1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nuoi day con

53 446 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 558,5 KB

Nội dung

Ðể con bạn có trí nhớ tốt khi học bài Hôm nay con bạn đã học bài rất kỹ, học đi học lại nhiều lần nhưng ngày mai khi lên lớp vẫn được điểm kém và cô giáo phê vào vở "em chưa thuộc bài".Ðã nhiều lần như thế và mặc dù rất cố gắng và chịu khó học mà con bạn vẫn không có tiến bộ hơn. Những lúc như thế bạn không nên tỏ ra quá lo lắng mà phải giúp con bạn có trí nhớ tốt hơn.Trước tiên con bạn cần phải có một góc học tập yên tĩnh, tốt nhất là ở trong phòng riêng. Khi đó con bạn có thể tập trung suy nghĩ vào bài học hơn và không bị phân tán tư tưởng bởi những yếu tố khách quan bên ngoài và bạn nên: • Hướng vào mục đích rõ ràng:Trong trí óc của trẻ luôn luôn tồn tại 2 ngăn trí nhớ riêng biệt: một ngăn là trí nhớ tức thời, là nơi mà tất cả các thông tin được thu thập và chỉ được giữ lại trong vòng 5 phút sau đó bị quên ngay. Ngăn còn lại là ngăn trí nhớ lâu dài, là nơi mà các thông tin được thu thập và giữ lại lâu hơn thậm chí theo bé suốt cuộc đời.Một thông tin được giữ lại trong khoảng thời gian dài nếu như trẻ biết rằng sẽ cần phải sử dụng đến và trẻ biết việc tích luỹ các kiến thức ngày hôm nay sẽ rất có ích cho cuộc sống trong tương lai.Ví dụ như khi học bảng nhân chia, bạn nên thường xuyên nói với bé: Nếu con thuộc hết các quy tắc cộng, trừ nhân chia sẽ giúp con tự tính toán tiền khi muốn mua một cái gì đó. Hay khi học tiếng Anh, bạn nói với con bạn: Ðể có thể tham gia vào trò chơi nào đó, điều quan trọng là con phải hiểu được quy tắc của trò chơi đó được viết bằng tiếng Anh.Ðôi khi bài học không có tác dụng trực tiếp như môn lịch sử, để con bạn có thể nhớ lâu và không bị mất phương hướng, bạn nên phán đoán các câu hỏi mà cô giáo sẽ đưa ra ngày hôm sau. Khi trẻ biết được cần phải trả lời những gì cho ngày hôm sau thì mọi thông tin cần thiết sẽ được giữ lại trong trí nhớ có logic hơn, liền mạch hơn và lâu dài hơn. • Dạy trẻ học bằng phương pháp so sánh:Trí nhớ hoạt động trước tiên là thu thập thông tin sau đó gắn kết các thông tin lại với nhau. Muốn giữ lại thông tin một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn và trong thời gian dài hơn thì điều quan trọng là trí nhớ của trẻ phải biết gắn kết liền mạch, logic các thông tin lại với nhau và trẻ biết so sánh giữa cái cũ với cái mới. Các thông tin mới nhận được phải được đặt vào mối quan hệ với các thông tin cũ. Các thông tin mới có thể bổ sung, loại bỏ hay phủ định, khẳng định lại các thông tin cũ.Ðể giúp trẻ nhớ lâu, bạn nên thường xuyên làm phép so sánh giữa cái mới mà trẻ cần phải nhớ với cái mà trẻ đã biết. • Dạy trẻ học bằng phương pháp nhắc lại:Kinh nghiệm cho thấy rằng: người ta sẽ nhanh chóng quên 50% các thông tin thu nhận được chỉ trong nửa giờ đầu, 80% thông tin còn lại bị quên dần từ ngày này sang ngày khác. Nhưng các thông tin này được giữ lại lâu hơn nếu như được nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ ngày này sang ngày khác.Khi con bạn phải học thuộc bảng nhân chia, bạn nên yêu cầu nhắc lại sau khi trẻ đã học thuộc khoảng 10 phút sau đó, tiếp đó là lúc trước khi đi ngủ và vào buổi sáng trước khi con bạn đến trường. Bạn nhắc nhở với trẻ rằng bạn cũng sẽ kiểm tra lại bảng nhân chia này vào ngày hôm sau hoặc sau 2 ngày và trước khi con bạn có bài kiểm tra môn toán.Bạn cũng có thể dạy con bạn bằng cách mỗi khi học một bài mới bạn nên hỏi lại con bạn những kiến thức có liên quan đến bài học từ hôm trước.Tìm các từ có thể đi ngay vào trí nhớ: Ðó là các từ gây ấn tượng mạnh cho trẻ. Chúng không được ghi vào trong vở học nhưng lần sau mỗi khi nhắc đến bài đó chúng lập tức sẽ nhớ ngay đến các từ đó và liên tưởng lại được bài học. Các hoạt động thú vị thúc đẩy kỹ năng nói của trẻ Con bạn có hay “mở máy phát thanh” từ lúc mới ngủ dậy và chỉ chịu ngừng khi đi ngủ không? Hay cháu thuộc dạng người trầm lặng? Cho dù cháu nghiêng về khuynh hướng nào, bạn đều có thể giúp cháu trau dồi kỹ năng nói. Cháu sẽ học nói dễ dàng thông qua việc rèn luyện tập đọc và làm toán. Bạn có thể giúp gì cho cháu? Đầu tiên, hãy lắng nghe cháu nói một cách năng động. Nghĩa là bạn không chỉ lắng nghe những gì cháu nói mà cần đặt câu hỏi cho cháu, đưa ra lời bình luận và quan tâm đến cuộc đối thoại mà trong đó cháu có rất nhiều cơ hội để bày tỏ suy nghĩ. Sau đây là một số trò chơi và hoạt động mà bạn có thể dùng để giúp cháu phát triển kỹ năng nói chuyện: Dành cho các cháu thiên về thính giác: • Hãy nói chuyện với cháu bất cứ khi nào bạn ở bên cháu. Kể cho cháu nghe những mẫu chuyện thú vị bạn đọc trên báo hoặc những chuyện vui bạn có được trong ngày làm việc hôm đó. Hoặc khi đi mua sắm cùng với cháu hãy kể cho cháu nghe những lần bạn cùng mẹ đi chợ khi còn nhỏ như chúng bây giờ. Nhiều lúc bạn có cảm tưởng rằng trẻ không chú tâm đến câu chuyện bạn đang kể nhưng thật ra là có đấy và cũng đừng ngạc nhiên khi nghe con bạn lặp lại một điều gì bạn nói với một người khác. Và hãy nhớ rằng bắt chước là một cách học hỏi của trẻ nên hãy cẩn thận với lời nói của chính bạn. • Hỏi cháu những câu hỏi mở. Ví dụ như khi bạn hỏi “Hôm nay con đã làm gì ở trường?”, bạn sẽ nghe cháu kể lại chi tiết hơn là khi bạn hỏi những câu hỏi có hay không như: “Hôm nay ở trường con có vui không?”. Nếu cháu trả lời chậm, bạn hãy hỏi “Hôm nay con đã học được những thí nghiệm khoa học nào?”. Bạn hãy tạo cho cháu cơ hội tự kể lại những gì cháu đã làm và bạn hãy nhiệt tình lắng nghe. Cháu kể nhiều điều nhỏ nhặt nhưng tất cả những điều đó lại rất quan trọng đối với cháu và với bạn. • Bạn hãy ghi âm lại những lúc cháu hát hay kể chuyện. Trẻ ngạc nhiên và thích thú khi được thấy và được nghe giọng mình trong băng, “Giọng mình đó sao? Cũng hay đấy chứ!”. Nhiều năm sau, bạn sẽ rất vui khi nhìn lại hình ảnh con mình ở lứa tuổi này. Hãy kể cho cháu nghe một câu chuyện cổ tích mà lúc nhỏ bạn rất thích, hay đưa cho cháu một quyển sách cũ mà hầu hết các trang đều bị quăn góc vì ngày trước bạn đã đọc nhiều lần và đọc lại cho cháu nghe. Đây chính là thời điểm thích hợp để cháu học những từ mới. Nếu cháu đã từng được nghe một câu chuyện nhiều lần, hãy đọc lại cho cháu nghe chuyện đó, cố ý thay đổi các chi tiết quan trọng để xem liệu cháu có phát hiện ra không. • Bạn hãy yêu cầu cháu kể lại về cuốn sách cháu đã đọc sau bữa ăn tối hay khi gia đình quây quần bên nhau. Hãy gợi ý để con bạn tóm tắt nội dung quyển sách đó. Các thành viên trong gia đình có thể đặt câu hỏi cho cháu và hỏi cháu những gì cháu thích hay không thích về quyển sách đó. • Nhờ con bạn đọc sách lớn tiếng. Bạn đã đọc sách cho cháu nghe 6 năm nay hay gần như thế. Bây giờ đến phiên cháu. Hãy tìm cho cháu những cuốn sách dễ đọc và không quá dài như vậy cháu sẽ không bị chán. Dành cho các cháu thiên về thị giác: • Hãy thu băng video các bài đọc hay chuyện kể của con bạn. Để làm tăng thêm sự thú vị, hãy hóa trang cho cháu thành một nhân vật và đóng lại một cảnh trong câu chuyện đó. Sau khi thu băng lại hãy ngồi xem lại cùng với cháu, để cháu tự nhận xét vai diễn của mình và tán dương khả năng diễn của cháu. Đừng nói đi nói lại về một lỗi nhỏ hay một câu nói vấp của cháu. Hoạt động này sẽ giúp cháu cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn khi đứng trước đám đông nhưng bạn đừng nên soạn sẵn cho cháu những lời cháu phải nói trước mọi người vì như vậy trẻ sẽ không tự nhiên và phản ứng của cháu không được sắc bén. • Khuyến khích cháu mô tả lại một băng video hay một chương trình tivi mà cháu đã xem. Ví dụ như chương trình “Vườn cổ tích” – một chương trình rất được trẻ em yêu thích. Hãy để con bạn nói xem câu chuyện ấy nói về điều gì. Cháu đã đủ lớn để có thể tập trung không chỉ vào các tình tiết truyện mà còn vào các mâu thuẫn xảy ra trong chuyện. Ví dụ, hãy hỏi cháu xem tại sao nhân vật chính lại bị điên hay buồn bã, và lắng nghe ý kiến của cháu. Dành cho các cháu thiên về thế giới tự nhiên: • Đưa cháu đi dạo để ngắm cảnh thiên nhiên, tổ chức những chuyến đi biển hay đi dã ngoại. Bạn nên mang theo một cái hộp để có thể thu nhặt một kho báu riêng cho con bạn như vỏ sò, những hòn đá, những chiếc lá đủ màu … Khi trở về nhà, hãy để cháu kể lại từng điều một cho cả gia đình nghe như màu sắc, hình dạng, kích thước, chức năng của từng đồ vật và cháu đã tìm thấy nó ở đâu. Gợi ý cho trẻ thực hiện một bộ sưu tập về thiên nhiên. • Tổ chức diễn kịch gia đình. Bạn có thể cùng với mọi người trong nhà viết một vở kịch ngắn – thực tế hoặc hư cấu – để cả gia đình cùng diễn. Hãy để con bạn làm đạo diễn hay người hướng dẫn. Bạn có thể ghi âm hay quay video buổi diễn. • Hãy đọc chính tả cho cháu viết. Đầu tiên, yêu cầu trẻ kể một câu chuyện ngắn mà trẻ tâm đắc nhất, nếu cháu bỏ sót những chi tiết quan trọng, hãy nói rằng bạn không hiểu và đề nghị cháu kể rõ hơn. Sau đó cho bé viết tóm tắt và vẽ lại các bức tranh minh họa cho câu chuyện và dùng chúng để làm thành một quyển sách Các hoạt động thú vị để phát triển kỹ năng viết Bạn giúp trẻ hiểu rằng viết không phải là một kỹ năng tẻ nhạt dành riêng cho việc học hành. Viết còn là một phương pháp thú vị giúp cho cháu khám phá chính mình và trao đổi thông tin với mọi người. Mục đích của những hoạt động sau đây là giúp phát triển sự sáng tạo của trẻ, khuyến khích cháu ghi lại những suy nghĩ và cảm giác của mình bằng từ ngữ. Bạn đừng đặt nặng chuyện đánh vần hay chữ viết, cháu sẽ học những kỹ năng này tại trường. Trẻ em học bằng nhiều cách khác nhau. Thử xem con bạn hợp với cách nào nhất và áp dụng: THIÊN VỀ THỂ CHẤT: • Cùng nhau viết. Bất cứ khi nào bạn cần viết một bức thư, các món đồ cần mua hay chi trả hóa đơn, điền vào mẫu đơn đặt hàng ., hãy bảo con bạn cùng tham gia. Cho cháu một số giấy viết, một mẫu đơn đặt hàng để cháu viết vào trong khi bạn lo việc của mình. Cháu sẽ hiểu rằng viết là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày • Thêm thắt vào truyện tranh hài hước. Cắt rời và làm xáo trộn một phần của một cuốn truyện tranh hài hước rồi cho cháu sắp xếp lại theo trật tự, nói cháu tưởng tượng và viết về chuyện xảy ra trong phần tiếp theo. • Ghi chép khi đi chơi. Khi bạn và con bạn cùng đi trên đường với nhau, dù là đi chơi quanh thành phố hay đến nhà bà ngoại, bạn hãy bảo cháu mang theo một cuốn vở để cháu viết những gì cháu thấy và làm. Cháu có thể mang nó theo cả khi đến sở thú hay lúc đi biển. THIÊN VỀ THỊ GIÁC: • Bảo con viết một danh sách những món quà nó mơ ước trong ngày sinh nhật hay trong dịp tết sắp đến. Bạn đừng lo lắng về chi tiết danh sách đó! Mục đích là để trẻ viết ra những điều làm cháu cảm thấy thú vị. Bạn cũng có thể hỏi cháu về danh sách các đồ vật trong phòng cháu như sách hay búp bê. Một số em thích viết danh sách các việc phải làm khi bắt đầu mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi tháng. • Viết một lá thư gửi Ban biên tập: Các tạp chí, báo thường đăng những nét nổi bật trong các lá thư của những bạn đọc nhỏ tuổi. Soạn một lá thư gửi đến ban biên tập của tờ báo nào đó sẽ tạo cho trẻ cơ hội tốt để viết về những gì cháu thật sự quan tâm. Nếu cháu không nghĩ được chủ đề hay, bạn hãy đọc báo với cháu và hỏi xem cháu có nhận xét, đồng ý hay không đồng ý về vấn đề gì đó . • Viết thư cho bạn: Trẻ em thích kết bạn với một người ở xa. Viết thư kết bạn là một phương thức thú vị giúp cho trẻ luyện tập kỹ năng mô tả khi cháu kể cho người đó nghe về gia đình, bạn bè, trường học, nhà cửa. Bạn hãy đề nghị cháu viết thư cho anh em họ hay một người bạn ở xa. Trước khi cháu viết lá thư đầu tiên, hãy cho cháu biết các thứ cần dùng và để cháu tự lấy giấy, phong bì, bút . • Làm một bộ sưu tập ảnh: Chụp hình con bạn với bạn bè hay họ hàng của cháu. Dán hình vào một tờ giấy hay vở rời (tự làm hay mua). Bảo cháu viết lời chú thích về mỗi bức ảnh, khi nào và ở đâu, và mối quan hệ của cháu với những người trong ảnh. Ðây sẽ là món lưu niệm tuyệt vời của con bạn khi cháu lớn lên. • Viết nhật ký: Trẻ em thích nói về chúng. Bằng cách khuyến khích con bạn viết nhật ký, cháu sẽ biết "nói chuyện" với chính mình. Giải thích cho cháu rằng quyển nhật ký là nơi đặc biệt mà cháu có thể viết mọi điều cháu muốn và không ai có thể đọc mà không có sự cho phép của cháu. Hãy để trẻ chọn một cuốn sách đặc biệt làm nhật ký (đó là chìa khoá cho sự lôi cuốn trẻ một cách đặc biệt). Sau đó thêm vào lịch sinh hoạt hàng ngày của cháu giờ viết nhật ký, có lẽ là trước khi đi ngủ. Một số trẻ chẳng khó khăn gì khi suy nghĩ nên viết gì vào nhật ký. Nhưng nếu con bạn gặp trở ngại, hãy giúp cháu bằng cách: o Khuyến khích cháu viết về sự kiện vừa xảy ra (Có họ hàng mới đến thăm, mới nuôi một con mèo .) o Bạn viết dùm những gì cháu muốn viết. Sau đó cháu sẽ sớm muốn tự viết thôi. o Chơi trò chơi "viết nhật ký": Mẹ nói "bắt đầu" và con viết mọi thứ con nghĩ, khoảng 3 phút sau, khi nghe mẹ nói "dừng lại" thì ngưng. Sau đó tăng thời gian viết lên 5, 7, 15 phút . THIÊN VỀ THÍNH GIÁC: • Ðọc lớn một câu chuyện cho con bạn và nói cháu viết lại. Có thể chọn bất kỳ chủ đề nào. Trẻ em thường đặc biệt thích chuyện về chính chúng được kể lại qua cái nhìn của người khác. Có thể tả lại buổi tiệc sinh nhật vừa qua, một lần đi xem phim hay một điều gì con bạn làm khi cháu còn bé. Hãy kể hay đọc thôi, để cháu có thể nghe kịp. Cách này không chỉ đẩy mạnh được kỹ năng viết mà cả kỹ năng nghe của cháu nữa. • Tả một bức tranh. Hãy cùng cháu nhìn vào một bức tranh trong tạp chí, catalog hay sách truyện. Nói con bạn viết lại theo trí nhớ của cháu những người trong truyện đang làm gì, nghĩ gì và lý do tại sao. Hoặc biểu cháu viết lại câu chuyện cháu vừa nghĩ ra giữa 2 người trong bức tranh. • Cùng nhau "xuất bản" cuốn sách. Hãy tìm những hình vẽ và bài viết của con bạn những năm trước, dán chúng vào một mảnh báo và đề nghị cháu nói về mỗi thứ. Dùng bìa cứng nặng làm bìa bao và để con bạn trang trí nó. Ghi tên cháu là tác giả. Khoan lỗ trên trang và đóng lại với nhau bằng chỉ hay ruy-băng. Hãy xem đó là cuốn sách thật sự bằng cách cất nó lên kệ sách với những quyển sách khác Các hoạt động vui giúp phát triển kỹ năng nghe Bạn có nói chuyện với con bạn nhiều không? Hình như nó chỉ nghe được phần cuối của câu nói. Cũng như cơ bắp, kỹ năng nghe cần được tập luyện thường xuyên để khoẻ mạnh và phát triển hơn: Thường xuyên nói chuyện với trẻ:Kể cho con nghe những câu chuyện hay mà bạn đọc được trên báo. Kể lại chuyện bạn nói với những người ở cơ quan. Khi đi mua sắm, bạn nên kể cho trẻ nghe ngày xưa bạn đi mua sắm với bố mẹ mình thế nào. Hãy giữ thói quen kể chuyện mỗi ngày nếu bạn và trẻ cùng có mặt trong nhà bếp khi nấu cơm tối, bạn có thể nói “Lấy thêm cho mẹ một ly nước”. Đừng ngạc nhiên khi nghe con mình lặp lại điều mà bạn vừa nói với người khác. Nên nhớ trẻ con rất hay bắt chước, nên khi nói phải cẩn thận. Khi đọc sách cho con nghe: Phải ngừng đọc trước khi qua trang và hỏi xem chuyện gì xảy ra tiếp. Yêu cầu con giải thích xem nó có nghe và hiểu những điều bạn vừa đọc như thế nào không. Nếu trẻ chưa nắm bắt được, hãy cố đọc lại một lần nữa. Hỏi xem trẻ tiên đoán câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào. Bạn phải đọc lớn tiếng và dừng lại trước khi kết thúc. Yêu cầu trẻ đoán xem câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào, dựa trên những gì trẻ vừa được nghe. Rồi bạn kết thúc câu chuyện và thảo luận với con bạn xem kết thúc đó gây ngạc nhiên không. Nghe nhạc:Một giáo viên mẫu giáo đề nghị cho các em nghe kỹ lời của bài nhạc, đó là cách luyện tập rất hay. Cùng nấu ăn: Hãy đưa ra một công thức nấu ăn, đọc lớn những hướng dẫn, và để cho trẻ tự cân đo, trộn, quậy, và đổ vào. Ghi âm: Sử dụng máy ghi âm để ghi lại những hướng dẫn. Có thể con bạn làm ngơ khi bạn sai nó lau nhà, nhưng sẵn sàng làm khi được yêu cầu đi lấy con búp bê hay cuốn băng mà nó thâu. Có lẽ nó rất ngạc nhiên khi mở cuốn băng ra và từ trong băng giọng của bạn phát ra “xếp gọn những con búp bê ở trên kệ lại, cất quần áo và dọn giường .” Kể chuyện nối tiếp:Trò chơi này rất phù hợp với những gia đình có đông người hay khi bạn phải tổ chức cho con mình và bạn nó cùng chơi: Yêu cầu một người bắt đầu kể chuyện ( ví dụ: “Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé sống trong một lâu đài .”) rồi người khác kể tiếp câu chuyện này, mỗi người chỉ nói một câu hay một ý ngắn và luân phiên hết người này đến người khác. Vì người nào cũng phải lắng nghe xem người trước kể cái gì, cho nên trò chơi này sẽ làm tăng thêm kỹ năng nghe. Cùng dò theo lời bài hát: Mua một cuốn băng và một quyển sách có lời của các bài nhạc đó để con bạn có thể dò theo lời của bài nhạc. Cùng xem video hoặc ti vi:Khi xem bạn giả vờ không nghe thấy gì cả và hỏi con mình xem đã nghe được những gì. Dạy số cho con vào lúc nào và bằng cách nào? Bạn có thể giới thiệu khái niệm về những con số khi con được cỡ 12 tháng tuổi bằng cách đếm những đồ vật nhỏ – như “Có bao nhiêu cái muỗng? Một hay hai!” – và hát những bài hát hay những tiết tấu có đếm số như “Một, hai con chó con”, “có ba con mèo kêu meo meo” … Khi con bạn lên hai tuổi, bé có thể học cách đếm vẹt từ 1 đến 10, mặc dù có thể trẻ sẽ chưa hiểu được khái niệm về số khi đếm các vật thể, và có thể còn đếm sót nữa – “Một, hai, năm, sáu …”. Đừng lo khi trẻ đếm nhảy như thế – trên thực tế, khi trẻ lập lại các con số có nghĩa là trẻ đang học những cái tên cho chính xác đấy. Lần tới có thể trẻ sẽ học cách chỉ ra những vật thể và đánh dấu bằng những con số (mặc dù các em làm không đúng). Tận dụng những cơ hội trong ngày để cùng đếm với con mình, có thể đếm ở ngay bàn ăn như “Một cái chén cho mẹ, một cái chén cho bố, một cái chén cho con! Một, hai, ba cái chén”. Lúc đầu có thể con bạn chỉ nói là có ba cái chén cho dù bạn có đưa ra bao nhiêu cái đi nữa, nhưng đến một lúc nào đó con bạn sẽ hiểu được số “3” là muốn nói đến số chén. Khi trẻ lên 3-4 tuổi, các em sẽ hiểu được khái niệm cộng thêm các vật thể sẽ làm tăng con số đã đếm (nhưng ngược lại lấy bớt các vật thể đi sẽ làm cho nó giảm đi số lượng). Vì thế khi ông bà đến chơi thì sẽ bày thêm một cái chén nữa trên bàn, va tổng số chén sẽ tăng lên thành 6 cái. Một cách khác để củng cố thêm khái niệm về con số là đếm các vật thể xung quanh bé mỗi ngày – số búp bê hoặc số xe đồ chơi mà bé có được – và ghi nhận điều gì sẽ xảy ra khi các vật thể bị bớt đi (có thể do ăn bớt đi) hoặc thêm vào. Trẻ 3-4 tuổi cũng sẽ thành thạo hơn khi đếm các vật thể nhỏ – “hai quả cam, bốn đôi đũa”…Nói thì như vậy nhưng hầu hết trẻ em đều không thể nhận dạng được các chữ số hay viết ra, mặc dù các em đã lên 4-5 tuổi. Dạy trẻ phương pháp học tốt Trẻ bắt đầu đi học cần dạy cho nó một vài kỹ năng cần thiết. Tuyệt đối không được áp đặt, bắt con phải học theo cách của bố mẹ. Hãy để con bạn thay đổi dần dần cách học. Dưới đây là một vài lời khuyên, bạn có thể tham khảo.Sắp xếp giờ giấcĐể tránh việc làm thiếu bài tập hoặc phải làm bài đến tối khuya, ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ cần hướng dẫn con quản lý thời gian. Hãy cùng trẻ lập danh sách các bài phải làm hằng ngày, quy định mỗi bài sẽ tốn bao nhiêu thời gian để hoàn tất. Khi đã hiểu rõ thời gian phải dành cho việc làm bài tập, bạn có thể sắp xếp cho trẻ nghỉ ngơi, học hành một cách hợp lý.Tập trung Tìm hiểu tác phong làm việc của con bạn. Một vài đứa trẻ học bài tập trung nhất khi ngồi vào bàn và trong không gian yên tĩnh. Một số khác lại học tốt hơn lúc ngồi dưới sàn nhà, vừa học, vừa nghe nhạc. Nên cho trẻ thư giãn 5-10 phút sau một giờ học dài. Lựa chọn bàiHãy hướng dẫn con làm bài dễ trước, bài khó sau. Như thế sẽ không tốn nhiều thời gian, lại khơi gợi được hứng thú học tập của trẻ. Giáo dục con trẻ thông qua việc làm và trò chơi Gần đây người ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều gia đình dường như vẫn chưa biết rằng, có rất nhiều những công việc có ý nghĩa cũng góp phần giúp trẻ phát triển. Con trẻ thực sự được phát triển khi chúng ta cho phép chúng tham gia vào thế giới của những công việc xung quanh chúng. Sống trong bầu không khí gia đình hoặc sống giữa những người lớn, trẻ luôn ham thích được làm việc. Chúng muốn được “giúp đỡ” người lớn; và hoạt động này có thể trở thành một phần khá quan trọng trong quá trình học hỏi ban đầu của trẻ.Nếu bạn ngăn cản con trẻ tham gia vào những hoạt động, đơn giản chỉ vì đó là những “công việc” chứ không phải là “trò chơi” thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang hạn chế những cơ hội phát triển của trẻ.Trái lại khi bạn mời gọi con trẻ tham gia vào công việc và cả trò chơi nữa, thì tức là bạn đã tạo cho con trẻ nhiều con đường để chúng học hỏi và trưởng thành hơn lên. Khi đó, trẻ sẽ cảm nhận được một cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn, và trẻ sẽ cảm thấy mình thực sự là một thành viên trong gia đình.Với sự quan tâm thích hợp của người lớn, có rất nhiều việc hàng ngày mà gia đình có thể giao cho trẻ nhỏ, để giúp chúng có thể bắt đầu học về tinh thần trách nhiệm, tính tích cực độc lập và khả năng tự chăm sóc bản thân. Dưới đây là một số ví dụ: • Chuẩn bị và nấu ăn: Ngay cả khi trẻ còn quá nhỏ để có thể phụ giúp bạn sửa soạn bữa trưa hoặc bữa tối, thì chúng vẫn có thẻ phụ giúp bạn bằng cách chuẩn bị đồ tráng miệng chẳng hạn. Khi bạn đưa trẻ đi chợ, bạn sẽ giúp trẻ hiểu biết nhiều hơn về nguồn cung cấp thực phẩm, và bằng cách nào để mua thực phẩm. • Chạy việc vặt: Để cho trẻ làm những việc nhỏ nhặt, bạn sẽ góp phần củng cố lòng tự tin của trẻ. Khi bạn cần một điều gì đó như gọi một người trong nhà, hoặc muốn lấy khăn lau, bạn hãy nhờ một trong số các con của bạn làm điều đó. • Chăm sóc em nhỏ: Ngay cả những nhiệm vụ đơn giản (như đọc truyện hoặc hát cho em nhỏ nghe) cũng giúp trẻ nhận ra trách nhiệm của mình và tấm lòng chia sẻ với các em nhỏ. • Dọn dẹp nhà cửa: Trẻ có thể tự dọn bàn và tự phục vụ thức ăn cho mình. Nếu bạn đang lau nhà bạn cũng có thể khuyến khích trẻ đẩy vài lần cây lau nhà. • Chăm sóc vật nuôi trong nhà: Vật nuôi trong nhà cần nước, thức ăn và nơi ở sạch sẽ. Trẻ có thể học được nhiều bài học quý giá từ công việc chăm sóc các con vật nuôi trong nhà. • Làm vườn: Việc chăm sóc cây cối giúp trẻ nhận ra thiên nhiên kỳ diệu. Nếu gia đình không có một khoảng vườn quanh nhà, bạn cũng nên có những chậu cây bên cửa sổ chẳng hạn, để tạo nên nhiều cơ hội hơn cho trẻ khám phá. Khi tiến hành những hoạt động trên, bạn nên chú ý một vài điểm quan trọng sau: • Ghi nhớ những công việc mà con cái bạn làm được; và bạn cũng cần đảm bảo sao cho những công việc đó là an toàn đối với trẻ. • Ngay cả đối với trẻ nhỏ cũng phân biệt được đâu là công việc “thật”, đâu là công việc “giả”. • Hãy nhớ rằng: thật ra nhiều việc vặt có sự trợ giúp của trẻ có thể làm bạn mất nhiều thời gian. Thế nhưng bạn cần kiên nhẫn và phải tốn thời gian một chút để giúp trẻ hiểu được những lợi ích thiết thực từ việc phụ giúp công việc trong gia đình. Bằng cách kết hợp những mong đợi của bạn với những khả năng của trẻ, có sự khuyến khích và ủng hộ những cố gắng của trẻ, và dành nhiều thời gian hướng dẫn trẻ cách thực hiện công việc, bạn có thể tạo cho con trẻ thật nhiều cơ hội để chúng không ngừng học hỏi và trưởng thành hơn qua công việc Giúp con bạn khéo léo hơn Thay vì "làm hộ" tất cả mọi việc cho những đứa con vụng về, các bậc cha mẹ cần phải kiên nhẫn hướng dẫn và khuyến khích con. Phần lớn những đứa trẻ lóng ngóng, vụng về là những quý tử được chăm sóc quá mức. Những "cậu ấm cô chiêu" này suốt ngày nghe cha mẹ nhắc "Đừng trèo lên đó, cưng, con sẽ ngã đấy", "Đừng đụng vào đó con yêu, con sẽ bị đau đấy", "con đừng làm cái này .", "con không được sờ vào cái kia .". Rốt cuộc, chúng chẳng biết bản thân mình có thể làm được việc gì và làm được đến mức nào. Để giúp con trở nên khéo léo hơn, bạn hãy thử làm theo những lời khuyên sau đây: • Hãy kiên nhẫn: Khi thấy con mình vụng về, chậm chạp, làm vỡ cốc khi rót nước hay lúng túng buộc dây giày đến nửa tiếng chưa xong, các bà mẹ thường bực mình chỉ muốn làm hộ chúng để đỡ mất thời gian. Nhưng thực ra họ không nên làm như vậy. Đứa trẻ cần có thời gian để tập làm mọi thứ cho quen. Bạn cần khuyến khích con mình tự làm lấy mọi việc. • Tập luyện hằng ngày: Bạn có hàng nghìn cách để bé vừa học vừa chơi mà vẫn đạt được mục đích. Hãy để cho bé tự xúc cơm, tự rót nước hay nhờ bé cùng trải giường với bạn, để bé giúp bạn mở gói bánh hay xếp gọn các hộp giấy . Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng ngạc nhiên ở con mình. • Tập cho trẻ thói quen quan sát: Nhiều khi không nhất thiết phải bắt trẻ lặp đi lặp lại một việc. Hãy khuyến khích chúng quan sát mọi thứ trước khi bắt tay vào việc, kiểu như: "Con thấy không, để gần bát lại thì sẽ đỡ vãi hơn", "Con đứng lên cái ghế này thì sẽ lấy nó dễ hơn". Cách làm này sẽ tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ và tưởng tượng kết quả trước mỗi việc làm. • Cùng làm các đồ thủ công với trẻ: Các hoạt động chân tay này thực sự có ích không những đối với trẻ em vụng về mà với tất cả các trẻ em nói chung. Vẽ tranh, tô mầu, nặn đất sét . hay gấp đồ chơi từ giấy đều là những hoạt động khiến trẻ trở nên khéo léo cẩn thận và kiên nhẫn hơn. • Chơi thể thao: Đây là sự khởi đầu rất tốt. Bởi vì, mọi môn thể thao đều đòi hỏi sự phối hợp giữa các động tác và sự tập trung. Để đá bóng vào gôn hay để vật ngã được đối thủ, trẻ cần suy nghĩ và lựa chọn động tác phù hợp nhất. • Để cho trẻ thư giãn: Trẻ cũng rất cần những giây phút thư giãn. Con bạn sẽ khoẻ mạnh, khéo léo hơn nhiều nếu bạn hướng dẫn con nghỉ ngơi hợp lý. Giúp trẻ tự lập Càng lớn, con bạn càng nhận thức được bé là một cá thể riêng biệt và có nhu cầu tự mình làm lấy những công việc riêng. Dưới đây là một số phương cách giúp trẻ phát huy nhiệt tâm của mình trong việc rèn luyện tính tự lập. Nhà cửa an toàn: Để thật sự phát huy tính tự lập, bé phải không ngừng vượt qua những giới hạn để tự khám phá mọi thứ xung quanh mình. Đó là lý do cần phải đặt yếu tố an toàn về nhà cửa đối với trẻ nhỏ. Thay vì bạn phải chạy vòng quanh theo bé, canh chừng và la rầy mỗi khi bé đụng vào một đồ vật nào đó có thể gây nguy hiểm thì nên cất ở nơi khác nhằm tạo ra không gian an toàn. Điều này sẽ tạo tự do cá nhân cho bé và bớt lo lắng cho bạn.Cho phép trẻ được quyền tự quyết định: Tất nhiên, các bậc cha mẹ cần đặt ra những hạn chế nhưng thỉnh thoảng cũng nên phá lệ cho trẻ được nắm quyền một lần dù là quyết định của bé đôi khi rất lạ lùng. Chẳng hạn như đứa con 2 tuổi của bạn cứ một mực đòi mặc áo ấm khi trời đang nóng nực thì hãy cứ chiều vì bé sẽ nhanh chóng nhận thấy điều này không hợp lý và hiểu ra vấn đề. Để con tự nhận biết được sự việc chính là tạo cơ hội để chúng tự học hỏi và lớn lên.Chỉ cho bé cách thức: Có thể tự mình hoàn thành tốt một công việc là chìa khóa của một tính cách độc lập và một kỹ năng khéo léo trong tương lai. Tuy nhiên, để khuyến khích được khả năng này, bạn cần trình diễn những công việc đó chậm rãi và rõ ràng từng bước một. Ví dụ như muốn dạy bé cách đặt một cái tách lên bàn thì nên theo từng bước một: đầu tiên phải lấy đĩa lót, sau đó đến cái tách, rồi thìa Hãy theo dõi xem con làm như thế nào và nhớ khen thưởng nếu bé làm tốt.Không làm cho trẻ cụt hứng: Khi con xem bạn làm điều gì đó như nấu ăn, lau nhà, sắp xếp bàn ghế, là quần áo mà tỏ vẻ rất hứng thú thì có nghĩa là bé đang muốn tham gia cùng với bạn. Những lúc như vậy, hãy tìm cách nào đó để bé có thể trợ giúp bạn. Tạo sự hứng thú và thói quen làm việc: Nếu bạn đã chỉ định cho con một công việc nào đó rồi hãy giảng giải và chỉ dẫn thật kỹ dù điều này có thể làm bạn tốn khá nhiều thời gian. iới hạn chơi game ở tuổi mẫu giáo? (Từ 2-5 tuổi) Một số chuyên gia cho rằng trẻ em dưới 3 tuổi không nên chơi game, tốt hơn nên cho các em chơi với những loại đồ chơi có tính trừu tượng cao hơn như lắp ráp các khối. Nhưng nếu con bạn đã lỡ “ghiền” chơi game rồi (có thể do anh chị em trong nhà chỉ), thì bây giờ là lúc phải giới hạn lại. Trước hết, bạn phải nhận định xem con mình đã chơi nhiều chưa, và để ý xem những lúc rảnh rỗi trẻ làm gì. Hầu hết các chuyên gia đều đề nghị chỉ nên cho trẻ ngồi trước màn hình mỗi ngày khoảng một hoặc hai tiếng - đó là tính luôn thời gian xem TV, xem phim, vào mạng (đối với những em lớn hơn) và chơi game. Nếu trẻ đang say mê một loại game nào đó thì nói trẻ chỉ nên chơi khoảng 45 phút thôi và còn dành thời gian để xem các chương trình khác trên TV hoặc phải dành thời gian để vận động thể chất trong ngày nữa. Nhưng vẫn phải thường xuyên để ý cắt giảm dần thời gian chơi game của trẻ. Mặt khác, nếu trẻ chết mê chết mệt suốt nhiều tiếng đồng hồ không chịu đứng lên, thì có nghĩa là chơi quá nhiều rồi. Sau đây là một số giải pháp để hạn chế việc chơi game của trẻ: • Ấn định rõ thời gian trước khi chơi. Ví dụ, nếu bạn muốn cho con mình chỉ chơi 30 phút, thì phải bảo con rằng chỉ được phép chơi như thế thôi và bạn phải canh đúng giờ. Khi hết thời gian ấn định, thì việc chơi game cũng phải chấm dứt, không cho phép năn nỉ thêm. Khi trẻ đánh trống lãng hoặc cố nài nỉ chơi thêm thì phải bình tĩnh nhắc lại thời gian đã cho phép ngay từ đầu. • Cách giải quyết khi trẻ phản đối. Hầu hết các trò chơi đều có chức năng “lưu trò chơi”, do đó con bạn có thể ngưng chơi nửa chừng mà không sợ bị mất điểm, hoặc phải chơi lại từ đầu … Bạn nên giải thích cho con hiểu chức năng này hoạt động như thế nào. • Khi hết giờ chơi game, đưa ra các hoạt động khác để thay thế, như giúp mẹ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, đọc sách với mẹ … những hoạt động này sẽ giúp trẻ giải toả sự căng thẳng sau khi chơi game. • Yêu cầu. Trước khi cho chơi game, bạn phải bắt trẻ thu dọn đồ chơi cất đi hoặc phải làm xong những công việc đang làm dở dang rồi mới cho chơi. Đừng nên đặt máy tính hay hệ thống video-game trong phòng của con, vì như thế trẻ sẽ có thể chơi bất cứ lúc nào mà không có sự giám sát của bạn. Hay chơi cũng tốt Người lớn thường cho rằng đồ chơi là một loại hình giải trí đơn thuần cho con trẻ. Chính vì vậy, phần thưởng của các em trong những lúc nghỉ hè hoặc các dịp lễ tết cho trẻ nhỏ (như ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 hoặc trung thu) mới là những món đồ chơi mà các em yêu thích. Thậm chí còn có những người cha, người mẹ còn cấm ngặt con cái không được chơi bất cứ đồ chơi gì trong suốt cả năm học. Song thực tế cho thấy, như vậy là các vị phụ huynh đã bỏ lỡ một cách bổ trợ trí lực đơn giản nhưng rất hiệu quả cho trẻ. Đồ chơi giúp trẻ phát triển: Sau quá trình nghiên cứu tại cô nhi viện, một học giả người Mỹ đã thấy rằng: trẻ được chơi đùa với đồ chơi trong một giờ đồng hồ mỗi ngày, mặc dù không có người lớn chơi cùng, có sự phát triển nhanh hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác tại đây. Điều đó có thể chứng minh rằng vai trò của đồ chơi đối với sự phát triển nói chung của trẻ là rất quan trọng. Đồ chơi còn có tác dụng tích cực trong quá trình trưởng thành của trẻ. Chúng giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, và học được nhiều kỹ năng phục vụ cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên, mỗi loại đồ chơi khác nhau lại có tác dụng đến với trẻ khác nhau. Bởi vậy, khi hướng dẫn cho trẻ chơi, các vị phụ huynh cần lựa chọn cho con cái mình những đồ chơi, trò chơi phù hợp không chỉ với sự phát triển nói chung của các em mà còn dựa trên sở thích của trẻ. Các bạn có thể tham khảo qua sự phân loại sau: • Loại đồ chơi bổ ích: đồ chơi loại này giúp trẻ nhận biết được những khái niệm và biết cách xoay sở, giải quyết công việc. Ví dụ như chơi với trò chơi ghép hình, trẻ có thể tìm hiểu được thế nào là bộ phận, thế nào là chỉnh thể. Trò chơi phân loại giúp trẻ biết được sự giống nhau và khác nhau. Trò chơi sắp xếp đồ vật từ nhỏ đến lớn giúp trẻ hiểu được khái niệm về thứ tự. Cha mẹ nên cùng chơi những trò này để hướng dẫn trẻ hiểu đúng về sự vật. • Loại đồ chơi mô phỏng cuộc sống xã hội: ví dụ trò chơi phân vai diễn yêu cầu có từ 2 người trở lên là trò chơi giúp trẻ bộc lộ tình cảm và suy nghĩ. Đồ chơi cùng trong những trò chơi như thế này tương đối nhiều như búp bê, đồ hàng,… Nội dung của trò chơi thường dựa trên cuộc sống hàng ngày (thông thường, trẻ thường thích bắt chước các sinh hoạt trong gia đình: nấu cơm, đi chợ, đưa nôi,…) Tốt nhất, người lớn nên cho các em tự chơi trò chơi loại này với nhau, từ đó quan sát để có thể hiểu được trẻ một cách đầy đủ nhất. • Trò chơi tổng hợp: có những trò chơi buộc trẻ phải vận dụng tổng hợp nhiều kỹ năng. Ví dụ trò chơi xây dựng, xếp gỗ, xây nhà cao đòi hỏi sự kết hợp giữ các thao tác khéo léo của đôi tay với sự tư duy để tạo sự cân bằng