1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Doanh nghiệp chuộng xuất khẩu online pdf

5 97 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 157,89 KB

Nội dung

Doanh nghiệp chuộng xuất khẩu online Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu hiện nay, bên cạnh các kênh giao thương truyền thống, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tập trung dùng thương mại điện tử để quảng bá, xúc tiến xuất khẩu. Đây cũng là xu hướng tất yếu khi các nhà nhập khẩu trên thế giới đang thường xuyên tìm kiếm bạn hàng thông qua Internet. Ngoài ra, kênh này còn mang lại hiệu quả về mặt chi phí và rất phù hợp với tiềm lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - lực lượng chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo đánh giá của các doanh nghiệp được khảo sát bởi Bộ Công Thương trong năm 2009, có 50% doanh nghiệp thấy tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đạt hiệu quả cao và rất cao. Chỉ có 10% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả thấp hoặc rất thấp. Các doanh nghiệp cũng cho biết chi phí đầu tư cho TMĐT chỉ chiếm khoảng 5% tổng đầu tư nhưng doanh thu qua đó chiếm 33% tổng doanh thu. Trong các năm gần đây, doanh nghiệp cho biết doanh thu từ TMĐT đang tăng dần lên. Đến năm 2009, có 60% doanh nghiệp đánh giá TMĐT đã giúp tăng doanh thu của doanh nghiệp. Xét về hiệu quả của TMĐT theo các khía cạnh khác nhau, đánh giá theo thang điểm 4, doanh nghiệp cho rằng TMĐT đã giúp: Mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng; Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp; Giảm chi phí kinh doanh; Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động; Tăng doanh số. Ông Trần Đình Toản - Phó Tổng giám đốc Công ty OSB, đại diện của Alibaba.com tại Việt Nam (một trong những kênh được các nhà xuất, nhập khẩu toàn cầu ưa dùng nhất trong giao thương quốc tế hiện nay) cho biết: Qua tìm hiểu xu hướng TMĐT trên thế giới và Việt Nam gần đây, dựa theo thói quen dùng Internet và xu hướng của người mua, chúng tôi đánh giá có một số xu hướng ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp trong một vài năm tới như sau: Thứ nhất, xu hướng dùng các thương hiệu TMĐT lớn trên toàn cầu, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng có xu hướng tập trung truy cập và dùng các site TMĐT uy tín, có thương hiệu, đã phát triển chuyên nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu, doanh nghiệp cần những kênh tin cậy, có thương hiệu toàn cầu để tiếp cận đến các thị trường lớn trên thế giới. Xu hướng này cũng dẫn đến việc các site TMĐT non trẻ, không chuyên nghiệp, không sáng tạo, không thương hiệu sẽ phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn để chiếm lĩnh thị phần nhỏ còn lại Thứ hai, e-marketing sẽ là một trọng điểm trong quảng bá và xúc tiến trong doanh nghiệp. Vai trò của e-marketing trong thực hiện nghiệp vụ thương mại điện tử ngày càng được lưu ý và đầu tư. Trong bối cảnh TMĐT mang lại nhiều tiện lợi, nhưng cũng nhiều cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần đầu tư cho nhân sự và dịch vụ thực hiện e-marketing để quảng bá và xúc tiến thương mại tốt hơn. Ví dụ như để dịch vụ quảng bá website trên các công cụ tìm kiếm, dịch vụ nâng cao hiển thị trong các site TMĐT… Thứ ba, xu hướng kết hợp xúc tiến thương mại qua TMĐT và kênh truyền thống, vai trò của TMĐT trong xúc tiến thương mại doanh nghiệp ngày càng lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ có xu hướng kết hợp giữa online và offline (truyền thống) để tối ưu hóa hoạt động quảng bá. Ví dụ: trước khi đi hội chợ triển lãm, doanh nghiệp sẽ liên lạc với một loạt các đối tác tại khu vực đó qua các kênh TMĐT để thiết lập lịch làm việc kết hợp. Nhấn mạnh thế xu hướng ứng dụng TMĐT trong giới doanh nghiệp, Ông Bùi Đức Tuấn- Giám đốc kinh doanh, Công ty OSB - đại diện của Alibaba.com tại Việt Nam nói: “Những xu hướng trên sẽ đưa doanh nghiệp đến được nhiều thị trường hơn, nhanh chóng tiếp cận đối tác từ nhiều nước. Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ được sử dụng các kênh TMĐT chuyên nghiệp, bước vào sân chơi chung toàn cầu với nhiều lợi ích, cũng như nhiều cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ đối mặt với áp lực để biến đổi, để đầu tư cho TMĐT và e-marketing, cho cả vấn đề nhân sự và ngân sách. Đây chính là quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu cho doanh nghiệp. . Doanh nghiệp chuộng xuất khẩu online Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu hiện nay, bên cạnh các kênh giao thương truyền thống, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tập. doanh thu qua đó chiếm 33% tổng doanh thu. Trong các năm gần đây, doanh nghiệp cho biết doanh thu từ TMĐT đang tăng dần lên. Đến năm 2009, có 60% doanh nghiệp đánh giá TMĐT đã giúp tăng doanh. các doanh nghiệp vừa và nhỏ - lực lượng chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Theo đánh giá của các doanh nghiệp được khảo sát bởi Bộ Công Thương trong năm 2009, có 50% doanh

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN