KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH --- NGUYỄN THỊ MỸ HOÀNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
NGUYỄN THỊ MỸ HOÀNG
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG –
PHÒNG GIAO DỊCH CHÂU PHÚ
Châu Phú, Tháng 01 Năm 2010
Trang 2ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH AN GIANG –
PHÒNG GIAO DỊCH CHÂU PHÚ
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Trần Công Dũ Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Mỹ Hoàng
Châu Phú, Tháng 01 Năm 2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang – Cơ Sở 2, cùng với thời gian thực tập tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL – PGD Châu Phú, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt kiến thức, định hướng học tập trong suốt thời gian tôi học tại trường
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Thầy Trần Công Dũ, là giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình
giúp đỡ, giải đáp khó khăn, vướng mắc, giúp tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt nhất
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL – PGD Châu Phú đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được thực tập tại Ngân hàng
Xin cảm ơn các Anh, Chị Phòng Nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ, Phòng Hành Chánh, đã hướng dẫn giúp đỡ trong suốt thời gian tôi thực tập
Kính chúc quý Thầy, Cô trường Đại Học An Giang; Ban Giám Đốc cùng toàn thể các Anh, Chị trong Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL – PGD Châu Phú lời chúc sức khỏe
và luôn đạt thành công trên con đường sự nghiệp của mình
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mỹ Hoàng
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Châu Phú, ngày ……tháng……năm……
GIÁM ĐỐC
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Châu Phú, ngày ……tháng……năm…… GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Trang
1.1.Lý do chọn đề tài……… 01
1.2.Mục tiêu nghiên cứu……… ….…… 01
1.3.Phương pháp nghiên cứu……… 01
1.4.Phạm vi nghiên cứu……… … …… 02
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.Khái niệm tín dụng……… …… 03
2.1.1.Khái niệm……….……….……….…… 03
2.1.2.Chức năng của tín dụng……… ……… … 03
2.1.3.Vai trò của tín dụng……… ……… 04
2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng……… ……… 04
2.2.1.Khái niệm……….……… 04
2.2.2.Nguyên nhân của rủi ro tín dụng……….……….……… 05
2.2.3.Những thiệt hại do rủi ro tín dụng……… ……… 06
2.3.Các biện pháp phòng chống rủi ro tín dụng………… ……… 07
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng……… 08
2.4.1.Vốn huy động trên tổng vốn……….……… ……… 08
2.4.2.Dư nợ trên tổng nguồn vốn……… ……… 08
2.4.3.Hệ số thu nợ……….……… 08
2.4.4.Nợ quá hạn trên dư nợ……….……… 09
2.4.5.Vòng quay vốn tín dụng……… ……….……… 09
2.4.6.Lợi nhuận của Ngân Hàng……… ….……… 09
Trang 7CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MHB CHÂU PHÚ
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển……….……… 10
3.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý……… ………… ……….… 10
3.2.1.Phạm vi hoạt động……….………… ………… … … 10
3.2.2.Cơ cấu tổ chức……….……….……….………….… 11
3.2.3.Chức năng và nhiệm vụ……….………… ………….…… 11
3.3 Quy trình tín dụng ……….…… …… 13
3.3.1.Mục đích……….……… 13
3.3.2.Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn…….……… 13
3.3.3.Thẩm định hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ vay, hồ sơ đảm bảo, khả năng trả nợ của phương án (phân tích tín dụng)……… … …….… 13
3.3.4.Xét duyệt ra quyết định cho vay, ký Hợp đồng tín dụng…… … 14
3.3.5.Giải ngân, theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay…….……….….…… 14
3.3.6.Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh……… ……… 14
3.3.7.Kết thúc hợp đồng tín dụng ……….……… 15
3.4.Quy trình cho vay ……….……… 15
3.5.Tình hình hoạt động kinh doanh từ 2006 – 2008 của MHB Châu Phú… 17
3.6.Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2009……… … 19
3.6.1.Mục tiêu……….… ……… 19
3.6.2.Phương hướng hoạt động……….……… 19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MHB CHÂU PHÚ 4.1.Phân tích tình hình nguồn vốn ……… ……… 21
4.2.Phân tích doanh số cho vay……….……….……… 23
4.2.1.Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn……… ……… 23
4.2.2.Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế……… 25
4.3.Phân tích tình hình thu nợ……… ……… 27
4.3.1.Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn……… ……… 27
4.3.2.Phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế………… ………… 29
Trang 84.4.Phân tích tình hình dư nợ……….……… …… …… 30
4.4.1.Phân tích tình dư nợ theo thời hạn……… ………… … 30
4.4.2.Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế……… ……… 32
4.5.Phân tích tình hình nợ quá hạn……… ……….… 33
4.5.1.Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn……… ……… ……… 33
4.5.2.Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế……… ……… 35
4.6.Phân tích rủi ro do nợ xấu……….…… ……… ……… ……… 36
4.7.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và mức độ rủi ro tại MHB Châu Phú……… 37
4.7.1.Vốn huy động trên tổng vốn……….……… 38
4.7.2.Dư nợ trên tổng vốn huy động……….………….……… 38
4.7.3.Hệ số thu nợ……… ……… … 39
4.7.4.Nợ quá hạn trên tổng dư nợ……… ……… ………… 39
4.7.5.Vòng quay vốn tín dụng……… 39
4.7.6.Lợi nhuận của NH……….……… 39
4.8 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng……….……… … 39
4.8.1.Công tác tổ chức cán bộ……….…… ………… ……… 40
4.8.2.Thông tin về khách hàng……… …… …… 40
4.8.3.Chú trọng công tác đánh giá khách hàng……… 40
4.8.4.Đặc biệt bước sang những năm gần đây……… 40
4.8.5.Ngăn ngừa các khoản vay khó đòi và tổn thất tín dụng………….… ……… 40
4.8.6.Công tác thu hồi nợ quá hạn, xử lý các khoản nợ khó đòi………… ……… 41
4.8.7.Khả năng đo lường của các loại rủi ro trong HĐKD tín dụng của Ngân hàng 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận……… 42
5.2.Kiến nghị……… 42
Trang 9Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn của MHB Châu Phú……… 34
Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của MHB Châu Phú… 35
Bảng 11 : Phân tích rủi ro do nợ xấu của MHB Châu Phú……… 36 Bảng 12: Các ch tiêu đánh giá HĐKD của MHB Châu Phú……… 38
Trang 10DANH MỤC BI U Đ
Trang
Đồ thị 1: Báo cáo kết quả HĐKD của MHB Châu Phú……….… 18
Đồ thị 2: Tình hình nguồn vốn của MHB Châu Phú……… 22
Đồ thị 3: Doanh số cho vay theo thời hạn của MHB Châu Phú……… ……… 24
Đồ thị 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của MHB Châu Phú……… 26
Đồ thị 5: Tình hình thu nợ theo thời hạn của MHB Châu Phú……… 28
Đồ thị 6: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của MHB Châu Phú……… 29
Đồ thị 7: Tình hình dư nợ theo thời hạn của MHB Châu Phú……… 31
Đồ thị 8 : Dư nợ theo thành phần kinh tế của MHB Châu Phú……… 32
Đồ thị 9: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn của MHB Châu Phú……… 34
Đồ thị 10: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của MHB Châu Phú…… 35
Đồ thị 11 : Phân tích rủi ro do nợ xấu của MHB Châu Phú……… 37
Trang 11DANH MỤC VIẾT TẮT
MHB : Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
Trang 12TÓM TẮT
Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ Ngân hàng có nhiều chức năng quan trọng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như những ngành nghề khác, cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lãi suất, rủi ro tín dụng… Các loại rủi ro này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh của Ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng, đây là loại rủi ro mà một khi đã phát sinh thì sẽ gây cho Ngân hàng rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả
Ngân hàng PTN ĐBSCL – PGD Châu phú từ khi chính thức đi vào hoạt động, cùng với định hướng và mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng PTN ĐBSCL là không ngừng mở rộng qui mô hoạt động và hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, làm cho Ngân hàng PTN ĐBSCL – PGD Châu Phú nói riêng và hệ thống Ngân hàng PTN ĐBSCL nói chung được “an toàn để phát triển” và “phát triển phải an toàn”
Để thực hiện được điều đó, bản thân các Ngân hàng luôn chú trọng quan tâm đến vấn đề rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và luôn có biện pháp nghiệp vụ cần thiết nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra
Đề tài “ Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng PTN ĐBSCL Chi Nhánh An Giang – PGD Châu Phú” được thực hiện dựa trên cơ sở tiếp xúc thực tế hoạt động cung cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Trên cơ
sở đó, phân tích thực trạng hoạt độngcung cấp tín dụng tại Ngân hàng, các biện pháp mà Ngân hàng đang áp dụng trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng.Từ đó, đề tài đưa ra một số biện pháp nhằm đề phòng và hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra
Trang 13Tự xác định chỗ đứng cho mình là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- nơi nhạy cảm nhất của nền kinh tế- mỗi Ngân hàng - ví như chiếc thuyền căng buồm trong phong ba- đều
nỗ lực không biết mệt mỏi để tạo cho mình một chỗ đứng và một tiếng nói riêng trong chốn
cạnh tranh khốc liệt đó Câu thần chú mở ra cánh cửa thành công dường như rất đơn giản: “
Biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng” nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều
này một cách sâu sắc
Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng Trong đó NHTM chiếm tỷ trọng lớn về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các Ngân hàng
Trong hoạt động của Ngân hàng, rủi ro là bạn đường trong kinh doanh Chúng ta chỉ có thể hạn chế, phòng ngừa chứ không thể loại bỏ rủi ro ra khỏi HĐKD Ngân hàng Rủi ro tiêu biểu trong HĐKD của Ngân hàng là rủi ro tín dụng, đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó có liên quan và tác động trực tiếp đến sự sống còn của các Ngân hàng,
nó có thể làm sụp đổ một Ngân hàng và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân
Để hoạt động của Ngân hàng ngày một hiệu quả, Ngân hàng phải không ngừng tìm
ra những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó đề ra các phương án xử lý rủi ro một cách kịp thời và hợp lý Nhận thức được mối nguy hiểm và hậu quả không lường trước do các rủi ro tín dụng Ngân hàng gây ra, cùng với những kiến thức và bài học thu được trong
đợt thực tập tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang – Phòng Giao Dịch Châu Phú, em xin mạnh dạn chọn đề tài: “Rủi ro tín dụng và các
biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang – Phòng Giao Dịch Châu Phú” để nghiên cứu
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Phân tích hoạt động tín dụng, đánh giá tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng, đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro để từ đó tìm ra những biện pháp đề phòng rủi ro, nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra, để hoạt động của Ngân hàng
an toàn và hiệu quả hơn
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trang 14- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, doanh số
thu nợ, doanh số cho vay, nợ quá hạn… được lấy từ Bảng Cân Đối nguồn vốn và sử dụng vốn, Bảng BCKQHĐKD năm 2006, 2007, 2008 và định hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2009
- Tham khảo thêm thông tin trên các tạp chí và sách báo có liên quan đến Ngân hàng, kết hợp những ý kiến góp ý chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn và các CBTD Ngân hàng
- Phương pháp xử lý số liệu: dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối
thông qua các báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
để bài viết được hoàn thiện hơn
Trang 15CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng trong một thời gian nhất định và sau đó hoàn trả lại với một lượng lớn hơn
2.1.2 Chức năng của tín dụng:
Chức năng tập trung và phân phối vốn tiền tệ:
- Tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền
nhàn rỗi được tập trung lại, như tiền nhàn rỗi của dân, của các DN, của các tổ chức kinh tế,
xã hội…
- Phân phối vốn tiền tệ: là sự chuyển hóa để sử dụng nguồn vốn đã tập trung được
để đáp ứng nhu cầu của sản xuất lưu thông hàng hóa, cũng như nhu cầu tiêu dùng của toàn
xã hội
Nhờ chức năng này của tín dụng, mà phần lớn nguồn tiền trong xã hội từ chỗ là tiền nhàn rỗi một cách tương đối đã được huy động và sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng
Chức năng tiết kiệm tiền và chi phí lưu thông:
- Hoạt động tín dụng đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, séc, các loại giấy tờ có giá khác và các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… cho phép thay thế một số lượng tiền mặt lớn lưu hành, nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền…
- Với sự hoạt động của tín dụng, đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản
và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau
Trang 16- Nhờ hoạt động tín dụng, mà các nguồn vốn trong xã hội được huy động để sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ có tác dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong toàn xã hội
Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế:
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các tổ chức kinh tế Vì vậy, tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh tế của DN mà còn thông qua đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động đó nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật… trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN
2.1.3 Vai trò của tín dụng:
Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa:
- Là nguồn cung ứng vốn cho các DN, các tổ chức kinh tế
- Là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách có hiệu quả trong nền kinh
cư, làm giảm nguy cơ lạm phát Nhờ vậy, đã góp phần làm ổn định tiền tệ
Mặc khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các DN hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh…làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của
xã hội Chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong cả nước
Góp phần ổn định đời sống, trật tự xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao
động:
- Tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng, có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động Mặc khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong
xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động… do đó có thể thu hút được nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh
tế đối ngoại và giao lưu quốc tế Sự phát triển của tín dụng không những ở trong phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế Nhờ đó, thúc đẩy và mở rộng kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi nước, làm cho các nước xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển
2.2 KHÁI NIỆM RỦI RO TÍN DỤNG:
2.2.1 Khái niệm:
Trang 17Trong cơ chế quản lý kế hoạch tập trung với hệ thống Ngân hàng độc quyền, rủi ro tín dụng ít được đề cập tới, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì Ngân hàng thường sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn như: Phát hành thêm tiền, không cho DNvà cá nhân rút tiền mặt,… Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hiện tượng mất khả năng thanh toán ở DN này, cá nhân kia hay cho vay không thu hồi được nợ, người gửi tiền rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng, các ngân hàng kinh doanh thua lỗ hoặc thậm chí phá sản là hiện tượng có nhiều khả năng xảy ra Như vậy, khi cho vay một khoản vốn, người cho vay tự nhủ liệu khoản vốn này có được hoàn trả trong tương lai hay không? Điều này có nghĩa là một khả năng rủi ro đang chờ đón họ Nước ta, trong công cuộc đổi mới kinh tế, vấn đề về vốn trở thành một vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp bách Thị trường Ngân hàng kinh doanh là thị trường có nhiều rủi ro nhất Rủi ro có thể xảy ra trong bất kỳ một nghiệp vụ nào với những mức độ khác nhau Tuy nhiên, việc tìm ra một phương pháp thực hiện các nghiệp vụ có thể hoàn toàn loại trừ được rủi ro và có thể đảm bảo được một kết quả tài chính nhất định là một việc không thể thực hiện được Chúng ta chỉ có thể lường trước và hạ thấp rủi ro đến mức thấp nhất Vậy rủi ro là gì? Có thể nói rủi ro là mối đe doạ bị tổn thất một phần nguồn vốn của mình, không đạt được thu nhập hay đòi hỏi các khoản chi phí bổ sung Bất kỳ một hoạt động nào cũng không thể tránh khỏi có quan hệ với một loại rủi ro nhất định - rủi ro
đó có thể dẫn đến thua lỗ Trong kinh doanh thường có các loại rủi ro khác nhau Có loại rủi ro có mối quan hệ với tai nạn, hỏa hoạn, cướp bóc và thường xuyên được bảo hiểm, nhưng cũng có những loại rủi ro có mối quan hệ với các đe doạ khác như rủi ro do thị trường không thừa nhận sản phẩm của Ngân hàng, do phá sản chiến lược đã đề ra có thể do
sự thay đổi của luật pháp, v.v Trong HĐKD của Ngân hàng, cùng với sự phát triển của tín dụng ngân hàng là sự tăng lên của rủi ro tín dụng Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu ro rủi ro tín dụng là gì? và nguyên nhân xuất hiện của nó để tìm cách đề phòng, hạn chế đến mức tối
đa sự xuất hiện rủi ro trong quá trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Sau khi nghiên cứu hoạt động của NHTM và khái niệm về tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, chúng ta có thể đi đến một khái niệm về rủi ro tín dụng ngân hàng
như sau: "Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện các biến cố không bình thường trong quan hệ
tín dụng, gây hậu quả xấu đến hoạt động như mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập của Ngân hàng"
Những biến cố trong rủi ro tín dụng bao gồm: Cho vay không thu hòi được nợ, thiếu vốn để chi trả cho khách hàng gửi tiền (Mọi HĐTD đều chứa đựng những rủi ro không loại trừ bất kỳ một loại hình tín dụng nào đồng thời nó có ý nghĩa quan trọng và sâu sắc đặc biệt trong tín dụng thương mại HĐTD cũng là một loại hình kinh doanh, lúc nào cũng tiềm ẩn những rủi ro) Tuy nhiên, rủi ro tín dụng ngân hàng có những nét riêng biệt với những rủi
ro tín dụng thương mại Rủi ro tín dụng thương mại được giới hạn trong phạm vi hàng hóa còn tín dụng ngân hàng là tín dụng bằng tiền
2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:
Từ phía Ngân Hàng:
- Quá say mê lợi nhuận nên chạy theo các khoản vay chứa đựng rủi ro cao
- Vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay còn sai mục đích sử dụng
Trang 18- Chủ quan trong việc thẩm định hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, buông lỏng việc kiểm tra phân tích khách hàng, quá chủ quan trong việc khách hàng là chỗ quen biết, là khách hàng cũ nên không tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay
- Không thực hiện tốt việc kiểm tra trong và sau khi vay, trong khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, phương án cho vay không phát huy được hiệu quả hoặc khách hàng
có những dấu hiệu bất thường mà Ngân hàng không nhận biết hay khi nhận biết thì đã quá muộn, không ịp xử lý để cải thiện tình hình
- Năng lực phân tích yếu kém về môi trường vĩ mô, môi trường cạnh tranh
- CBTD chưa có nhiều kinh nghiệm nên không nhận biết được rủi ro tiềm ẩn
- Đánh giá tài sản thế chấp không chính xác, thường theo hướng giá trị thẩm định cao hơn giá trị thực của tài sản, không dự đoán được giá trị tương lai của tài sản, nhận thế chấp những tài sản khó phát mãi, không có thị trường tiêu thụ
Từ phía khách hàng:
- Ban quản lý hoặc chủ DN thiếu kiến thức, khả năng kinh doanh yếu kém, không hoạch định được chiến lược, không xác định được mục tiêu dẫn đến đưa ra quyết định sai lầm
- Cơ cấu quản lý và kinh doanh của DN gắn liền với những mức độ rủi ro khác nhau Ví dụ DNTN thường rủi ro cao hơn DNNN hay Cty Cổ Phần
- Cấu trúc sản phẩm và cấu trúc thị trường cạnh tranh của DN cũng là nguồn gốc tạo ra rủi ro được thể hiện ở nhiều yếu tố như: chu kỳ sản xuất sản phẩm dài hay ngắn, giá thành nhiều chi phí hay ít chi phí cho người lao động Và tình hình tài chính DN thể hiện ở quy mô về vốn, chất lượng, khả năng sinh lời gắn liền với những rủi ro cụ thể
- Với chính sách kích cầu, chính phủ cho phép các NHTM cho vay tiêu dùng, vì vậy qua con đường tín dụng họ có thể chuyển những rủi ro qua cho Ngân Hàng
- Các rủi ro mà họ thường gặp phải là các rủi ro gắn liền với vấn đề thu nhập, công
ăn việc làm, sức khỏe, tuổi thọ, hoàn cảnh gia đình… Ví dụ như bị sa thải, ly hôn, bệnh tật, chết… của khách hàng dẫn đến khả năng không hoàn trả được nợ vay cho Ngân Hàng
Từ môi trường kinh doanh:
- Những biến động về thiên nhiên như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn… làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
- Do những biến động của môi trường vĩ mô như lạm phát làm cho chi phí cao, giá thành cao, sản phẩm không tiêu thụ được cũng làm ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
2.2.3 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng:
- Ngân hàng phải chịu giảm doanh thu do không thu được lãi vay mà vẫn phải trả lãi đầu vào gây ra mất cân đối thu chi Ngoài ra, Ngân hàng còn phải gánh một khoản nợ quá hạn không thu hồi được dẫn đến vòng quay vốn tín dụng sẽ bị chựng lại, khả năng cung ứng vốn lưu động giaảm, hạn chế khả năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng
Trang 19- Làm giảm khả năng thanh khoản của Ngân hàng, gây mất lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng…
- Hoạt động của Ngân hàng có liên quan mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra, chỉ cần làm phá sản một Ngân hàng nó sẽ tạo nên tâm lý hoang mang, lo sợ đối với người gửi tiền dẫn đến tình trạng đua nhau đến Ngân hàng rút tiền Điều này có thể dẫn đến phá sản hàng loạt các Ngân hàng
2.3 BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RỦI RO TÍN DỤNG:
- Phân tích khách hàng: đây là biện pháp tích cực nhất, vì có đánh giá đúng khách
hàng thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ Những điều cần chú ý khi đánh giá khách hàng:
+ Tình hình tài chính của khách hàng
+ Tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu DN
+ Đánh giá khả thi của phương án vay vốn
- Nắm bắt thông tin khách hàng: thông qua báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán,
thông qua thị trường hoặc các thông tin của các cơ quan trực thuộc…nhằm nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin về khách hàng Nhằm giúp cho các TCTD có các chiến lược kinh doanh phù hợp và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
- Nâng cao chất lượng tín dụng:
+ Nâng cao chất lượng công tác quản lý, năng lực của người quản lý trong việc xử lý các vấn đề có khả năng xảy ra một cách nhanh chóng trước khi nó gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến Ngân hàng Đa dạng hóa các nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng để hạn chế rủi
ro
+ Đa dạng hóa danh mục đầu tư như mở rộng các khoản tín dụng, tiền gửi của Ngân hàng cho nhiều khách hàng, bao gồm các hãng kinh doanh lớn nhỏ, các ngành nghề khác nhau, các hộ gia đình với các nguồn thu nhập và tài sản thế chấp đa dạng
- Phân tán rủi ro: không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng cho dù có
kinh doanh hiệu quả Bởi vì, nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: là một trong những biện pháp quan trọng
để phòng chống rủi ro Ở hầu hết các nước, trong hoạt động Ngân hàng đều thành lập quỹ
dự phòng bù đắp các khoản vay gặp rủi ro và quỹ dự phòng trong các hoạt động của Ngân hàng
+ Quỹ dự phòng rủi ro đặc biệt: dùng để bù đắp các khoản rủi ro khi Ngân hàng làm ăn thua lỗ do những nguyên nhân khách quan đem lại
+ Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng: dùng để bù đắp các khoản tổn thất rủi ro tín dụng do Ngân hàng gây ra
Trang 20- Nghiên cứu về kinh tế xã hội: đặc biệt là tài chính tiền tệ có liên quan đến xây
dựng chính sách tín dụng Biệp pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp
lý để đảm bảo sự an toàn cho hoạt động đầu tư của các TCTD
+ Nghiên cứu về sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, các diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu…
+ Diễn biến về sự biến động giữa giá vàng trên thị trường, qua đó xác định hệ số cấu thành lãi suất đầu tư của TCTD
2.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HĐKD VÀ MỨC ĐỘ RỦI RO TẠI MHB CHÂU PHÚ:
2.4.1 Vốn huy động trên tổng vốn (%):
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng Đối với NHTM,
tỷ số chỉ tiêu này càng cao thì khả năng chủ động của Ngân hàng càng lớn
Vốn huy động
Tổng nguồn vốn 2.4.2 Dƣ nợ trên tổng nguồn vốn (%):
Chỉ tiêu này phản ánh số dư nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời phản ánh nguồn vốn tham gia vào huy động tín dụng Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng càng lớn
Dƣ nợ
Tổng nguồn vốn 2.4.3 Hệ số thu nợ (%):
Hệ số này cho biết phần trăm doanh số cho vay mà Ngân hàng thu về được trong năm, thể hiện khả năng thu hồi vốn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hệ số này càng cao thì càng chứng tỏ CBTD quản lý vốn cho vay đạt hiệu quả, tổ chức công tác thu
nợ tốt, khách hàng có khả năng trả nợ cao do đồng vốn phát huy được hiệu quả
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ bản + Hệ số rủi ro
Trang 212.4.4 Nợ quá hạn trên dƣ nợ (%):
Chỉ tiêu này dùng để đo lường chất lượng tín dụng của Ngân hàng, phản ánh các kỳ
nợ đã đến hạn trả nhưng chưa thu hồi được trên tổng dư nợ Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và hoạt động có hiệu quả
Nợ quá hạn
Dƣ nợ 2.4.5 Vòng quay vốn tín dụng: Phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời
gian thu hồi nợ nhanh hay chậm (phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm) Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng
nhanh
Doanh số thu nợ
Dƣ nợ bình quân 2.4.6 Lợi nhuận của Ngân Hàng (%):
Chỉ tiêu này thể hiện sự so sánh giữa lợi nhuận ròng với tổng tài sản bình quân, còn gọi là hệ số ROA (Reture Of Assets) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tài sản có khả năng sinh lời càng cao thì lợi nhuận càng lớn
Lợi nhuận ROA = * 100
Tổng tài sản
Tóm lại, để đánh giá tình hình HĐKD của Ngân hàng đạt được lợi nhuận cao hay thấp, đều phải dựa vào các chỉ tiêu trên để đánh giá
Trang 22CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG
CỦA MHB CHÂU PHÚ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MHB CHÂU PHÚ:
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long – Chi nhánh Châu Phú được thành lập theo công văn số 51/CV-NHN-HĐQT ngày 21/11/2001 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long về việc chấp thuận cho mở Chi nhánh Châu Phú trực thuộc Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long tỉnh An Giang
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long – Chi nhánh Châu Phú chính thức hoạt động vào ngày 03/12/2001 với mục tiêu chính là đầu tư và phát triển nhà ở cho dân cư hai huyện Châu Phú và Phú Tân, cho vay hộ cá thể sản xuất kinh doanh, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay phát triển kinh tế và đầu tư cơ sở hạ tầng, … Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long – Chi nhánh Châu Phú là đại diện pháp nhân hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu, có bảng cân đối kế toán, trụ sở đặt tại số 007 Trần Khánh Dư, ấp Bình Hòa, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long – Chi nhánh Châu Phú được điều chỉnh thành Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long – Phòng giao dịch Châu Phú (sau đây gọi tắt là MHB Châu Phú) theo quyết định số 127/QĐ-NHN-QLCN&PTML ngày 07/06/2007 của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ:
Trang 23- Xem xét nội dung thẩm định do phòng nghiệp vụ kinh doanh trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay
- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ vay do Ngân Hàng
Phòng Hành Chánh
Nhân Sự
Phòng Nghiệp vụ Kinh Doanh Phòng Kế Toán -
Ngân Quỹ
Trang 24- Tổng hợp báo cáo cho Ban Giám Đốc theo nhu cầu, chuẩn bị các vấn đề cần thiết cho những cuộc họp, lưu trữ văn bản Quản lý nhân viên của đơn vị
- Lập các thủ tục cần thiết để trình Giám Đốc đề nghị nâng lương hoặc thi hành kỹ luật đối với CBCNV, giám sát trong ngoài, tiếp nhận thông tin, tin tức có liên quan để trình lên Giám Đốc
Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ:
- Là nơi khách hàng làm thủ tục gửi tiền, thủ tục thu chi và nhận giải ngân khi hoàn tất hồ sơ vay vốn Phòng Kế Toán có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khách hàng, sổ sách và chứng từ kế toán phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố kinh tế pháp lý, đồng thời bảo quản lưu trữ theo chế độ quy định
- Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và phân tích kết quả báo cáo tài chính hàng tháng do Giám Đốc điều hành hoạt động kinh doanh, thực hiện các loại điện báo, báo cáo chuyên đề, báo cáo quyết toán theo chế độ quy định
- Căn cứ theo chỉ tiêu kế hoạch của từng quý, từng năm của MHB Châu Phú về công tác huy động vốn mà chủ động nắm bắt kịp thời các thông tin có liên quan để đề xuất với Ban Giám Đốc nhằm có hướng xử lý phù hợp để nắm vững khách hàng truyền thống,
mở rộng và thu hút khách hàng mới để tăng trưởng nguồn vốn
- Hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn… tiến hành sao kê
nợ quá hạn cung cấp cho tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kế toán
- Bộ phận kho quỹ chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, kiểm tra kiểm soát tiền mặt của Ngân Hàng trong kho hàng ngày, trực tiếp thu và giải ngân khi có phát sinh
- Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót
Phòng nghiệp vụ kinh doanh:
- MHB Châu Phú có 01 Phó Trưởng phòng tín dụng, có trách nhiệm phân công các CBTD phụ trách các địa bàn hoặc các khách hàng, kiểm tra đôn đốc CBTD thực hiện đầy
đủ quy chế cho vay của Ngân Hàng PTN ĐBSCL
- Đây là nơi quyết định đến với thành công trong hoạt động cho vay cũng như hoạt động kinh doanh của MHB Châu Phú
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng tốt hay xấu
- Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh doanh, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn
và đạt hiệu quả cao
- CBTD có nhiệm vụ trực tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng, xem xét thẩm định tín dụng khả thi của dự án, đề xuất mức cho vay Đồng thời kiểm tra đánh giá việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không? Đôn đốc kiểm tra việc trả nợ gốc khi đến hạn và tiền lãi khi đến kỳ hạn trả
Trang 25- Lập kế hoạch tiếp cận địa bàn mới, đồng thời chủ động khai thác khách hàng lớn
về kinh doanh, dịch vụ,… đặc biệt là các hộ kinh doanh lớn, các DNTN…
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh được chia thành 03 tổ :
- Quy đị nh về các bướ c thực hiệ n trong việ c cho vay củ a MHB Châu Phú
- Xác đị nh ngườ i thực hiệ n công việ c và trách nhiệ m củ a ngườ i thực hiệ n công việ c
- Giúp cho quá trình cho vay diễ n ra thố ng nhấ t, khoa họ c, hạ n chế , phòng ngừa
rủ i ro và không ngừng nâng cao chấ t lượ ng tín dụ ng
- Nhằ m đáp ứng tố t nhấ t nhu cầ u hợ p lý củ a khách hà ng trong quan hệ vớ i Ngân
hà ng
3.3.2 Tiế p nhậ n và hướng dẫ n khách hà ng lậ p hồ sơ vay vốn:
- Lậ p hồ sơ tín dụ ng là khâu căn bả n đầ u tiên củ a quy trình tín dụ ng, đượ c thự c
hiệ n ngay sau khi nhân viên tín dụ ng tiế p xúc vớ i khách hà ng có nhu cầ u vay vố n
Lậ p hồ sơ tín dụ ng là khâu quan trọ ng vì nó là khâu thu thậ p thông tin là m cơ sở để thực hiệ n các khâu sau, đặ c biệ t là khâu phân tích và ra quyế t đị nh cho vay
- Sau khi tiế p xúc với khách hà ng nế u nhân viên tín dụ ng thấ y phương án vay vố n
củ a khách hà ng là khả thi, có khả năng thu hồ i vố n thì nhân viên tín dụ ng sẽ hướ ng
dẫ n khách hà ng cung cấ p các loạ i giấ y tờ cầ n thiế t theo quy đị nh để tiế n hà nh lậ p
hồ sơ tín dụ ng Ngượ c lạ i, nế u thấ y phương án vay vố n củ a khách hà ng không khả thi, thì nhân viên tín dụ ng sẽ từ chố i cho vay
- Các loạ i hồ sơ cầ n thiế t trong giai đoạ n nà y là :
+ Hồ sơ pháp lý
+ Hồ sơ về khoả n vay
+ Hồ sơ đả m bả o tiề n vay
3.3.3 Thẩ m đị nh hồ sơ pháp lý, tà i chính, hồ sơ vay, hồ sơ đả m bả o, khả năng trả nợ của phương án (phân tích tín dụng):
- Phân tích tín dụ ng là phân tích khả năng hiệ n tạ i và tiề m tà ng củ a khách
hà ng về sử dụ ng vố n vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồ i vố n vay cả gố c
và lãi Mụ c tiêu phân tích tín dụ ng là tìm kiế m những tình huố ng có thể dẫ n đế n những rủ i ro cho ngân hàng, tiên lượ ng khả năng kiể m soát những loạ i rủ i ro đó và dự kiế n các biệ n pháp phòng ngừa và hạ n chế thiệ t hạ i có thể xả y ra
Trang 26- Mặ t khác, phân tích tín dụ ng còn quan tâm đế n việ c kiể m tra tính chân thậ t củ a
hồ sơ vay vố n mà khách hà ng cung cấ p, từ đó nhậ n đị nh vể thái độ trả nợ củ a khách hàng làm cơ sở quyế t đị nh cho vay
- Nế u hồ sơ củ a khách hàng đầ y đủ các loạ i giấ y tờ cầ n thiế t, thì nhân viên tín
dụ ng tiế n hà nh lậ p tờ trình tín dụ ng Ngượ c lạ i, nhân viên tín dụ ng sẽ yêu cầ u khách hà ng bổ sung các loạ i giấ y tờ còn thiế u, hoặ c từ chố i cho vay
- CBTD nghiên cứu, thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau: đánh giá chung
về khách hàng, tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ…
3.3.4 Xét duyệ t ra quyế t đị nh cho vay, ký Hợp đồng tín dụng:
- Quyế t đị nh tín dụ ng là quyế t đị nh cho vay hoặ c từ chố i đố i vớ i hồ sơ vay
vố n củ a khách hàng Đây là khâu cực kỳ quan trọ ng trong quy trình tín dụ ng vì nó
ả nh hưởng rấ t lớn đế n uy tín và hiệ u quả hoạ t độ ng tín dụ ng củ a Ngân hàng Đây
là khâu khó xử lý nhấ t và thườ ng dễ phạ m sai lầ m nhấ t Có 02 loạ i sai lầ m cơ bả n
thường xả y ra trong khâu nà y:
+ Quyế t đị nh chấ p thuậ n cho vay đố i vớ i mộ t khách hà ng không tố t
+ Từ chố i cho vay đố i vớ i mộ t khách hà ng tố t
- Cơ sở để ra quyế t đị nh tín dụ ng là trướ c hế t dựa và o thông tin thu thậ p và xử
lý từ hồ sơ tín dụ ng, do giai đoạ n trướ c chuyể n sang Kế đế n, dựa và o những thông tin liên quan, như thông tin cậ p nhậ t về tình hình thị trường, thông tin CIC, kế t quả thẩ m đị nh các hình thức bả o đả m nợ vay, …
- Sau khi quyế t đị nh tín dụ ng, kế t quả có thể là chấ p nhậ n hoặ c từ chố i cho vay, tùy theo kế t quả phân tích và thẩ m đị nh ở khâu trướ c Nế u chấ p thuậ n cho vay, nhân viên tín dụ ng sẽ hướ ng dẫ n khách hà ng ký kế t hợ p đồ ng tín dụ ng và làm các bước tiế p theo Nế u từ chố i cho vay, ngân hà ng sẽ có văn bả n trả lời và giả i thích
3.3.5 Giả i ngân, theo dõi, giám sát sử dụng vốn vay:
- Giả i ngân là khâu tiế p theo sau khi ký kế t hợ p đồ ng tín dụ ng Giả i ngân là
khâu cung cấ p tiề n cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụ ng đã được cam kế t trong
hợ p đồ ng tín dụ ng Cách thức giả i ngân còn góp phầ n kiể m tra và kiể m soát xem
vố n tín dụ ng có đượ c sử dụ ng đúng mụ c đích đã cam kế t không Giả i ngân phả i tuân thủ nguyên tắ c đả m bả o thuậ n lợ i, tránh gây khó khăn, phiề n hà cho khách hà ng
- Sau khi giả i ngân, CBTD tiế n hà nh giám sát việ c khách hà ng sử dụ ng vố n vay có đúng mụ c đích hay không, phát hiệ n và chấ n chỉ nh kị p thời những sai phạ m có thể
ả nh hưởng đế n khả năng thu hồ i nợ sau nà y Trong 07 ngà y sau khi giả i ngân lầ n
đầ u tiên, CBTD phả i tiế n hà nh kiể m tra việ c sử dụ ng vố n vay củ a khách hàng Sau
Trang 27đó, ít nhấ t đị nh kỳ 03 tháng / lầ n nhân viên tín dụ ng tiế n hà nh kiể m tra việ c sử
dụ ng vố n vay củ a khách hà ng
3.3.6 Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh:
Đây là khâu kế t thúc quy trình tín dụ ng Khâu nà y gồ m có các việ c quan trọ ng
cầ n xử lý : thu nợ gố c và lãi và các loạ i phí phát sinh Nế u khách hà ng không thanh toán nợ gố c và lãi đúng thờ i hạ n đã cam kế t trong hợ p đồ ng tín dụ ng, thì ngân hà ng
có quyề n tiế n hà nh phát mãi tà i sả n đả m bả o nhằ m thu hồ i nợ khách hàng đang nợ ngân hà ng nế u khách hà ng không có những thỏ a thuậ n khác vớ i ngân hà ng
3.3.7 Kế t thúc hợp đồng tín dụng: tấ t toán, thanh lý, giả i chấ p tà i sả n, lưu hồ sơ:
Nế u hế t thờ i hạ n củ a hợ p đồ ng tín dụ ng và khách hàng đã hoà n tấ t các nghĩ a vụ trả nợ gố c và lãi thì ngân hà ng và khách hà ng là m thủ tụ c thanh lý hợ p
đồ ng tín dụ ng, giả i chấ p tà i sả n nế u có và lưu hồ sơ vay vố n củ a khách hàng vào kho lưu trữ với thời hạ n tố i đa là 10 năm
3.4 QUY TRÌNH CHO VAY TẠI MHB CHÂU PHÚ:
Quy trình cho vay được thực hiện qua 8 bước:
Bước 1: Khi khách hàng đến đề nghị xin vay vốn thì cán bộ phụ trách bộ phận tư
vấn cho khách hàng sẽ thực hiện cuộc tư vấn khách hàng nhằm nắm bắt các thông tin cần thiết để chuẩn bị cho việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, tiến hành xem xét các yếu tố của bộ hồ sơ vay
vốn
- Hồ sơ có hợp lệ hay không?
- Hồ sơ có đầy đủ yêu cầu hay không?
Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì yêu cầu người vay bổ sung hoặc sửa đổi Trường hợp không đủ điều kiện, phù hợp với chính sách cho vay của Ngân Hàng thì báo cáo với lãnh đạo phòng xem xét và thông báo cho khách hàng lý do từ chối cho vay
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ thì tiếp nhận, lập phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng (riêng các giấy tờ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh chỉ nhận bản sao, khi lập hợp đồng đảm bảo tiền vay mới nhận bản chính để tránh thất lạc), lập giấy hẹn thẩm định với khách hàng (tối đa trong 7 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với khoản vay trung dài hạn)
Bước 3: Thẩm định điều kiện cho vay
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, phân tích điều kiện vay vốn theo các nội dung mà Ngân Hàng quy định
- Sau khi thẩm định xong, thỏa thuận với người vay về mức cho vay, lãi suất vay, thời hạn vay, kỳ hạn trả nợ căn cứ vào kết quả thẩm định về khả năng trả nợ Kết luận đánh giá nội dung thẩm định bằng văn bản, trong đó đề xuất ý kiến, ghi rõ hộ đủ điều kiện vay vốn hay không