I.1.1 Ảnh hưởngcủaviệckhíhóathanđếnviệcxuấtkhẩuvàsửdụngthantrựctiếplàmnhiênliệuhiệnnayởnước ta. Theo phân loại, than Việt Nam được chia thành 6 loại than chính. Dựa trên cơ sở tính chất và trữ lượng các loại than, để làm nguyên liệu cho dự án khíhóathanta tập trung vào xem xét 2 loại than có trữ lượng lớn và có tính chất có thể đảm bảo cho việclàm nguyên liệu cho công nghệ khíhóathan là than Antraxit vàthan á Bitum. Với công nghệ khíhóathanhiệnnay trên Thế giới, để đáp ứng được nhu cầu methanol và naphtha làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp hóa dầu từ năm 2015 chở đi chúng ta cần lượng than nguyên liệu khoảng 25-30 triệu tấn/năm. Trong đó, để sản xuất được 300 ngàn tấn methanol/năm cần khoảng 600 ngàn tấn than/năm, còn lại là than cho sản xuất naphtha. Với nhu cầu naphtha đến 2,667 triệu tấn/năm, trong khi tỷ lệ sản phẩm naphtha chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng sản phẩm thu được, để đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu methanol và naphtha trong nước chúng ta sẽ phải bố trí xây dựng một nhà máy với quy mô lớn (khoảng 170 ngàn thùng/ngày). Hiệnnay trên Thế giới, các dự án xây dựng nhà máy sản xuấtnhiênliệu lỏng từ quá trình khíhóathan có công suất phổ biến là 80 ngàn thùng sản phẩm/ngày, với công suất đó sẽ đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu methanol và khoảng 30% nhu cầu naphtha trong nước vào thời điểm từ năm 2015 trở đi. Dự án với công suất 80 ngàn thùng sản phẩm/ngày sản xuất methanol và naphtha dự kiến sẽ tiêu thụ từ 9 – 15 triệu tấn than/năm, ngoài việc đáp ứng được nhu cầu methanol, một phần nhu cầu naphtha trong nước, chúng ta sẽ thu được khoảng 53 ngàn thùng điesel chất lượng cao/ngày (tương đương 2,9 triệu tấn điesel/năm). Để có được dự án khíhóathan chúng ta cần phải tính toán đến nhiều yếu tố như vốn đầu tư, nhu cầu sửdụng sản phẩm lâu dài, nguồn nguyên liệu cho dự án, chính sách thuế, tài chính… Với dự án khíhóathan công suất 80.000 thùng/ngày sản xuất methanol và naptha là hợp lý trong bối cảnh khó khăn về nguồn than nguyên liệu như hiện nay. 1 Ảnh hưởngcủaviệcsửdụngthan Antraxit cho dự án khíhóa than. Trữ lượng than Antraxit đã được tìm kiềm thăm dò tính đến 31/12/2005 còn lại là 4.049.559 ngàn tấn. Về chủng loại, than Antraxit được chia thành 2 chủng loại là than TCVN (Than đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam) vàthan TCN (Than đáp ứng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cơ sở). Trong đó than cám TCVN là loại than có trữ lượng cũng như tỷ trọng lớn về than sản xuấtvàxuấtkhẩucủa TKV. a. Than TCVN • Than cục Sản lượng than sản xuất thời gian qua tăng nhanh, trong đó than cục có tỷ lệ dao động từ 7% - 10%/năm. Than cục được sửdụng trong phạm vi nhỏ chủ yếu được sửdụng trong nội bộ ngành than, một lượng nhỏ cho sản xuất phân đạm, cho hộ gia đình vàxuấtkhẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Với sản lượng sản xuất hàng năm thấp chiếm khoảng 5 – 8% tổng lượng than sản xuấtcủa TKV nên việcsửdụngthan cục làm nguyên liệu cho dự án khíhóathan có thể là không hợp lý và sẽ gặp phải những khó khăn về nguồn than nguyên liệu. Tình hình sản xuấtvà tiêu thụ than cục được tổng hơp cụ thể như bảng sau: Bảng III. Tình hình sản xuấtvà tiêu thụ than cục Việt Nam (tấn) Loại than cục Nội dung 2005 2006 2007 2008 Cục 2a Than TKV sản xuất 95.554 97.527 50.615 Sửdụng trong nước 0 0 10.937 48.583 Xuấtkhẩu 25.560 14.421 25.620 24.727 Cục 2b Than TKV sản xuất 1.035.82 7 1.003.81 7 1.015.23 5 Sửdụng trong nước 195.169 777.587 1.065.60 4 811.693 Xuấtkhẩu 149.910 286.667 78.024 38.877 Cục 3 Than TKV sản xuất 40.303 142.517 99.322 Sửdụng trong nước 0 0 10.937 52.776 Xuấtkhẩu 41.030 55.328 58.735 27.678 Cục 4a Than TKV sản xuất 184.503 524.729 537.122 Sửdụng trong nước 026 297.665 0 277.400 Xuấtkhẩu 112.360 120.196 243.930 259.237 Cục 4b Than TKV sản xuất 211.477 232.243 315.675 Sửdụng trong nước 18.543 4.313 312.097 214.389 Xuấtkhẩu 19.040 75.064 208.461 5.139 Cục 5a Than TKV sản xuất 314.066 483.941 582.951 Sửdụng trong nước 0 102.258 0 105.616 Xuấtkhẩu 233.240 384.905 192.864 463.937 Cục 5b Than TKV sản xuất 18.730 82.019 110.347 Sửdụng trong nước 0 0 106.903 41.275 Xuấtkhẩu 4.980 10.380 289.905 6 Nguồn: PVPro tổng hợp • Than cám Than cám đáp ứng TCVN chiếm khoảng 77 – 81,5% sản lượng than sản xuất hàng năm của TKV với sản lượng khai thác hàng năm tăng khoảng 14,1%/năm. Than cám hầu như được sửdụng rông rãi cho tất cả các ngành như sản xuất điện, xi măng, hóa chất, giấy… và 50 - 70% là dùng cho xuất khẩu. Hàng năm, lượng than cám xuấtkhẩu chiếm khoảng 85 – 95% tổng lượng thanxuấtkhẩucủa Việt Nam. Năm 2005 và năm 2006 lượng than cám xuấtkhẩu chiếm đến 93% tổng lượng thanxuấtkhẩu (trên 20 triệu tấn/năm). Năm 2008, Việt Nam bắt đầu giảm xuấtkhẩuthan để phục vụ nhu cầu sửdụng trong nước, lượng thanxuấtkhẩu giảm chỉ còn chiếm 50% tổng sản lượng than TKV sản xuất nhưng than cám xuấtkhẩu chiếm đến 85% tổng lượng thanxuấtkhẩu năm 2008 (14,63 triệu tấn/năm). Tình hình sản xuấtvà tiêu thụ than cám của Việt Nam trong những năm gần đây được tổng hợp trong bảng sau: Bảng III. Tình hình sản xuấtvà tiêu thụ than cám trong những năm 2005 – 2008 của TKV (tấn) 2005 2006 2007 2008 Than TKV sản xuất 31.092.307 33.822.564 31.995.872 Tổng than tiêu thụ 21.008.794 32.948.533 32.175.642 28.648.314 Tiêu thụ nội địa 7.193.664 12.855.540 11.097.989 14.017.323 Xuấtkhẩu 13.815.130 20.092.993 21.077.653 14.630.991 Nguồn: PVPro tổng hợp Trong những năm tới, nhu cầu sửdụngthan trong nước tăng cao, đặc biệt là nguồn than cung cấp cho ngành điện. Theo kịch bản cơ sở (k1) nhu cầu than tiêu thụ trong nước với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008 – 2010 là 15,0 - 18,0%/năm, giai đoạn 2011 – 2020 là 8,0 - 9,0%/năm và giai đoạn 2021 – 2025 là 9,0 – 10,5%/năm. Các hộ sửdụng nhiều than nhất gồm: điện, xi măng, vật liệu xây dựng, thép và chất đốt sinh hoạt (năm 2008: Nhu cầu thancủa hai ngành điện và xi măng chiếm 50% - 51%; đến 2010 - 2025: Nhu cầu thancủa hai ngành này chiếm 65% - 73% tổng số nhu cầu than nội địa). Theo Quy hoạch Điện VI (k2) nhu cầu than cho nhiệt điện tăng đột biến giai đoạn 2020 - 2025 tăng gấp 4 lần so với nhu cầu dự kiến trong Quy hoạch phát triển ngành Than (2006). Việc đảm bảo nguồn cung cấp than dài hạn cho quy hoạch điện VI được coi là mấu chốt thành công của quy hoạch. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), công suất các nhà máy nhiệt điện than mới mà EVN được giao đầu tư tính đến hết năm 2008, nhu cầu than cho điện chỉ khoảng 6,5 triệu tấn/năm thì đến năm 2011, con số này đã lên đến trên 22 triệu tấn. Trong khi đó, khả năng cung ứng thancủa Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tới hạn. Từ năm 2012, tổng nhu cầu than cho sản xuất điện, bao gồm: 16 nhà máy nhiệt điện thuộc EVN, 9 nhà máy thuộc TKV và 6 dự án điện của các nhà đầu tư khác đã xác nhận mua than đã tăng vọt lên 32,5 triệu. Trong đó khả năng cung ứng của TKV là 24,5 triệu tấn, nhập khẩu gần 8 triệu tấn và con số này sẽ không ngừng tăng lên vào 2015. Theo dự báo của Bộ Công Thương, dự kiến nhu cầu than trong nước vào năm 2015 sẽ là 94 triệu tấn, năm 2020 là 184 triệu tấn và 2025 là 338 triệu tấn. Từ năm 2012 phải nhập khẩuthanvà lượng than dự kiến nhập khẩu năm 2015 là 34 triệu tấn, 2020 là 111 triệu tấn và năm 2025 là 225 triệu tấn. Sự tăng trưởng về tiêu thụ than thời gian qua của TKV là “tăng trưởng nóng”. Đó là những khó khăn trước mắt của ngành thanvà các dự án năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới. Đối với dự án khíhóa than, việc xác định quy mô công suất nhà máy phụ thuộc nhiều vào nguồn than nguyên liệu. Nếu dự án nhằm đáp ứng nhu cầu methanol, khoảng 30% nhu cầu naphtha trong nước từ năm 2015 chở đi thì 1 năm dự án sẽ tiêu thụ hết khoảng 9 – 15 triệu tấn than nguyên liệu, xét tình hình sản xuấtvà tiêu thụ thanhiệnnayvà dự báo tình hình sản xuấtvà tiêu thụ than giai đoạn 2012 - 2025 thì lượng than đó là lớn và khả năng cung cấp than cho dự án khíhóathancủa TKV có thể sẽ gặp khó khăn. Trong khi đó, hiệnnayviệc ký kết những hợp đồng nhập khẩuthan với số lượng lớn là rất khó khăn bởi vì, Indonesia, Australia, Nam Phi là những nước mà ta có thể nhập khẩu than, việc nhập khẩuthan từ Indonesia cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam có tính khả thi cao nhất so với việc nhập khẩuthan từ các nguồn khác. Tuy nhiên, ngay cả với nguồn này thì việc nhập khẩu cũng không dễ dàng. Trong bối cảnh nhu cầu sửdụngthanvà giá cả ngày một tăng cao trên toàn Thế giới, thị trường thuộc về người bán, thì các nhà cung cấp từ chối các hợp đồng than dài hạn, đẩy bất lợi và khó khăn về phía người mua là điều đương nhiên xảy ra. Trong chiến lược phát triển ngành than năm 2015 tầm nhìn tới năm 2025, đã định hướng ngành than phải đặc biệt quan tâm tới việc đáp ứng tối đa nhu cầu trong nướcvà giảm dần xuất khẩu, cũng như định hướng phát triển ngành, sửdụng những công nghệ phù hợp để sàng tuyển ra những loại than phù hợp với nhu cầu sửdụng trong nước. Chính vì thế mà nguồn than do TKV sản xuấtlàm nguyên liệu cho dự án khíhóathan sẽ được ưu tiên hơn nhưng vấn đề là than sản xuấtcủa TKV vào thời điểm năm 2015 cũng không đủ đáp ứng nhu cầu cho ngành điện, nên nguồn than cám làm nguyên liệu cho dự án khíhóathan sản xuất methanol và naphtha có thể sẽ gặp phải khó khăn. Việcdùngthan cám cho dự án khíhóathan sản xuất methanol và naphtha trong bối cảnh ngành than đang đứng trước nguy cơ phải nhập khẩuthan cho điện và phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước sẽ có những ảnh hưởngđến hoạt động xuấtkhẩuthan cũng như trong các mục đích khác. - Việcxuấtkhẩuthan sẽ giảm nhanh chóng để phục vụ tối đa cho nhu cầu sửdụng trong nước, những loại than trong nước không có nhu cầu sửdụng mới tính đến phương án xuấtkhẩu thay vào đó là phương án nhập khẩuthan để phục vụ cho nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhu cầu than cho điện. - Đối với việcsửdụngthan cho các ngành công nghiệp khác như điện, giấy, xi măng, hóa chất, phân bón… hay việcsửdụngthanlàmnhiênliệu cũng phải được phân phối sửdụng có kế hoạch cho từng năm, từng giai đoạn căn cứ vào nhu cầu sửdụngcủa từng ngành. b. Than TCN Than TCN hay còn gọi là than tiêu chuẩn ngành, than tiêu chuẩn cơ sở. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại than cục vàthan cám thương phẩm (khu vực tỉnh Quảng Ninh) của TKV ngoài các loại than Tiêu chuẩn hiện hành. Than TCN có chất lượng thấp hơn so với các loại than TCVN. Về sản xuất than, trong những năm gần đây, than TCN được sản xuất với sản lượng từ 4 – 6 triệu tấn/năm. Than TCN được sửdụng trong nội bộ ngành than, một lượng rất ít được sửdụnglàmnhiênliệu gần như không được sửdụng trong các ngành công nghiệp và một phần dùng để xuấtkhẩu với lượng nhỏ dưới 3 triệu tấn/năm. Tình hình sản xuất, tiêu thụ than TCN được tổng hợp cụ thể như sau: Bảng III Tình hình sản xuấtvà tiêu thụ than TCN của TKV (tấn) 2005 2006 2007 2008 Than sản xuất 4.018.727 5.875.661 3.948.412 Tiêu thụ nội địa 8.633 2.020.669 4.887.124 2.604.005 Xuấtkhẩu 339.800 606.648 1.982.311 1.813.016 Nguồn: PVPro tổng hợp Trong trường hợp sửdụngthan TCN vào phục vụ dự án khíhóathan cũng cần được xem xét đánh giá bởi vì hiệnnaythan nguyên liệu cho các dự án khíhóathan không yêu cầu than chất lượng cao, chính vì thế việcsửdụngthan TCN phối trộn với các loại than khác làm nguyên liệu cho dự án khíhóathan là phương án có thể tính đến. Bên cạnh đó, hiệnnay lượng than TCN xuấtkhẩu cũng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ, sửdụng trong nội bộ doanh nghiệp hay các doanh nghiệp, hộ sản xuất nhỏ nên việcdùngthan TCN làmnhiênliệu cho dự án khíhóathan sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuấtkhẩuthan hay tới các mục đích sửdụngthan khác. Ngoài ra, trước bối cảnh phải nhập khẩuthan phục vụ cho nhu cầu trong nước nên ảnh hưởngcủaviệcdùngthan TCN cho dự án khíhóathan tới hoạt động xuấtkhẩu là không đáng kể. c. Ảnh hưởngcủaviệcsửdụngthan Antraxit cho dự án khíhóathan Trước bối cảnh thời gian tới nhu cầu tiêu thụ than trong nước tăng đột biến, đặc biệt nhu cầu than phục vụ cho 31 nhà máy và dự án nhiệt điện trong cả nước, ngành Than sẽ phải nhập khẩuthan với số lượng lớn trong một vài năm tới. Nguồn than nguyên liệu cho dự án khíhóathan sản xuất methanol và naphtha có thể sẽ gặp khó khăn và phải cạnh tranh với các ngành sửdụngthan khác. Một số trường hợp có thể xảy ra: - Trường hợp 1: Ưu tiên than sản xuấtcủa TKV làm nguyên liệu cho dự án khíhóa than, cùng với đó là tăng lượng than nhập khẩu để đáp ứng cho nhu cầu ngành điện và nhu cầu của các ngành khác. Trong trường hợp này, nguồn than nguyên liệu cho dự án khíhóathan sẽ được đảm bảo, việcsửdụngthan cho dự án khíhóathan sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuấtkhẩu mà sẽ ảnh hưởngđến hoạt động nhập khẩuvàsửdụngthantrựctiếplàmnhiênliệuhiệnnayởnước ta, nguồn than cung cấp cho nhu cầu trong nước sẽ không được chủ động và lệ thuộc nhiều vào than nhập khẩu. Theo đó sẽ phải điều chỉnh lại nguồn nguyên liệucủa quy hoạch điện VI, cân đối lại nhu cầu sửdụngcủa các hộ có nhu cầu sửdụng than, điều này là rất khó khăn và liên quan đến nhiều hộ có nhu cầu sửdụngthan khác. - Trường hợp 2: Ngành than duy trì chiến lược phát triển ngành than năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025, cùng với đó là quy hoạch phát triển điện VI. Ngành thanvà điện vẫn phát triển theo chiến lược đặt ra hiệnnay là “tăng trưởng nóng” nhưng khả năng sản xuấtthancủa TKV hiệnnay đã tới hạn. Chính vì thế nguồn than Antraxit làm nguyên liệu cho dự án khíhóathan sẽ là rất khó khăn. - Trường hợp 3: Ngành than phân bố lại nhu cầu sửdụng cũng như khả năng cung cấp than cho các hộ có nhu cầu sửdụng than, trong đó có tính đến nguồn than nguyên liệu cho dự án khíhóa than. Lượng than còn thiếu sẽ được nhập khẩu. Theo trường hợp này nguồn nguyên liệu cho dự án khíhóathan sẽ phải cạnh tranh với các hộ có nhu cầu sửdụngthan khác, trường hợp này cũng rất khó có thể xảy ra bởi vì nó ảnh hưởngđến hầu hết các hộ có nhu cầu sửdụngthanvà đặc biệt là ảnh hưởng tới quy hoạch điện VI. - Trường hợp 4: Nhập khẩuthanlàm nguyên liệu cho dự án khíhóa than. Trong trường hợp này, việcsửdụngthancủa các ngành khác sẽ không có sự thay đổi, nguồn than nguyên liệu cho dự án khíhóathan sẽ được đáp ứng từ nguồn than nhập khẩu. Điều này là hoàn toàn không phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bởi vì đề tài nghiên cứu khả năng sửdụng nguồn than trong nước cho dự án khíhóathanlàm nguyên liệu cho hóa dầu. Tóm lại, dự án khíhóathan sản xuất methanol và naphtha công suất 80.000 thùng/ngày sẽ rất khó khăn về nguồn nguyên liệu nếu sửdụngthan Antraxit, bởi vì khả năng sản xuấtthan Antraxit của TKV là hạn chế trong khi đó tăng trưởng nhu cầu sửdụngthan là quá nhanh, đặc biệt là nhu cầu than cho ngành điện. 1. Ảnh hưởngcủaviệcsửdụngthan á bitum cho dự án khíhóathan Theo báo cáo tổng kết địa chất và độ chứa than miền võng Hà Nội do viện địa chất và khoáng sản – Tổng cục địa chất lập năm 1986 tài nguyên tiềm năng đến đáy bể than (-3500m) của bể than đồng bằng sông Hồng (diện tích 3500 km 2 ) lên tới 210 tỷ tấn với 100 vỉa than, mỗi vỉa dày vài mét. Đây là một nguồn nguyên liệu dồi dào cho dự án khíhóa than. Việc khai thác được bể thannày sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệuthan cho dự án mà bên cạnh đó nó còn giảm áp lực nhập khẩuthancủa TKV, đáp ứng nhu cầu về than trong nước cũng như sự đảm bảo về an ninh năng lượng quốc gia. Hiệnnay đang có một đề án phát triển riêng cho bể than đồng bằng sông Hồng. Việc khai thác vàsửdụng bể thanhiệnnay đang tồn tại nhiều luồng quan điểm rất khác nhau và cần phải xem xét để đưa ra được những giải pháp khai thác vàsửdụng hợp lý bể than này. Hình III TKV triển khai khoan thăm dò trữ lượng than tại khu vực Khoái Châu – Hưng Yên Bể than đồng bằng sông Hồng có tiềm năng tài nguyên rất lớn, phân bố trên diện tích rộng lớn (3.500 km 2 ) ở vùng nhạy cảm về môi trường, môi sinh; có khả năng tác động lớn đến kinh tế - xã hội trong phạm vi rộng khi tiến hành khai thác. Bể than đồng bằng sông Hồng nằm chủ yếu trên địa bàn 3 tỉnh đông dân: Thái Bình, Hưng Yên, và Nam Định, việc khai thác thanở đây sẽ gây tác động lớn tới đời sống người dân. Việc khai thác thanở đồng bằng sông Hồng không thể áp dụng như khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh mà đòi hỏi phải có các giải pháp công nghệ phù hợp và yêu cầu kỹ thuật cao so với khai thác thanở vùng Quảng Ninh. Khai thác bể than đồng bằng sông Hồng có thể sẽ dẫn tới sụt lún và biến vựa lúa đồng bằng sông Hồng thành hồ chứa nước nhiễm mặn, thậm chí có nguy cơ phải di dân tới nơi ở khác bởi vì nền địa chất đồng bằng sông Hồng là nền đất xốp, nếu có sụt lún xảy ra sẽ rất nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh mà chúng ta sẽ không lường hết được tác hại. Bên cạnh vấn đề sụt lún bề mặt, chúng ta cũng phải tính đến nguồn nước ngầm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu ta tiến hành khai thác bể than này. Việc khai thác thanở độ sâu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngầm cũng như gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, khu vực đồng bằng sông Hồng là một vựa lúa lớn và rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn miền Bắc, chính vì thế việc khai thác than cũng sẽ gây những ảnh hưởng lớn đến tập quán trồng lúa nước lâu đời của người dân nơi đây cũng như ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Chúng ta không thể bỏ trồng lúa để khai thác than được. Cùng với đó là vùng đồng bằng sông Hồng rất nhạy cảm, gắn với nhiều dự án về quy hoạch xanh các đô thị trọng điểm, đây là vùng đất phù xa màu mỡ, nơi dự trữ tiềm năng an toàn lương thực quốc gia nên đặt vấn đề khai thác than phải không ảnh hưởngđến đất trồng lúa, không làm biến đổi khí hậu, sinh thái vùng. Hình III Dưới cánh đồng lúa Thái Bình là bể than lớn 2. Kết luận Theo tính toán, dự án khíhóathan hàng năm sẽ tiêu thụ khoảng 9 – 15 triệu tấn than nguyên liệu. Trước bối cảnh ngành than sớm phải nhập khẩuthan để đáp ứng cho nhu cầu sửdụngthan trong nước vào năm 2012, than nguyên liệu cung cấp cho dự án khíhóathan khả năng sẽ gặp phải khó khăn. Theo chiến lược phát triển ngành than năm 2015 tầm nhìn 2025, đã định hướng ngành than phải đặc biệt quan tâm tới việc đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, giảm dần xuấtkhẩu than, cùng với đó là lượng than nguyên liệu cung cấp cho dự án khíhóathan cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (11% vào năm 2015 và những năm sau còn thấp hơn nữa) so với nhu cầu than trong nước. Chính vì thế mà nguồn than nguyên liệu cho dự án khíhóathan sẽ được ưu tiên hơn. Nguồn than Antraxit Quảng Ninh (than cám vàthan TCN) khó có thể được sửdụnglàm nguyên liệu cho dự án bởi vì khả năng sản xuất cũng như mở rộng sản xuấtcủa TKV hiệnnay đã tới hạn. Nguồn than nguyên liệu cho dự án sẽ được đáp ứng từ nguồn than á bitum từ bể than đồng bằng sông Hồng. Việc khai thác than tại bể than đồng bằng sông Hồng đã có đề án để khai thác và phát triển nguồn than này. Bể than đồng bằng sông Hồng được đưa vào khai thác vàsửdụng không những đem lại nguồn nguyên liệu lâu dài, đảm bảo cho dự án khíhóathan mà ngoài ra việc khai thác than tại đây còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu than trong nước cũng như giảm sức ép nhập khẩuthan cho TKV. Than nguyên liệu cung cấp cho dự án khíhóathan sẽ được đảm bảo khi TKV tập trung vào: - Xây dựng kế hoạch khai thác than cho từng năm, từng giai đoạn căn cứ vào nhu cầu nội địa và có phương án nhập khẩuthan đáp ứng đủ nhu cầu sửdụngthan cho nền kinh tế. - Ngành than phải sớm hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh. - Tăng cường khâu chế biến than, tức là tập trung theo hướng chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, thay vì việcxuấtkhẩuthan thô hoặc những sản phẩm than chế biến đơn giản sẽ vừa làm giảm giá trị than, vừa mất thu cho ngân sách. - Đẩy mạnh đầu tư sàng tuyển theo hướng tập trung. - Đẩy mạnh công tác đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực than để bổ sung nguồn than lâu dài cho nhu cầu trong nước. . I.1.1 nh hưởng của việc khí hóa than đến việc xuất khẩu và sử dụng than trực tiếp làm nhiên liệu hiện nay ở nước ta. Theo phân loại, than Việt Nam. nguyên liệu cho dự án khí hóa than sẽ được đảm bảo, việc sử dụng than cho dự án khí hóa than sẽ không nh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu mà sẽ nh hưởng