3 GT kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô

104 89 0
3  GT kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách Giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.   LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ôtô, xe máy ở nước ta tăng khá nhanh. Nhiều hệ thống thiết bị hiện đại đã được trang bị cho ô tô, nhằm thỏa mãn nhu cầu về giao thông vận tải. Một số kết cấu đơn giản đã được thay thế bằng kết cấu hiện đại, một số thói quen và công nghệ trong sửa chữa không còn phù hợp. Hiện nay công nghệ sửa chữa phục hồi chi tiết cơ bản thay đổi sang sửa chữa thay thế. Do đó cần thiết phải có công nghệ chẩn đoán. Hiện nay, công nghệ chẩn đoán đang phát triển mạnh ở nước ta. Các thiết bị chẩn đoán kỹ thuật ngày càng được cải tiến hiện đại hóa và áp dụng rộng rãi, cần có đội ngũ kỹ thuật viên đủ trình độ đá̧p ứng yêu cầu của công nghệ. Để đáp ứng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ Cao đẳng và làm tài liệu tham khảo cho các kỹ thuật viên đang hành nghề, tác giả đã cố gắng nghiên cứu biên sọan cuốn giáo trình “Kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô”. Cuốn sách này được biên sọan với phương châm ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát mục tiêu đào tạo trình độ Cao đẳng chuyên ngành Công nghệ ô tô. Nội dung cuốn sách biên sọan dựa trên cơ sở hiểu biết của tác giả và kế thừa các công trình của các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đầu ngành ô tô có kinh nghiệm trong công tác đào tạo. Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời lượng 75 giờ, gồm các bài: Bài 1: Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ. Bài 2: Quy trình kiểm định. Bài 3: Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật động cơ Bài 4: Chẩn đoán hệ thống điện Bài 5: Chẩn đoán các hệ thống gầm ô tô Trong quá trình sử dụng, tùy theo yêu cầu cụ thể, có thể điều chỉnh số tiết trong mỗi bài cho phù hợp. Giáo trình chúng tôi biên soạn dựa vào chương trình đào tạo, kết hợp với thiết bị, mô hình, cơ sở vật chất phù hợp khoa học nhất, giúp cho người học dễ tiếp thu và rèn luyện kỹ năng đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là sinh viên hệ cao đẳng nghề. Sau khi học xong giáo trình này, có thể tự mình kiểm tra kiểm định, chẩn đoán, xử lý các hư hỏng. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn rằng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn đọc, chủ các cơ sở sửa chữa ô tô và các bạn đồng nghiệp để giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Trà Vinh, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1.Chủ biên: KS. Trần Đăng Khoa 2. Tác giả: KS. Trần Phong Dân 3. Thành viên: Nguyễn Hoàng Hận   MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN i Bài 1: TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ 2 1. Đặt vấn đề: 2 2. Quy định chung: 4 2.1. Phạm vi đối tượng áp dụng 4 2.2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện. 4 2.3. Quy định về hồ sơ phương tiện 5 3. Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của phương tiện khi tham gia giao thông: 5 3.1. Kiểm tra tổng quát 5 3.2. Hệ thống lái 12 3.3. Hệ thống phanh 14 3.4. Kiểm tra hệ thống điện và tín hiệu an toàn. 15 4. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: 20 4.1. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ: 20 4.2. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ đã sử dụng 21 5. Chu kỳ kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ: 21 6. Những ảnh hưởng của tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường đến an sinh xã hội. 22 6.1. Tai nạn giao thông. 22 6.2. Ô nhiễm do khí thải 22 6.3. Ảnh hưởng của các chất khí hải đến sức khoẻ con người 23 6.4. Ô nhiễm do tiếng ồn 24 CÂU HỎI 25 D. Tài liệu tham khảo. 26 Bài 2: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH 28 1. Lưu đồ đăng kiểm 28 2. Hạng mục và phương pháp kiểm tra 29 2.1. Kiểm tra nhận dạng, tổng quát 29 2.2. Kiểm tra khung và các phần gắn với khung 29 2.3. Kiểm tra khả năng quan sát của người lái 31 2.4. Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu 32 2.5. Kiểm tra bánh xe 36 2.6. Kiểm tra hệ thống phanh 37 2.7. Kiểm tra hệ thống lái 42 2.8. Kiểm tra hệ thống truyền lực 45 2.9. Kiểm tra hệ thống treo 46 2.10. Kiểm tra các trang thiết bị khác 47 2.11. Kiểm tra động cơ và môi trường 47 2.12. Hiệu quả phanh tay 51 CÂU HỎI 51 D. Tài liệu tham khảo: 52 Bài 3: CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ 53 1. Chẩn đoán động cơ theo công suất có ích ne 53 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công suất động cơ. 53 1.2. Các hiện tượng của động cơ khi có Ne giảm 54 1.3. Các phương pháp đo công suất động cơ dùng trong chẩn đoán. 54 2. Chẩn đoán động cơ theo thành phần khí thải 55 2.1. Đặc điểm phương pháp 55 2.2. Phương pháp chẩn đoán 55 2.3. Xử lý kết quả 55 2.4. Thiết bị phân tích khí xả 55 3. Chẩn đoán động cơ theo hàm lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn 55 3.1. Đặc điểm phương pháp 55 3.2. Phương pháp chẩn đoán 56 3.3. Xử lý kết quả 56 4. Chẩn đoán động cơ theo tiếng ồn, màu khói, mùi khói 56 4.1. Chẩn đoán theo tiếng ồn 56 4.2. Chẩn đoán theo màu khói và mùi khói 58 5. Chẩn đoán nhóm bao kín buồng cháy 59 5.1. Chẩn đoán theo độ lọt khí xuống các te 59 5.2. Chẩn đoán động cơ theo áp suất pc. 59 5.3. Chẩn đoán theo mức lọt khí qua nhóm bao kín buồng cháy 60 6. Chẩn đoán hệ thống bôi trơn 63 6.1. Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn 63 6.2.Cách kiểm tra chất lượng dầu 63 6.3. Kiểm tra bơm dầu, lọc dầu. 64 6.4. Kiểm tra áp suất đường dầu chính. 64 7. Chẩn đoán hệ thống làm mát 64 7.1. Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo chung của hệ thống làm mát 64 7.2. Các dạng hư hỏng của hệ thống làm mát 65 7.3. Chẩn đoán hệ thống làm mát 66 8. Chẩn đoán hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 66 8.1. Nhiệm vụ và cấu tạo chung 66 8.2. Động cơ khó hoặc không khởi động được 66 8.3. Tiêu thụ nhiều xăng: 66 8.4. Động cơ mất công suất ở tốc độ cao, xe không vọt (gia tốc kém) 67 8.5. Chạy không tải không ổn định 67 9. Chẩn đoán hệ thống nhiên liệu động cơ diesel 67 9.1. Nhiệm vụ và cấu tạo chung 67 9.2. Các triệu chứng của động cơ Diesel khi hư hỏng hệ thống nhiên liệu 68 9.3. Phân tích các dạng hư hỏng của bơm cao áp 69 9.4. Phân tích các dạng hư hỏng của vòi phun 71 9.5. Thiết bị kiểm tra vòi phun 72 9.6. Thiết bị kiểm tra bơm cao áp: 72 9.7. Kiểm tra đồng đều lượng phun 73 9.8. Kiểm tra thời điểm phun 74 9.9. Kiểm tra số vòng quay điều tốc hạn chế tốc độ làm việc. 74 CÂU HỎI 75 D. Tài liệu tham khảo. 75 Bài 4: CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN 76 1. Chẩn đoán trạng thái đánh lửa 76 1.1. Nhiệm vụ và cấu tạo chung của hệ thống đánh lửa 76 1.2. Hư hỏng của biến áp 76 1.3. Hư hỏng bộ chia điện 76 1.4. Hư hỏng của bugi 77 1.5. Chẩn đoán hệ thống đánh lửa 77 2. Chẩn đoán hệ thống khởi động 78 2.1. Nhiệm vụ, phân loại và cấu tạo chung của hệ thống khởi động. 78 2.2. Các dạng hư hỏng của hệ thống khởi động 79 3. Chẩn đoán các trang thiết bị điện ô tô 79 3.1. Tổ chức chuẩn bị nơi làm việc 79 3.2. Quy trình thực hành kiểm tra chẩn đoán 79 3.3. Thực hành kiểm tra chẩn đoán hệ thống cung cấp điện 80 3.4. Chẩn đoán hư hỏng máy phát điện 81 4. Thực hành kiểm tra chẩn đoán hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu và thông tin 81 4.1. Thông số kỹ thuật của hệ thống đèn chiếu sáng, tín hiệu và thông tin 81 4.2. Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng 82 4.3. Kiểm tra hệ thống thông tin 82 5. Thực hành kiểm tra chẩn đoán hệ thống phụ (bộ gạt nước mưa, bộ phun nước rửa kính và bộ điều hoà không khí) 83 5.1.Thông số kỹ thuật của hệ thống phụ 83 5.2. Kiểm tra bộ gạt nước mưa, bộ phun nước rửa kính 83 5.3. Kiểm tra bộ điều hoà không khí 83 CÂU HỎI 83 D. Tài liệu tham khảo: 84 Bài 5: CHẨN ĐOÁN CÁC HỆ THỐNG GẦM Ô TÔ 85 1. Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống truyền lực và cầu chủ động. 85 1.1. Nội dung công việc 85 1.2. Quy trình thực hành kiểm tra chẩn đoán 85 1.3. Thực hành kiểm tra chẩn đoán ly hợp ma sát 86 1.4. Kiểm tra chẩn đoán cụm hộp số và hộp phân phối 87 1.5. Chẩn đoán cụm hộp số tự động 88 1.6. Kiểm tra chẩn đoán cụm truyền động các đăng 90 1.7. Kiểm tra chẩn đoán cụm cầu chủ động 91 2. Kiểm tra và chẩn đoán hệ thống lái và cầu trước dẫn hướng ô tô 93 2.1. Quy trình kiểm tra chẩn đoán 93 2.2. Thực hành kiểm tra chẩn đoán hệ thống lái 93 2.3. Chẩn đoán cầu trước dẫn hướng 95 2.4. Kiểm tra các góc đặt (góc nghiêng) của bánh xe dẫn hướng 96 2.5. Chẩn đoán hệ thống lái có trợ lực 97 3. Kiểm tra và chẩn đoán hệ thống phanh ô tô 99 3.1. Quy trình thực hành kiểm tra chẩn đoán 99 3.2. Thực hành kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh 99 3.3. Các yêu cầu cơ bản khi kiểm tra hệ thống phanh 99 3.4. Các phương pháp chẩn đoán hệ thống phanh 100 3.5 Xác định lực phanh và hành trình bàn đạp phanh 101 3.6. Kiểm tra hiệu quả phanh tay 101 3.7. Xác định sự không đồng đều của lực phanh lên các bánh xe 102 3.8. Chẩn đoán cơ cấu phanh 102 3.9. Chẩn đoán dẫn động phanh 103 3.10. Chẩn đoán dẫn động phanh có bộ điều hoà 103 3.11. Chẩn đoán dẫn động phanh có ABS 104 CÂU HỎI 106 D. Tài liệu tham khảo 106 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô Mã mô đun: MĐ 30 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn họcmô đun sau: MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 26, MĐ 27, MĐ 28, MĐ 29 Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề tự chọn. Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun Kiểm định và chẩn đoán kỹ thuật ô tô làm mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm tra xác định tình trạng kỹ thuật của các hệ thống trên xe ô tô; nội dung mô đun trình bày phương pháp nhận dạng tổng quát về ô tô, phương pháp kiểm tra chần đoán các hệ thống trên ô tô. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, sinh viên có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kiểm định chất lượng lưu hành ô tô và có kỹ năng thực hiện xử lý chẩn đoán một số hư hỏng thông thường của ô tô để đảm bảo kỹ thuật cho ô tô hoạt động. Mục tiêu của mô đun: Kiến thức: Liệt kê được những vấn đề và những quy định chung. Trình bày được tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của phương tiện khi tham gia giao thông. Mô tả được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Áp dụng được chu kỳ kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ. Mô tả và thực hiện được lưu đồ kiểm định và quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ. Phát biểu được các phương pháp chẩn đoán. Kỹ năng: Xác định được tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường do khí thải gây ra. Xác định đúng khái niệm về chẩn đoán kỹ thuật. Phát biểu các thông số số đặc trưng dùng trong chẩn đoán kỹ thuật. Mô tả được mối quan hệ giữa các thông số trong hệ thống chẩn đoán với các quá trình chẩn đoán kỹ thuật. Tổ chức được quy trình bảo dưỡng kỹ thuật chẩn đoán. Áp dụng công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật trong các cơ sở và công ty sửa chữa ô tô. Mô tả được các thiết bị chẩn đoán trong kiểm định kỹ thuật. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong quá trình thực hiệnt Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian. Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót. Nội dung của mô đun: Bài 1: TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ Mã bài: 01 A. Giới thiệu Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật rất quan trọng của xe ô tô, bao gồm: Tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải, môi trường của các Quốc gia điển hình và nhằm thực hiện việc đảm bảo an toàn giao thông khi vận hành trên đường. B. Mục tiêu thực hiện Học xong bài này người học có khả năng. Liệt kê được những vấn đề và những quy định chung. Trình bày được tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của phương tiện khi tham gia giao thông. Mô tả thời nắm được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Áp dụng được chu kỳ kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ. Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. C. Nội dung bài học 1. Đặt vấn đề: Ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông đã và đang là trở thành mối quan tâm hàng đầu của các đô thị lớn trên toàn thế giới. Tại Việt Nam giao thông vận tải đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh có những đóng góp đáng kể cho xã hội thì vấn đề tai nạn giao thông và ô nhiễm do giao thông gây ra đã và đang là vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay. Mặt dù các chiến sỹ Cảnh sát giao thông và Cục đăng kiểm Việt Nam đã luôn có những chính sách cải cách mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của mình và để phục vụ tốt cho lợi ích của nhân dân, nhưng với thực trạng như hiện nay số người chết vì tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường hàng năm đang ở mức độ báo động rất cao khoảng 14.000 người.(1) Vì vậy cần phải có những đánh giá kịp thời về công tác quản lý từ cấp Trung ương đến địa phương có thật sự tốt hay chưa? những tiêu chuẩn hiện hành có còn hợp lý không? Cán bộ quản lý có thực hiện đúng theo đường lối, chính sách của nhà nước không? Nghiệp vụ chuyên môn, trình độ của cán bộ quản lý có theo kịp với sự phát triển hiện tại của xã hội hay không? Các đăng kiểm viên có làm đúng theo quy trình hay không? CSGT có thực hiện đúng chức trách của mình hay chưa? Trong khi đó tai nạn giao thông do (mất phanh, mất lái, do quá tốc độ, quá tải, . . . .) bệnh tật do ô nhiễm môi trường vẫn còn đó và liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây và hiện nay tai nạn giao thông đã trở thành đại dịch của xã hội. Chính vì thế chúng ta tập trung phân tích vào những tác nhân nào ảnh hưởng nhiều nhất đến tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường đó là chất lượng phương tiện đặt biệt là các tiêu chuẩn phanh, tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn về con người. Trên cơ sở đó để làm thước đo giá trị để cán bộ đăng kiểm trên toàn quốc thấy được những vấn nạn mà nước Việt Nam đang mắc phải, đồng thời mỗi con người phải xây dựng cho mình được một tiêu chí riêng nhằm nâng cao hơn nữa về chất lượng kiểm định để góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho loài người và môi trường. (1) Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2017, toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày có gần 23 người chết vì tai nạn giao thông. So với năm tháng đầu năm 2010, TNGT giảm 15 vụ nhưng tăng 51 người chết và tăng 240 người bị thương. “So với 12 tháng năm 2016, tai nạn giao thông giảm cả về số vụ giảm 1.509 vụ (giảm 6,99%), số người chết giảm 406 người (giảm 4,67%), số người bị thương giảm 2.240 người (giảm 11,62%),” ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra số liệu so sánh. Cụ thể, tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 9.770 vụ, làm chết 8.279 người, bị thương 5.587 người. Va chạm giao thông xảy ra 10.310 vụ, làm bị thương nhẹ 11.453 người. So với cùng kỳ năm 2016 giảm 930 vụ (giảm 8,27%), giảm 1.647 người bị thương (giảm 12,57%). Theo ông Thái, tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất khi năm vừa qua cả nước đã xảy ra 19.798 vụ, làm chết 8.089 người, bị thương 16.970 người trong đó có 62 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 199 người, bị thương 189 người. Giáp ngày cuối năm 2017, theo báo cáo của Bộ Công an tình hình tai nạn giao thông ngày 3012 trong đợt nghỉ Tết Dương lịch, toàn quốc xảy ra 34 vụ tai nạn giao thông, làm chết 29 người, bị thương 32 người. Điều đáng chú ý, trong năm 2017, số vụ tai nạn giao thông, người chết, bị thương trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy đều giảm. Nhưng số người chết trong lĩnh vực hàng hải lại tăng cao. 16062016 8:54:30 AM Theo báo cáo của WHO được công bố mới đây, ô nhiễm môi trường đã gây ra cái chết của 12,6 triệu người hàng năm, do điều kiện sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia trong 6 tháng đầu năm nay gần 9.000 vụ tai nạn giao thông, đường bộ xảy ra 8.889 vụ, đường sắt xảy ra 62 vụ, đường thủy nội địa xảy ra 40 vụ. Lĩnh vực hàng không, 6 tháng xảy ra 10 sự cố, tăng 5 sự cố so với cùng kỳ 2017. Lĩnh vực hàng hải xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1 người, giảm 2 vụ so với cùng kỳ. Trong 6.804 vụ tai nạn giao thông đường bộ: 26% vụ tai nạn do người lái vi phạm làn đường, phần đường, 8,77% vi phạm tốc độ chạy xe, 8,86% do chuyển hướng không chú ý, 6,23% do không nhường đường, 5,97% do vượt xe sai quy định, 7,82% vi phạm quy trình thao tác lái xe, 2,32% do tránh xe, 4,23% do sử dụng rượu bia. Điều đáng chú ý là tình trạng chống lại cảnh sát giao thông khi thi hành nhiệm vụ với tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Trong 6 tháng đầu năm 2018 xảy ra 15 vụ chống làm 16 cán bộ chiến sĩ bị thương, bắt giữ 13 đối tượng. 2. Quy định chung: 2.1. Phạm vi đối tượng áp dụng Kiểm tra định kỳ cho các loại ô tô, các loại phương tiện có lắp động cơ. Kiểm tra các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường công cộng và đường đô thị. Là căn cứ kỹ thuật cho tất cả các trạm đăng kiểm làm nhiệm vụ kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ. Làm căn cứ cho các chủ phương tiện và người lái xe nhằm thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa để phương tiện luôn luôn đạt được những tiêu chuẩn khi tham gia giao thông. 2.2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện. Những thay đổi về kết cấu của phương tiện không đúng với thủ tục quy định, nội dung xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì phương tiện sẽ không đạt tiêu chuẩn. Chủ phương tiện phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo phương tiện luôn đạt tiêu chuẩn khi lưu hành. 2.3. Quy định về hồ sơ phương tiện Khi tiến hành kiểm tra định kỳ, nếu thiếu một trong những giấy tờ quy định dưới đây khi xuất trình cho các cơ sở kiểm định kỹ thuật phương tiện sẽ bị coi là không đạt tiêu chuẩn. Giấy chứng nhận đăng ký biển số của phương tiện. Giấy phép lưu hành đang có hiệu lực (đối với phương tiện đang sử dụng). Hồ sơ kỹ thuật hợp lệ theo quy định của Bộ giao thông vận tải nếu phương tiện đã hoán cải. 3. TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA GIAO THÔNG: 3.1. KIỂM TRA TỔNG QUÁT 3.1.1. Nhận dạng biển số đăng ký xe ô tô Mỗi xe có 2 biển biển ngắn lắp phía sau, biển dài lắp phía trước, ngoài ra xe khách và xe tải phải kẻ biển số trên thành xe (đặc biệt có một số xe chỉ lắp được biển số dài). Biển số phải được kẹp chặt và lắp đúng vị trí quy định, không được cong vênh, nứt gãy. Biển số xe được làm bằng hợp kim nhôm sắt, có dạng hình chữ nhật hoặc hơi vuông, trên đó có in những con số và chữ cho biết: Vùng và địa phương quản lý, các con số cụ thể khi tra trên máy tính còn cho biết danh tính người chủ hay đơn vị đã mua nó, thời gian mua nó ... Đặc biệt trên đó còn có hình Quốc huy dập nổi của Việt Nam. Màu sơn, nội dung của biển số theo quy định số 1549C11(C26) ngày 26101995 của Tổng cục cảnh sát nhân dân Bộ nội vụ. Màu sơn: Nền biển màu trắng, chữ màu đen là xe thuộc sở hữu cá nhân và xe của các doanh nghiệp. Nền biển màu xanh dương, chữ màu trắng là biển xe của các cơ quan hành chính sự nghiệp. Nền biển màu đỏ, chữ màu trắng là xe quân đội, xe của các doanh nghiệp quân đội. Nền biển màu vàng chữ trắng là xe thuộc Bộ tư lệnh Biên phòng. Nền biển màu vàng chữ đen là xe cơ giới chuyên dụng làm công trình. Nội dung của biển số: bao gồm mã số đầu và mã số thứ tự. Xe dân sự: Hai mã số đầu trên biển số xe được quy định cho từng địa phương ví dụ: thành phố Hà Nội mã số đầu trên biển số từ 29 – 33, thành phố Hồ Chí Minh mã số đầu từ 50 – 59, tỉnh Vĩnh Phúc mã số đầu trên biển là 88. Ví dụ một xe ô tô có biển số là 30K 6789 thì chủ xe đăng ký tại Hà Nội, số 6789 là số thứ tự của xe đã đăng ký. Xe các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng: Do Bộ Quốc phòng cấp cho các đơn vị, cơ quan thuộc lực lượng vũ trang do Bộ quản lý. Biển xe gồm mã (2 chữ cái ) và 4 chữ số (biểu thị thứ tự). Ví dụ: BB 6789 BB là Binh chủng tăng thiết giáp, 6789 là số thứ tự của xe đã đăng ký. Biển số 80: Biển xe có 2 mã số đầu là 80 do Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt (C26) thuộc Bộ Công an, cấp cho các cơ quan sau: 1. Các ban của Trung ương Đảng. 2. Văn phòng Chủ tịch nước. 3. Văn phòng Quốc hội. 4. Văn phòng Chính phủ. 5. Bộ Công an. 6. Xe phục vụ các uỷ viên Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ. 7. Bộ Ngoại giao. 8. Viện kiểm sát nhân dân. 9. Thông tấn xã Việt Nam.Báo nhân dân 10. Thanh tra Nhà nước. 11. Học viện Chính trị quốc gia. 12. Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng, khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh. 13. Trung tâm lưu trữ quốc gia. 14. Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình (trước đây). 15. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 16. Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên. 17. Người nước ngoài. 18. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. 19. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. 20. Kiểm toán nhà nước. Một số biển đặc biệt như 2 chữ cái đầu trên biển có chữ NN (nước ngoài) hoặc NG (ngoại giao) là cấp cho các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài, trên cơ sở sự đề xuất của Đại sứ quán nước đó và sự đồng ý của Bộ Ngoại giao. Từ ngày 6 tháng 12 năm 2010, các biển số xe tại Việt Nam tăng từ bốn lên năm chữ số (phần mở rộng) khi đăng ký mới (biển cũ vẫn dùng bình thường, và có thể đổi sang biển mới nếu có nhu cầu). Về biển số xe mới, kích thước vẫn giữ nguyên nhưng các dãy số mở rộng trên biển sẽ không liền kề nhau mà bị ngắt quãng. Theo đó 3 số đầu của biển sẽ liên tiếp nhau và được ngắt quãng bằng một dấu chấm rồi nối tiếp hai số cuối (VD: 84A000.01, 84B000.01, 84C000.01, 84D000.01). 3.1.2.Số khung: Số khung khi trên xe được ấn định cho từng xe bởi nhà sản xuất nhằm phục vụ cho nhận biết xe và đăng ký. Nó bao gồm 17 ký tự (cả số và chữ) được chia làm 3 phần chính: Phần thứ nhất là nhận biết nhà sản xuất (WIN) gồm 3 ký tự được ấn định bởi nhà sản xuất theo tổ chức quốc tế, phần thứ hai miêu tả xe (VDS) bao gồm 6 ký tự do nhà sản xuất quy định cho biết đặc điểm chung của xe, phần thứ ba chỉ thị xe (VIS) gồm 8 ký tự, 4 ký tự cuối cùng phải là số, ký tự thứ nhất của nhóm (ký tự thứ 10 tính từ đầu) chỉ năm sản xuất ký tự thứ 2 của nhóm chỉ nhà máy sản xuất. Các ký tự này rõ ràng, gắn vào những vị trí dễ xem, và được bảo vệ tồn tại lâu dài. Các ký tự sử dụng cho số nhận biết xe là các con số và các chữ cái la tinh trừ I, O, Q. Ví dụ: model NKR55E của ISUZU: Số khung: JAANKR55LV7100009 Bảng 1: Bảng xác định năm sản xuất xe. 3.1.3.Số động cơ: Số nhận biết động cơ là số không lặp lại trong một thời kỳ riêng biệt. Số động cơ do nhà sản xuất ấn định. Số động cơ có thể trùng với số nhận biết xe. Số động cơ được đóng ở vị trí dễ quan sát, khó được di chuyển và không thay đổi, chiều cao nhỏ nhất của số và chữ là 4,5 mm. Ý nghĩa của các chữ viết tắt của nhóm ký tự chỉ mã số kiểu động cơ. Đặc điểm của động cơ (1) Ký tự (2) Nguyên bản tiếng Anh (3) Ý nghĩa của ký tự (4) Nhiên liệu sử dụng G Gasoline Xăng D Diesel Diesel Bố trí xylanh IL In line Một dãy HO Horizontally Opposed Đối xứng nằm ngang thẳng hàng V V type Kiểu chữ V (420V, 900V) Bố trí van OHC Overhead Camshaft Trục cam đặt phía trên DOHC Double Overhead Camshaft Hai trục cam đặt phía trên nắp máy OHV Overhead Valve Van đặt phía trên RDV RotaryDisk Valve Đĩa van xoay PV Piston Valve Van con đội kiểu piston HT cung cấp nhiên liệu C Carburetor Chế hoà khí EC Electronic Carburetor Chế hoà khí điều khiển điện tử FI Fuel injection Phun xăng EFI Electronic Fuel injection Phun xăng điều khiển điện tử HT làm mát A Air cooling Bằng không khí W Water cooling Bằng nước Bố trí động cơ F Front Bố trí phía trước R Rear Bố trí phía sau US Under seat Bố trí dưới ghế ngồi M Midship Bố trí ở giữa Tiêu chuẩn (S) SAE Theo tiêu chuẩn SAE (Sg) SAE Theo tiêu chuẩn SAE (D) DIN Theo tiêu chuẩn DIN (EEC) EEC Theo tiêu chuẩn EEC (J) JIS Theo tiêu chuẩn JIS Ví dụ : Phương pháp đánh số của động cơ IFA: 4VD14,5122SRW 0098765 Chú giải: 4: Số xy lanh (4 xy lanh) V: Động cơ 4 kỳ D: Diesel 14,5: Hành trình piston (inch) 12: Đường kính xy lanh 2: Thế hệ động cơ (thế hệ 2) S: Xy lanh đứng R: Xy lanh bố trí thẳng hàng W: Làm mát bằng nước 0098765: Số thứ tự động cơ 3.1.4. Kiểm tra màu sơn: Bằng quan sát kiểm tra màu sơn của xe phải đúng với màu sơn trong đăng ký, chất lượng lớp sơn còn tốt, không bong tróc, các màu sơn trang trí không vuợt quá 50% màu sơn đăng ký. Màu của một chiếc xe khi xuất xưởng được ký hiệu bằng một thẻ gọi là mã màu thường gắn trong nắp cabô xe, kỹ thuật viên tiến hành so màu xe với tập thẻ mã số màu của loại xe đó để chọn ra thẻ tương thích. 3.1.5. Kiểm tra thân vỏ, buồng lái, thùng hàng, sàn bệ xe Quan sát, dùng búa chuyên dùng hoặc tay lắc để kiểm tra sự định vị, kẹp chặt giữa vỏ xe với khung xương, giữa buồng lái với thùng hàng, sàn bệ với khung xe. Thân vỏ không bị thủng, mối mọt, dập gãy. Các khoá hãm, chốt cửa còn tốt không tự bật ra. Cách nhiệt, cách âm đối với xe khách và xe du lịch tốt. Kính không bị nứt vỡ, điều khiển nhẹ nhàng. 3.1.6. Kiểm tra khung xương Khung xe đủ số lượng, kích thước, kết cấu khung dầm đúng thiết kế, không mối mọt, thủng, nứt, gãy. Khung xe bắt với dầm chắc chắn. Lớp vỏ ngoài, trong bắt chặt với khung. Cánh cửa đóng mở nhẹ nhàng đủ bản lề và gioăng làm kín. 3.1.7. Kiểm tra khung xe, moóc kéo, mâm (chốt kéo) Khung xe không được biến dạng sai khác với nguyên thuỷ. Các xà dọc, xà ngang liên kết chắc không mối mọt, nứt, vỡ. Các mối liên kết phải đủ đinh tán hoặc bu lông đúng yêu cầu kỹ thuật. Lớp sơn bảo vệ khung phải tốt. Moóc kéo phía sau phải đủ chi tiết, xà ngang bắt moóc kéo phải được gia cố vững chắc. Mâm kéo phải đủ chi tiết, định vị chắc chắn, hoạt động nhẹ nhàng không bị kẹt. Khoá hãm không tự mở ra. 3.1.8. Kiểm tra tay vịn, cột chống, giá để hàng, chắn bùn, kính chắn gió. Tay vịn, cột chống phải được định vị đúng, không cản lối đi và được kẹp chặt. Mặt ngoài của tay vịn không được gỉ. Khoang để hành lý chắc chắn không thủng, có đủ cửa và khoá hãm. Giá hàng hoá trên mui xe theo tiêu chuẩn TCVN 446187. Chỉ tiêu đánh giá đối với hành lý được bố trí trong khoang hành khách theo tiêu chuẩn TCVN 446187. Chắn bùn phải đúng thiết kế, định vị chắc chắn không thủng rách. Kính chắn gió trước là loại kính an toàn, không màu sắc, nhẵn, không nứt vỡ, đủ gioăng đệm, không cho phép trang trí, sơn hoặc dán giấy che nắng làm giảm độ rõ, sai lệch khi quan sát. Kính chắn gió phía sau và bên sườn không nứt vỡ, đủ gioăng đệm điều khiển dễ dàng, chắc chắn. 3.1.9. Gương quan sát phía sau: Đủ, đúng quy cách, không có vết rạn nứt, cho hình ảnh rõ ràng. Quan sát được ít nhất ở khoảng cách 20m phía sau, rộng 4m. 3.1.10. Kiểm tra ghế người lái, ghế hành khách Có thể dùng mắt quan sát hoặc tay lay, lắc để xác định tiêu chuẩn của ghế. Tiêu chuẩn đánh giá ghế hành khách theo tiêu chuẩn TCVN 414585 3.1.11. Độ kín khít của hệ thống nhiên liệu và bôi trơn: Không rò rỉ thành giọt. Thùng nhiên liệu định vị đúng, chắc chắn, nắp phải kín. 3.1.12. Kiểm tra hệ thống truyền lực: Kiểm tra bàn đạp ly hợp Quan sát sự lắp đặt của bàn đạp, dùng chân đạp và nhả bàn đạp ly hợp vài lần. Dùng thước đo hành trình tự do và khe hở tương đối với sàn xe. Bàn đạp ly hợp phải đảm bảo những điều kiện sau: + Bàn đạp ly hợp phải được định vị đúng, chắc chắn, đủ bền khi hoạt động, bàn đạp phải điều khiển nhẹ nhàng. + Trị số chiều cao của bàn đạp ly hợp, hành trình tự do và hành trình toàn bộ của bàn đạp ly hợp phải nằm trong giới hạn quy định của nhà sản xuất. Trường hợp không có hành trình tự do, không có khe hở với sàn xe … thì không đạt yêu cầu. Hình 2.2.1 Kiểm tra bàn đạp ly hợp. Kiểm tra độ kín khít của dẫn động ly hợp, độ kín khít các tổng thành: Hộp số, cầu chủ động, … của hệ thống truyền lực + Đạp hết và giữ bàn đạp ly hợp. Quan sát trên hệ thống ly hợp phải đảm bảo các đường ống, xy lanh của hệ thống dẫn động ly hợp không được rò rỉ. + Quan sát sự rò rỉ, chảy dầu của các tổng thành của hệ thống truyền lực, không được có biểu hiện chảy dầu đáng kể (thành giọt). Hình : Kiểm tra sự rò rỉ của trợ lực ly hợp Kiểm tra sự lắp đặt, trạng thái làm việc của hệ thống truyền lực. Dừng động cơ. Về số không. Quan sát, dùng tay lắc và búa kiểm tra xác định trạng thái lắp đặt, các hư hỏng, biến dạng của chi tiết, độ rơ của các cụm, tổng thành trong hệ thống truyền lực (các đăng, hộp số,…). Kiểm tra các mối liên kết. Các cụm, các tổng thành của hệ thống truyền lực phải đúng hồ sơ kỹ thuật, không rạn nứt, biến dạng định vị đúng vị trí, lắp ghép chắc chắn. Các mối lắp ghép phải đủ các chi tiết kẹp chặt, đủ các chi tiết chống tự tháo, các đai ốc không được trờn hoặc hư hỏng. Các phớt chắn bụi, dầu mỡ phải lắp ghép đúng vị trí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các trục quay không được nứt vỡ, biến dạng (cong, vênh) hoặc có dấu vết biến dạng. Các trục chuyển động, các trục quay, các liên kết của các chi tiết chuyển động (then hoa, trục chữ thập,…), các ổ bi không được rơ quá giới hạn cho phép. Chú ý khi kiểm tra sự làm việc của ly hợp: Cần kiểm tra ly hợp có hiện tượng cắt không hết hoặc hiện tượng trượt do điều khiển không đúng hoặc các tấm ma sát quá mòn, hỏng. Ly hợp không được kẹt, dính, có tiếng kêu bất thường. Ly hợp phải ngắt hoàn toàn động cơ khỏi hệ thống truyền lực. Kiểm tra hệ thống truyền lực xích và bánh răng hở Bằng quan sát hoặc búa kiểm tra xác định trạng thái lắp đặt, sự mòn và hư hỏng của bộ truyền, xác định độ chùng của các bộ truyền xích phải đảm bảo trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất. Các tổng thành đúng với hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. Không rò rỉ chất lỏng thành giọt và không rò rỉ khí nén. Ly hợp đóng nhẹ nhàng, cắt dứt khoát. Bàn đạp ly hợp phải có hành trình tự do theo quy định của nhà sản xuất. Hộp số không nhãy số, không biến dạng, không nứt. Trục các đăng không biến dạng, nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. Độ rơ của then hoa và các trục chữ thập nằm trong giới hạn cho phép. Cầu xe không biến dạng, không nứt. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ly hợp. Bài tập 2: Kiểm tra các mối ghép, các trục truyền động Cần chú ý các nội dung trọng tâm: Xác định đúng các bộ phận của hệ thống truyền lực. Phương pháp kiểm tra trạng thái của hệ thống truyền lực. 3.1.13. Xăm, lốp, bánh xe: Theo TCVN 5601 và TCVN 56021999 Vành: Đúng kiểu loại, không biến dạng, không rạn nứt. Moayơ: Quay trơn, không bó kẹt, không có độ rơ dọc trục và hướng kính. Lốp: Đúng cỡ, đủ số lượng, đủ áp xuất, không phồng rộp, không nứt vỡ tới lớp vải. Các bánh dẫn hướng phải đồng đều về chiều cao hoa lốp, không sử dụng lốp đắp. Chiều cao hoa lốp còn lại các bánh dẫn hướng không nhỏ hơn: + Ô tô con : 1,6mm. + Ô tô khách : 2,0mm. + Ô tô tải : 1,0mm. 3.1.14. Hệ thống treo: Đúng với hồ sơ kỹ thuật. Đầy đủ các chi tiết, định vị đúng như thiết kế của nhà chế tạo. Các giảm chấn không rò rỉ, các chụp bụi và các đệm bạc cao su đầu trên và dưới không nứt vỡ, hoạt động tốt. 3.1.15. Đồng hồ tốc độ: Sai số đồng hồ tốc độ của phương tiện so với đồng hồ chuẩn khi kiểm tra ở tốc độ 40kmh không lớn hơn 10%. 3.2. Hệ thống lái 3.2.1.Vô lăng lái: Khi tiến hành ta cần kiểm tra độ rơ góc, sự hoạt động, tình trạng hư hỏng và tình trạng lắp ráp với trục lái của vô lăng. Bằng cách dịch chuyển vành tay lái sang trái, phải, lên trên, xuống dưới, kéo dọc trục ta xác định được độ rơ hướng kính và hướng trục. Các độ rơ này không được không được có. Đo độ rơ của vành vô lăng bằng thiết bị chuyên dùng. Độ rơ của vành vô lăng không quá 100 đối với ô tô con, ô tô khách dưới 12 chỗ, ô tô tải dưới 1500 kg; 200 đối với ô tô khách; 250 đối với ô tô tải lớn hơn 1500 kg. Không được có sự khác biệt giữa lực lái trái và phải. Vô lăng phải đúng kiểu, đúng chủng loại, không nứt vỡ, bắt chặt với trục lái. Vô lăng phải được bố trí thuận lợi, có thể điều khiển dễ dàng và ổn định đối với mọi người lái. 3.2.2.Trục lái: Kiểm tra hư hỏng và tình trạng lắp đặt của các bộ phận, kiểm tra độ rơ của trục lái. Dịch chuyển vô lăng theo các hướng khác nhau để kiểm tra độ rơ của trục lái. Quan sát để xác định các hư hỏng. Trục lái phải đúng chủng loại, lắp ráp chắc chắn, không có độ rơ dọc trục, ngang. Không sử dụng các thiết bị đã qua sửa chữa bằng xử lý nhiệt, đệm lót. 3.2.3.Cơ cấu lái: Kiểm tra tình trạng lắp đặt, các hư hỏng, trạng thái kín khít của hệ thống lái. Dùng búa chuyên dùng và quan sát bằng mắt. Cơ cấu lái phải đúng kiểu, loại, định vị đúng và bắt chặt với các bộ phận liên quan, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. Không chảy dầu. 3.2.4. Các khớp cầu và khớp chuyển hướng: Dùng tay đánh lái tại chỗ về hai phía với các lực lái thay đổi hoặc dùng thiết bị tạo chấn động hoặc dùng búa để kiểm tra độ rơ, hoạt động, hư hỏng của các khớp. Các khớp phải được định vị chắc chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không dơ, không có tiếng kêu khi lắc vô lăng. Các khớp không có biểu hiện hư hỏng, không bị lệch vị trí lắp ráp. Các bộ phận đã qua sửa chữa xử lý bằng nhiệt, hàn, lót đệm không được sử dụng. 3.2.5. Thanh và đòn dẫn động lái: Kiểm tra hư hỏng, khe hở, các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. Đánh vô lăng lái tại chỗ (nổ máy đối với xe có trợ lực lái) về hai phía hoặc dùng thiết bị tạo chấn động, quan sát bằng mắt, dùng tay lắc các đòn dẫn động để chứng tỏ không có biến dạng, nứt, đủ các chi tiết phòng lỏng và kẹp chặt. Liên kết giữa các thanh dẫn động chắc chắn, không dơ, lệch. Các bộ phận được bôi trơn theo đúng quy định. Các bộ phận đã qua sửa chữa xử lý bằng nhiệt, hàn, không được sử dụng. 3.2.6.Ngỗng quay lái: Dùng búa kiểm tra và quan sát. Dùng kích nâng từng bánh xe lên và dùng tay lắc về mọi hướng kiểm tra độ rơ. Chắc chắn không có biểu hiện hư hỏng. Không có độ rơ giữa các bền mặt làm việc, chốt định vị chắc chắn. Các bộ phận đã qua sửa chữa xử lý bằng nhiệt, hàn, không được sử dụng. 3.2.7. Trợ lực lái: Cho động cơ làm việc, để tay số 0, kéo phanh tay, quay vô lăng về hai phía và quan sát. Hệ thống phải không được chảy dầu, dây cua roa trợ lực lái không được trùng hoặc hư hỏng. Các bộ phận đã qua sửa chữa xử lý bằng nhiệt, hàn, không được sử dụng. 3.2.8. Bánh xe dẫn hướng khi tay lái thẳng: Quan sát, dùng búa phát hiện các vết nứt, biến dạng, sự lỏng mối lắp ghép. Dùng thước đo chuyên dùng để xác định được sự mòn của lốp xe, chiều sâu hoa lốp. Kiểm tra áp suất bằng đồng hồ đo áp suất. Kích bánh xe và để bánh xe ở vị trí thẳng di chuyển lốp theo phương dọc, ngang để kiểm tra độ rơ ổ trục, bó kẹt của bánh xe. Trong khi kiểm tra phải đảm bảo rằng bu lông, đai ốc không có dấu hiệu lỏng, các chi tiết hãm không bị trượt hoặc thiếu. Các bộ phận của bánh xe phải đủ, đúng loại vẫn trong tình trạng tốt. Vòng hãm phải khít vào vòng bánh xe. Áp suất hơi lốp đúng quy định. Lốp xe phải đúng kích cỡ, chủng loại, đủ số lượng theo quy định không phồng rộp, nứt vỡ làm hở sợi bố. Các bánh dẫn hướng phải cùng loại và đồng đều chiều cao hoa lốp. Chiều cao hoa lốp còn lại của bánh dẫn hướng lớn hơn 1,6 mm đối với ô tô con; 2,0 mm đối với ô tô khách; 1,0 đối với ô tô tải. Moay ơ bánh xe trơn, không bó kẹt. 3.2.9. Kiểm tra độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng Cho xe di chuyển theo hướng thẳng để bánh dẫn hướng đi qua thiết bị đo trượt ngang trong khi không tác động lực lên vành vô lăng. Vận tốc di chuyển của xe không lớn hơn 5kmh. Xe đạt yêu cầu khi độ trượt ngang của bánh xe không lớn hơn 5mkm. 3.3. Hệ thống phanh 3.3.1. Bàn đạp: Bàn đạp phải được định vị chắc chắn, đủ bền khi hoạt động. Các mối lắp ghép không bị hư hỏng khi chịu rung động, va chạm, tiếp xúc. Trị số chiều cao của bàn đạp phanh, hành trình tự do và hành trình toàn bộ của bàn đạp phanh phải nằm trong giới hạn quy định của nhà sản xuất. Những trường hợp sau được xem không đạt yêu cầu: Bàn đạp phanh không có hành trình tự do, bàn đạp phanh không có khe hở tương đối với sàn xe… 3.3.2. Phanh tay: Cần điều khiển phanh tay phải đúng vị trí, chắc chắn. Sau khi kéo phanh tay, buông ra thì cần điều khiển phanh tay phải giữ nguyên vị trí. Những trường hợp sau được xem không đạt yêu cầu: Cần phanh không có hành trình tự do, cơ cấu hãm của cần phanh không hoạt động hoặc có dấu hiệu hư hỏng… 3.3.3. Các chi tiết dẫn động phanh: Dẫn động phanh cơ khí: Các thanh cáp không có vết nứt, dấu vết biến dạng, đủ bền và lắp đặt chắc chắn, đúng thiết kế của nhà sản xuất. Những ống dẫn và cáp phanh của hệ thống không được tiếp xúc với các chi tiết chuyển động như: thanh kéo, ống xả, lốp. Dẫn động phanh bằng môi chất: Các ống dẫn dầu hoặc khí không được rạn nứt, định vị chắc chắn, đúng vị trí và đúng thiết kế nhà sản xuất. Không được rò rỉ dầu phanh hoặc khí nén trong hệ thống. Những ống mềm không được xoắn quá nhiều vào nhau. Bình chứa khí nén định vị đúng, kẹp chặt, van an toàn đầy đủ và hoạt động tốt. Đối với phanh khí, khi hệ thống đã đủ áp suất quy định, nếu máy nén ngừng làm việc trong thời gian 30 phút thì sự giảm áp do rò rỉ khí nén không vượt quá 0,5 kgcm2. 3.3.4. Hiệu quả toàn bộ của phanh chính: Khi thử trên đường được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu: Quãng đường phanh Sp (m) hoặc gia tốc chậm dần Jpmax (ms2). Chế độ thử phanh nguội (nhiệt độ trống phanh không lớn hơn 1000C) ở không tải, tốc độ 30kmh theo quy định của TCVN 56581999 như sau: Nhóm 1: Ô tô con, ôtô cùng loại: Sp không lớn hơn 7,2 m. Jpmax không nhỏ hơn 5,8 ms2. Nhóm 2: Ô tô tải trọng lượng toàn bộ: không lớn hơn 8000Kg, ôtô khách có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5m Sp không lớn hơn 9,5m Jpmax không nhỏ hơn 5,0ms2 Nhóm 3: Ô tô hoặc đoàn ôtô có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 8000Kg, ôtô khách có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5m Sp không lớn 11,0m Jpmax không nhỏ hơn 4,2ms2 Điều kiện thử: Trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng và khô (hệ số bám  không nhỏ hơn 0.6). Khi phanh, qũy đạo chuyển động của ôtô không lệch quá 80 hoặc không lệch khỏi hành lang 3,5 m. 3.3.5. Hiệu quả phanh tay: Cầm tay lắc nhẹ, kéo và nhả cần điều khiển vài lần. Cần điều khiển phải được lắp đúng vị trí, chắc chắn. Các mối ghép không bị hư hỏng do rung động. Kéo phanh tay phải dễ dàng. Sự làm việc của cơ cấu hãm phải tốt nếu kéo phanh tay buông tay cần điều khiển phanh tay phải giữ nguyên vị trí không được phép trả về tự do. Hình 1.1: Kiểm tra tay phanh 3.3.6. Hiệu quả của phanh chính và phanh tay khi thử trên băng: Hiệu quả an toàn: Không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện. Sai lệch trên một trục: Không lớn hơn 8% Kiểm tra hiệu quả phanh của hệ thống phanh chính trên băng thử. Hiệu quả của phanh chính trên băng thử phải thoả mãn: + Hiệu quả toàn bộ (lực phanh riêng): pp ≥ 50% trọng lượng phương tiện pp: là tỷ số giữa tổng lực phanh trên các bánh xe và trọng lượng của ôtô khi thử + Chênh lệch lực phanh của hai bên bánh (Kd) được xác định riêng cho từng trục Phanh tay: Không nhỏ hơn 22% trọng lượng phương tiện đối với ô tô con, không nhỏ hơn 30% trọng lượng phương tiện đối với ô tô khách và ô tô tải.   3.4. Kiểm tra hệ thống điện và tín hiệu an toàn. 3.4.1. Đèn chiếu sáng phía trước: Phải đồng bộ, phải đủ số lượng, đủ dãi sáng xa và gần, định vị đúng, không nứt vỡ Cường độ chiếu sáng của một đèn: không nhỏ hơn 10.000(cd) quan sát bằng mắt nhận thấy ánh sáng màu trắng. Tia phản chiếu ngoài biên phía trên và phía dưới chùm ánh sáng theo mặt phẳng dọc tạo thành góc đối với đường tâm của chùm tia không nhỏ hơn 30 (cho phép chuyển đổi xác định theo đơn vị chiều dài), hoặc dãi sáng xa (pha) không nhỏ hơn 100m, rộng 4m, dãi sáng gần (cốt) không nhỏ hơn 50m. Tia phản chiếu ngoài biên phía trên của chùm sáng: song song với mặt phẳng chuyển động của phương tiện. 3.4.2. Các đèn tín hiệu: Phải đồng bộ, đủ số lượng, đúng vị trí, định vị chắc chắn. Các tiêu chuẩn khác được quy định như sau: Loại đèn Vị trí Màu Cường độ (cd) Đèn tín hiệu xin đường Trước sau Vàng Vàng 80 – 700 40 – 400 Đèn tín hiệu kích thước Trước sau Trắng Đỏ 2 – 60 1 – 12 Đèn tín hiệu phanh Sau Đỏ 20 – 100 Đèn soi biển số Sau Trắng 2 – 60 Tần số nháy của đèn xin đường: Từ 60 –120 lầnphút hoặc từ 1 – 2Hz. Thời gian chậm tác dụng của đèn tín hiệu rẽ (từ khi bật công tắc đến khi nhấp nháy lần đầu tiên) không lớn hơn 3(s). Quan sát bằng mắt: Phải nhận biết được tín hiệu rõ ràng ở khoảng cánh 20m đối với đèn phanh, đèn xin đường và 10m đối với đèn tín hiệu kích thước và đèn soi biển số trong điều kiện ngoài trời nắng. 3.4.3. Gạt nước: Đủ số lượng trong hồ sơ kỹ thuật, định vị, đúng, hoạt động tốt. Diện tích quét không nhỏ hơn 23 diện tích kính chắn gió phía trước. Phải trang bị bộ phận phun nước rửa kính chắn gió. Tần số lớn nhất của gạt nước khi kính ướt không nhỏ hơn 35 hành trình képphút và tần số gạt nước không phụ thuộc vào tốc độ động cơ. 3.4.4. Còi điện: Âm thanh toàn bộ ở khoảng cách 20m không nhỏ hơn 90 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A). Ôtô kéo moóc hoặc sơ mi rơ moóc phải đủ hai còi có tần số khác nhau. 4. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: 4.1. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ: Tiêu chuẩn khí thải và tiếng ồn cho các phương tiện cơ giới đường bộ mới (áp dụng cho phương tiện mới nhập khẩu, lắp ráp hoặc sản xuất trong nước) có thể áp dụng các tiêu chuẩn quy định cụ thể: 4.1.1.Tiêu chuẩn khí thải cho các phương tiện giao thông đường bộ có động cơ: Lượng phát khí thải trung bình của cacbon mônôxít và lượng phát khí thải trung bình của hỗn hợp hidrô cacbon và nitơ ôxít từ 3 lần thử của một ôtô phải nhỏ hơn các giới hạn phát khí thải đã cho với ôtô đó (được cho trong bảng sau). Đối với hỗn hợp hidrô cacbon và nitơ ôxít: Tiêu chuẩn A là giới hạn cho các ôtô chở người không quá 6 chổ ngồi. Tiêu chuẩn B là giới hạn cho các ôtô chở người quá 6 chổ ngồi và ôtô tải. Khối lượng chuẩn (R) của ôtô (kg) CO HC + NOx Tiêu chuẩn A Tiêu chuẩn B RW

Ngày đăng: 03/03/2021, 20:56

Mục lục

  • TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

  • 2. Quy định chung:

    • 2.1. Phạm vi đối tượng áp dụng

    • 2.3. Quy định về hồ sơ phương tiện

    • 3. TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN KHI THAM GIA GIAO THÔNG:

      • 3.1. KIỂM TRA TỔNG QUÁT

      • 4. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường:

        • 4.1. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ:

        • 4.2. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ đã sử dụng

        • 5. Chu kỳ kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ:

        • 6.2. Ô nhiễm do khí thải

        • 6.3. Ảnh hưởng của các chất khí hải đến sức khoẻ con người

        • 6.4. Ô nhiễm do tiếng ồn

        • Bài 2: QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

        • 1. Lưu đồ đăng kiểm

        • 2. Hạng mục, phương pháp kiểm tra và vị trí

          • 2.1. Kiểm tra tổng quát

          • 2.2. Kiểm tra khung và các phần gắn với khung

          • 2.3. Kiểm tra khả năng quan sát của người lái

          • 2.4. Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu

          • 2.5. Kiểm tra bánh xe

          • 2.6. Kiểm tra hệ thống phanh

          • 2.7. Kiểm tra hệ thống lái

          • 2.8. Kiểm tra hệ thống truyền lực

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan