1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Ổn áp MSI

5 271 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 528,46 KB

Nội dung

Ổn áp MSI đã bổ sung thêm một mạch ổn áp cao cấp cho bo mạch chủ này, bao gồm năm pha, bốn pha dùng để tạo ra điện áp CPU chính (VDD hay c òn được gọi là Vcore), một pha cho điện áp CPU VDDNB (bộ điều khiển bộ nhớ, bộ điều khiển bus HyperTransport và bộ nhớ cache L3). Do đó nó sử dụng một cấu hình “4+1”. Vi ệc so sánh chỉ dựa trên số lượng pha là không công bằng. Mỗi pha của bo mạch chủ này th ực hiện chuyển mạch ở một tần số cao hơn (1 GHz thay vì 250 MHz) và có sự mất mát do chuyển mạch thấp hơn, dẫn đến một hiệu quả cao hơn và nhiệt độ hoạt động thấp hơn. Điều này đạt được bởi việc sử dụng một mạch tích hợp ( Renesas R2J20604) được gọi là DrMOS thay cho các bóng bán d ẫn rời rạc. Theo MSI, mỗi pha DrMOS tương đương với bốn pha thông thường, do đó, cấu h ình “4+1” được sử dụng bởi bo mạch chủ này có thể so sánh với cấu hình “16+4” sử dụng kiến trúc điều chỉnh điện áp tiêu chuẩn được sử dụng trong các sản phẩm cạnh tranh. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, MSI đ ã quyết định sử dụng các thành phần chất lượng cấp độ quân sự trên mạch ổn áp. Các thành phần điện tử được đánh giá chất lượng cấp độ quân sự có một phạm vi nhiệt độ hoạt động cao hơn, tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn và tuổi thọ cao hơn. Tất cả các tụ điện được sử dụng trên mạch ổn áp là SMD (thiết bị dán bề mặt), còn được gọi là cao d ẫn polyme hoặc đơn giản là Hi-c, và các cuộn cảm lõi ferit rắn được MSI giới thiệu là “các cu ộn cảm băng giá” hay “các cuộn cảm siêu ferit” (mặc dù chúng không được tốt bằng các linh kiện được sử dụng cho bo mạch chủ Big Bang XPower). Theo MSI các cuộn cảm này làm việc mát hơn đến 200C so với các cuộn cảm truyền thống. Các tụ điện được sử dụng bên ngoài mạch ổn áp là tụ rắn. Như bạn thấy trong h ình 7, có một lưới tản nhiệt thụ động lớn trên đầu các mạch tích hợp của mạch ổn áp, được kết nối với lưới tản nhiệt thụ động được sử dụng trên chip cầu bắc qua một ống tản nhiệt. Hình 7: Mạch ổn áp với hệ thống làm mát Hình 8: Các chi tiết về tụ SMD, mạch tích hợp pha Với việc có được một mạch ổn áp cao cấp, MSI 890FXA-GD70 khi cần có thể vô hiệu hóa các pha của mạch ổn áp nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng, tính năng này được gọi là APS (Active Phase Switching). M ột nhóm các đèn LED gần các khe cắm RAM cho biết có bao nhiêu pha VDD (tức Vcore) đang hoạt động ở thời điểm hiện tại. Bo mạch chủ này cũng dùng các đèn LED để theo d õi số lượng các pha được sử dụng trên mạch ổn áp chip cầu bắc (mạch ổn áp này được thiết kế theo chuẩn hai pha) và trên mạch ổn áp bộ nhớ (mạch ổn áp này cũng được thiết kế theo chuẩn hai pha). Hình 9: Các LED để kiểm tra số pha CPU đang được sử dụng Các tùy chọn ép xung Một trong những điểm nổi bật của MSI 890FXA-GD70 là sự xuất hiện của tính năng mới “OC Dial”, một núm xoay cho phép bạn điều chỉnh đồng hồ cơ sở CPU bằng