1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chữ Nôm khắc trên bia đá từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX

182 90 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu chữ Nôm khắc trên bia đá
Tác giả Đỗ Thị Bích Tuyển
Người hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, TS. Nguyễn Thị Lâm
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 4,82 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Những công trình khảo cứu, giới thiệu văn bia chữ Nôm (15)
  • 1.2. Các công trình sử dụng chữ Nôm trên văn bia làm tƣ liệu nghiên cứu nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến của chữ Nôm .................................................................... 1.3. Các công trình nghiên cứu, giới thiệu mô hình phân loại chữ Nôm.......... 10 12 1.4. Những bài viết, công trình khảo sát về chữ Nôm trên văn bia (19)
  • CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN BIA KHẮC CHỮ NÔM 18 2.1. Giải thích những khái niệm ............................................................................. 2.1.1. Khái niệm về văn bia ................................................................................ 18 18 2.1.2. Giới thuyết về văn bia có chữ Nôm (15)
    • 2.1.2.1. Khái niệm văn bia có chữ Nôm (30)
    • 2.1.2.2. Khái niệm văn bia chữ Nôm (32)
    • 2.1.2.3. Giới hạn tƣ liệu văn bia có khắc chữ Nôm (0)
    • 2.2. Đặc điểm về thời gian và thể loại của văn bia có khắc chữ Nôm ................... 1. Thời Lý - Trần .......................................................................................... 26 27 2. Thời Lê sơ - Mạc (36)
      • 2.2.3. Thời Lê Trung hƣng - Tây Sơn (0)
      • 2.2.4. Thời Nguyễn (50)
    • 2.3. Đặc điểm về không gian của văn bia có khắc chữ Nôm (55)
    • 2.4. Tác giả soạn văn bia khắc có chữ Nôm và một số vấn đề khác ....................... 1. Tác giả soạn văn bia ................................................................................. 49 49 2. Một số vấn đề khác (0)
      • 2.4.2.1. Vấn đề trùng bản ở một số văn bia chữ Nôm (62)
      • 2.4.2.2. So sánh văn bia trong kho thác bản và văn bia trên thực tế (63)
  • CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN BIẾN CỦA CHỮ NÔM TRÊN VĂN BIA 58 3.1. Khái quát tình hình chữ Nôm thể hiện trên các loại hình văn bản (14)
    • 3.2. Thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia (69)
      • 3.2.1. Mô hình phân loại chữ Nôm (0)
      • 3.2.2. Thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia (71)
        • 3.2.2.1. Chữ Nôm mƣợn chữ Hán (0)
        • 3.2.2.2. Chữ Nôm tự tạo (79)
    • 3.3. Một số đặc điểm chủ yếu của chữ Nôm trên văn bia (102)
      • 3.3.1. Chữ Nôm trên văn bia còn bảo lưu được nhiều dấu vết cổ (102)
      • 3.3.2. Chữ Nôm trên văn bia có nhiều chữ mang ký hiệu phụ (104)
      • 3.3.3. Chữ Nôm trên văn bia có nhiều cách đọc, cách viết (105)
    • 3.4. Diễn biến của chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ (107)
      • 3.4.1. Diễn biến về mặt số lƣợng và tiểu loại chữ (0)
        • 3.4.1.1. Số lƣợng và các tiểu loại chữ trong từng thời kỳ (0)
        • 3.3.1.2. Diễn biến về tiểu loại chữ qua các thời kỳ (0)
      • 3.4.2. Diễn tiến về tự dạng của chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ (110)
        • 3.4.2.1. Thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm mang tính ổn định (114)
        • 3.4.2.2. Xu hướng chuyển từ chữ đơn sang chữ ghép (thay đổi về cấu trúc) 102 3.4.2.3. Chuyển từ chữ ghép âm + âm sang chữ âm + ý (115)
  • CHƯƠNG 4 NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT QUA CỨ LIỆU CHỮ NÔM TRÊN VĂN BIA 106 4.1. Ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua cách ghi bằng chữ Nôm trên văn bia (14)
    • 4.1.1. Dấu vết các tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ (121)
    • 4.1.2. Dấu vết phản ánh những mối liên hệ ngữ âm trong hệ thống âm đầu tiếng Việt 111 4.1.3. Dấu vết phụ âm đầu tiền Hán Việt (124)
    • 4.1.4. Dấu vết vần Việt cổ (132)
    • 4.2. Từ vựng tiếng Việt qua cách ghi bằng chữ Nôm trên văn bia (136)
      • 4.2.1. Từ láy (136)
        • 4.2.1.1. Nhấn mạnh về ngữ nghĩa (136)
        • 4.2.1.2. Nhấn mạnh về ngữ âm (138)
      • 4.2.3. Ghi tiếng địa phương (139)
      • 4.2.4. Ghi từ cổ tiếng Việt (142)
      • 4.2.5. Từ thuần Việt ghi tên đất, tên người (147)
        • 4.2.5.1. Ghi tên đất (147)
        • 4.2.5.2. Ghi tên người (153)
  • PHỤ LỤC (14)

Nội dung

Nghiên cứu chữ Nôm khắc trên bia đá từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX Nghiên cứu chữ Nôm khắc trên bia đá từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX Nghiên cứu chữ Nôm khắc trên bia đá từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX luận văn tốt nghiệp,luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận văn đại học, luận án tiến sĩ, đồ án tốt nghiệp luận văn tốt nghiệp,luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận văn đại học, luận án tiến sĩ, đồ án tốt nghiệp

Những công trình khảo cứu, giới thiệu văn bia chữ Nôm

Văn bia chữ Nôm từ trước tới nay đã thu hút được nhiều sự quan tâm của những người làm công tác nghiên cứu Hán Nôm Việc công bố giới thiệu văn bản phát hiện mới cũng luôn đƣợc chú trọng Có thể kể nhƣ:

- Nguyễn Thị Trang: Mười tám tấm bia Nôm ở chùa Phật giáo, TCHN, số

1 - 1987, đã giới thiệu 18 văn bia chữ Nôm ở chùa Phật Giáo xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì, Hà Nội có nội dung bầu Hậu Qua bài viết, tác giả đã xác định niên đại của 6 tấm bia Hậu Nôm không ghi niên đại cũng có niên đại cùng thời với những văn bia có niên đại 1943, 1944 và tác giả qua việc đi thực địa địa phương nên đã có nhận định đó là những văn bia cùng do một người soạn và người đó vẫn còn sống (tính đến thời điểm tác giả viết bài)

- Hiền Lương - Bạch Văn Luyến: Một số bài thơ Nôm khắc ở vách đá trong hang Trầm, TCHN, số 1 – 1988, đã phiên âm, giới thiệu 14 bài thơ Nôm,

1 văn văn Nôm khắc trên vách đá hang Trầm huyện Chương Mỹ, Hà Nội có

16 niên đại đầu thế kỷ XX Tác giả giới thiệu về một địa điểm còn lưu lại được dấu tích của nhiều bài thơ Nôm khắc trên đá

- Phần Phụ lục cuốn Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nguyễn Quang Hồng chủ biên, năm 1993, đã phiên âm giới thiệu 10 bài thơ Nôm, trong đó 8 bài đƣợc khắc trên bia đá và 2 bài khắc trên biển gỗ 8 bài bao gồm: Bài Ngự đề

(đƣợc cho là của Lê Thánh Tông); 1 bài của Trịnh Sâm trên bia chùa Tuyết Sơn đề năm Canh Dần (1770); 2 bài ở đền Tản Viên Sơn (triều Nguyễn); 3 bài ở động Tam Thanh (triều Nguyễn); 2 bài ở núi Non Nước (triều Nguyễn)

- Văn bia Hà Tây, Nguyễn Tá Nhí chủ biên, năm 1993, có phiên âm, chú thích, giới thiệu 4 bài thơ Nôm khắc trên vách đá chùa Tuyết Sơn (làng Phú Yên xã Hương Sơn huyện Mĩ Đức, Hà Nội) Tác giả đã phân tích, giới thiệu niên đại của 4 văn bia Nôm, trong đó có 1 bài thơ Nôm của chúa Trịnh Sâm đề năm Canh Dần (1770); 1 bài của nhà sƣ trụ trì họa lại bài thơ của Trịnh Sâm; 1 bài cũng họa lại bài thơ của Trịnh Sâm đề năm Tân Tỵ niên hiệu Bảo Đại (1941) của tác giả Nguyễn Minh Côi làm Thông sự ở Viện Canh Nông, 1 bài không rõ tác giả

- Trương Đức Quả: Tấm bia Nôm chùa Hồng Liên, TCHN, số 4 – 1994, giới thiệu bài văn Nôm ở chùa Hồng Liên thuộc gia đình họ Nguyễn thôn Tây

Mỗ xã Tây Mỗ huyện Từ Liêm, Hà Nội Tác giả nhận định, chữ Nôm trên văn bia này phản ánh đặc điểm chung của chữ Nôm cuối thời Nguyễn, tuy nhiên cũng lưu được một vài dấu tích của chữ Nôm cổ và một số hiện tượng dùng chữ Hán có phụ âm “l” để ghi từ Việt “n”

- Trịnh Khắc Mạnh - Trương Đức Quả: Về những thác bản văn khắc chữ

Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, TCHN, 2 – 1994, đã giới thiệu 23 thác bản văn bia Nôm hiện được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong đó 21 thác bản khắc bằng thơ, chỉ có 2 thác bản khắc bằng văn xuôi Đây là bài viết mang tính khởi phát, quan tâm cụ thể đến vấn đề những bài văn bia toàn bằng Nôm Trong bài viết này, hai tác giả đã đƣa ra tình trạng chênh chệch và số lƣợng giữa thơ và văn xuôi của văn bia toàn Nôm

- Trương Đức Quả: Về một số văn bia Nôm mới được sưu tầm trong những năm gần đây, TCHN, số 3 – 1996, đã chọn giới thiệu thêm 10 bài văn bia Nôm viết bằng văn xuôi mới được sưu tầm để bổ sung cho sự thiếu hụt về tư liệu văn xuôi Nôm trước đó

- Vũ Thị Lan Anh: Giới thiệu tấm bia chữ Nôm chùa Mụa mới sưu tầm

TBHNH, 1997 Tác giả giới thiệu về tấm bia hậu Nôm ghi việc cúng tiến công đức cho chùa Văn bia có niên đại năm Bảo Đại thứ 17 (1942) Tác giả chỉ phiên âm, giới thiệu, cung cấp tƣ liệu, chứ chƣa có nhận định về chữ Nôm trong văn bản

- Nguyễn Thị Nguyệt: Về hai tấm bia chữ Nôm khắc trên vách đá núi Con

Mèo, TBHNH năm 2002 Tác giả giới thiệu 2 bài thơ Nôm đƣợc khắc trên hai tấm bia ở núi Con Mèo thuộc thôn Đồn Sơn, xã Yên Đức, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, trong đó có một bài của Hoàng đế Nhân Tông triều Trần đề thơ vào mùa xuân năm Trùng Hƣng thứ 8 (1292); một bài của Tuần phủ trí sĩ Trần Văn Đại kính hoạ vào cuối mùa đông năm Bảo Đại thứ 12 (1937) Qua việc phân tích giới thiệu nội dung hai văn bia, tác giả cho rằng hai chữ “Nhân Tôn” cho biết tấm bia do người đời sau chạm khắc để tỏ lòng tôn kính hoàng thượng, trên bia không có tên người viết chữ, không có tên người khắc bia không có niên đại tạc bia Đây là những văn bia chữ Nôm rất có giá trị, theo chúng tôi có lẽ bia đƣợc khắc vào triều vua Bảo Đại, cùng thời với tấm bia khắc bài thơ họa của Tuần phủ Trần Văn Đại

- Trương Đức Quả: Về hai bài thơ Nôm thời Lê khắc trên bia đá, TBHNH năm 2002, giới thiệu hai bài thơ Nôm của Trịnh Doanh khen tặng cho Đài công họ Nguyễn, Trấn thủ xứ Sơn Nam, Chánh thủ hiệu, Cai cơ cơ Trung dực kiêm quản đội Thiện trung, Thiếu phó, tước Lãng Trung hầu Hai bài thơ Nôm có niên đại xuất xứ rõ ràng vào những năm cuối triều Lê Trung hƣng, nên cũng ít cung cấp tƣ liệu cho việc nghiên cứu ở nhiều khía cạnh trong đó có vấn đề về chữ Nôm

- Nguyễn Tá Nhí: Bài ký của Hữu để điểm Đoàn Đình Kim, TCHN, số 5 -

2003, giới thiệu bài ký bằng chữ Nôm có niên đại Cảnh Hƣng thứ 41 (1780) Đây là bài văn xuôi Nôm viết theo lối tự sự, không dùng điển cổ, không viết

18 theo lối biền ngẫu thông dụng thời bấy giờ Tác giả khảo sát và nhận định rằng, bài ký tuy có dùng nhiều từ Hán Việt, thậm chí có cả đoạn viết bằng Hán văn, song đây là những từ thông dụng gần gũi với cuộc sống nên dễ hiểu Qua việc giới thiệu thêm một trường hợp viết theo lối văn như vậy, tác giả cho rằng đây là lối văn Nôm thường gặp trong giai đoạn thế kỷ XVIII Bài ký này có thể xem là bài văn xuôi Nôm vào loại sớm nhất hiện còn

- Nguyễn Quốc Khánh: Thêm một tấm bia diễn Nôm vừa sưu tầm, TBHNH năm 2004, giới thiệu một bài văn diễn Nôm có niên đại Bảo Đại khắc trên bia ở đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, thành phố Hà Nội

- Nguyễn Hoàng Quý: Góp thêm một loại hình bia Hậu, TBHNH năm

2005, giới thiệu một bia Hậu Nôm, gọi là Hậu Hóa soạn năm 1943 của một dòng họ công giáo ở thôn Mai Châu xã Đại Mạch huyện Đông Anh, thành phố

- Nguyễn Đình Hƣng: Ba bài thơ cổ khắc trên vách đá chùa Hang, TCHN, số 1- 2006 Trong bài này, tác giả giới thiệu hai bài thơ chữ Hán và một bài thơ bằng chữ Nôm khắc trên vách đá chùa Hang (động Tiên Lữ) thuộc huyện Đồng

ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN BIA KHẮC CHỮ NÔM 18 2.1 Giải thích những khái niệm 2.1.1 Khái niệm về văn bia 18 18 2.1.2 Giới thuyết về văn bia có chữ Nôm

Khái niệm văn bia có chữ Nôm

Theo quan niệm của chúng tôi, khái niệm văn bia có Nôm thực chất là chỉ loại văn bia chữ Hán, nhưng có khắc chữ Nôm để ghi tên đất, tên người, tên đồ vật của người Việt mà chữ Hán không đáp ứng đủ Trên những văn bia có niên đại sớm thời

1 Một số công trình nghiên cứu về văn bia nhìn nhận từ nội dung phản ánh nhƣ: Nghiên cứu về văn bia khuyến học (Nguyễn Hữu Mùi), Nghiên cứu về văn bia chợ (Đỗ Thị Bích Tuyển), Nghiên cứu văn bia đình làng Bắc Bộ (Trần Thu Hường) Một số công trình khai thác theo góc độ địa phương, như Nghiên cứu văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã (Phạm Thùy Vinh), Nghiên cứu Văn bia Hải Phòng (Nguyễn Thị Kim Hoa), Nghiên cứu văn bia Ninh Bình (Nguyễn Kim Măng đang thực hiện), Nghiên cứu văn bia Bắc Giang (Nguyễn Văn Phong đang thực hiện), Nghiên cứu văn bia Phật giáo xứ Đoài (Nguyễn Lê Sáu đang thực hiện) Hoặc đƣợc khai thác theo thời kỳ lịch sử như Văn bia thời Mạc (Đinh Khắc Thuân), Văn bia thời Tây Sơn (Lê Văn Cường)

31 nhà Lý, nhƣ 大 越 國 李 家 第 四 帝 崇 善 延靈塔碑 Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế

Sùng Thiện Diên Linh tháp bi soạn năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121),

N 0 32724/32725, xuất hiện 2 chữ Hán ghi một tên sông theo trật tự tiếng Việt là 河瀘

Hà Lô = Sông Lô Với cách ghi theo ngữ pháp, văn phong tiếng Việt nhƣ vậy thì trường hợp này cũng được coi là chữ Nôm Cách ghi này cũng gặp trên một số văn bia khác, nhƣ Cự Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi tịnh tự năm 1159 ở Hƣng Yên, ghi

尚衰 Thằng Suy trong văn cảnh 忽有妖童尚衰為稱 Hốt hữu yêu đồng Thằng Suy vi xưng (Nghĩa là: Bỗng có một thằng nhỏ quái lạ, gọi nó là Thằng Suy) Đây là những mã chữ Nôm đơn lẻ xuất hiện trên những văn bia chữ Hán, một phần ghi lại những tên đất, tên người mà chữ Hán không đáp ứng được, mặt khác đƣợc ghi theo sự pha tạp giữa tiếng Hán với tiếng Việt, tạo ra văn phạm rất riêng của người Việt, dễ hiểu với đại đa số tầng lớp bình dân lúc bấy giờ Trên một số văn bia thời Trần, nhƣ 福明寺碑 Phúc Minh tự bi, soạn năm Đại Trị thứ 12 (1369), khắc năm

1377, N 0 29593 cũng ghi theo kiểu mƣợn chữ Hán nhƣ vậy, nhƣ: 大 越 國 黃 州 曼

底 鄉 有翁樓寺Đại Việt quốc Hoàng châu Mạn Để hương hữu Ông Lâu tự (tên chùa Ông Lâu cũng đƣợc ghi theo trật tự Việt)

Trên văn bia các giai đoạn về sau, chữ Nôm phần lớn vẫn dùng để ghi tên đất, tên các xứ đồng nhƣ Đồng Trên, Đồng Sau, Đồng Ải, Bãi Mía, Nương, Đìa…; tên cửa biển nhƣ 順安海口又呼為腰海口 Thuận An hải khẩu hựu hô vi Eo hải khẩu (Cửa biển Thuận An còn gọi là cửa Eo) trên bia Ngự chế Thuận An tấn kí, niên đại Tự Đức thứ 25 (1872), N 0 16233/16234 ở Thừa Thiên - Huế; ghi tên chợ nhƣ 求多 Cầu Đơ trên bia 求多市碑記 Cầu Đơ thị bi kí; 館 䊷 Quán Vung trên bia 潭市䊷館碑記 Đàm thị Vung quán bi ký; ghi tên người như 媒掌 Mụ Chưởng, 阮氏婀 Nguyễn Thị Ả, 氏鮮 Thị Tươi…; ghi tên các đơn vị đo ruộng đất nhƣ 高 sào, 䊷 thước…, tên các dụng cụ đựng rƣợu dùng trong cúng tế nhƣ 圩 vò, 埕 chĩnh, 圬 hũ, 乃 nải, 䊷 be… và nhiều chữ Nôm ghi tên các loại vật dụng và đơn vị tính, đơn vị đo lường khác của người Việt

Xét về mặt vị trí xuất hiện trên văn bia, chữ Nôm thường được sử dụng ở phần ghi tên những người đóng góp công đức xây dựng các công trình công cộng, tên những người được bầu Hậu, tên những gia đình có sở hữu ruộng đất ở các làng quê, tên các phường buôn bán ở các chợ làng, phố huyện, kinh thành Hoặc ghi tên ruộng đất công tƣ, hoặc ruộng đất cúng cho chùa làm Tam bảo, ruộng đất gửi giỗ, ruộng đất kê khai của dòng họ… Những chi tiết này thường được khắc ở phần sau của bài văn bia

Thác bản văn bia chữ Hán có khắc chữ Nôm có niên đại muộn nhất đƣợc chúng tôi lựa chọn là 八 塔後佛碑記 Bát Tháp hậu Phật bi kí có niên đại Bảo Đại thứ 18

(1943) ở Hà Nội Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn từ vài chục ngàn thác bản văn bia chữ Hán có chữ Nôm, chúng tôi chọn đại diện 1.395 văn bia tiêu biểu xét trên hai phương diện là không gian và thời gian, tìm ra những mã chữ để đi sâu nghiên cứu chữ Nôm khắc trên bia đá.

Giới hạn tƣ liệu văn bia có khắc chữ Nôm

5 Đóng góp của luận án

- Lần đầu tiên 1.500 văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm đƣợc giới thiệu theo đặc điểm không gian và thời gian, giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về sự phát triển của văn bia có chữ Nôm và đặc trƣng của thể loại văn bản này tại các địa phương

- Luận án đƣa ra hệ thống gồm 3.391 mã chữ Nôm với 15 tiểu loại theo mô hình phân loại cấu trúc

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những cứ liệu khoa học để góp phần tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của chữ Nôm khắc trên bia đá nói riêng và chữ Nôm trong nền văn hóa Việt Nam nói chung, qua đó góp phần nghiên cứu các vấn đề tiếng Việt cổ, từ thuần Việt ghi tên đất, tên người của người Việt xưa

- Cung cấp bảng tra gồm 3.391 chữ Nôm trên văn bia

6 Kết cấu của luận án

Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, nội dung luận án chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan những bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Đặc trưng của văn bia khắc chữ Nôm

Chương 3: Đặc điểm và diễn biến của chữ Nôm trên văn bia

Chương 4: Ngữ âm và từ vựng tiếng Việt qua cứ liệu chữ Nôm trên văn bia

Phụ lục 1: Danh mục 1.395 văn bia có chữ Nôm xếp theo niên đại

Phụ lục 2: Danh mục 105 văn bia chữ Nôm xếp theo niên đại

Phụ lục 3: 10 ảnh minh họa thác bản văn bia có chữ Nôm và văn bia Nôm Phụ lục 4: Bảng tra 15 loại chữ Nôm trên văn bia theo mô hình phân loại cấu trúc

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Nhận thức đƣợc giá trị của chữ Nôm trên văn bia có thể dùng làm tiêu chí đáng tin cậy để giám định các văn bản Hán Nôm, nên các nhà nghiên cứu Hán Nôm, nghiên cứu lịch sử, văn hóa đã đặc biệt quan tâm đến loại hình văn bản này Có người đã bỏ nhiều công sức khảo cứu giới thiệu văn bia chữ Nôm mới được phát hiện; nhiều người sử dụng chữ Nôm trên văn bia để chứng minh cho các luận điểm của mình về nguồn gốc cấu tạo của chữ Nôm; lại có người chuyên sâu vào khảo sát loại hình văn bản đặc biệt này để tìm ra những giá trị đích thực của nó Trong phần này, chúng tôi giới thiệu tổng quan và phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhƣ sau:

1.1 Những công trình khảo cứu, giới thiệu văn bia chữ Nôm

Văn bia chữ Nôm từ trước tới nay đã thu hút được nhiều sự quan tâm của những người làm công tác nghiên cứu Hán Nôm Việc công bố giới thiệu văn bản phát hiện mới cũng luôn đƣợc chú trọng Có thể kể nhƣ:

- Nguyễn Thị Trang: Mười tám tấm bia Nôm ở chùa Phật giáo, TCHN, số

1 - 1987, đã giới thiệu 18 văn bia chữ Nôm ở chùa Phật Giáo xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì, Hà Nội có nội dung bầu Hậu Qua bài viết, tác giả đã xác định niên đại của 6 tấm bia Hậu Nôm không ghi niên đại cũng có niên đại cùng thời với những văn bia có niên đại 1943, 1944 và tác giả qua việc đi thực địa địa phương nên đã có nhận định đó là những văn bia cùng do một người soạn và người đó vẫn còn sống (tính đến thời điểm tác giả viết bài)

- Hiền Lương - Bạch Văn Luyến: Một số bài thơ Nôm khắc ở vách đá trong hang Trầm, TCHN, số 1 – 1988, đã phiên âm, giới thiệu 14 bài thơ Nôm,

1 văn văn Nôm khắc trên vách đá hang Trầm huyện Chương Mỹ, Hà Nội có

16 niên đại đầu thế kỷ XX Tác giả giới thiệu về một địa điểm còn lưu lại được dấu tích của nhiều bài thơ Nôm khắc trên đá

- Phần Phụ lục cuốn Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nguyễn Quang Hồng chủ biên, năm 1993, đã phiên âm giới thiệu 10 bài thơ Nôm, trong đó 8 bài đƣợc khắc trên bia đá và 2 bài khắc trên biển gỗ 8 bài bao gồm: Bài Ngự đề

(đƣợc cho là của Lê Thánh Tông); 1 bài của Trịnh Sâm trên bia chùa Tuyết Sơn đề năm Canh Dần (1770); 2 bài ở đền Tản Viên Sơn (triều Nguyễn); 3 bài ở động Tam Thanh (triều Nguyễn); 2 bài ở núi Non Nước (triều Nguyễn)

- Văn bia Hà Tây, Nguyễn Tá Nhí chủ biên, năm 1993, có phiên âm, chú thích, giới thiệu 4 bài thơ Nôm khắc trên vách đá chùa Tuyết Sơn (làng Phú Yên xã Hương Sơn huyện Mĩ Đức, Hà Nội) Tác giả đã phân tích, giới thiệu niên đại của 4 văn bia Nôm, trong đó có 1 bài thơ Nôm của chúa Trịnh Sâm đề năm Canh Dần (1770); 1 bài của nhà sƣ trụ trì họa lại bài thơ của Trịnh Sâm; 1 bài cũng họa lại bài thơ của Trịnh Sâm đề năm Tân Tỵ niên hiệu Bảo Đại (1941) của tác giả Nguyễn Minh Côi làm Thông sự ở Viện Canh Nông, 1 bài không rõ tác giả

- Trương Đức Quả: Tấm bia Nôm chùa Hồng Liên, TCHN, số 4 – 1994, giới thiệu bài văn Nôm ở chùa Hồng Liên thuộc gia đình họ Nguyễn thôn Tây

Mỗ xã Tây Mỗ huyện Từ Liêm, Hà Nội Tác giả nhận định, chữ Nôm trên văn bia này phản ánh đặc điểm chung của chữ Nôm cuối thời Nguyễn, tuy nhiên cũng lưu được một vài dấu tích của chữ Nôm cổ và một số hiện tượng dùng chữ Hán có phụ âm “l” để ghi từ Việt “n”

- Trịnh Khắc Mạnh - Trương Đức Quả: Về những thác bản văn khắc chữ

Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, TCHN, 2 – 1994, đã giới thiệu 23 thác bản văn bia Nôm hiện được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong đó 21 thác bản khắc bằng thơ, chỉ có 2 thác bản khắc bằng văn xuôi Đây là bài viết mang tính khởi phát, quan tâm cụ thể đến vấn đề những bài văn bia toàn bằng Nôm Trong bài viết này, hai tác giả đã đƣa ra tình trạng chênh chệch và số lƣợng giữa thơ và văn xuôi của văn bia toàn Nôm

- Trương Đức Quả: Về một số văn bia Nôm mới được sưu tầm trong những năm gần đây, TCHN, số 3 – 1996, đã chọn giới thiệu thêm 10 bài văn bia Nôm viết bằng văn xuôi mới được sưu tầm để bổ sung cho sự thiếu hụt về tư liệu văn xuôi Nôm trước đó

- Vũ Thị Lan Anh: Giới thiệu tấm bia chữ Nôm chùa Mụa mới sưu tầm

TBHNH, 1997 Tác giả giới thiệu về tấm bia hậu Nôm ghi việc cúng tiến công đức cho chùa Văn bia có niên đại năm Bảo Đại thứ 17 (1942) Tác giả chỉ phiên âm, giới thiệu, cung cấp tƣ liệu, chứ chƣa có nhận định về chữ Nôm trong văn bản

- Nguyễn Thị Nguyệt: Về hai tấm bia chữ Nôm khắc trên vách đá núi Con

Mèo, TBHNH năm 2002 Tác giả giới thiệu 2 bài thơ Nôm đƣợc khắc trên hai tấm bia ở núi Con Mèo thuộc thôn Đồn Sơn, xã Yên Đức, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, trong đó có một bài của Hoàng đế Nhân Tông triều Trần đề thơ vào mùa xuân năm Trùng Hƣng thứ 8 (1292); một bài của Tuần phủ trí sĩ Trần Văn Đại kính hoạ vào cuối mùa đông năm Bảo Đại thứ 12 (1937) Qua việc phân tích giới thiệu nội dung hai văn bia, tác giả cho rằng hai chữ “Nhân Tôn” cho biết tấm bia do người đời sau chạm khắc để tỏ lòng tôn kính hoàng thượng, trên bia không có tên người viết chữ, không có tên người khắc bia không có niên đại tạc bia Đây là những văn bia chữ Nôm rất có giá trị, theo chúng tôi có lẽ bia đƣợc khắc vào triều vua Bảo Đại, cùng thời với tấm bia khắc bài thơ họa của Tuần phủ Trần Văn Đại

- Trương Đức Quả: Về hai bài thơ Nôm thời Lê khắc trên bia đá, TBHNH năm 2002, giới thiệu hai bài thơ Nôm của Trịnh Doanh khen tặng cho Đài công họ Nguyễn, Trấn thủ xứ Sơn Nam, Chánh thủ hiệu, Cai cơ cơ Trung dực kiêm quản đội Thiện trung, Thiếu phó, tước Lãng Trung hầu Hai bài thơ Nôm có niên đại xuất xứ rõ ràng vào những năm cuối triều Lê Trung hƣng, nên cũng ít cung cấp tƣ liệu cho việc nghiên cứu ở nhiều khía cạnh trong đó có vấn đề về chữ Nôm

- Nguyễn Tá Nhí: Bài ký của Hữu để điểm Đoàn Đình Kim, TCHN, số 5 -

Đặc điểm về thời gian và thể loại của văn bia có khắc chữ Nôm 1 Thời Lý - Trần 26 27 2 Thời Lê sơ - Mạc

Trong quá trình khảo sát, chọn lọc để phân chia văn bia theo thời gian, chúng tôi đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa niên đại các triều vua và lịch đại Mục đích của công việc này chỉ để tạo nên mối tương quan giữa thời đại và lịch đại chứ không nhằm vào vấn đề lịch sử Từ việc thống kê số lƣợng văn bia phân chia theo thời gian như vậy, chúng tôi sẽ căn cứ theo đó để thống kê số chữ Nôm trên văn bia tương ứng với thời kỳ đó để tiện cho việc so sánh đối chiếu và nghiên cứu diễn biến phát triển của chữ Nôm qua các thời kỳ

Thời kỳ nhà Lý mở đầu cho thời kỳ hƣng thịnh của văn minh Đại Việt Dấu ấn văn hóa của thời kỳ này còn in đậm nét ở nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, quân sự

37 Đây cũng là thời kỳ bia đá, chuông đồng cùng với các công trình kiến trúc văn hóa có quy mô rất được đề cao xây dựng Trong Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn đã sưu tập đƣợc 16 văn bia thời Lý – Trần (trong đó có 11 văn bia, 5 văn chuông) [68, tr192-195] Tuy nhiên, do thời gian đã xa, lại trải qua nhiều biến động lịch mà văn bia thời kỳ này bị thất lạc nhiều, số còn lại phần lớn bị mờ mòn gần hết Sau này, số lƣợng văn bia thời kỳ này mỗi thời gian lại đƣợc các nhà khoa học phát hiện, bổ sung thêm

Sách Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, phần ghi về thời nhà Lý, có gần

40 lần nhắc đến việc xây chùa, dựng bia, xây tháp, đúc chuông [35] Đáng tiếc qua thời gian lâu dài cùng nhiều biến động lịch sử khác nhau, văn bia thời Lý bị mai một khá nhiều, số lƣợng bia đá hiện còn lại rất khiêm tốn Hiện trong Văn khắc Hán Nôm

Việt Nam, tập I, đã công bố có 18 văn bản văn khắc thời Lý [162]

Văn bia thời Lý có thể chia làm 2 loại chính: bia công trình và bia mộ Các văn bia công trình thời Lý hiện còn phần nhiều gắn với những ngôi chùa quan trọng, liên quan tới giới quý tộc, quan chức hoặc các thiền sƣ có uy tín

Hiện nay, qua khảo sát 18 thác bản văn bia mang niên đại nhà Lý thì có 8 văn bia có chữ Nôm Do số lượng ít, lại lưu giữ được những chứng tích văn tự rất quan trọng, nên chúng tôi giới thiệu cụ thể nhƣ sau:

1 大越國李家第四帝崇善延齡塔碑Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi, niên đại Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121), N 0 32724-725 Các nhà nghiên cứu khoa học đoán có thể khắc lại vào triều Lê Văn bia đƣợc chép trong sách Đọi Sơn tự bi, ký hiệu A.854, và Bi văn, kí hiệu VHv.1167 Văn bia có nhiều đoạn đƣợc khắc thêm vào đời sau, nhƣ có đoạn khắc hai chữ “triều Lý” và các địa danh khác nhƣ phủ Thƣợng Hồng thì có thể đoán rằng đoạn văn này đƣợc khắc thêm vào thời Lê (phủ Thƣợng Hồng đƣợc lập vào năm 1466 thời Lê)

Trên bia có đoạn ghi việc sửa bia vào năm Hƣng Trị thứ 4 (1591) đời vua thứ 5 triều Mạc Tuy nhiên, chữ Nôm chúng tôi khảo sát đƣợc ở văn bia này không nằm trong những đoạn khắc thêm về sau, nên chúng tôi nhận định rằng chữ Nôm đó vẫn mang dấu ấn thời nhà Lý

2 乾尼香嚴寺碑銘 Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh, tạo năm Thiên Phù

Duệ Vũ thứ 5 (1125) Diềm bia ghi: Bảo Thái thất niên tuế kỷ Bính Ngọ đông tiết bản

38 xã Diên Đình thôn Thượng giáp nhân tự tăng Lê Văn Nghi tự Tính Trạm tá thạch công tái y cựu tự khắc thạch tượng An Hoạch xã Nhuệ thôn Lê Huân Danh khắc Nghĩa là:

Mùa đông năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (1726), nhà sƣ trụ trì ở chùa tên là

Lê Văn Nghi, tự là Tính Trạm người giáp Thượng thôn Diên Đình thuộc bản xã mượn thợ đá, theo chữ cũ khắc lại Thợ đá người thôn Nhuệ xã An Hoạch là Lê Huân Danh khắc

Nhƣ vậy là văn bia đã đƣợc khắc lại vào triều Lê Trung hƣng, tuy nhiên chữ khắc trên bia thì theo nguyên nội dung bia cũ Do vậy những mã chữ Nôm trên văn bia cũng đƣợc xem là nguyên dạng từ đời Lý

3.仰山靈稱寺碑 Ngưỡng sơn Linh Xứng tự bi, tạo năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ

7 (1126), N 0 20954-55, địa điểm tại sườn núi Ngưỡng Sơn, xã Ngọ Xá huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa (hiện nay đƣợc đặt tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) Văn bia đƣợc chép trong sách Ái Châu bi ký, VHv.1739

4 古越村延福寺碑銘 Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh, niên đại đƣợc dự đoán là năm 1157 niên hiệu Đại Định thứ 18, N 0 30279/30281 Bia mới đƣợc phát hiện vào năm 1987, tại chùa Diên Phúc thôn Cảnh Lâm xã Tân Việt huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Phần dưới chân thác bản văn bia mờ chữ Theo Văn bia thời Lý, nhóm công trình đã về tận thực địa, thấy rằng phía dưới chân bia sát mé lưng rùa do bị mòn mờ, bị vữa xi măng che khuất Nhóm đã làm sạch mặt bia, quan sát kỹ đã phát hiện và bổ sung thêm một số chữ mới, phù hợp với nội dung văn bản [160, tr 232] Sườn trái bia khắc một số niên đại ghi những lần hiến đất vào chùa đời sau, thuộc đời Trần, cụ thể là các năm Đinh Tỵ (1317) Đại Khánh thứ 4, năm Giáp Tý (1324), năm Kỷ Tỵ

(1329), năm Canh Ngọ (1330), năm Đinh Mão (1347) và năm Canh Ngọ (1390) Nhƣ vậy, những mã chữ Nôm ghi tên đất trên văn bia mang niên đại triều Trần

5 巨 越 國 太 尉 李 公 寺石碑並序Cự Việt quốc Thái úy Lý công tự thạch bi tịnh tự, bia đƣợc dựng ngay sau khi Thái úy Lý công tức Đỗ Anh Vũ mất (năm 1159) Đến năm 1943 bia vẫn còn dựng ở thôn An Lạc huyện Đông An (nay là Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên) 1 Đến nay bia đá và thác bản không còn Bài văn bia dựa vào bản chép của Hoàng Xuân Hãn, đƣợc giới thiệu trong tập Thơ văn Lý Trần, tập 1[126, tr463-473]

1 Dẫn theo Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập I, thời Lý

6 報恩禪寺碑記 Báo Ân thiền tự bi ký, niên đại Trị Bình Long Ứng thứ 5

(1210), N 0 4102/4103, địa điểm chùa Báo Ân xã Tháp Miếu tổng Bạch Trữ huyện Yên Lãng, Phúc Yên Về thời điểm dựng và soạn văn bia, có 2 cách giải thích: một là văn bia soạn vào đời Lý Cao Tông nhƣng sau khi Lý Cao Tông mất mới dựng bia Hai là rất có thể khi khắc lại bia mới sửa lại cách xƣng hô đối với vua Lý 1 Lê Văn Quán cho rằng: Bia tuy khắc lại nhƣng xét nội dung bia vẫn cho thấy là bia ở thời Lý [110, 138]

Đặc điểm về không gian của văn bia có khắc chữ Nôm

Ở mục này, chúng tôi chủ yếu khảo sát, thống kê số lƣợng văn bia có chữ Nôm phân bố ở khắp các địa phương, nhưng chủ yếu nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ

Số lƣợng thác bản văn bia có chữ Nôm đƣợc chúng tôi tuyển chọn để khảo sát nằm trong hai đợt sưu tầm (như đã dẫn ở trên) Trên thác bản được in dập đợt một, địa danh được người in rập bia của EFEO ghi bên lề phải của bia Đây là tên địa danh hành chính cuối thời Nguyễn, tương đương với thời điểm từ năm 1920 đến 1945, nằm trong thời gian mà EFEO đang tổ chức in rập

Vấn đề địa danh hành chính sáp nhập qua các thời kỳ cực kỳ phức tạp Địa danh các cấp nhƣ xã, phủ, huyện luôn có sự chia tách, sáp nhập hoặc điều chỉnh lại Hơn nữa, đơn vị hành chính của các tỉnh hiện nay đã đƣợc điều chỉnh lại gần giống với thời kỳ chưa sáp nhập, tương đương với các tỉnh thời EFEO in rập văn bia trước đây Ví dụ nhƣ tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh: Bắc Giang và Bắc Ninh Hải Hƣng thành 2 tỉnh: Hải Dương và Hưng Yên Hà Nam Ninh thành 3 tỉnh: Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình (nghị quyết Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 ngày 6 tháng 11 năm 1996) Sau khi trở lại tỉnh nhƣ cũ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 1997 thì các tỉnh này về cơ bản vẫn là các tỉnh có trước năm 1945 (tức là gần giống với thời điểm EFEO tổ chức in rập văn bia và viết tên địa phương bên lề phải)

Còn địa danh ghi trên thác bản trong đợt sưu tầm lần 2 (ghi phía dưới bên trái của bia) là địa danh ở cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

56 Để thuận tiện cho công việc khảo cứu và qui đổi tên địa danh theo đơn vị tỉnh, chúng tôi qui đổi theo đơn vị hành chính hiện nay và căn cứ vào đó để sắp xếp số lƣợng văn bia theo từng tỉnh Kết quả số liệu văn bia có chữ Nôm đƣợc chọn lọc ở các địa phương sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

Bảng 2.3 Văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm phân bố theo địa phương

TT Tên tỉnh Bia chữ Hán có

Số văn bia có khắc chữ Nôm được tuyển chọn có ở 24 tỉnh thành trong cả nước, song tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đây cũng đƣợc coi là cái nôi của truyền thống dựng và khắc bia Ở các tỉnh miền núi phía bắc, nơi số văn bia còn lại khá khiêm tốn, và những văn bia thuộc các tỉnh này cũng rất ít sử dụng chữ Nôm Qua bảng trên có thể nhận thấy thành phố Hà Nội (gồm cả tỉnh Hà Tây cũ) là địa phương có số lượng văn bia có chữ Nôm nhiều nhất Con số cụ thể là: văn bia chữ Hán có Nôm là 359, văn bia chữ Nôm là 77, tổng số là 436 văn bia, chiếm 29,06% Văn bia chữ Nôm xuất hiện nhiều ở các danh thắng và di tích, nhƣ chùa Trầm (huyện Chương Mỹ) với 14 văn bia thơ, văn Nôm; chùa Phật Giáo (Thanh Trì) với 18 bia Hậu Nôm

Tiếp theo đến tỉnh Hải Dương với tổng số 232 văn bia được chọn lọc Sau nữa là các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hƣng Yên, Hải Phòng đều là những nơi có nhiều văn bia Xét về mặt diên cách địa lý thì Hải Dương là vùng đất có vị trí quan trọng, là một trong tứ trấn quanh thành Thăng Long xưa Dân Hải Dương là dân bách nghệ, từ những nghề bình thường như nấu rượu, đan chiếu cho tới những nghề tinh xảo như đúc đồng, đúc bạc, khắc ván in đều thịnh hành ở địa phương này Ngoài ra, "ở Hải

Dương còn có nghề khắc văn bia Số văn bia hiện còn bảo tồn được ở các di tích cho thấy phường Hồng Lục cùng với Thuỷ Đường (Hải Phòng) là hai phường thợ khắc bia chủ yếu ở thế kỷ XVII, XVIII”[34, tr20]

Tỉnh Bắc Ninh, với địa thế thuận tiện đường giao thông với các tỉnh lớn, lại gần kinh đô Hơn nữa, Bắc Ninh lại là vùng đất nổi tiếng với những làng nghề, làng buôn, của cải dồi dào Vào thời nhà Lê, hàng loạt các làng nghề ở khắp Kinh Bắc đã làm khởi sắc nền kinh tế thời kỳ này Có thể kể nhƣ: làng gốm Thổ Hà, làng vẽ tranh Đông

Hồ, làng dệt ở Xuân Ổ Sự hưng thịnh của các làng nghề cộng với mạng lưới giao thông thuận tiện đã hình thành ở đây nhiều chợ buôn và nhiều làng buôn Kinh tế phát triển, trình độ văn hóa cao cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy cho sự phát triển của văn bia Nhƣ Lê Quý Đôn đã nhận định rằng: "Thợ khắc Trung Quốc đục đá rất khéo, công lại rẻ, tạc một tấm bia chỉ tốn vài lạng bạc, không như ở nước nhà, tạc một tấm bia tiêu đến hơn 100 quan tiền " [165, tr149] Tuy nhiên, nếu tính riêng văn bia chữ Nôm thì Bắc Giang và Bắc Ninh lại có số lƣợng rất ít Cụ thể Bắc Giang có 1 văn bia chữ Nôm, Bắc Ninh có 2 văn bia chữ Nôm Nhƣ vậy, có thể nói, văn bia chữ Nôm ở các địa phương không nằm trong qui luật địa phương nào có truyền thống dựng bia

Tỉnh có nhiều văn bia có chữ Nôm cũng có thể kể đến là Thanh Hóa Với lợi thế là vùng đất có nguồn đá khắc bia dồi dào ở núi Nhồi thuộc huyện Đông Sơn huyện, nên có thể nói rằng bia Thanh Hóa có kích cỡ rất lớn cũng bởi họ có nghề khắc bia đá nổi tiếng với những phường thợ ở xã An Hoạch huyện Đông Sơn Sách Đồng Khánh dư địa chí, mục Phong tục còn ghi: “Làm thợ thì ở An Hoạch chuyên nghề đẽo đá" [36, tr1106] Đối với các tỉnh ở phía Nam đất nước, qua bộ Thư mục văn bia cho thấy, số lƣợng thác bản văn bia thu đƣợc ở các tỉnh thuộc miền Nam rất ít, có thể do việc in dập các thác bản văn bia thu đƣợc ở các tỉnh thuộc vùng này ít hoặc cũng có thể do vùng này thực sự không nhiều văn bia Con số thống kê qua bộ Thư mục đã thể hiện

58 điều đó: tỉnh Gia Định 4 văn bia, Sài Gòn 1 văn bia, Mỹ Tho 1 văn bia, Bến Tre 4 văn bia… Nếu tính theo niên đại thì ở miền Nam mới chỉ tìm thấy các văn bia Hán Nôm có niên đại đầu thế kỷ XIX [8]

Nhà nghiên cứu A.L.Phê đô rin, khi nhận xét về tình hình văn bia ở Việt Nam cho rằng: "Các tỉnh phía Nam của đất nước, nơi không có văn bia sớm (trước 1802), còn những tấm bia muộn thì cực ít và chúng đặc biệt khác xa với các tấm bia trên miền Bắc ở chỗ văn bia làng xã chiếm tỷ lệ quá thấp"[114, tr16] Điều này đƣợc qui định bởi điều kiện lịch sử đã khiến cho sự ra đời các văn bia làng xã ở miền Nam khác hẳn với các tỉnh Bắc Bộ

Trong số văn bia chữ Nôm, có rất nhiều văn bia thơ Nôm đƣợc đề ở những địa phương có danh lam thắng tích nổi tiếng Khảo sát tổng số 52 văn bia khắc thơ Nôm thì có đến 41 văn bia khắc những bài thơ Nôm ở những nơi di tích, danh thắng nổi tiếng ở các địa phương, cụ thể như sau:

Bảng 2.4 Số liệu văn bia thơ Nôm theo di tích

TT Di tích, danh thắng Địa phương Số lượng bia

1 Động Tam Thanh Lạng Sơn 3

2 Từ đường Miên quận công Hiệp Hòa - Bắc Giang 2

3 Núi Phật Tích Bắc Ninh 1

5 Chùa Thầy (Sài Sơn) Hà Nội 2

6 Hang núi Tử Trầm Hà Nội 15

8 Núi Con Mèo Quảng Ninh 2

9 Núi Hàm Rồng Thanh Hóa 1

10 Chùa Quan Thánh Thanh Hóa 3

11 Núi Non Nước Quảng Nam 2

Ngoài ra, còn một số những bài thơ Nôm ca ngợi những người đã đóng góp công đức xây dựng chùa chiền đƣợc khắc trên các bia Hậu, nhƣ ở chùa xã Lạc Đạo, Văn Lâm, Hƣng Yên có 2 văn bia khắc thơ Nôm; ở chùa xã Tiên Mỗ, chùa ở xã Phƣợng Trì thuộc huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc mỗi nơi có 1 văn bia Ở đình xã Lại Yên huyện Hoài Đức, Hà Nội có 2 văn bia v.v

2.4 Tác giả soạn văn bia có khắc chữ Nôm và một số vấn đề khác

2.4.1 Tác giả soạn văn bia

ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN BIẾN CỦA CHỮ NÔM TRÊN VĂN BIA 58 3.1 Khái quát tình hình chữ Nôm thể hiện trên các loại hình văn bản

Thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia

3.2.1 Mô hình cấu trúc chữ Nôm

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều mô hình phân loại cấu trúc chữ Nôm, trong đó có cả mô hình mang tính tổng quát và mô hình mang tính cá biệt Các mô hình phân loại cấu trúc chữ Nôm mang tính tổng quát như: Dương Quảng Hàm (1943, 7 loại); Đào Duy Anh (1975, 7 loại); Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Xtankêvich

(1976, 10 loại); Lê Văn Quán (1981, 14 loại); Nguyễn Ngọc San (1987, 14 loại), Nguyễn Quang Hồng (2008, 13 loại)… Các mô hình phân loại cấu trúc chữ Nôm mang tính cá biệt (tức là trong một tác phẩm cụ thể) nhƣ: Trần Xuân Ngọc Lan (1982,

20 loại); Hoàng Thị Ngọ (1997, 7 loại), Nguyễn Thị Lâm (2003, 12 loại), Nguyễn Thị Hường (2005, 14 loại); Nguyễn Thị Chuyền (2007, 10 loại); Trần Trọng Dương (2011,

11 loại); Nguyễn Tuấn Cường (2012, 13 loại)

Trong các phương án cấu trúc mà các tác giả áp dụng để phân loại, mỗi tác giả dựa vào những tiêu chí riêng mà mình đặt ra dựa trên đối tƣợng văn bản khảo cứu để phân loại Trong các kiểu phân loại nhƣ trên thì mô hình phân loại chữ Nôm thành hai loại chính: Chữ Nôm mƣợn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo, còn gọi là phân loại theo

“lƣỡng phân” của Nguyễn Tài Cẩn áp dụng từ năm 1976 [15, tr 53] đƣợc giới nghiên cứu sau đó áp dụng một cách phổ biến

So với các mô hình phân loại thì mô hình của Nguyễn Quang Hồng công bố năm

2008 có thể nói đã bao quát đƣợc hầu hết các hiện tƣợng diễn biến từ chữ Hán đến chữ Nôm, phản ánh thực chất của những khác biệt trong việc mƣợn dùng chữ Hán cũng nhƣ trong việc tự tạo chữ Nôm theo những tiêu chí mang tính cấu trúc và chức năng của văn tự Mô hình này cũng đảm bảo được tính nhất quán trong sự phân loại theo hướng

"lƣỡng phân" vốn bắt đầu đƣợc Nguyễn Tài Cẩn đề ra và áp dụng từ năm 1976

Trong quá trình tiến hành luận án, khi phân loại chữ Nôm trên văn bia, chúng tôi đã dựa trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước để xác lập việc phân loại Cụ thể, chúng tôi cũng áp dụng mô hình lƣỡng phân, phân thành hai loại chính: chữ Nôm mƣợn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo Việc xác định tên gọi của từng tiểu loại qua cấu trúc chữ Nôm, chúng tôi tham khảo sách Khái luận văn tự học chữ

Mô hình của Nguyễn Quang Hồng đƣa ra mang tính khái quát về văn tự học chữ Nôm, rất cần thiết để các nghiên cứu về mô hình mang tính cá biệt áp dụng Nguyễn Quang Hồng đƣa ra các cặp khái niệm "đẳng lập" và "chính phụ" vào việc phân biệt các chữ Nôm tự tạo để phân định vai trò của các thành tố biểu âm và biểu ý trong mỗi quan hệ giữa chúng với nhau một cách rất khoa học Mô hình này cũng đƣợc tác giả luận án áp dụng trong quá trình phân loại chữ Nôm trên văn bia Ở loại chữ Hội âm chính phụ, do đặc thù của chữ Nôm trên văn bia, nhất là trên những văn bia có niên đại sớm (thế kỷ XII-XV), còn bảo lưu lại được những mã chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời Loại chữ này cũng nằm trong loại chữ Hội âm chính phụ (theo cách phân loại của Nguyễn Quang Hồng), nhƣng tác giả luận án muốn nhấn mạnh về loại chữ Nôm cổ này và để tiện so sánh diễn biến với chữ Nôm ở những giai đoạn sau, nên đã chia thành hai loại: chữ E2A (ghi bằng hai mã tách rời) và chữ E2B (ghép hai mã)

Với loại chữ Nôm có kí hiệu phụ, đây có thể coi là loại chữ khá tiêu biểu của chữ Nôm trên văn bia, nên chúng tôi đã phân thành một loại riêng biệt: loại chữ D

Trong mô hình phân loại của Nguyễn Quang Hồng còn có loại chữ Nôm tự tạo đơn lấy âm (chữ G1) nhƣ chữ nào; lấy nghĩa (G2), nhƣ chữ đĩ Tuy nhiên, trên văn bia, hiện chúng tôi chƣa tìm thấy loại chữ tự tạo đơn lấy nghĩa, nên không có tiểu loại chữ này Còn với một số chữ nhƣ cửa (viết tắt từ chữ cử), nào (dùng một bộ phận của chữ

71 náo) thuộc loại chữ G1 (theo Nguyễn Quang Hồng), nhƣng trên văn bia xuất hiện không nhiều, vì thế chúng tôi xếp vào loại chữ B2 - mƣợn âm chữ Hán đọc chệch âm Loại chữ Ghép hai mặt âm ý, tiếp thu cách phân loại của Nguyễn Quang Hồng, chúng tôi cũng chia thành ghép âm ý đẳng lập và ghép âm ý chính phụ Trong loại ghép âm ý chính phụ, căn cứ vào những chữ Nôm tìm đƣợc trên văn bia, chúng tôi chia làm ba loại nhỏ nhƣ sau: Bộ thủ biểu nghĩa + chữ Hán: G2; Bộ thủ có chức năng liên kết +chữ Hán: H1; Bộ thủ với chữ Nôm: H2

Tác giả luận án phân thành các tiểu loại nhỏ thực chất là áp dụng mô hình phân loại mang tính khái quát và rất khoa học của Nguyễn Quang Hồng đƣa ra (2008) vào việc phân loại mang tính cá biệt với từng đối tƣợng văn bản và văn tự cụ thể

Trên cơ sở 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm đƣợc chọn lọc qua các thời kỳ, chúng tôi tổng hợp được 3.391 mã chữ Nôm và phân thành 15 loại Dưới đây là thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia

3.2.2 Thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia

3.2.2.1 Chữ Nôm mượn chữ Hán Đây là loại chữ Nôm chỉ có một thành tố, không có cấu trúc nội tại Chúng tôi gọi loại chữ này là chữ mƣợn thẳng từ chữ Hán (còn gọi là loại chữ Nôm đơn), có khi mƣợn cả ba mặt hình, âm, nghĩa, có khi mƣợn hai mặt hình và âm, có khi chỉ mƣợn hình và đọc chệch âm Với những mã chữ Nôm thuộc loại này, chúng tôi chia thành các tiểu loại sau:

Chữ A1: Mượn hình, mượn âm Hán Việt và nghĩa Đây là những trường hợp mượn luôn cả ngữ tố Hán vào trong văn bản chữ Nôm tiếng Việt Trên các văn bản Nôm có niên đại sớm nhƣ Phật thuyết, số lƣợng chữ phân theo loại này chiếm 26,2%, nhƣ những chữ經 Kinh, 禮 Lễ, 三寶 Tam bảo, 發願 Phát nguyện, 敬 Kính, 佛 Phật [92, tr79] Trong Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân

Tông đời Trần tổng số có 1.621 chữ Nôm thì có đến 678 chữ Hán Việt [57, tr73] Trong Thiên Nam ngữ lục, loại chữ này chiếm 52,78% tổng số mã chữ trong văn bản, nhƣ風 phong, 花 hoa, 雪 tuyết, 月 nguyệt [76, tr111]

Nhƣ vậy, loại chữ mƣợn chữ Hán theo cả ba mặt hình, âm, nghĩa đƣợc sử dụng khá phổ biến trên những văn bản Nôm có niên đại sớm

Số liệu loại chữ này chúng tôi thống kê trên 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm là

690 chữ, chiếm 20,35% Đây là con số tổng hợp chữ Nôm trên văn bia từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX Do số lƣợng mã chữ này chiếm số lƣợng lớn nên chúng tôi chỉ đƣa ra một số ví dụ tiêu biểu nhƣ sau:

Niên đại sớm nhất và muộn nhất

Một số đặc điểm chủ yếu của chữ Nôm trên văn bia

Căn cứ vào những mã chữ Nôm tìm thấy đƣợc trên văn bia, qua thống kê, phân loại, chúng tôi khái quát một số đặc điểm chủ yếu nhƣ sau:

3.3.1 Chữ Nôm trên văn bia còn bảo lưu được nhiều dấu vết cổ

Dấu vết tiếng Việt có một số âm tố kép đứng đầu đƣợc ghi bằng hai phụ âm xuất hiện từ thời Lý - Trần Trong Sứ giao châu tập của Trần Cương Trung viết vào khoảng thế kỷ XIII, đƣợc Lê Quý Đôn chép lại trong Kiến văn tiểu lục có hiện tƣợng một chữ Hán đƣợc dịch sang một từ Việt, từ này đƣợc ghi bằng hai kí tự Hán, nhƣ:

月nguyệt: 勃 夌bột lăng = Blăng > trăng; 日nhật: 浮勃耒phù bột lồi = blời > trời;

天 thiên: 勃耒 bột lồi = blời > trời [68, tr76-77] Nhƣ vậy, hiện tƣợng một tiếng đƣợc ghi bằng hai mã chữ đã được thể hiện rõ trong những ghi chép của người nước ngoài khi đến Việt Nam từ thế kỷ XIII trở về trước

Sách An Nam dịch ngữ cũng là một tài liệu còn lưu lại dấu vết ngữ âm tiếng Việt khoảng thế kỷ XIV, XV trong đó có chú một số chữ nhƣ: 牛ngưu: ghi bằng 革蔞 cách lâu = klâu >trâu [1, tr136]; 太陽 thái dương: ghi bằng 托爛thác lan = tlan

>trán [1, tr160] H Maspero cho rằng Kl về sau đã được thay thế bằng Tl trước khi chuyển sang tr tiếng Việt Đến khoảng cuối thế kỷ XVII thì Bl và Tl chuyển dần sang tr và gi 1

Trong các loại hình văn bản thì văn bia là thể loại sớm nhất xuất hiện chữ Nôm, đặc biệt là còn lưu được dấu vết cổ của chữ Nôm qua cách thể hiện bằng ghi hai mã chữ Hán tách rời để biểu thị một âm Nôm Dấu vết này cũng đƣợc các nhà ngôn ngữ học gọi là yếu tố tiền âm tiết Trên một số văn bia thời Lý - Trần, những trường hợp chữ Nôm ghi bằng hai âm tiết (ghi bằng hai kí tự Hán) xuất hiện khá phổ biến Trong hai mã đó có một mã phụ ghi tiền âm tiết và một mã chính để ghi âm tiết chính Các kí hiệu ghi tiền âm tiết thường gặp trên văn bia là: 阿 a, 婆 bà, 个, 箇cá, 巨 cự, 可 khả,

麻 ma, 他tha Ví dụ:

1 Heri Maspero: Etudes sur La phonetique Historique de la Langue Annamite Les Initiales BEFFO,

- 阿浪 A Lãng > Rạng: 養母鄧氏阿浪施壹百貫Dưỡng mẫu Đặng Thị A Lãng thí nhất bách quan, niên đại 1343, N 0 29122

- 个林Cá Lâm > Trăm: 南長伍高會三尺近武个林 Nam trường ngũ sào hội tam xích cận Vũ Cá Lâm;

- 个蓮 Cá liên >sen: 妻范氏延施唐豪洞田宅 Thê Phạm Thị Diên thí Đường

Hào Đồng Cá Liên điền trạch, Khai Thái thứ 4 (1327), N 0 5309/5312

- 婆 禮Bà Lễ > Trẻ: 北近 范婆禮 Bắc cận Phạm Bà Lễ, niên đại 1343, N 0 29122

- 可耒Khả Lỗi > Sôi : 室范氏可耒施一百官 Thất Phạm Thị Khả Lỗi thí nhất bách quan, niên đại 1343, N 0 29122

- 麻雷Ma Lôi > Loi: 范氏麻雷及女阮氏卯 Phạm Thị Ma Lôi cập nữ Nguyễn

Thị Mão, Khai Hựu thứ 3 (1331), N 0 5114/5115

Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp tên người, tên đất trên văn bia thời kỳ Lý – Trần còn bảo lưu được dấu vết cổ qua cách ghi bằng hai mã tách rời, như:

个雷Cá lôi > trôi, trên bia niên đại 1293;个帶 cá đới > dưới, Khai Thái thứ 4

(1327), N 0 5309/5312; 个律Cá luật > Sọt, trên bia niên đại 1372, N 0 20965; 阿閣A các > gác, niên đại 1360; 阿雷A lôi > trôi; niên đại 1125; 可雷Khả lôi > sôi, Khai

Trên văn bia thế kỷ XV-XVI, lác đác còn thấy xuất hiện những cách ghi nhƣ vậy, nhƣ:个帶cá đới > dưới,巨笛cự địch > dịch,他 蓮tha liên > sen,他 落 tha lạc > lạc,

Trên văn bia thế kỷ XVII-XVIII, yếu tố tiền âm tiết trong chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời cũng chỉ xuất hiện một cách lẻ tẻ, lưu giữ một số dấu vết còn sót lại, như 羅䊷la đá > đá, Bảo Thái thứ 7 (1726), N 0 2071/2074; 阿 破 a phá > vỡ, Cảnh Hƣng thứ 31 (1770), N 0 2023/2026 v.v

Chữ Nôm đƣợc ghi bằng hai mã tách rời xuất hiện trên văn bia từ thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVIII, trong đó chủ yếu xuất hiện trên văn bia thế kỷ XII-XV Chỉ còn lác đác một số mã chữ đƣợc sử dụng trên văn bia thế kỷ XVI-XVIII Cách sử dụng chữ

Nôm loại này thể hiện trên văn bia kéo dài qua nhiều thế kỷ có thể do chịu sự chi phối của ngữ âm tiếng Việt, song cũng có thể do tính kế thừa của văn tự vẫn còn in dấu vết ở một số địa phương

3.3.2 Chữ Nôm trên văn bia có nhiều chữ mang ký hiệu phụ

Kí hiệu phụ là kí hiệu đưa thêm vào tăng cường cho thành tố biểu âm để xác định đó là chữ Nôm, đồng thời cũng giúp cho người đọc dễ nhận biết âm đọc của chữ hơn [100, tr92] Tác giả Hoàng Xuân Hãn đánh giá những kí hiệu cự, cá, sau chuyển thành nháy cũng chỉ là những kí hiệu phụ [46] Tác giả Nguyễn Quang Hồng dựa trên quan điểm đó chứng minh nhiều mã chữ mang những kí hiệu cá, nháy là những kí hiệu phụ [58]

Theo sự gợi ý của các học giả đi trước, qua khảo sát trên văn bia, chúng tôi nhận thấy rằng, kí hiệu 巨cự, 个cá đƣợc sử dụng trên văn bia phần nhiều giữ vai trò là kí hiệu phụ Bên cạnh đó còn có các ký hiệu phụ đƣợc sử dụng trên văn bia là < nháy,

多 đa, 口 khẩu, 司 tư, nhƣng xuất hiện nhiều nhất là kí hiệu 个 cá và trôi, niên đại 1125, N 0 29057; 阿界A giới > dưới, niên đại 1358,

N 0 25883; 阿 尾A vĩ > vạy, niên đại 1358, N 0 25883; 阿閣 A các > gác, niên đại 1369, chƣa có kí hiệu Trên văn bia có 19 mã chữ với tần số xuất hiện 22 lần Trong bản giải âm Phật thuyết có 27 trường hợp: 阿多 a đa > đơ, 阿計 a kế > gầy, 阿路 a lộ > lò,

阿呂 a lã > lửa vv Chữ 阿a ở đây không có tác dụng ghi nghĩa, nó không thể dùng độc lập để biểu thị ý nghĩa từ vựng mà chỉ có thể là lưu tích tiền âm tiết của âm tiết đứng sau nó

- Ký hiệu ghi tiền âm tiết là 多 đa:

Trên tấm bia thời Trần ở núi Dục Thúy (niên đại 1343), chữ Nôm có yếu tố tiền âm tiết là đa còn đƣợc thể hiện ở tên gọi một số địa danh nhƣ: 多 埋 Đa Mai, 多 這 Đa Giá, 多 馬 Đa Mã, 多 沒 Đa Một Cũng giống như trường hợp tiền âm tiết a, tiền âm tiết đa cũng không có tác dụng ghi nghĩa

- Ký hiệu ghi tiền âm tiết là 个cá, 巨cự, 可khả:

Trong văn bia thời kỳ Lý Trần có 17 trường hợp ghi bằng tổ hợp phụ âm đầu

Cá + một chữ Hán, nhƣ:

个雷Cá lôi > klôi > trôi, (1293); 个林Cá lâm > klăm > trăm, (1327), N 0 5309-12;

个娄 Cá lâu > klâu > sau, (1327), N 0 5309-12; 个蓮 Cá liên > kriên > sen, (1327),

N 0 5309-12; 个令Cá lệnh > klệnh > sệch, (1327), N 0 5309-12; 个鳥Cá điểu > kđiểu > dẻo, (1360); 可雷Khả lôi > trôi, Khai Hựu thứ 3 (1331), N 0 5114/5115; 巨笛cự địch > dịch, Hồng Đức thứ 3 (1472), N 0 4486…

Những hiện tƣợng nhƣ vậy cũng gặp nhiều trong bản giải âm Phật thuyết, những chữ Nôm mang dấu vết của tổ hợp phụ âm đầu Kl, Kr thường dùng các mã chữ cá, cư,

123 cự , cổ để ghi, nhƣ: 个怛 Cá đát > kđát > nát; 个盧 Cá lư > klưa > trưa; 个龍 Cư long > klông > trông; 个呂 Cự lã > krã > sữa…

- Ký hiệu ghi tiền âm tiết là 可khả:

Chữ Nôm trên văn bia thời Lý - Trần có 4 trường hợp: Kh/Kl>s, ví dụ:

可礼Khả Lễ > khlễ > Sẻ, (1362), 可 耒Khả lỗi > khlôi > Sôi, (1331), N 0 29122 v.v

Trong An Nam dịch ngữ, khl đƣợc thể hiện trong các cách ghi nhƣ: k’ ang > khlang > sáng; k’ung > khlông > sông [1, tr61] Dùng khl để ghi s còn có thể tìm thấy dấu vết trong cách đọc tên các làng Nôm và Hán Việt Ví dụ: địa danh Khả Lang ở Quỳnh Phụ, Thái Bình có tên Nôm là Sang; Khả Lễ ở Tiên Sơn, Bắc Ninh có tên Nôm là Sẻ; Khuê Liễu ở Tứ Lộc, Hải Dương có tên Nôm là Sếu [92, tr100]

- Ký hiệu ghi tiền âm tiết là麻 ma:

Cách ghi Ml vốn là tiền thân của l và nh hiện nay Chữ Nôm trên văn bia thời Lý

- Trần thể hiện các trường hợp sau:

麻戶Ma hộ > mhộ > họ, (1360); 麻朗Ma lãng > mlãng > lãng, (1357); 麻料

Ma liệu > mliệu > lẹo, (1348); 麻雷Ma lôi > mlôi > loi, (1331)

Chữ Nôm ở buổi đầu có nhiều chữ còn ghi các tổ hợp phụ âm bằng hai mã tách rời như các cứ liệu ghi trong bản giải âm Phật thuyết có cả thảy 5 trường hợp tổ hợp phụ âm Ml đƣợc ghi bằng hai mã tách rời: Ma lân > mlăn > lăn, ma lục > mlóc > lóc,

Ma lận > mlớn > lớn… Đến Quốc âm thi tập, Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Truyền kỳ mạn lục thì hầu nhƣ loại chữ này đƣợc ghi bằng hai mã nhập một hoặc lƣợc bớt một trong hai mã Cách ghi này nảy sinh có lẽ do diễn biến của ngữ âm lịch sử tiếng Việt, các tổ hợp phụ âm đầu đã hoàn toàn biến mất thì các chữ Nôm mang các tổ hợp phụ âm đầu đó cũng dần dần đƣợc thay đổi cách viết Điều đó thể hiện quá trình đơn tiết hóa của tiếng Việt Ví dụ:

- Chữ trống đƣợc ghi bằng弄古 (lộng + cổ) (Kl):

田 貳 坎 在 弄古 寺 處 Điền nhị khóm tại Trống Chùa xứ, Hƣng Trị thứ 2

(1589), N 0 7277-78, về sau đƣợc ghi bằng 䊷 (lộng+bì) với thành tố biểu âm là lộng và thành tố biểu ý là bì (da) Ví dụ: 恭奉䊷架鉦架共一雙 cung phụng trống giá chiêng giá cộng nhất chích, Vĩnh Khánh thứ 3 (1732), N 0 8314/8315

- Chữ “lời” ghi bằng 䊷 (ma+lệ) (ml), vídụ: 固閉饒䊷麻退Có bấy nhiêu lời mà thôi, Thịnh Đức thứ 5 (1657), N 0 1938-39 Từ thế kỷ XVIII về sau ghi bằng 䊷 (khẩu + trời): 䊷 䊷 諸諸 怒 䊷 Hỏi đá trơ trơ nọ trả lời, Duy Tân thứ 8 (1914),

Hay một số trường hợp như:

他蓮tha liên, 个蓮cá liên>sen, về sau chỉ còn 蓮liên>sen, ví dụ: 一所坡蓮 處

三 高 , Nhất sở Bờ Sen xứ tam sào, Tự Đức thứ 17 (1864), N 0 8745/8748

婆禮Bà lễ>trẻ, về sau chỉ còn thành tố禮lễ để ghi âm trong cấu tạo chữ trẻ, ví dụ: 一所田壹高半坐落麻䊷處 Nhất sở điền nhất sào bán tọa lạc Mả Trẻ xứ, Vĩnh

Dấu vết phản ánh những mối liên hệ ngữ âm trong hệ thống âm đầu tiếng Việt 111 4.1.3 Dấu vết phụ âm đầu tiền Hán Việt

Dấu vết b>v trên văn bia, chúng tôi tìm thấy 31 mã chữ với tần số xuất hiện 82 lần, trong đó có một số trường hợp chữ Nôm ghi âm Tiền Hán Việt như: 壁 Bích

>vách; 本 Bản>Vốn Ví dụ:

TT Chữ Nôm Âm Hán Việt biểu âm Âm Nôm Niên đại Kí hiệu thác bản

1 吧 Ba Và Khải Định 8 (1923) 19457

2 䊷 Ba Vài Khải Định 10 (1925) 18485

3 壁 Bích Vách Bảo Đại Bính dần 15897

4 邦 Bang Vâng Cảnh Hƣng 7 (1746) 15276

5 䊷 Bang Vâng Chính Hòa 14 (1693) 12251-52

6 䊷 Bao Vào Chính Hòa 14 (1693) 15602-03

7 破 Phá Vỡ Thịnh Đức 5 (1657) 1938-39

8 䊷 Bôi Vôi Vĩnh Thịnh 6 (1710) 10963-66

Hoặc một số ví dụ cụ thể nhƣ sau:

- Dùng chữ 邦 bang cấu tạo nên chữ邦个 vâng: 阮氏邦个 Nguyễn Thị Vâng, Khánh Đức thứ 2 (1650), N 0 4257

- Dùng chữ 布 bố > 䊷 vó: 貢䊷處二所二高Cống Vó xứ nhị sở tam sào, Chính Hòa thứ 7 (1686), N 0 8745/8748

- Dùng chữ 貝 bối>梖vối: 䊷梖 處一 所二 高Cây Vối xứ nhất sở nhị sào,

Dấu vết của mối quan hệ b > v nay còn có thể tìm thấy trong các phương ngữ

Mường và Việt: bào – vào, bới – với, bạch – vạch, bả - vả…Hoặc trong những phương ngữ gần với tiếng Việt như: bíu–víu, bận–vận, băm–vằm, băng–văng, bái – vái, bốc – vốc…[116, tr260]

Trong hệ thống Hán Việt không có phụ âm đầu g nên người viết chữ Nôm đã dùng phụ âm đầu k Hán Việt để ghi Theo An Nam dịch ngữ, quá trình k>g đƣợc xác định là sớm hơn (hoặc muộn nhất) là thế kỷ XIII, do qui luật hữu thanh hóa tác động đến các âm tắc vô thanh làm xuất hiện quá trình k>g và một số trường hợp phụ âm khác nhƣ p>b, t>d [1] Trong sự biến chuyển này thì k>g là một hiện tƣợng gần nhƣ phổ biến trong chữ Nôm ghi âm tiếng Việt Khảo sát trên 1.500 văn bia, chúng tôi thống kê được 43 trường hợp Trong những trường hợp này, có khi mượn chữ Hán có phụ âm k, c ghi âm tiếng Việt g, ng nhƣ: 谷 cốc ghi âm góc, 閣 các ghi âm gác, 乞

126 khất ghi âm ngắt, 記 kí ghi âm ghi v.v Có khi mƣợn chữ Hán có phụ âm k,c làm thành tố biểu âm, nhƣ 改 cải tạo nên chữ 䊷 gửi, 狂 cuồng tạo nên chữ木狂 xuồng, 克 khắc tạo nên chữ 木克 gấc, 工 công tạo nên chữ扛gông v.v

- Dùng 谷 cốc ghi góc: 一所田坐落在谷廚處壹蒿半 Nhất sở điền tọa lạc tại Góc Chùa xứ nhất sào bán (1638) N 0 4372/4373

- Dùng 結 kết tạo nên chữ 䊷ghét: 阮氏䊷 Nguyễn Thị Ghét, Thành Thái thứ 12

(1900), N 0 64 Hoặc một số ví dụ sau:

Nôm Âm Hán Việt biểu âm Âm Nôm

Niên đại sớm nhất và muộn nhất

Về mối quan hệ k > g còn có thể tìm thấy dấu vết qua sự so sánh giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ họ Việt Mường:

Hoặc trong một số phương ngữ miền tây Thanh Hóa: con cấy – con gái, chốc cún – đầu gối, cưởi – gửi, cấu – gạo…[116, tr261]

Còn quá trình k > ng cũng có thể tìm thấy dấu vết qua sự so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Mường:

Koi (Đan lai, Lý Hà) Người

Pu kiêng (Mã Liềng) Nghiêng… [116, tr29]

* đ> d: Trên văn bia, chúng tôi thống kê được một số trường hợp dùng đ ghi d nhƣ sau:

Nôm Âm HV biểu âm Âm Nôm

Niên đại sớm nhất và muộn nhất

1 刀 đao dao Cảnh Trị 6 (1668)

2 澾 đạt dạt Vĩnh Thịnh 13 (1717) 7162-63

3 兜 đâu dâu Hồng Đức 4 (1472)

4 橷 đâu dâu Hoằng Định 8 (1608)

5 鬪 đấu dấu Vĩnh Khánh 3 (1732) 5249-50; 5251-53

6 䊷 đài dày Thành Thái 11 (1899) 15275

8 䊷 đại dậy Cảnh Hƣng 28 (1767) 14527

9 帝 đế dế Vĩnh Thịnh 6 (1710)

10 虫底 để dế Chính Hòa 9 (1688) 9292-93

11 䊷 đế dế Thiệu Trị 2 (1842) 18168-69

Mối quan hệ đ > d còn để lại dấu vết trong phương ngữ tiếng Việt: con đao – con dao, cây đa – cây da, dưới – đưới…

Xu hướng ch/c/>gi/z/ diễn ra trên những văn bia có niên đại từ thế kỷ XVII trở về sau Ví dụ:

Nôm Âm HV biểu âm Âm Nôm

Niên đại sớm nhất và muộn nhất

1 之 Chi Gì Khải Định 9 (1924) 15892

2 夷之 Chi Gì Thành Thái 11 (1899) 17344

3 䊷 Trà Già Vĩnh Thịnh 8 (1712)

4 扌 䊷 Trăng Giăng Thành Thái 17 (1905) 24899

5 棦 Tranh Gianh Chính Hòa 17 (1696)

6 䊷 Trừ Giờ Khải Định 2 (1917) 51393-94

7 䊷 Chủng Giống Khải Định 2 (1917) 51393-94

8 持 守 Trì Giữ Khải Định 6 (1921) 34457

9 䊷 Trung Giữa Vĩnh Trị 2 (1677)

10 䊷 Chấp Giúp Khải Định 2 (1917)

Dấu vết của mối liên hệ nhƣ trên còn có thể tìm thấy trong sự so sánh giữa tiếng Việt với các tiếng nhóm Mường:

Xu hướng ch /c/ > gi /z/ có lẽ phải xảy ra vào khoảng thế kỷ XVII vì ở sách Phật thuyết mà bản gốc theo các nhà nghiên cứu có thể xuất hiện vào thế kỷ XII, âm đầu gi

/z/ trong các từ thuần Việt còn đƣợc ghi bằng âm đầu ch và tr Hán Việt Ví dụ: “chiết”

= giết ; “triền trữ” = gìn giữ, “chử” = giữ, “chiêu” = gieo, “trát” = giát, “tràn” = giàn,

“trà” = già…[116, tr263-264] Điều này trùng với những khảo sát của chúng tôi trên văn bia, nghĩa là quá trình biến đổi ch /c/ > gi /z/ diễn ra trên văn bia có niên đại từ thế kỷ XVII trở về sau

Quá trình biến đổi t>ch là quá trình thường thấy qua những mã chữ Nôm trên văn bia Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự biến đổi này diễn ra rất sớm qua những mã chữ Nôm trên văn bia mang niên đại thời Lý – Trần, nhƣ thằng 䊷Chài, Trị Bình

Long Ứng thứ 5 (1210) Quá trình sử dụng và biến đổi diễn ra ở hầu hết trên văn các giai đoạn phát triển Ví dụ: Ví dụ: 才 Tài> 䊷chài, 奏 Tấu > 䊷 Chấu, 孫

Tôn> Chon; 卒 Tốt>崒Chót, 助 Trợ> 䊷 Chợ v.v Ví dụ cụ thể trên văn bia:

TT Chữ Âm Hán Âm Nôm Niên đại sớm và muộn Kí hiệu thác bản

Nôm Việt biểu âm nhất

1 䊷 Tài Chài Trị Bình Long Ứng 5

2 奏 Tấu Chấu Tự Đức 30 (1877) 15585

3 䊷 Tấu Chấu Bảo Thái 7 (1726)

4 Tôn Chon von Duy Tân 8 (1914) 31510

5 崒 Tố Chót vót Đinh Sửu (Nguyễn) 16416

7 䊷 Trợ Chợ Chính Hòa 15 (1694)

Dấu vết của quá trình này còn có thể tìm thấy trong sự so sánh giữa các tiếng nhóm Mường với tiếng Việt:

Tui (Đan Lai, Lý Hà) Chuối

Tí (Đan Lai, Lý Hà) Chí, chấy

Tăng (Mường chung) Chăng…[116, tr264]

Chữ Nôm trên văn bia cũng thể hiện một số trường hợp dùng ch/c/ Hán Việt để ghi x/s/ Nôm Ví dụ: dùng chiêm ghi xem, xiêm; dùng chế ghi xiết

Dấu vết của mối quan hệ ch/c/ > x/s/ có thể thấy đƣợc qua sự so sánh các nhóm tiếng Mường với tiếng Việt:

Nôm Âm HV biểu âm Âm Nôm

Niên đại sớm và muộn nhât

1 䊷 Chiêm Xem Chính Hòa 17 (1696)

2 䊷 chiếm Xem Sùng Khang 7 (1572)

3 木占 chiếm Xiêm Chính Hòa 16 (1695) 20033-36

4 掣 chế Xiết Canh Thân (1700) 9214

Và hiện tượng đồng dụng trong một số phương ngữ tiếng Việt: chẻ - xẻ, chen – xen, chòm – xóm, lụp chụp – lụp xụp…[116, tr265]

Theo Nguyễn Ngọc San [116, tr270] quá trình Hán Việt hóa âm s bắt nguồn từ các âm thuộc các thanh mẫu thuyền, thư, thường đã chuyển sang âm bật hơi t< Quá trình cơ bản hoàn thành vào thế kỷ XVI Trong An Nam dịch ngữ (thế kỷ XV, XVI) có 22 trường hợp phiên âm đầu là th thì chỉ có 8 trường hợp dùng âm đầu tth diễn ra trên bia có niên đại cuối thế kỷ XIII và duy trì trong suốt quá trình phát triển đến đầu thế kỷ XX, nhƣ sở ghi thửa Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bảo lưu được lối viết cổ và được sử dụng lặp đi lặp lại qua các thời kỳ, nhƣ sơ ghi thưa; sài ghi thầy Ví dụ:

Dấu vết của quá trình s > th còn có thể thấy đƣợc qua sự so sánh giữa các phương ngữ Mường và Việt:

Sái (Cuối Chăm, Đan Lai, Lý Hà) Thái Sit (Cuối Chăm, Đan Lai, Lý Hà) Thịt

Suo (Đan Lai, Lý Hà) Thua

Sơt (Cuối Chăm, Đan Lai, Lý Hà) Thật [116, tr270]

Sự tương ứng này cũng để lại lưu tích trong việc so sánh giữa tên Hán Việt với tên Nôm ở một số làng xã nhƣ làng Sủi ở Gia Lâm, Hà Nội có tên chữ là làng Phú Thị Làng Sèo ở Ứng Hòa, Hà Nội có tên chữ là Tiên Thiều v.v [128, tr81]

Nôm Âm HV biểu âm Âm Nôm

Niên đại sớm và muộn nhất

1 疏 Sơ Thƣa Khánh Đức 2 (1650) 4654-55

2 所 Sở Thửa Hƣng Long 1 (1293)

3 柴 Sài Thầy Đức Long 4 (1632)

4.1.3 Dấu vết phụ âm đầu tiền Hán Việt

Khái niệm âm tiền Hán Việt dùng chỉ chung những tiếng gốc Hán đƣợc du nhập vào tiếng Việt trước khi có âm Hán Việt Vì thâm nhập vào tiếng Việt đã lâu, được đồng hóa rất mạnh nên chúng không còn xa lạ với người Việt nữa Trong chữ Nôm có những trường hợp tưởng là dùng chữ Hán đọc theo nghĩa nhưng thực ra chúng là âm Tiền Hán Việt Vấn đề này đã được các nhà Hán ngữ học như Vương Lực, B.Karlgren, H.Maspero nghiên cứu và chứng minh 1

Chữ Nôm trên văn bia thể hiện những mối liên hệ mang dấu vết phụ âm đầu tiền Hán Việt nhƣ sau:

Trên văn bia có 4 trường hợp: dùng phòng 房 ghi buồng xuất hiện 4 lần (trong trường hợp chỉ buồng cau và buồng phòng), dùng phàm 帆 ghi buồm xuất hiện 3 lần, dùng phiêu 瓢 ghi bầu xuất hiện 8 lần, dùng 沛bái ghi phải xuất hiện trên 20 lần, 旆 bái ghi phải xuất hiện 1lần Những trường hợp này đều xuất hiện trên những văn bia có niên đại muộn Ví dụ:

榔壹房, Lang nhất buồng, Tự Đức Bính Thìn (1886), N 0 18382

行帆埔Hàng Buồm phố, Thành Thái thứ 6 (1894), N 0 150

Ngoài ra còn dùng chữ phong làm thành tố biểu âm để cấu tạo nên chữ bông Trong những trường hợp trên thì buồng là âm tiền Hán Việt của phòng, buồm là âm tiền Hán Việt của phàm Vì ở thời Tiên Tần Lƣỡng Hán, hai phụ âm b /b/ và f /f/ còn nhập làm một và mãi đến khoảng Ngụy Tấn mới có sự chia tách Tiền Đại Hân, nhà cổ âm học đời Thanh đã đƣa ra rất nhiều dẫn chứng nhƣ Phục Hy tức Bào Hy, Phù phục tức Bồ bặc…

Chữ Nôm trên văn bia thể hiện 2 trường hợp:

1 Vương Lực: Hán ngữ sử cảo Bắc Kinh khoa học xuất bản xã 1958; Kaglren: Betudies sur la

Phonologic Chinoise Stockholm 1915; Heri Maspero: Etudes sur La phonetique Historique de la Langue Annamite Les Initiales BEFFO 1912

Dùng務vụ ghi mùa với tần số xuất hiện 3 lần, ví dụ: 䊷 務 祭 祀 䊷 沛 䊷 退

䊷 Bốn mùa tế tự lệ xưa phải bỏ thói cũ, Khải Định 10 (1925), N 0 18485

Dấu vết vần Việt cổ

Khảo sát chữ Nôm trên văn bia, ta thấy có nhiều trường hợp mang dấu vết vần Việt cổ Ví dụ:

一 坎 連 酒 潭 之 田 Nhất khóm liên Dậu Bơi đàm chi điền, Trị Bình Long Ứng thứ 5 (1210), N 0 4102/4103

尼尼拯恪准蓬盈 Nơi nơi chẳng khác chốn Bồng Doanh, năm Canh Dần (1770),

N 0 34478 Hoặc một số ví dụ trên bia nhƣ sau:

Nôm Âm HV biểu âm Âm Nôm Niên đại sớm và muộn nhất

Ngay trong tiếng Việt, i cũng là hình thức cổ hơn ây Trong khi ở Bắc bộ phát âm các từ “gầy, mày, này, mới, với” thì phương ngôn Bắc Trung bộ còn phát âm là

“ghì, mi, ni, mí, ví” Và trong một số từ đồng dụng của tiếng Việt nhƣ: thì – thời, nghỉ

- ngơi, bi chừ - bây giờ…

Chữ Nôm trên văn bia thể hiện sự biến đổi u>âu qua các trường hợp như:

- Dùng 油du ghi dầu, ví dụ: 墨 油 渃 沚口韋 花 䊷 Mặc dầu nước chảy với hoa trôi, Duy Tân thứ 8 (1914), N 0 31510

- Dùng 秋 thu ghi 秋 < thâu , ví dụ: 阮 氏秋 < Nguyễn Thị Thâu, Vĩnh Hựu thứ 4

Ngoài ra còn trường hợp dùng cú ghi câu, du ghi dâu v.v

Về mối tương quan u > âu có thể tìm thấy dấu vết trong sự so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Mường:

Hoặc ở phương ngữ Bắc bộ và Bắc Trung bộ: trâu – tru, bầu – bù, cậu – cụ Vậy nên mới có câu nói đùa: Cụ (cậu) có ăn trộm thì trộm con tru (trâu), chứ ăn trộm chi

(gì) trái bù (bầu) mà mang cái tiếng

Chữ Nôm trên văn bia thể hiện sự biến đổi a > ưa > ươ qua các trường hợp như:

呂 Lã > lửa : 阮文焒, Nguyễn Văn Lửa, Hƣng Trị thứ 2 (1589), N 0 7277/7278

椰 Da>dừa: 一 所 䊷 椰 䊷 處 田 三 高 Nhất sở Cây Dừa Dại xứ điền tam sào,

忙Mang > Mường (trong trường hợp Mang Lễ > Mường Lễ):

夷狄之為邊患自古有之漢之匈奴唐之突厥我西越之忙禮諸蠻是也 Di địch chi vi biên hoạn, tự cổ hữu chi, Hán chi Hung Nô, Đường chi Đột Quyết, ngã Tây Việt chi Mường Lễ chư man thị dã (Nghĩa là: Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xƣa đã có chuyện này rồi Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ man ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng kiểu như vậy), Thuận Thiên thứ 4 (1431)

芒 Mang > Mương: 坡 處 二 所 二 高 三 尺 Bờ Mương xứ nhị sở nhị sào tam xích , Minh Mệnh thứ 8 (1827), N 0 20045

Ngoài ra chữ 場 Tràng > Trường cũng nằm trong trường hợp này

Tác giả Nguyễn Tài Cẩn đã chứng minh dạng cổ của ươ ở thời proto Việt Chứt là a, sang đến thời Việt Mường mới có sự chia tách: có những trường hợp vẫn giữ a, có trường hợp đã chuyển thành ươ [13, tr181-182)]

Sự tương ứng giữa a và ưa, ươ còn để lại dấu vết trong phương ngữ Bắc bộ và Bắc Trung bộ: nứa – ná, lửa – lả, ngửa – ngả, nướng – nảng…Hoặc có thể so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Mường: lưới – lái, lưỡi – lãi, nước – nác…Trong từ điển

Việt - Bồ - La của Alexandre De Rodes (1651) cũng có hiện tƣợng những chữ thuộc ươ có hai cách ghi song song: rưỡi – rưãi, lưỡi – lưãi, lưới – lưái [181] Điều này cho thấy a cổ hơn ươ

Theo Nguyễn Ngọc San, ươ đƣợc thể hiện bằng cách viết quốc ngữ ở vần mở là ưa, ở vần đóng là ươ [116] Theo Nguyễn Thị Lâm [76, tr173], dấu vết của a> ưa, ươ còn thể hiện trong câu dân ca xứ Nghệ nhƣ sau:

Thiếp trông chàng như hương trông lả (lửa)

Chàng trông thiếp như bướm trông hoa

Tình đó với nghĩa đây

Giống như đọi nác (nước) đầy

Hiện tƣợng i>e là hiện tƣợng khá phổ biến trong chữ Nôm Việt trên các loại hình văn bản trong đó có văn bia Ví dụ:

Dùng 悲 bi>be (be rƣợu): 酒 一 Tửu nhất be, Cảnh Hƣng thứ 41 (1780),

Dùng 皮bì >bề: 几 丈 䊷 䊷 皮 遣 卷 Kỷ trưởng đã nhiều bề khiển quyển, Vĩnh

Dùng 知 tri>tre : 一所鍾椥處二高半Nhất sở Chông Tre xứ nhị sào bán,Vĩnh

Trị thứ 1 (1676), N 0 2432/2433 Ngoài ra còn một số trường hợp như:

Nôm Âm HV biểu âm Âm Nôm

Niên đại sớm và muộn nhất

1 之 < Chi Che Cảnh Hƣng 12 (1751) 16370-71

2 技 Chi Che Vĩnh Trị 2 (1677) 1201-04

3 易 dị Dễ Cảnh Hƣng 28 (1767)

4 几 kỉ Kẻ Thịnh Đức 5 (1657)

5 儀 nghi Nghè Vĩnh Thịnh 8 (1712)

6 䊷 vĩ Vẻ Canh Dần (1700)

7 䊷 tri Trê Chính Hòa 20 (1699)

8 礼雉 trĩ Trẻ Tự Đức 24 (1871) 16526-27

Chữ Nôm trên văn bia thể hiện sự biến đổi ư > ơ qua các trường hợp như:

土 麻 䊷處田一段 Mả Nở xứ điền nhất đoạn, Cảnh Trị thứ 8 (1670), N 0 2954/2455 Dùng 女nữ>nỡ:

敢 埃 渚女 埃Dám van ai chớ nỡ ai, Cảnh Hƣng thứ 41 (1780), N 0 17344 Dùng 署 thự>thợ:

肥田坐落在同署處 Phì điền tọa lạc tại Đồng Thợ xứ, Quang Trung thứ 5

匈 奴 欺 閉 䊷 匈 奴勢 空 皮 Rợ Hung Nô khi bấy giờ Hung Nô thế không bì, Khải Định thứ 2 (1917), N 0 51393/51394

Hay một số trường hợp cụ thể trên văn bia:

TT Chữ Nôm Âm HV biểu âm Âm Nôm Niên đại Kí hiệu thác bản

1 蜍 dƣ Thờ (thờ tự) Khải Định 6 (1921) 13940

2 䊷 nữ Nhớ Khải Định 2 (1917) 51393-94

3 如 nhƣ Nhờ Vĩnh Khánh 3 (1732) 5249-50

4 䊷 nhƣ Nhờ Khải Định 2 (1917) 51393-94

5 汝生 nhữ Nhờ/sống nhờ Bảo Thái 3 (1722) 15247-49

6 語 ngữ Ngỡ Khải Định 2 (1917) 51393-94

Dấu vết của sự tương ứng giữa ư >ơ có thể tìm thấy trong sự so sánh giữa tiếng Việt với các phương ngôn Mường:

Mư (Mường Khến) Mơ [116, tr285]

Nhƣ vậy, qua sự hiện diện của văn tự là chữ Nôm trên văn bia, ít nhiều đã ghi nhận đƣợc dấu vết của các vần Việt cổ tồn tại suốt hơn tám thế kỷ, ghi lại đƣợc ngôn ngữ tiếng Việt ở từng giai đoạn lịch sử một cách khá trung thực.

Ngày đăng: 28/02/2021, 22:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. An Nam dịch ngữ, Vương Lộc (dịch và chú giải) (1997), Nxb, Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Nam dịch ngữ
Tác giả: An Nam dịch ngữ, Vương Lộc (dịch và chú giải)
Năm: 1997
2. Đào Duy Anh (1975), Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1975
3. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1964
4. Đào Duy Anh(1974), Chữ Nôm thời Lý Trần, Tạp chí Văn học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Nôm thời Lý Trần
Tác giả: Đào Duy Anh
Năm: 1974
5. Trần Thị Kim Anh (2004), Bia hậu ở Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bia hậu ở Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Kim Anh
Năm: 2004
6. Trần Thị Kim Anh – Hoàng Thị Ngọ (1997), Vài nhận xét về tình hình ghi từ lấp láy bằng chữ Nôm trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, Tạp chí Hán Nôm, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nhận xét về tình hình ghi từ lấp láy bằng chữ Nôm trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi
Tác giả: Trần Thị Kim Anh – Hoàng Thị Ngọ
Năm: 1997
7. Vũ Thị Lan Anh (1998), Giới thiệu tấm bia Nôm chùa Mụa mới sưu tầm, Thông báo Hán Nôm học năm 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu tấm bia Nôm chùa Mụa mới sưu tầm
Tác giả: Vũ Thị Lan Anh
Năm: 1998
8. Ban Hán Nôm (1976), Thư mục văn bia, tài liệu đánh máy, 31 tập. Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư mục văn bia
Tác giả: Ban Hán Nôm
Năm: 1976
9. Bảng tra chữ Nôm (1976), Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng tra chữ Nôm
Tác giả: Bảng tra chữ Nôm
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1976
10. Phan Kế Bính (1973), Việt Nam phong tục, Nhà sách Khai Trí – Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Năm: 1973
11. Các nhà khoa bảng Việt Nam (1993), Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà khoa bảng Việt Nam
Tác giả: Các nhà khoa bảng Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1993
12. Hoàng Hồng Cẩm (1996), Tìm hiểu tính chất cổ của chữ Nôm trong “Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú", Tạp chí Hán Nôm, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú
Tác giả: Hoàng Hồng Cẩm
Năm: 1996
13. Nguyễn Tài Cẩn (1997), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1997
14. Nguyễn Tài Cẩn (1981), Một số vấn đề về ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về ngôn ngữ học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1981
15. Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chữ Nôm
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
16. Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một vài suy nghĩ về vấn đề đọc Nôm, phiên Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về vấn đề đọc Nôm, phiên Nôm
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1985
17. Nguyễn Tài Cẩn (2001), Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
18. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
19. Nguyễn Tài Cẩn (2010), Một bản dịch Nôm đầu đời Lý, Hồn Việt số 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một bản dịch Nôm đầu đời Lý
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 2010
20. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên mọi miền đất nước, Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt trên mọi miền đất nước
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1989

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w