1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Luật bí mật ngân hàng – “con át chủ bài” của nền kinh tế Thụy Sỹ

4 447 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 124,27 KB

Nội dung

Luật mật ngân hàng“con át chủ bài” của nền kinh tế Thụy Sỹ Nói đến Thuỵ Sỹ là phải nhắc ngay đến hệ thống ngân hàng với những tài khoản khổng lồ lên đến hàng tỷ USD từ khắp nơi trên thế giới. Chính hệ thống ngân hàng này đã đưa Thuỵ Sỹ thành một trong nước giàu nhất châu Âu. Nhưng điều gì đã làm nên một hệ thống ngân hàng mạnh với những khoản tiền khổng lồ như vậy ? Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, ở Thuỵ Sỹ đã xảy ra một chuyện: Dưới sức ép vũ lực của Đức quốc xã, hầu như mọi khoản tiền gửi của công dân Đức ở Thuỵ Sỹ đều phải chuyển về nước và ngân hàng Đức. Để phòng ngừa sau này lại xảy ra chuyện tương tự, năm 1934, chính phủ Thuỵ Sỹ đã cho ra đời Bộ luật ngân hàng đầu tiên ở phương Tây Luật mật ngân hàng Luật mật ngân hàng quy định: Các ngân hàng Thuỵ Sỹ đều phải thực hiện chế độ mật mã để bảo đảm giữ mật tuyệt đối cho khách hàng. Việc ngân hàng làm thủ tục gửi tiền mật chỉ giới hạn trong phạm vi 2-3 nhân viên cao cấp, cấm các nhân viên khác không được tham dự vào. Người để lộ mật khoản tiền gửi sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc: bị giam giữ 6 tháng và chịu phạt 2 vạn Franc Thuỵ Sỹ hoặc nặng hơn. Luật còn quy định: Bất cứ người nước ngoài hoặc chính phủ nước ngoài nào, thậm chí cả nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, chính phủ và Toà án của Thuỵ Sỹ, đều không có quyền can thiệp, điều tra và xử lý tiền gửi tại ngân hàng Thuỵ Sỹ của bất cứ người nào, trừ phi có đủ chứng cứ để chứng minh người gửi tiền có hành vi phạm tội. Từ sau khi thực hiện Luật mật ngân hàng, một khối lượng lớn tiền ở nước ngoài đã đổ về Thuỵ Sỹ. Đặc biệt, các nhà độc tài, chính khách và những người chạy ra nước ngoài của một số quốc gia coi ngân hàng Thuỵ Sỹ là nơi cất giữ an toàn nhất và họ đã gửi rất nhiều tiền vào Thuỵ Sỹ. Trong chiến tranh thế giới thứ II, phát xít Đức đã giết hại hàng loạt người Do Thái, trong số những người bị giết không ít người là người giàu có. Sau chiến tranh, con cái hoặc người thân của họ được biết các bậc tiền bối của mình có khoản tiền kếch xù gửi tại nhà băng Thuỵ Sỹ, nhưng vì không biết số tài khoản cụ thể nên đành phải ngậm ngùi tiếc của. Cho đến nay, các ngân hàng Thuỵ Sỹ có bao nhiêu “Tài khoản chết”? Điều này chỉ “có chúa mới biết”. Theo ước tính của các nhà tài chính, hiện nay số tiền gửi tại Thuỵ Sỹ của khách hàng trên khắp thế giới có thể lên tới vài ngàn tỷ USD, đem lại cho nền kinh tế Thuỵ Sỹ những nguồn lợi lớn. Tuy vậy, hơn 10 năm gần đây đã xảy ra tranh chấp giưũa một số nước với Ngân hàng Thuỵ Sỹ về việc rút tiền và bảo vệ tiền. Năm 1974, Ethiopi đã yêu cầu Thuỵ Sỹ rút trên 10 tỷ USD do quốc vương đã bị phế truất là Haier Salasi gửi tại Ngân hàng Thuỵ Sỹ. Sau đó 3 năm, đại diện tại Liên hợp quốc của Ethiopi đã thừa nhận rằng, do Luật mật ngân hàng khắt khe, muốn thu về bất cứ khoản tiền gửi nào đều hết sức khó khăn. Chính phủ Nicaragoa và Haiti đã từng yêu cầu ngân hàng Thuỵ Sỹ cho thu hồi mấy chục tỷ USD mà Somota (tổng thống trước đây của Nicaragoa) và Duvaller (tổng thống trước đây của Haiti) đã gửi tại các nhà băng Thuỵ Sỹ, nhưng cũng không đạt kết quả. Sau khi Tổng thống Marcos của Phillipin bị mất chức ra đi, chính phủ Akino cũng đưa ra vấn đề thu hồi hàng chục tỷ USD tài sản và tiền của Marcos gửi ở nước ngoài. Nhưng vì phần lớn số tiền đó Marcos gửi tại Ngân hàng Thuỵ Sỹ nên việc này vẫn còn phải gác lại. Không thể biết được nền kinh tế Thuỵ Sỹ kiếm được bao nhiêu nguồn lợi từ các khoản tiền đó, nhưng một thực tế rằng nền kinh tế Thuỵ Sỹ có được như ngày hôm nay là nhờ một phần rất lớn vào hệ thống ngân hàng nước này. Các nmgân hàng đã có các khoản tiền kếch xù để đầu tư sinh lợi. Thậm chí nhiều ngân hàng còn được hưởng không các khoản tiền gửi khổng lồ từ nhiều chính khách, doanh nhân của các quốc gia khác do các biến cố mà không thể nào còn được sử dụng số tiền của mình được nữa. . Luật bí mật ngân hàng – “con át chủ bài” của nền kinh tế Thụy Sỹ Nói đến Thuỵ Sỹ là phải nhắc ngay đến hệ thống ngân hàng với những tài. đời Bộ luật ngân hàng đầu tiên ở phương Tây – Luật bí mật ngân hàng Luật bí mật ngân hàng quy định: Các ngân hàng Thuỵ Sỹ đều phải thực hiện chế độ mật mã

Ngày đăng: 06/11/2013, 06:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w