cho đồ vật. Hơn nữa, thông qua đây, trẻ sẽ học được cách tập trung vào công việc và hiểu rằng có kiên trì, nhẫn nại mới đạt được kết quả cuối cùng. • Trò chơi gắn liền với những thao tác: Những trò chơi kiểu này đòi hỏi sự hoạt động của tay chân và của cả cơ thể của trẻ như trò chơi thi đứng vững, nhảy bước, nhảy ô, bật nhảy… Chúng sẽ mang lại cho các em sức khỏe, sự dẻo dai, hưng phấn khi tham gia vào trò chơi. • Trò chơi phát triển khả năng ngôn ngữ: sách đồ chơi, tranh minh họa, băng hình và những bài hát trẻ con có thể thúc đẩy sự phát triển của thính giác, thị giác, khơi gợi khả năng nghe, nói, đọc, viết của trẻ. • Trò chơi mang tính khoa học: những trò chơi kiểu như xem, quan sát sự vật uq kính hiển vi, kính vạn hoa,… có tác dụng làm tăng khả năng phân tích, thu thập, so sánh, quan sát của trẻ. Chúng khiến cho trẻ phải động não nhiều hơn và rất có lợi cho sự phát triển trí lực của trẻ sau này. Lứa tuổi chọn đồ chơi Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào trẻ cũng rất thích được vui chơi. Song các bạn cần dựa vào độ tuổi của con mình để lựa chọn cho trẻ những đồ chơi thích hợp. Bởi trẻ ở mỗi một độ tuổi khác nhau sẽ có sở thích về đồ chơi khác nhau. • Trẻ dưới 1 tuổi: những trò chơi có âm thanh, màu sắc như bóng bay, búp bê,… được các bé ở lứa tuổi này đặc biệt ưa thích. Chúng sẽ giúp ích cho sự phát triển của thị giác, thính giác, khứu giác ở trẻ. • Trẻ từ 1-3 tuổi: trẻ ở độ tuỗi này thướng thích chơi những đồ chơi đòi hỏi phải có thao tác nhất định. Vì thế, các bạn có thể chọn cho bé những loại đồ chơi như ôtô, xe hỏa, hoặc những đồ chơi di động được. • Trẻ từ 3-7 tuổi: Đây là thời kỳ trẻ rất giỏi bắt chước, hay học lỏm, phát triển rất nhanh. Các bạn cần chọn cho con cái những trò chơi làm tăng khả năng bắt chước, kích thích trí tưởng tượng và sự thích thú khi được diễn xuất của trẻ, hay những trò chơi phản ánh tình cảm, thái độ như mặc quần áo cho búp bê, trò chơi y tá . • Trẻ từ 7-10 tuổi: Khi ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu đi học, các bạn có thể chọn cho con cái mình những trò chơi để trẻ có thể phát triển khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ và khả năng tư duy một cách tốt nhất. Ví dụ những bộ đồ chơi vật lý, lắp ráp các mô hình có cấu trúc tương đối phức tạp, các bộ kính hiển vi, bộ đồ thí nghiệm đồ chơi… Chọn cho con đồ chơi lý thú và bổ ích không phải là điều dễ dàng. Song, như thế không phải là để con cái tự chơi một mình. Tốt nhấ, những người làm cha, làm mẹ cũng nên chơi cùng với trẻ, hướng dẫn cho trẻ cách chơi, để làm cho các em vui vẻ, hứng khởi và thích thú hơn với các loại đồ chơi của mình. Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh thích mua cho con các loại đồ chơi cao cấp như ô tô điều khiển từ xa, người máy, tàu hỏa chạy pin… Nhưng trên thực tế, những đồ chơi đó chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trí tuệ cho trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý thì đồ chơi điện tử tinh tế và phức tạp chỉ thích hợp … để ngắm. Mọi quá trình vận hành đều tự động nên trẻ hầu như không có cơ hội phát huy trí sáng tạo và trí tưởng tượng Nếu để ý quan sát, chúng ta sẽ thấy trẻ thích chơi đồ chơi đơn giản. Tại vì chúng kém thông minh? Trái lại chúng rất giàu trí tưởng tượng. Một đoàn tàu điện tử sẽ làm chúng nhanh chán hơn một đoàn tàu làm từ những khối gỗ đơn giản. Khi không muốn làm người lái tàu, bé sẽ xếp chồng các khối gỗ lên nhau, vậy là đã có một ngôi nhà cao tầng. Rồi bé bày các khối gỗ ra, vậy là bé đã có một hạm đội do mình chỉ huy… Hãy là người bạn của con 3 tuổi, 5 tuổi, 10 tuổi… trẻ con trải qua những giai đoạn này vời diễn biến tâm lý khác nhau. Hờn dỗi, phá phách hay giữ im lặng cả ngày, không đoái hoài tới ai… nói chung là luôn luôn phức tạp. Nhưng dù trẻ mang tâm trạng nào, ở vào lứa tuổi nào đi nữa thì sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của các bậc cha mẹ cũng đều vô cùng cần thiết. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ tâm lý của trẻ để không phải bị động trước những tình huống bất ngờ, rồi vội vàng đưa ra những cách giải quyết kém hợp lý, thậm chí sai lầm.Ở vào khoảng 4 tuổi, trẻ thường tỏ ra không bằng lòng khi bạn nói chuyện điện thoại với bạn bè hoặc ai đó hơi lâu. Trẻ chạy tời muốn ngắt câu chuyện và bắt đầu khóc. Và nếu bạn không nhận ra thái độ đó kịp thời thì tường phòng khách chắc chắn sẽ bị bôi bẩn hoặc vẽ bậy. Nhưng hãy khoan nóng giận mà “đét” vào mông trẻ vài cái, hay la mắng tơi bời. Hãy tự đặt câu hỏi: Tại sao trẻ lại làm vậy?Từ khoảng 4 đến 9 tuổi, não của trẻ em làm việc gấp đôi so với người lớn. Chính vì vậy, trẻ cần sự chú ý của cha mẹ, cần sự trả lời mỗi khi trẻ nên lên câu hỏi, cần sự giảng giải thật nhiều về thế giới chung quanh. “Nó không biết chơi một mình hay sao?”, bạn tự hỏi. Đúng vậy. Trẻ đang làm phong phú những khớp thần kinh, những mối quan hệ giữa các nơron. Đây là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, trẻ không thể chịu đựng bất kỳ sự cô đơn nào. Chúng rất sợ cảm giác bị bỏ rơi.Làm thế nào? Bạn phải luôn chứng tỏ sự quan tâm của mình bằng mọi cách. Nên lắng nghe lời con trẻ nói một cách thật chăm chú chân thành, dù là những câu nói, câu hỏi vu vơ đi nữa. Đừng la rầy chúng nhiều và nên tự hào vì chính mình là trụ cột cho sự hiểu biết của trẻ. Cha mẹ hãy tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp vĩnh viễn mà trong tương lai chắc chắn sẽ cần tới, khi các em vào độ tuổi trưởng thành. Hãy tìm thêm sự hỗ trợ, hướng dẫn trẻ từ những người thân khác trong nhà.Tới 7-8 tuổi, trẻ không tự mặc quần áo buổi sáng, mặc dù những việc cỏn con như thay chiếc áo sơ mi, quần, mặc thêm áo len… khi cảm thấy bị lạnh, hoặc khi vừa rời khỏi chiếc chăn cấm trên giường, chẳng có gì quá khó khăn đối với chúng. Nhưng trẻ dường như không quan tâm. Tại sao? Không phải tại các em vô ý thức hoặc lười. Đây là lứa tuổi các em bắt đầu hình thành sự mơ mộng, nhất là đối với trẻ sớm phát triển với nhiều ý nghĩ phong phú trong đầu. Trẻ phát hiện được một vài điều mà chúng cho là mới lạ, và chỉ bận tâm đến những chuyện đó. Vì vậy, cha mẹ nên nhắc nhở, hoặc giúp trẻ một tay bằng cách gợi cho chúng nói về vấn đề đang chi phối chúng.10 tuổi, trẻ đánh nhau với em mình, nhưng bạn có để ý những trận “giáp lá cà” của trẻ thường là nhằm khi có mặt bạn? [...]... lúc đó thỏ con phải nhờ người khác đưa về hoặc tìm cách báo cho mẹ biết để mẹ đến đón… Những lần khác, bạn lại đặt con mình và vị trí thỏ con và để con phải động não xem mình phải làm gì, con bạn sẽ áp dụng câu chuyện kể, qua nhiều lần như thế các cháu sẽ tạo một phản xạ trong óc nếu có tình huống tương tự xảy ra Cô bạn tôi có con trai mới lên 7 tuổi, một lần cô đưa con đi học vẽ và dặn con chiều về... Cháu đã tự đi về và gọi điện đến cơ quan báo cho mẹ biết: “Mẹ ơi! Con chỉ đi trên vỉa hè thôi Qua ngã tư con nhờ chú công an dẫn qua đường đấy ạ.” Để cháu có được tư duy như thế, cô bạn tôi đã luôn đặt ra câu hỏi cho con: “nếu mẹ không đến đón con được thì con làm gì?”, “Qua đường con phải đi như thế nào?”… Cách làm của bạn tôi đã giúp con mình luôn nhanh nhẹn và tự tin vào chính bản thân mình chắc chắn... ngồi bô ngay vì cháu sốt ruột, muốn dạy những con búp bê của mình Tạo sự dễ dàng cho bé: Ðừng gây áp lực cho con Tôi để sẵn bô ngay cạnh giường để nó có một không gian riêng cho mình Các cháu thường đi vệ sinh dễ hơn, đặc biệt ngay đầu buổi sáng và ban đêm Phương pháp này cũng hiệu nghiệm với đứa con thứ 2 của tôi • Ðể con tự làm theo ý mình: Ðừng bắt ép con Con tôi có một thói quen không bình thường... những con thú nhồi bông bé thích, xếp chúng lên ghế trường kỷ hay ghế dựa ở các phòng khác nhau trong nhà Giả bộ cho thú ăn, chăm sóc chúng và nói cho trẻ biết những đặc điểm của chúng (con này tai mềm, con kia đuôi dài, con khác thì có bộ lông mịn) và tiếng kêu của chúng (gừ gừ, meo meo, tiếng ngựa hí ) Kế đó bạn hỏi bé đặc điểm của từng con thú, cố gắng giúp bé trả lời bằng cách hình dung con vật... ếch ấy lên thanh móc khăn trong phòng vệ sinh, nơi nó có thể thấy được và bảo: "Mẹ sẽ cho con cả hai con ếch nếu con đi cầu vào bô hai lần" Thật hiệu nghiệm! Hai ngày sau, nó lấy được hai con ếch và tôi không bao giờ phải đi "xả quần" cho nó nữa.TRỞ VỀ MÀ VẪN BỊ "TAI NẠN" RA QUẦN: • Phương pháp về đêm: Ðêm đầu tiên con tôi đái dầm khi không còn xài tã lót, tôi ngộ ra rằng thật là một cực hình khi 2 giờ... này, bé giống như con khỉ con, phát huy tất cả những khả năng có được để bắt chước người lớn Mẹ nấu nồi lớn thì con nấu nồi nhỏ, bố làm thợ mộc, con cũng có thể cầm búa Bạn chuẩn bị những câu trả lời vì bé sẽ hỏi mẹ tên mọi đồ vật trong nhà Trẻ học cách mô phỏng để phản ánh lại cuộc sống quanh mình Ở tuổi này, trẻ thích chơi với bạn đồng trang lứa và cần đồ chơi theo bộ.Khi trẻ 4 tuổi: Con bạn đã biết... dẫn cho con làm được như vậy, nhưng lâu nay chúng ta ít để ý đến vấn đề này Vậy nên giáo dục như thế nào để kuyện cho con thói quen biết suy nghĩ?Tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ từ khi còn nhỏ? Khi trẻ lên 3-4 tuổi, các bậc cha mẹ nên tập cho con mình biết cách tư duy Trong những lần kể chuyện cho con nghe, bạn cần đặt ra những tình huống đơn giản nhất Ví dụ mẹ thỏ đưa thỏ đi chơi, nếu thỏ con bị lạc... mình Ngửi, nếm, cảm nhận và nghe ngóng là tất cả những gì con bạn sẽ huy động trong thời gian này Bạn cần mô tả thật nhiều như: "Mắt đẹp của con này! Thế miệng của con đâu? " Bạn không nên dụ con vừa ăn vừa chơi mà nên giúp trẻ phân biệt khi nào thì nghiêm túc và khi nào thì chơi Chẳng hạn, bé cần phải ăn và nếu ăn giỏi thì bạn có thể thưởng cho con một quả bóng.Khi biết ngồi vững, trẻ thích nhất là đẩy... nên việc dùng bô trở nên quá dễ dàng • "Những con ếch cứu nạn": Con trai tôi đã được ba tuổi ba tháng, nhưng nó vẫn chỉ đi tiểu vào bô, còn đi cầu trong quần! Nó vẫn không chịu dùng bô để đại tiện Tôi biết nó rất thích những con ếch bằng cao su, màu xanh xanh bán trong các nhà sách Vì vậy, tôi đưa nó đến một nhà sách cho nó chọn hai con Về nhà, tôi treo hai con ếch ấy lên thanh móc khăn trong phòng vệ... khuyến khích trẻ đưa ra giải pháp của mình Hầu hết cha mẹ không muốn con cái buồn bã, khổ sở Vì vậy, khi có sự cố, họ liền nhảy vào và tự giải quyết mọi chuyện, mà không cho con cơ hội để thấy nó cũng có thể tự làm Một bà mẹ kể về kinh nghiệm của mình: do chuyển nhà, thằng con buồn vì nhớ bạn Bà bèn nói: ''Mẹ biết con buồn lắm Nhưng theo con, cốnc thể làm gì bớt buồn không?'' Thằng bé suy nghĩ một hồi, . lên đó, cưng, con sẽ ngã đấy", "Đừng đụng vào đó con yêu, con sẽ bị đau đấy", " ;con đừng làm cái này .", " ;con không được. bài hát hay những tiết tấu có đếm số như “Một, hai con chó con , “có ba con mèo kêu meo meo” … Khi con bạn lên hai tuổi, bé có thể học cách đếm vẹt từ

Ngày đăng: 07/11/2013, 03:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w