Tuổ i Nhà khoa học nhí!

Một phần của tài liệu Nuoi day con (Trang 53)

Chỉ cần bỏ ít thời gian để quan sát cục cưng 1 tuổi của mình bạn sẽ khám phá ra điều vô cùng thú vị: Mới tí tuổi đầu mà đã là nhà khoa học rồi đấy, bé đang có gắng giải mã thế giới xung quanh. Hơn thế nữa, bé đang đấu tranh để khám phá quy luật tự nhiên chi phối môi trường của bé.Tò mò thúc đẩy bé khám phá và thử nghiệm. Cái này nếm ra sao, mùi gì, cảm giác thế nào? Cứng hay mềm? Cái gì xảy ra nếu mình thả nó xuống đất? Nó có nảy lên như trái banh không nhỉ? Thả nó xuống nước thì nó làm sao?Và vì thế nó khoái trá thả rơi cái bình sứ của ông xuống đất mà chẳng thương tiếc hoặc trút hết hộp bột ra đầy bàn. Nhiều người chứng kiến những sự kiện ấy đã vội kết luận rằng bé nghịch phá hoặc muốn lôi cuốn sự chú ý của bố mẹ mà quên rằng “bé chỉ muốn học về thế giới quanh mình”.Tất nhiên là dần dần bé cũng hiểu được những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày nhưng hiện tại thì phản ứng của bé chỉ vội nhào đến những đồ vật trên mà không hề có suy nghĩ rằng nó làm vậy chỉ để thỏa trí tò mò.An toàn và rủi ro:Khao khát tìm hiểu về thế giới mới lạ hẳn nhiên là lành mạnh và rất hào hứng, tuy nhiên mọi việc đều có mặt trái của nó. Cha mẹ cần lưu ý đến 2 yếu tố sau:

• Sự an toàn: Bé chú ý đến tất cả mọi thứ: lọ thuốc, viên thuốc, các chai thuốc tẩy rửa, dây điện và ổ cắm điện, bình gas… Nên cất những đồ vật này xa tầm mắt của trẻ và cần phải sử dụng đồ chắn ổ cắm điện.Cửa chận cầu thang và khóa chốt cửa sổ cũng được đưa vào danh sách cần lưu ý. Một đứa bé ở tuổi bắt đầu tập đi rất có thể để vượt rào để leo lên cầu thang hoặc cửa sổ. Nếu bất cẩn và những trường hợp trên xảy ra thì không lường được hậu quả.

• Rủi ro: kiểm tra mọi ngóc ngách trong nhà để xác định mái ấm của gia đình bạn có thật sự an toàn đối với con hay không. Trang trí bàn tiếp khách bằng một cái bình cổ gia truyền bỗng trở nên nguy hiểm vì nó nằm trong tầm ngắm của bé. Nên “tẩu tán” mọi đồ vật ít sử dụng và có giá trị ra khỏi tầm mắt và tầm tay của trẻ.

Khuyến khích những câu hỏi của nhà khoa học:

Việc xác định giới hạn khi nào mới cần can thiệp vào các cuộc “thám hiểm” của trẻ là một việc không dễ chút nào. Không can thiệp thì bạn sẽ đối đầu với “sự hủy diệt” mà can thiệp thì đôi khi lại làm chùn chân những nhà khoa học nhí. Tuy vậy, không phải là không làm được.

• Cho bé nhiều đồ chơi: Cha mẹ phải chắc chắn rằng mọi thứ đồ chơi bạn mua cho bé phải tuyệt đối an toàn và phù hợp với sự phát triển về trí não cũng như vận động của trẻ 1 tuổi.

• Tạo cơ hội cho trẻ ra ngoài chơi: Có nhiều cha mẹ cứ giữ con mãi trong nhà vì sợ nắng, sợ gió; giữ kỹ mãi cũng không tốt. Bạn nên cho bé ra công viên, chạy tung tăng ở khu vui chơi dành cho trẻ. Mặc dù là đi chơi nhưng bé sẽ học được cách giữ thăng bằng và kết hợp vận động qua các hoạt động leo trèo, đi bộ, chạy nhảy. Không chỉ có thế, bé còn khám phá sự kỳ diệu của thiên nhiên.

• Ban hành luật: Đừng chần chừ nói “Không” khi bé đang manh động, nhét tay vào hộc nhét băng video hoặc đĩa. Bé phải được báo trước những khu vực “không được bén mảng đến gần”. Lớn tiếng hoặc cũng có thể trách mắng một khi bé lại vi phạm những điều mà bạn đã khuyến cáo trước đây.

• Bày tỏ sự háo hức trước những “thành tựu” của bé: Một khi bé học hoặc khám phá điều gì mới thì đừng quên hoan hô, khen ngợi; qua đó bé sẽ tự hiểu là cha mẹ đang khuyến khích mình.

Một phần của tài liệu Nuoi day con (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w