cách vặn nó theo thuận chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ (nhưng trước tiên bạn cần phải nhấn nút nằm bên trái để kích hoạt núm). Tính năng này được điều khiển bởi phần cứng v à do đó không cần phải cài đặt bất kỳ phần mềm nào để làm việc, nhưng nó phải được kích hoạt trong cài đặt BIOS (“OC Dial Function”). Khi cài đặt bo mạch củ bạn có thể điều chỉnh lượng bước nhảy MHz sẽ được tăng giảm mỗi khi bạn xoay núm. Hình 10: OC Dial Bo m ạch chủ này có một tính năng ép xung tự động được gọi là “OC Genie Lite” có sẵn trong thiết lập BIOS, khác với các bo mạch chủ khác của MSI khi các tùy chọn này được kích hoạt thông qua một nút bấm vật lý trên bo mạch chủ. MSI 890FXA-GD70 rõ ràng là nhắm đến mục tiêu ép xung, nó cung cấp vô số các tùy chọn ép xung. Dưới đây chúng tôi chỉ liệt k ê một số tùy chọn chính sẵn có trên BIOS 1.6.  Đồng hồ CPU cơ sở: từ 190 MHz đến 690 MHz với bước điều chỉnh 1 MHz.  Đồng hồ PCI Express: từ 90 MHz đến 190 MHz với bước điều chỉnh 1 MHz.  Điện áp CPU (VDD): từ 1.10 V đến 1.55 V với bước điều chỉnh 0.0125 V.  Điện áp bộ điều khiển bộ nhớ (VDDNB): từ 1.10 V đến 1.55 V với bước điều chỉnh 0.0125 V.  Điện áp bộ nhân đồng hồ CPU (VDDA hay PLL): từ 1.702 V đến 3.132 V với bước đ iều chỉnh 0.010 V.  Điện áp bộ nhớ: từ 0.978 V đến 2.485 V với bước điều chỉnh 0.007 V.  Điện áp tham chiếu bộ nhớ: từ 0.490 V đến 1.166 V với bước điều chỉnh 0.026 V  Điện áp VTT: từ 0.490 V đến 1.166 V với bước điều chỉnh 0.026 V  Điện áp cầu bắc: từ 0.884 V đến 1.393 V với bước điều chỉnh 0.005 V  Điện áp cầu nam: từ 0.950 V đến 1.580 V với bước điều chỉnh 0.030 V  Điện áp HyperTransport: từ 0.80 V đến 1.83 V với bước điều chỉnh 0.01 V  Điện áp PCI Express: từ 1.136 V đến 3.974 V với bước điều chỉnh 0.034 V Bo mạch chủ này có một tính năng mở khóa lõi có sẵn là “Unlock CPU Core” dưới “Cell Menu” trong cài đặt bo mạch chủ. Chức năng n ày cho phép bạn mở khóa các lõi CPU ẩn trên các CPU AMD được lựa chọn. Hình 11: Thực đơn ép xung Hình 12: Thực đơn ép xung (tiếp) . được sử dụng trên mạch ổn áp chip cầu bắc (mạch ổn áp này được thiết kế theo chuẩn hai pha) và trên mạch ổn áp bộ nhớ (mạch ổn áp này cũng được thiết kế. Ổn áp MSI đã bổ sung thêm một mạch ổn áp cao cấp cho bo mạch chủ này, bao gồm năm pha, bốn pha dùng để tạo ra điện áp CPU chính (VDD

Ngày đăng: 07/11/2013, 00:15

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 7: Mạch ổn áp với hệ thống làm mát - Ổn áp MSI
Hình 7 Mạch ổn áp với hệ thống làm mát (Trang 2)
Hình 8: Các chi tiết về tụ SMD, mạch tích hợp pha - Ổn áp MSI
Hình 8 Các chi tiết về tụ SMD, mạch tích hợp pha (Trang 2)
Hình 9: Các LED để kiểm tra số pha CPU đang được sử dụng - Ổn áp MSI
Hình 9 Các LED để kiểm tra số pha CPU đang được sử dụng (Trang 3)
Hình 10: OC Dial - Ổn áp MSI
Hình 10 OC Dial (Trang 4)
Hình 11: Thực đơn ép xung - Ổn áp MSI
Hình 11 Thực đơn ép xung (Trang 5)
Hình 12: Thực đơn ép xung (tiếp) - Ổn áp MSI
Hình 12 Thực đơn ép xung (tiếp) (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w