1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Biến xung đột thành hợp tác ý tưởng pptx

4 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 205,87 KB

Nội dung

Biến xung đột thành hợp tác ý tưởng Chốn công sở mà đặc biệt là các văn phòng kinh doanh thường được đánh giá là môi trường mang tính cạnh tranh và bất đồng cao nhất. Tuy nhiên, thay vì suy nghĩ về những bất đồng nơi công sở theo một chiều hướng tiêu cực và tìm cách hạn chế chúng, nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đã cố gắng biến chúng thành chất xúc tác cho sự sáng tạo và năng lượng của đội ngũ nhân viên. Biến xung đột thành hợp tác ý tưởng Quyết định này thực tế đã đem tới nhiều kết quả tốt đẹp. Vậy phải làm những gì để có thể biến xung đột thành hợp tác, dưới đây là những gợi ý cơ bản nhất của tạp chí doanh nhân entrepreneur. 1. Né tránh không làm xung đột biến mất Thực tế, khi đối mặt với nguy cơ xung đột, cách giải quyết đơn giản nhất mà con người thường sử dụng đó là né tránh. Tuy nhiên, dù là hiểu lầm thật sự hay chỉ là tưởng tượng thì cách làm này cũng không đem lại hiệu quả nào mà thậm chí còn có thể làm cho sự căng thẳng càng trầm trọng hơn. Một giải pháp hiệu quả hơn là giúp cho các đố i thủ ngồi lại với nhau và thảo luận một cách trực tiếp. Chỉ khi đó, vấn đề mới có thể được giải quyết, hai bên có cơ hội tiếp xúc để hiểu nhau và dễ dàng hợp tác lâu dài hơn. 2. Hành động dứt khoát đạt kết quả tốt hơn Nếu kiên quyết đưa những vấn đề gây tranh cãi ra thảo luận sẽ làm giảm khả năng tìm hiểu nhau và c ơ hội hợp tác giữa hai bên bất đồng. Bài học kinh nghiệm ở đây là chính nhờ có việc thảo luận về các sự khác biệt và những bất đồng mà giao tiếp có thể được cải thiện và năng suất công việc sẽ tăng. Không nên chờ đợi mà hãy nhanh chóng thảo luận với nhau. 3. Đưa ra các giải pháp cởi mở và trung thực Kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng suy nghĩ về kết quả cuối cùng có thể xảy ra. Khi đang thảo luận hãy giữ cho mọi người bình tĩnh. Khi mọi người cần có sự phối hợp chặt chẽ thì nói chuyện với nhau chính là mấu chốt của sự tôn trọng lẫn nhau. Thông thường, những người có năng suất làm việc cao sẽ tránh sự hiểu lầm vì họ nghĩ rằng “giải quyết nó” không ph ải công việc của họ và sẽ gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ mà họ đang làm. Khi nhận ra rằng xác định và giải quyết được hiểu lầm sẽ thực sự nâng cao được năng suất làm việc và triển vọng nghề nghiệp, họ lại gần như trở thành những người tham gia tích cực. 4. Sử dụng ngôn ngữ mô tả hơn là đánh giá Những từ ngữ mang tính phân tích phê phán có thể gây ra cảm giác bị phán xét và buộc tội, khiến mọi người cảnh giác. Đừng bắt đầu bằng những lời nói như: “Tôi nghe nói là bạn có vấn đề với giám đốc của bạn. Bà ấy nói là hành động của bạn gây tổn thương tinh thần cho người khác.” Cách nói mô tả và không thiên vị có thể lý giải các sự việc rõ ràng hơn và tránh được cảm giác gây tổn thương như sau: “Giám đốc nói rằng gần đây b ạn đang có những rắc rối mà có thể làm cản trở sự nghiệp của bạn. Bạn có thể kể cho tôi biết thêm về điều đó không? Tôi cá là nếu chúng ta làm việc cùng nhau, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp để cải thiện tình hình.” Tập trung vào vấn đề và ảnh hưởng của nó đến nơi làm việc và sau đó là cùng nhau tìm ra giải pháp sẽ có hiệu quả hơn. Quá trình này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi bạn loại bỏ đi tất cả các ngôn ngữ mang tính phán xét và trừng phạt trong cuộc đàm thoại. 5. Duy trì sự bình tĩnh Giải pháp giúp giải quyết được xung đột một cách hiệu quả tạo ra được một thứ gọi là “lực đẩy thành công”. Những cuộc đụng độ về cá tính, chính trị trong văn phòng, những sự ganh đua tầm thường và những phiền nhiễu tiêu cự c và hủy hoại năng lượng khác là những bước cản trên con đường giữa tổ chức của bạn và ranh giới kết thúc. Bên cạnh đó, tập trung vào các đức tính tốt nhất của chính mình và của những người xung quanh không hề khó. Đó là khả năng chuẩn bị và phân tích vấn đề để có thể tách biệt giữa những người làm việc hiệu quả nhất và những người còn lại. Những nhà qu ản lý đã thành công khi giải quyết các cuộc xung đột trong các tổ chức của họ sẽ là những người có thể trấn an được những lo lắng, giảm thiểu việc thay nhân công, động viên các nhân viên và thúc đẩy tăng trưởng cho công ty của mình. . chế chúng, nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đã cố gắng biến chúng thành chất xúc tác cho sự sáng tạo và năng lượng của đội ngũ nhân viên. Biến xung đột thành hợp tác ý tưởng Quyết định này thực. thể biến xung đột thành hợp tác, dưới đây là những gợi ý cơ bản nhất của tạp chí doanh nhân entrepreneur. 1. Né tránh không làm xung đột biến mất Thực tế, khi đối mặt với nguy cơ xung đột, . Biến xung đột thành hợp tác ý tưởng Chốn công sở mà đặc biệt là các văn phòng kinh doanh thường được đánh giá

Ngày đăng: 29/06/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w