Kinh tế biển-Cần chính sách nhất quán và hợp tác quốc tế docx

4 228 1
Kinh tế biển-Cần chính sách nhất quán và hợp tác quốc tế docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh tế biển : Cần chính sách nhất quán hợp tác quốc tế Với ba mặt giáp Biển Đông, Việt Nam ở vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn bị bỏ phí chúng ta đang bị đánh giá là có trình độ khai thác biển kém nhất khu vực. Vì sao, làm gì để thoát khỏi tình trạng này ? Theo “Chiến lược biển đến năm 2020”, kinh tế biển được xác định gồm một số ngành : hải sản, dầu khí, vận tải biển, dịch vụ cảng biển, đóng tàu, du lịch biển. Trong số này, tới nay chưa một ngành nào tận dụng được hết tiềm năng của một quốc gia ven biển có nhiều lợi thế như Việt Nam ( trừ dầu khí, thì lại là tài nguyên không thể phục hồi ). Tổng giá trị kinh tế thu được từ biển chỉ chiếm 12% GDP, còn rất xa mới đạt tới mức trên 50% GDP như “Chiến lược biển đến năm 2020” đề ra. Những khó khăn chủ yếu có thể nêu ngay là : thiếu tư duy kinh tế biển trong quản lý vĩ mô; sự hạn chế về trình độ kỹ thuật - công nghệ - phương tiện khai thác; cũng như một thực tế là nhiều vùng biển trong khu vực đang bị tranh chấp, gây khó khăn cho chiến lược khai thác biển của ta. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trong bối cảnh này, hợp tác quốc tế có thể là chìa khóa để hạn chế tranh chấp, bước đầu tiến tới xây dựng kinh tế biển. Hạn chế tranh chấp bằng con đường hợp tác quốc tế Biển Đông là một trong 6 biển lớn nhất thế giới, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, “ được chia sẻ ” giữa 9 quốc gia : Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan Campuchia. Đây cũng là con đường chiến lược của giao thương quốc tế, với 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất đi qua. Về tài nguyên, Biển Đông có hơn 2.500 loài cá ( trong đó, hàng trăm loài thuộc sách đỏ Việt Nam thế giới ), cùng một lượng chưa xác định cấu trúc dầu khí mỏ khoáng sản. Vì vị trí hết sức đặc biệt tiềm năng kinh tế lớn của nó, nên Biển Đông là một trong những khu vực bị tranh chấp nhiều nhất thế giới. Nói không quá, không khí chính trị giữa các nước nhiều khi bị đẩy tới mức căng thẳng chỉ vì vấn đề Biển Đông. Nhưng cũng chính vì thế mà việc đưa Biển Đông thành khu vực ổn định là điều thu hút sự quan tâm của quốc tế. TS Nguyễn Trường Giang, Ban Biên giới Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho rằng “hợp tác cùng phát triển ở Biển Đông là một đòi hỏi khách quan”, nghĩa là vấn đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà với cả cộng đồng khu vực thế giới. Ông Giang nhận định, trong bối cảnh hiện nay, hợp tác quốc tế trên Biển Đông là cách tốt nhất để giữ gìn ổn định hòa bình, xây dựng lòng tin sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tiến tới đàm phán hòa bình giữa các nước. Chia sẻ quan điểm của TS Giang, ông Hoàng Việt, Đại Học Luật TP HCM, cho rằng “phương án hợp tác khai thác chung có lẽ là khả thi nhất vào lúc này. Vấn đề là hợp tác như thế nào, bởi đã đang xảy ra việc có quốc gia sử dụng chiêu bài “khai thác chung” để khai thác vùng biển… của quốc gia khác”. Để ngăn chặn mọi sự “lạm dụng” có tính chất yêu sách, bá quyền, hai ông khuyến nghị một số điểm như: đẩy mạnh mô hình hợp tác đa phương; đảm bảo phương thức hợp tác phải trên cơ sở luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền, các bên đều bình đẳng cùng có lợi. Trước mắt, có thể tập trung vào các khu vực địa lý không nhạy cảm ưu tiên lựa chọn các lĩnh vực hợp tác phi kinh tế ( ví dụ tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, nghiên cứu khoa học, v.v ) Từ đây, sẽ xây dựng lòng tin để có thể tiến tới hợp tác quốc tế về kinh tế, mà mỗi nước vẫn có thể phát triển các ngành kinh tế biển riêng của mình. Tuy nhiên, TS Nguyễn Trường Giang cũng khuyến cáo : “Cần tuyên truyền, phổ biến các thỏa thuận khai thác chung ( nếu có ) để người dân hiểu cùng thực hiện. Phải có sự đồng thuận trong xã hội, nếu không rất khó tiến hành một chủ trương nào, nhất là khi vấn đề Biển Đông đã bị chính trị hóa ở một số nước. Phải có chính sách nhất quán “tư duy biển” Điều quan trọng cấp thiết là Việt Nam phải có một chính sách quốc gia về biển mang tầm chiến lược tổng hợp hơn, theo nghĩa phải quán triệt tư duy về biển cho toàn xã hội. Ông Hoàng Việt nhận xét: “Như hiện nay, chúng ta đang bị phân tán. Nhà nước chưa có chính sách nhất quán, hoặc có mà chưa phổ biến cụ thể tới các “công dân biển”, còn người dân thì không biết”. Ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển Hải đảo - cũng có ý cho rằng chúng ta đang “có vấn đề” từ chiến lược: “Việt Nam thiếu tính nhất quán về đường lối. Các chính sách, ví dụ Luật Biển, được ban hành rất chậm, chứng tỏ một sự ngắn hạn, thiếu tầm nhìn, thiếu tư duy về biển. Chúng ta đang “vươn ra biển lớn” với cái thế, cái tư duy rất “thuyền thúng””. Nếu so với khu vực, thì Trung Quốc đã có tầm nhìn chiến lược về Biển Đông từ rất lâu, với nhiều nghiên cứu khoa học bài bản chiến dịch tuyên truyền rộng khắp về giá trị kinh tế cũng như chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Một số nghiên cứu của họ cho rằng trữ lượng dầu khí tại quần đảo Trường Sa lên tới 100 tỷ thùng ( tuy rằng chưa nước nào trong khu vực thật sự tiến hành công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu ở đây ). Về phần mình, Việt Nam vẫn chưa có một chương trình khai thác bảo vệ tài nguyên biển một cách toàn diện, tổng hợp. Tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhân lực, trình độ kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi phải có đầu tư lớn về vốn, công nghệ cho các ngành kinh tế biển. Vậy mà ngay đến mô hình quản lý Nhà nước về biển, chúng ta cũng đang lúng túng, khi đây là một vấn đề có sự tham gia của nhiều cơ quan trong các lĩnh vực khác nhau : thủy hải sản, vận tải, hải quan, dầu khí, an ninh quốc phòng, thậm chí môi trường. Cuối cùng, để có thể hợp tác quốc tế về biển ( như đã nói ở trên ) thì điều kiện thiết yếu là Nhà nước phải có tư duy kinh tế biển trình độ quản lý tương ứng. Một ví dụ thực tiễn mà chúng ta có thể nghiên cứu là Thụy Sĩ. Đất nước nhỏ bé này đứng thứ năm thế giới về vận tải trên biển, mặc dù trên thực tế họ là một quốc gia không có biển. “Vươn ra biển lớn” - điều tất yếu “Lấy đại dương nuôi đất liền” là xu hướng của thế giới hiện nay. Việt Nam, với những lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị, không thể đứng ngoài xu hướng đó, “Chiến lược biển đến năm 2020” cho thấy chúng ta đã bước đầu có tư duy kinh tế biển. “Ngành cá đóng tàu là những ngành chủ chốt của cái mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam gọi là “kinh tế biển”, một ý tưởng được nêu trong “Chiến lược biển đến năm 2020” của Chính phủ. Khai thác dầu khí đốt ngoài biển sử dụng bờ biển cho du lịch cũng là những lĩnh vực Việt Nam muốn phát huy” – ba nhà kinh tế Jago Penrose, Jonathan Pincus Scott Cheshier đã viết như vậy vào năm 2007, sau khi Chính phủ ban hành “Chiến lược biển đến năm 2020”. “… Chính phủ hy vọng tới năm 2020, các ngành cá, đóng tàu, vận tải biển, du lịch các ngành dịch vụ liên quan sẽ chiếm hơn một nửa GDP so với mức 15% GDP năm 2005. Nhu cầu của thế giới về cá nuôi tàu biển trọng tải lớn đang tăng…” Với các lợi thế sẵn có, “Chiến lược biển đến năm 2020”, cùng những chương trình hành động cụ thể nhất là những chính sách ngoại giao, chính trị kinh tế nhất quán hơn, có thể hy vọng rằng Việt Nam sẽ thực hiện được mong ước trở thành cường quốc về biển. Như ba nhà kinh tế nói trên đã viết: “Sau khi làm cách mạng trên những cánh đồng lúa của đồng bằng sông Hồng sông Cửu Long, ngày nay Việt Nam đang hướng ra biển”. Đoan Trang  . Kinh tế biển : Cần chính sách nhất quán và hợp tác quốc tế Với ba mặt giáp Biển Đông, Việt Nam ở vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn bị bỏ phí và. cụ thể và nhất là những chính sách ngoại giao, chính trị và kinh tế nhất quán hơn, có thể hy vọng rằng Việt Nam sẽ thực hiện được mong ước trở thành cường quốc về biển. Như ba nhà kinh tế nói. này, hợp tác quốc tế có thể là chìa khóa để hạn chế tranh chấp, bước đầu tiến tới xây dựng kinh tế biển. Hạn chế tranh chấp bằng con đường hợp tác quốc tế Biển Đông là một trong 6 biển lớn nhất

Ngày đăng: 31/03/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan