1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG Ở CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

12 370 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 26,44 KB

Nội dung

MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP. 1.1. Những thành tựu. Trong quá trình hình thành phát triển với nỗ lực phấn đấu của mình Công ty Điện tử Công Nghiệp đã không ngừng lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, về quy mô về doanh số. Trong những năm vừa qua với sự mở cửa của đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng đạt hiệu quả cao, Công ty đã dần dần tự khẳng định mình trên thị trường. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc lĩnh vực điện tử, điện lạnh . Công ty đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng, tạo được uy tín trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Để đạt được những thành tích trên là do sự cố gắng của ban lãnh đạo, của đội ngũ công nhân viên trong Công ty, hơn nữa do Công ty đã biết sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý cho gọn nhẹ. Bên cạnh đó phải kể đến sự hoạt động có hiệu quả của bộ máy kế toán trong Công ty. Trong đó phần hành kế toán bán hàng đóng góp một phần quan trọng vào thành tích chung của Công ty . Trong thời gian thực tập Công ty, được tiếp xúc với thực tế em nhận thấy bộ máy kế toán của Công ty nói chung phần hành kế toán bán hàng nói riêng đã đạt được những thành tích sau: - Về hệ thống chứng từ kế toán: Nhìn chung hệ thống chứng từ kế toán ban đầu của Ct đều áp dụng yêu cầu kinh tế pháp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ bắt buộc đều phải được sử dụng đúng mẫu bộ tài chính quy định đều có chữ ký của các bên liên quan. Ngoài ra công ty còn phân loại, hệ thống hoá các chứng từ theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo thời gian phát sinh . được đóng thành tập theo từng tháng của niên độ kế toán thuận lợi cho việc tìm kiếm, kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. - Về hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản mà Công ty sử dụng trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế xảy ra trong quá trình bán hàng là khá đầy đủ, phản ánh được chính xác các nghiệp vụ kinh tế xảy ra. - Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung. Đây là hình thức sổ đơn giản, phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, với đặc điểm kinh doanh loại hình hoạt động của Công ty. Nhìn chung bộ sổ kế toán hạch toán bán hàng đã đáp ứng được yêu cầu của công tác hạch toán tổng hợp hạch toán chi tiết. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng máy vi tính vào công tác hạch toán kế toán nên công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy. Việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toánmột sự tiến bộ giúp cho công tác kế toán được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm được chi phí số lao động kế toán. Hơn nữa, hình thức sổcông ty áp dụng là hình thức nhật ký chung nên việc áp dụng kế toán máy là rất phù hợp do khối lượng sổ sách không nhiều, tương ứng với quy mô của Công ty - Ngoài ra, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty luôn chủ động nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ hàng hoá, coi trọng chất lượng phục vụ, kể cả bán buôn bán lẻ để nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. Trong kế toán bán hàng của Công ty đã phản ánh trung thực số liệu, ghi chép sổ rõ ràng, hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng trong kỳ, góp phần vào những thắng lợi chung của toàn Công ty giú cho công tác hạch toán kế toán hoành thành tốt những nhiệm vụ được giao. 1.2. Những tồn tại. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong những năm qua công tác tổ chức bộ máy kế toán bán hàng vẫn còn một số hạn chế cần nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả của công tác kế toán. Thứ nhất : Về hệ thống sổ kế toán Công ty đã sử dụng sổ kế toán chi tiết giá vốn nhưng sổ này mới chỉ phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán của văn phòng, của các trung tâm, chi phí mà chưa đi sâu vào từng loại hàng hoá, từng nhóm hàng do đó việc xác định kết quả bán hàng của từng nhóm hàng công ty là rất khó khăn. Mặt khác, trong quá trình hạch toán bằng hàng Công ty không sử dụng sổ nhật ký bán hàng. Điều này sẽ làm cho kế toán Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi doanh thu bán hàng kiểm tra, đối chiếu số liệu. Thứ hai: Về thời gian tập hợp chứng từ Các nhân viên kế toán tại các cửa hàng, trung tâm, chi nhánh của Công ty không gửi các chứng từ kế toán liên quan đến quá trình bán hàng cho phòng kế toán hàng ngày mà nộp theo định. Do đó thông tin không được cung cấp một cách kịp thời kế toán không thể đưa ra các thông tin, các phương hướng để giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình bán hàng của Công ty. Thứ ba: Về tài khoản kế toán sử dụng. Việc Công ty sử dụng TK1388,3388 để phản ánh các khoản thanh toán giữa Công ty với các trung tâm, chi nhánh của Công ty là chưa đúng theo chế độ kế toán. Vì theo chế độ kế toán để phản ánh các khoản thanh toán trong nội bộ Công ty thì phải sử dụng TK 1368, 336. Thứ tư: Hiện nay trong công tác kế toán Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán của riêng mình, nhưng do phần mềm này chưa hoàn thiện nên có một số phần kế toán phải làm bằng tay: như việc vào sổ chi tiết bán hàng, tính trị giá vốn của hàng xuất kho Điều này gây khó khăn cho các nhân viên kế toán trong việc lập báo cáo tài chính, kiểm tra, đối chiếu số liệu để tránh trùng lặp sai sót chứng từ. 2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP 2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững kinh doanh có lãi các doanh nghiệp sẽ phải ngày càng phát triển mạnh để mở rộng quan hệ buôn bán, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng được quy mô của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Để đạt điều đó, các nhà quản lý phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó có công tác kế toán. Kế toán có vai trò rất quan trọng đối với các nhà quản lý, nó giúp cho họ có thể phân tích được các hoạt động kinh tế, đưa ra các quyết định đầu có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao. Như vậy, sự thành bại doanh nghiệp một phần cũng dựa vào công tác kế toán. Thông qua việc kiểm tra, tính toán, ghi chép, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ kế toán để có thể đưa ra thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn diện về tình hình tài sản sự vận động tài sản của doanh nghiệp. Điều này cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện đổi mới công tác kế toán, trong đó kế toán bán hàng là vấn đề trọng tâm đối với các doanh nghiệp. Kế toán bán hàng giúp cho các nhà quản lý phân tích được mặt hàng nào kinh doanh có hiệu quả đem lại nhiều lợi nhuận, mặt hàng nào không nên đầu tiếp xu hướng phát triển tiếp theo của các mặt hàng. Đối với các doanh nghiệp thì bán hàng là khâu cuối cùng quan trọng nhất của việc luân chuyển vốn. Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc tạo ra nhiều lợi nhuận được đưa lên hàng đầu nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do vậy, hoàn thiện công tác kế toán nói chung hoàn thiện kế toán bán hàng nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, hoàn thiện phải hoàn thiện cả nội dung lẫn phương pháp kế toán. Hoàn thiện kế toán bán hàng không những mang lại hiệu quả đối với nghiệp vụ bán hàng mà nó giúp cho công tác kế toán của Công ty được nâng cao. Đối với việc quản lý của cấp trên, việc hoàn thiện này sẽ cung cấp những thông tin, số liệu chính xác, phản ánh đúng tình hình kinh doanh của Công ty đồng thời giúp cho các nhà quản lý có thể quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty được tốt hơn. Như vậy việc hoàn thiện kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp là rất cần thiết, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Điện tử Công nghiệp. 2.2.1 Một số yêu cầu để hoàn thiện kế toán bán hàng. Công ty Điện tử Công nghiệpmột doanh nghiệp nhà nước nên cần phải có một số biện pháp phương hướng để tiết kiệm chi phí bán hàng nhằm đạt được lợi nhận cao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc hoàn hiện kế toán bán hàng Công ty là rất cần thiết. Việc hoàn thiện kế toán bán hàng Công ty cần phải đáp ứng một số các yêu cầu sau: - Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tuân thủ chế độ kế toán. Về phía Nhà nước, kế toáncông cụ quản lý tài chính rất quan trọng, do vậy tuân như trong việc quản lý của cấp trên. Tuy nhiên, do chế độ chỉ dừng lại kế toán tổng hợp, do vậy các đơn vị vẫn được phép vận dụng sáng tạo trong việc ghi sổ chi tiết nhưng vẫn phải trên cơ sở tôn trọng chế độ tài chính. - Hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Hệ thống toán doanh nghiệp ban hành với sự đóng góp của rất nhiều các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kế toán nhưng chỉ dừng lại một bản thiết kế tổng hợp. Các doanh nghiệp khi vận dụng vẫn được sửa đổi trong phạm vi nhất định. - Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý . - Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ, công việc nhưng vẫn mang tính khoa học vì mục tiêu của mỗi doanh nghiệp là kinh doanh có lãi với hiệu quả cao. 2.2.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Điện tử Công Nghiệp. * Ý kiến 1 : Hoàn thiện thời gian tập hợp chứng từ. Công ty nên nối mạng máy tính giữa văn phòng Công ty với các trung tâm, chi nhánh, cửa hàng của Công ty để có thể tập hợp thông tin một cách nhanh chóng. Cách làm này đòi hỏi phải tốn kém chi phí vì muốn làm như thế thì Công ty phải hoàn thiện phần mềm kế toán của mình. Nhưng đổi lại Công ty sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại các nhà quản lý Công ty có thể nhanh chóng ra các quyết định. Hoặc có thể Công ty nên đưa ra phương hướng là: Các nhân viên kinh tế tại cửa cửa hàng, các nhân viên kế toán tại các trung tâm, chi nhánh hàng ngày sẽ phải nộp các chứng từ liên quan đến quá trình bán hàng (còn các báo cáo tổng hợp của tháng này thì đầu tháng sau phải nộp) để kế toán tại Công ty dễ dàng xử lý, theo dõi, đối chiếu số liệu . từ đó đưa ra các quyết định kịp thời trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Ý kiến 2 : hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán - Để theo dõi kết quả bán hàng của từng nhóm hàng theo em Công ty nên mở một số các TK cấp 2 sau: TK5111 : Doanh thu mặt hàng điện tử công nghiệp TK5112 : Doanh thu mặt hàng tin học TK5113 : Doanh thu kinh doanh dịch vụ TK6321 : Giá vốn mặt hàng điện tử công nghiệp TK6322 : Giá vốn mặt hàng tin học. TK6323 : Giá vốn kinh doanh dịch vụ. Công ty nên sử dụng TK1368, TK336 để theo dõi các khoản thanh toán giữa công ty với các trung tâm, chi nhánh của Công ty. + Khi khách hàng trả tiền hàng cho các trung tâm, chi nhánh qua TK của Công ty kế toán sẽ ghi: Nợ TK 112 Có TK 336 + Khi xuất tiền trả cho các trung tâm, chi nhánh kế toán ghi: Nợ TK 336 Có TK 111 * Ý kiến 3 : Hoàn thiện việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Tuy Công ty đã sử dụng kế toán máy nhưng phần mềm này chưa hoàn thiện, do đó khối lượng công việc kế toán của các kế toán viên vẫn còn nhiều. Theo em trong thời gian tới Công ty nên đổi mới phần mềm kế toán của mình. Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều các phần mềm kế toán chuyên dụng áp dụng vào từng công việc cụ thể, rất thuận lợi trong công tác kế toán nói chung. Đó là phần mềm kế toán như: Fast Accounting 2000, ACCWIN 2003, một số các phần mềm kế toán khác. KẾT LUẬN Sau hơn hai mươi năm thành lập, trải qua biết bao thăng trầm của nền kinh tế Công ty Điện tử Công nghiệp đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, giữ vững được chữ tín với khách hàng. Trong tương lai gần đây với đà phát triển như này thì doanh thu lợi nhuận của Công ty sẽ tăng lên hơn rất nhiều. Sau thời gian được đào tạo trong trường, tiếp thu được những kiến tưức lý luận qua thời gian nghiên cứu thực tế công tác kế toán của Công ty, được sự giúp đỡ của các cô trong phòng kế toán em đã phần nào nắm vững được tình hình thực tế cuả công tác kế toán nói chung kế toán bán hàng nói riêng tại Công ty. Nói chung trong kế toán bán hàng tại Công ty đã có nhiều ưu điểm nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những nhược điểm, thiếu sót cần phải hoàn thiện. Bằng những kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường, những hiểu biết qua thời gian quan sát, nghiên cứu tình hình làm việc thực tế cộng với sự hướng dẫn tận tình các thầy cô giáo sự giúp đỡ của các cô trong phòng kế toán của Công ty em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Điện tử Công nghiệp”. Bằng nhiệt tình học hỏi với mong muốn giúp Công ty khắc phục được phần nào những nhược điểm trong kế toán bán hàng em đã mạnh dạn đưa ra một số nhận xét đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán bán hàng tại Công ty . Tuy nhiên vì trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế không nhiều nên những đề xuất mà em đã đưa ra không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo các bạn sinh viên để giúp em có thể hoàn thiện một cách tốt hơn công tác kế toán nói chung kế toán bán hàng nói riêng tại Công ty Điện tử Công nghiệp. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán, cũng như các cô trong phòng kế toán của Công ty đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo – Trần Hồng Mai người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, ngày tháng năm 2004 Sinh viên thực hiện Nguyễn Diễm Hương MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương I: Lý luận chung về kế toán bán hàng các doanh nghiệp thương mại 3 1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán bán hàng 3 1.1. Khái niệm 3 1.1.1. Khái niệm bán hàng 3 1.1.2. Khái niệm doanh thu bán hàng các khoản giảm trừ doanh thu 4 1.2. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng 4 1.2.1. Điều kiện ghi nhận doanh thu 4 1.2.2. Phương thức bán hàng 5 1.2.3. Chính sách giá cả phương thức thanh toán của Công ty 5 1.3. Vai trò của công tác bán hàng sự cần thiết phải hạch toán nghiêp vụ bán hàng 6 1.4. Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng 7 1.5. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng 7 2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp khai thường xuyên. 8 2.1. Chứng từ tài khoản kế toán sử dụng 8 2.1.1. Chứng từ kế toán 8 a) Các chứng từ kế toán sử dụng trong trường hợp xuất kho sản phẩm hàng hóa đem đi bán 8 b) Các chứng từ sử dụng để ghi nhận doanh thu bán hàng 8 2.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng 8 2.2. Kế toán các nghiệp vụ xuất hàng bán ra xác định giá vốn hàng xuất bán 9 2.2.1. Kế toán các nghiệp vụ xuất hàng bán ra 9 a) Kế toán hàng bán theo phương thức gửi hàng 9 b) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 10 c) Kế toán hàng bán theo phương thức giao hàng trực tiếp 10 d) Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 10 2.3. Kế toán doanh thu bán hàng các khoản giảm trừ doanh thu 11 2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng 11 a) Kế toán doanh thu bán hàng trong trường hợp doanh 11 nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ b) Kế toán doanh thu bán hàng trong trường hợp doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 13 2.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng 13 a) Kế toán chiết khấu thương mại 13 b) Kế toán hàng hoá bán bị trả lại 14 c) Kế toán giảm giá hàng bán 14 3. Hệ thống sổ kế toán sử dụng 14 3.1. Hình thức nhật ký sổ cái 14 3.2. Hình thức nhật ký chung 15 3.3. Hình thức chứng từ ghi sổ 16 3.4. Hình thức nhật ký – chứng từ 17 Chương II: Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty Điện tử Công nghiệp 19 1. Đặc điểm chung của Công ty Điện tử Công nghiệp 19 1.1. Quá trình hình thành phát triển của Công ty Điện tử Công nghiệp 19 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Điện tử Công nghiệp 20 1.3. Công tác tổ chức quản lý của Công ty Điện tử Công nghiệp 21 1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện tử Công nghiệp 21 1.3.2. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Điện tử Công nghiệp 23 1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán 24 1.4.1. Đặc điểm bộ máy kế toán 24 1.4.2. Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại Công ty Điện tử Công nghiệp 26 2. Thực tế về kế toán bán hàng tại Công ty Điện tử Công nghiệp 29 2.1. Một số đặc điểm chung về quá trình bán hàng tại Công ty 29 2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 29 2.1.2. Phương thức bán hàng 29 a) Bán hàng văn phòng Công ty 29 b) Bán hàng các trung tâm, chi nhánh của Công ty 32 [...]... bán hàng 2.2.4 Kế toán thuế GTGT đầu ra Chương III: Một số nhận xét đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng xác định kết quả bán hàng Công ty Điện tử Công nghiệp 1 Đánh giá chung về kế toán bán hàng Công ty Điện tử Công nghiệp 1.1 Những thành tựu 1.2 Những tồn tại 2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Điện tử Công nghiệp 2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán. .. nghiệp 2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng 2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Điện tử Công nghiệp 2.2.1 Một số yêu cầu để hoàn thiện kế toán bán hàng 2.2.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng 33 34 34 34 36 37 39 39 41 44 44 45 45 45 46 47 47 49 49 49 tại Công ty Điện tử Công Nghiệp KẾT LUẬN 51 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... sách giá cả phương thức thanh toán của Công ty 2.2 Thực tế kế toán bán hàng Công ty Điện tử Công nghiệp 2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng a) Đối với nghiệp vụ bán hàng qua kho b) Đối với nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng c) Đối với nghiệp vụ bán lẻ 2.2.2 Kế toán giá vốn hàng xuất bán a) Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất bán b) Phương pháp hạch toán trị giá vốn hàng xuất bán 2.2.3 Kế toán các... CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP . MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG Ở CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG Ở CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Điện tử Công nghiệp. 2.2.1 Một số yêu cầu để hoàn thiện kế toán bán hàng. Công ty Điện tử

Ngày đăng: 06/11/2013, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w