường Đại học Khánh Hoà và nội quy, quy định đối với giáo viên trường thực tập

Điều 2 Luôn luôn có tác phong mẫu mực, sư phạm, văn hóa trong quan hệ với

đồng nghiệp, với học sinh, với phụ huynh và mọi người xung quanh Sinh viên phải đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt và mọi công việc; không làm ảnh hưởng

uy tín của đoàn và của Trường Đại học Khánh Hoà; không phát ngôn tùy tiện, thiếu trách nhiệm

Điều 3 Hoàn thành nhiệm vụ được phân công với tinh thần trách nhiệm cao Điều 4 Nghiêm túc thực hiện các quy định về nếp sống văn hóa, tôn trọng phong

tục, tập quán của địa phương nơi trường đóng; vận động mọi người cùng tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội

Điều 5 Sinh viên vắng mặt 20% tổng số thời gian quy định không được xét công

nhận kết quả thực tập

Điều 6 Trường hợp sinh viên vi phạm kỷ luật, tùy theo mức độ vi phạm để xử lý

Việc đình chỉ hoặc hủy bỏ kết quả thực tập do Ban Chỉ đạo thực tập trường THCS đề nghị và Ban Chỉ đạo thực tập Tỉnh quyết định

Điều 7 Ban Chỉ đạo TTSP trường THCS có trách nhiệm phổ biến bản nội quy này

tới mọi sinh viên trong đoàn; Đồng thời phải theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân và tập thể làm tốt hoặc phê bình,

kỷ luật những cá nhân, đơn vị vi phạm

BAN CHỈ ĐẠO TTSP TỈNH

Trang 16

Mẫu số 1: Sổ nhật ký thực tập sư phạm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỔ NHẬT KÝ THỰC TẬP SƯ PHẠM

PHẦN I SƠ YẾU LÝ LỊCH

- Họ và tên:

- Ngày tháng năm sinh:

- Trú quán:

- Lớp: Khóa

- Ngành đào tạo:

- Thực tập chủ nhiệm ở lớp:

- Thực tập dạy học ở lớp:

- Trường thực tập:

- Thời gian thực tập sư phạm từ: đến

PHẦN II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1 Họ tên một số cán bộ quản lý, lãnh đạo chủ chốt của Nhà trường và một số giáo viên

có quan hệ trực tiếp trong thời gian thực tập

2 Danh sách đội ngũ cán bộ lớp, Đoàn, Đội của lớp chủ nhiệm và lớp giảng dạy

3 Kế hoạch thực tập chủ nhiệm trong toàn đợt, trong từng tuần

4 Kế hoạch thực tập dạy học toàn đợt, từng tuần

PHẦN III NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ ĐÃ THỰC HIỆN

Trong phần này sinh viên phải ghi cụ thể tất cả các công việc đã thực hiện theo quy định trong văn bản “Hướng dẫn TTSP” cùng với những nhận xét của bản thân, chú ý ghi thời gian thực hiện, địa điểm tiến hành, thành phần tham gia

PHẦN IV NHỮNG CẢM XÚC NGHỀ NGHIỆP

1 Những cảm xúc khi giao tiếp với học sinh, phụ huynh

2 Những cảm xúc khi giao tiếp với đồng nghiệp

3 Những cảm xúc khác…

………, ngày … tháng … năm …

Ký tên

(Ghi chú: Chia cuốn sổ nhật ký thành 4 phần)

Ngày đăng: 23/03/2019, 00:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w