1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Biến xung đột thành hợp tác

3 374 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 158,44 KB

Nội dung

Biến " xung đột " thành " hợp tác " Đa số chúng ta đều biết xung đột tại nơi làm việc sẽ dẫn tới kết quả không tốt cho mỗi người, nhưng bạn có biết rằng một xung đột với đồng nghiệp hay với bạn bè cũng có thể đưa lại những kết quả tích cực?Điều này hoàn toàn là thực tế khi bạn quan tâm tới một vài yếu tố nhất định. Xung đột như một chất xúc tác Về cơ bản, có hai dạng xung đột khác nhau: các xung đột cảm xúc (Emotional conflict) và các xung đột công việc (Task conflict). Các xung đột cảm xúc (hay còn gọi là các bất đồng tính cách) là kết quả của những vận động tâm lý thường phát sinh ngầm bên dưới bề mặt. Đây là những xung đột xuất hiện khi một hay cả hai bên cảm thấy mình đánh giá thấp hay không được coi trọng. Thông thường, các xung đột cảm xúc và các xung đột công việc sẽ xuất hiện cùng nhau hay một xung đột công việc có thể trở nên bị kích động hay bị hiểu sai, dẫn tới sự nghi ngờ, ganh đua và xung đột cảm xúc. Các xung đột công việc trọng tâm vào những hành động cần thực hiện và cách thức làm một việc nào đó. Những xung đột này thường đóng vai trò như những chất xúc tác, động viên và chào mời chúng ta tìm hiểu về những khác biệt của chúng ta.Khi chúng ta đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các xung đột này bằng việc tiến hành các cuộc hội thoại hay thảo luận, chúng ta thường có thể xác định được cách thức tốt nhất để hoàn thành các mục tiêu chung hay tiếp cận những quyết định chuẩn xác hơn. Tuy nhiên bạn có thể giải quyết cả những xung đột phức tạp nhất nếu các bên sẵn lòng ngồi xuống trò chuyện. Dưới đây là kế hoạch các bước để biến các xung đột của bạn thành hợp tác: 1) Chuẩn bị. Hãy ghi ra một vài chú ý về tình hình và cảm giác hiện tại của bạn. Hãy viết về nơi bạn đang đứng trong hiện tại, nơi bạn muốn đến trong tương lai và làm thế nào bạn có thể đến được đó. 2) Kêu gọi sự đình chiến. Hãy sẵn lòng ngồi xuống bàn và ở đó trong một thời gian. Phía bên kia cũng sẽ làm giống bạn nếu thông điệp của bạn là: “Tôi thực sự muốn tìm ra một giải pháp có lợi cho cả hai chúng ta”. Nếu bạn không thể truyền tải thông điệp, hãy tìm kiếm ai đó có thể can thiệp thay mặt bạn và đưa các bên vào bàn đàm phán. 3) Lên lịch đàm phán Hãy ngồi xuống vào thời điểm mà bạn và phía bên kia đã nhận rõ vấn đề và có thể xây dựng cho cuộc đàm phán quan trọng này những lịch trình thích hợp cùng công sức bỏ ra thích đáng cho nó. 4) Lắng nghe, lắng nghe, lắng nghe Hãy lắng nghe như thế bạn là một người giám sát ngoài cuộc không có trước bất cứ kiến thức nào về tình huống. Luôn có ít nhất hai mặt trong mỗi câu truyện. Bạn có thể ngạc nhiên khi bạn nghe thấy phần còn lại của câu chuyện. 5) Xác định các cảm xúc Tại gốc rễ của tất cả các xung đột của con người, cho dù là hai đứa trẻ ở trong sân trường hay hai quốc gia trong cuộc chiến tranh, một ai đó cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng, đánh giá thấp, bị tước quyền, không được quan tâm hay bị bỏ qua. Đôi lúc, chỉ cần xác định các cảm xúc của bạn và nhận ra rằng phía bên kia cũng có cảm xúc như vậy là đủ để giải quyết các tranh chấp của bạn. 6) Sẵn lòng xin lỗi Mối quan hệ càng gần gũi bao nhiêu, bạn sẽ càng cần phải sẵn sàng xin lỗi bấy nhiêu. Nếu bản thân bạn không thể xin lỗi về một vấn đề cụ thể nào đó, ít nhất hãy xin lỗi vì đã làm phía bên kia phải lo lắng, bận tâm tới sự việc hay bất cứ những gì bạn đã làm góp phần vào đó. 7) Đừng để các mối xung đột không được giải quyết Một thỏa thuận rằng các bên vẫn bất đồng ý kiến sẽ không thích hợp chút nào. Việc này chỉ dẫn bạn tới những cuộc tranh đấu khác trong tương lai. 8) Nếu tất cả vẫn thất bại, hãy nhờ cậy đến sự giúp đỡ của chuyên gia Thông thường, một ý kiến bên ngoài sẽ như một tia sáng lóe lên trong bóng tối và có thể giúp bạn đạt được một thỏa thuận. Hãy quan tâm tới việc mang đến một nhà điều đình khi mối quan hệ hay xung đột mang tính quan trọng. . tố nhất định. Xung đột như một chất xúc tác Về cơ bản, có hai dạng xung đột khác nhau: các xung đột cảm xúc (Emotional conflict) và các xung đột công việc. Biến " xung đột " thành " hợp tác " Đa số chúng ta đều biết xung đột tại nơi làm việc sẽ dẫn tới kết

Ngày đăng: 07/11/2013, 00:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hãy ghi ra một vài chú ý về tình hình và cảm giác hiện tại của bạn. Hãy viết về n ơ i  bạn đang đứng trong hiện tại, nơi bạn  muốn đến trong tương lai và làm thế nào  bạn có thểđến được đó - Biến xung đột thành hợp tác
y ghi ra một vài chú ý về tình hình và cảm giác hiện tại của bạn. Hãy viết về n ơ i bạn đang đứng trong hiện tại, nơi bạn muốn đến trong tương lai và làm thế nào bạn có thểđến được đó (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN