1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH may mặc Việt Pacific

21 440 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 37,38 KB

Nội dung

Các loại nguyên liệu, phụ liệu … sử dụng trong quá trình sản xuất của xí nghiệp sẽ được đảm bảo chủ yếu từ hai nguồn sau:- Thị trường nước ngoài: Đối với nguyên vật liệu chính và phụ liệ

Trang 1

Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công

ty TNHH may mặc Việt Pacific.

2.1. Đặc điểm chung của Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH may mặc Việt –

Pacific.

Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế tại Việt Nam, buôn bán giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày càng không ngừng gia tăng và mở rộng.Quan hệ buôn bán giữa hai nước đặc biệt đã được cải thiện sau khi hai nước bình thường quan hệ ngoại giao

Trong khi đó Công ty TNHH Pan – Pacific của Hàn Quốc dự định sẽ thành lập một nhà máy sản xuất hàng nhồi lông vịt và may mặc tại tỉnh Hà Tây do 100% vốn đầu tư của nước ngoài với số tiền 1.200.000 USD trong giai đoạn đầu, với mục đích xuất khẩu 100% sang Nhật, EEC, Hàn Quốc, Mỹ với sản lượng hàng năm là 300.000 chiếc, trị giá 4.500.000 USD nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng và số lượng từ các thị trường nước ngoài

Thứ hai, Công ty có kế hoạch sẽ lập một dây chuyền chế biến lông vịt tại cùng một địa điểm thông qua việc tăng vốn Các sản phẩm này có thể làm nguyên liệu nhồi, giúp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như áo khoác, chăn ,gối nhồi,vv…

Mục tiêu của dự án đầu tư này là nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, trên cơ sở kết hợp giữa khả năng thực tế với tiềm năng của Việt Nam và Hàn Quốc nhằm phục vụ lợi ích của cả hai bên Trên cơ sở đó Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific ra đời

Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 728/GP ngày 26 tháng 11 năm 1993 và các Giấy phép đầu tư sửa đổi do Uỷ ban Nhà Nước về Hợp

Trang 2

tác và đầu tư (nay là Bộ kế hoạch và đầu tư) cấp Thời hạn hoạt động của Công ty

là 20 năm kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tiên

Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific có trụ sở tại số 10 Mỗ Lao, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, Việt Nam

Tổng số vốn đầu tư đăng ký của Doanh nghiệp là 2.300.000 USD

Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của Công ty là sản xuất và kinh doanh hàng may mặc Toàn bộ sản phẩm lông vũ được xuất khẩu

* Kết quả hoạt động của công ty trong một số năm gần đây ( từ năm 2005 – 2007 ):

76.647.086.92476.606.006.934 308.982.631

49.147.198.31230.301.344.74518.845.853.56741.247.252.641

108.692.702.951108.692.702.951 1.402.787.809

50.891.696.65935.014.551.55115.877.145.10841.323.673.446

72.040.691.21872.040.691.218 76.420.805

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH may mặc Việt – Pacific

2.1.2.1 Đặc điểm về thị trường yếu tố đầu vào và thị trường yếu tố đầu ra:

* Thị trường đầu vào:

Trang 3

Các loại nguyên liệu, phụ liệu … sử dụng trong quá trình sản xuất của xí nghiệp sẽ được đảm bảo chủ yếu từ hai nguồn sau:

- Thị trường nước ngoài:

Đối với nguyên vật liệu chính và phụ liệu, phụ tùng và thiết bị không có săn tại thị trường Việt Nam, hoặc có thể được cung cấp nhưng không đáp ứng yêu cầu chất lượng, Công ty sẽ đảm bảo nguồn cung cấp đầy đủ và liên tục bằng cách nhập khẩu

từ nước ngoài với sự giúp đỡ của Công ty TNHH Pan – Pacific

- Thị trường trong nước:

Công ty sẽ mua tại Việt Nam các nguyên liệu chính và còn lại đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty cần thông qua các hợp đồng ký kết với các đơn vị sản xuất – kinh doanh của Việt Nam

Đối với nguyên vật liệu phụ để đóng gói và các nguyên vật liệu yêu cầu còn lại, các nguyên vật liệu đó sẽ hoàn toàn mua từ các nguồn sẵn có tại thị trường Việt Nam khi cần thiết chúng sẽ được đặt mua từ nước ngoài

Trang 4

Số lượng và nguồn cung cấp nguyên vật liệu:

Hàn QuốcHàn QuốcHàn QuốcHàn QuốcHàn QuốcViệt Nam

750.000 yards

7000.000 yards

224 km350.000 yards

50 tấn600.000 yards120.000 yards2.000.000 bộ1.200.000 cái

160 tấn

* Thị trường tiêu thụ:

Đối với sản phẩm may mặc được xuất khẩu sang các nước đã ký hợp đồng với Công ty mẹ bên Hàn Quốc như: EEC, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật…

2.1.2.2 Đặc điểm quy trình kinh doanh:

Là công ty con của Công ty TNHH Pan – Pacific công việc sản xuất chủ yếu của Công ty là thực hiện một số hợp đồng cho Công ty mẹ bên Hàn Quốc.Nguyên

Trang 5

vật liệu từ bên Hàn Quốc được nhập khẩu sang, sau khi hoàn thành việc gia công

và đóng gói sản phẩm may mặc được xuất khẩu sang các thị trường theo hợp đồng

đã được kí kết với công ty mẹ

Ngoài ra, Công ty cũng tự nhập các loại nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu theo các hợp đồng ký với các khách hàng

* Quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng may mặc được thực hiện qua các giai đoạn sau:

Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là sản xuất kiểu phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau Các mặt hàng

mà Công ty sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại khác nhau Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn như cắt, may, là, đóng gói…Quy trình công nghệ sản xuất được thực hiện qua các bước sau:

- Đưa( tập kết) nguyên vật liệu vào kho

- Giám định chất lượng nguyên liệu

- Tạo mẫu bằng giấy theo hướng dẫn

- Cắt các lớp vỏ ngoài, vải lót, các vật liệu lót v.v… và các thứ khác

Trang 6

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín từ cắt, may, là, đóng gói … bằng các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn Nguyên vật liệu chính để sản xuất là vải và một số nguyên phụ liệu như khoá, cúc, khuy,…Tính chất sản xuất của các mặt hàng trong Công ty là kiểu sản xuất phức tạp kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt, số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn Điều này ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty.

Xí nghiệp may được được chia thành các bp đảm nhận mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất, gồm: bp cắt, bp may, bp hoàn thiện, bộ phận giám sát, bp khác

2 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty:

Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Việt – Pacific:

*) Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý.

TGĐ

Phó TGĐ

Phòng TCHC

P.Kỹ thuật

P.Kinh doanh

G.đốc nhà

mmáy

P.qlý ch.lượng

Phòng Kế toán

Phòng

XNK

Nhà máy lông vũ

BP

cắt

Trang 7

Tổng giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, là đại diện pháp nhân

của công ty quản lý điều hành công ty theo định hướng và mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty điều hành công tác lao động, tiền lương, các chế độ về tiền lương, tuyển dụng lao động

Phó tổng giám đốc công ty: Nhận nhiệm vụ từ giám đốc công ty, tổ chức

thực hiện các nhiệm vụ được giao phó Phụ trách công việc chung của phòng kinh doanh và phòng kế toán, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của phòng kinh doanh và phòng kế toán Thay mặt giảm đốc giải quyết các công việc nội vụ, đôn đốc thực hiện công việc của các phòng ban trong Công ty, có trách nhiệm báo cáo thường xuyên tới Giám đốc về các công việc được giao

Giám đốc nhà máy: Tiếp nhận và triển khai thực hiện kế các kế hoạch sản

xuất ngắn hạn và dài hạn của công ty Điều hành, giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt động sản xuất của nhà máy, đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu về kế hoạch, sản lượng, chất lượng, vệ sinh công nghiệp, về sinh lao động, an toàn, kỷ luật Chỉ đạo các phòng ban chức năng của nhà máy và các phân xưởng thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động của nhà máy

Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu và khai thác thị

trường mở rộng thị phần, tìm hiểu nhu cầu của thị trường quảng bá sản phẩm xem xét ký kết hợp đồng bán hàng giao dịch, liên hệ với khách hàng, lệnh cho thủ kho xuất hàng theo yêu cầu đã đạt được xem xét và trao đổi với khách hàng Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi, tổ chức việc thực hiện kế hoạch sản xuất của nhà máy

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung

cấp những thông tin tài chính cho ban giám đốc một cách chính xác, kịp thời trong

đó nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng kế toán là thu thập số liệu

Trang 8

Phòng vật tư- xuất nhập khẩu: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư đám

ứng nhu cầu vật tư cho sản xuất Lập kế hoạch mua hàng đối với các loại nguyên vật liệu, các loại vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, sữa chữa máy móc, thiết bị phục

vụ sản xuất và các thiết bị khác Giao dịch đàm phán với các nhà cung ứng, các đối tác nhằm lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất

Phòng tổ chức đào tạo : Quản lý bộ phận nhân lực của công ty nhằm theo

dõi và cập nhật sự biến đổi nhân sự một cách đầy đủ, chính xác Căn cứ vào nhu cầu nhân lực của công ty để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo mới trình ban giám đốc phê duyệt

Phòng kỹ thuật: Quản lý hồ sơ, lý lịch của thiết bị trong toàn nhà máy, đề

xuất các phương án nhằm hoàn thiện, cải tiến, nâng cấp thiết bị nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm Chỉ đạo kỹ thuật cho việc gia công, chế tạo và sửa chữa thiết bị đáp ứng kịp thời cho sản xuất

Phòng quản lý chất lượng: Quản lý toàn bộ hệ thống chất lượng theo các

quy trình thuộc hệ thống của công ty; đảm bảo cả hệ thống duy trì, hoạt động và có hiệu quả Phối hợp với các trưởng bộ phận liên quan để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất

2.1.4 Đặc điểm công tác kế toán của Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific 2.1.4.1 Đặc điểm bộ máy kế toán và các phần hành kế toán của công ty.

Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific đã dựa trên cơ sở chế độ ghi chép ban đầu của Nhà Nước và hoạt động kinh tế của mình mà xây dựng bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức Nhật

ký chung, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Sơ đồ bộ máy kế toán công ty được thể hiện như sau:

Trang 9

Kế toán trưởng

KT vốn bằng tiền

Kế toán vật tư

Kế toán thuế

Kế toán tiền lương

Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán viên trong bộ máy kế toán.

Kế toán trưởng công ty: Là người kiểm soát điều hành chung công việc kế

toán của toàn công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hoạt động của phòng kế toán, thường xuyên báo cáo trực tiếp cho ban giám đốc

Làm các báo cáo theo yêu cầu của hội đồng quản trị và báo cáo tài chính cuối tháng, quý và năm

Lập kế hoạch tài chính và theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính hàng ngày

Kế toán vốn bằng tiền: Thu tiền và chi tiền hàng ngày, đi ngân hàng nộp và

rút tiền Vào phiếu nhập, phiếu xuất kho, lập phiếu thu tiền hàng ngày Vào sổ tiền

Trang 10

gửi, đi ngân hàng cắt UNC Làm các thủ tục thanh toán mở L/C, theo dõi tín dụng, L/C của các ngân hàng

Kế toán thuế: Vào hoá đơn bán hàng, nhập kho thành phẩm Theo dõi công

nợ phải thu, đối chiếu kho với nhà máy, đối chiếu BHXH Làm báo cáo thuế (kê khai thuế đầu vào, đầu ra, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Kiểm tra các bảng chấm

công mà các bộ phận gửi lên và lập bảng tổng hợp tiền lương, phân bổ tiền lương

và các khoản trích theo lương

2.1.4.2 ứng dụng tin học vào kế toán tại công ty.

Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Fast của Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp Fast Fast được thiết kế theo hệ thống mở cho phép người dùng lựa chọn, khai báo tham số phù hợp điều kiện đặc thù của từng doanh nghiệp, hệ thống sổ sách báo cáo kế toán phong phú, đa dạng Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo

có, kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại, hạch toán trên phiếu kế toán Chứng từ thuộc phần hành nào thì được phản ánh tại phần hành đó và được bảo quản, lưu trữ Máy tính sẽ xử lý thông tin và lên các loại sổ sách như các sổ kế toán chi tiết,

sổ cái các tài khoản Cuối kỳ, máy tính sẽ lập các bảng biểu kế toán và các báo cáo tài chính Trình tự ghi sổ trên máy vi tính được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 11

+ Bút toán k/c, điều chỉnh + Các tiêu thức phân bổ

Máy thực hiện

+ Lên sổ sách

+ Lập :bảng biẻu, BCTC

In các thông tin theo yêu cấu

Việc trang bị vi tính tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, giảm nhẹ bớt được những phần việc đơn giản

2.2 Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific.

2.2.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng và công tác quản lý bán hàng ở Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific.

Hàng đem bán ở Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific chủ yếu là thành phẩm ở giai đoạn cuối, sau khi trải qua quá trình sản xuất và gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng Bao gồm sản phẩm may mặc và lông vũ đã được chế biến

Do đặc điểm của công ty chủ yếu là nhận gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài Nên công ty sử dụng phương thức bán hàng trả chậm, trong vòng

30 ngày kể từ ngày xuất hàng khách hàng sẽ thanh toán tiền bằng chuyển khoản qua ngân hàng

Tiền bán hàng thu được chủ yếu là ngoại tệ (USD), việc hạch toán ngoại tệ tuân theo nguyên tắc sau:

Trang 12

Các nghiệp vụ phát sinh trong năm bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ kinh tế Chênh lệch tỷ giá phát sinh

từ các nghiệp vụ này được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tỷ giá ngoại tệ dùng để hạch toán trong tháng được lấy theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày cuối tháng trước Ví dụ: tỷ giá ngoại tệ dùng để hạch toán trong tháng 01/2008 được lấy theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 31/12/2007 là 16.114 VNĐ/USD

Số dư các tài sản và công nợ có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12/2008 Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các khoản này được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Các khoản lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản tài sản và công nợ tại ngày kết thúc niên độ kế toán không được coi là thu nhập để phân phối cho các chủ sở hữu

Về công tác quản lý doanh thu bán hàng, công ty luôn chú ý đúng mức một số điểm như sau:

*Về quy cách phẩm chất sản phẩm:

Trước khi nhập kho, thành phẩm đã được bộ phận giám sát ở nhà máy kiểm tra và sau đó được phòng quản lý chất lượng của công ty kiểm tra lại một cách nghiêm ngặt về chất lượng và quy cách, kiên quyết không cho nhập những thành phẩm không đạt yêu cầu Công ty đặc biệt chú trọng nguyên tắc sản xuất phải gắn liền với thị trường, chỉ cho phép nhập kho những thành phẩm được thị trường chấp nhận và có thể bán được, đặc biệt phải đúng mẫu mã, kích cỡ mà phía khách hàng đặt gia công, không được thiếu hụt hay vượt quá kiểu cách mà khách hàng yêu cầu Khi giao hàng cho khách hàng, công ty cử người kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng, quy cách sản phẩm sản xuất so với chứng từ xuất kho

*Về khối lượng thành phẩm xuất bán:

Trang 13

Phòng kinh doanh đảm nhận viết lệnh xuất kho và hạch toán chi tiết thành phẩm

do phòng kế toán làm Do đó, phòng kế toán và phòng kinh doanh phải nắm chắc tình hình hiện có của từng loại, từng thứ thành phẩm là cơ sở để ký kết hợp đồng bán hàng, viết lệnh xuất và giúp khách hàng có thể nhận hàng một cách dễ dàng, nhanh chóng

*Về giá cả:

Công ty sử dụng giá bán động là giá bán được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất thực tế và sự biến động của cung cầu thị trường

2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu:

Sản phẩm của Công ty TNHH may mặc Việt – Pacific đa dạng về mẫu mã, chủng loại bao gồm các loại áo jacket, áo gilê, áo măng tô, quần soóc, áo váy, quần

âu, quần jean, quần áo trẻ em… Nghiệp vụ bán hàng diễn ra thường xuyên, liên tục Ngoài việc bán các sản phẩm sản xuất ra công ty còn bán các sản phẩm lông

vũ đã được chế biến

Hiện nay, quá trình bán hàng của công ty được thực hiện theo hai nghiệp vụ chủ yếu: bán hàng nội địa và xuất khẩu, trả hàng gia công cho khách Tương ứng với doanh thu bán hàng chủ yếu của công ty là: doanh thu bán hàng nội địa, doanh thu bán hàng xuất khẩu, doanh thu trả hàng gia công cho khách

Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng:

* Chứng từ kế toán sử dụng:

Hoá đơn GTGTPhiếu kế toán ( Phiếu chi - thu, phiếu thu chi séc,…)Các chứng từ khác như: giấy chuyển khoản, séc thanh toán, uỷ nhiệm thu, giấy báo có ngân hàng, bản sao kê của ngân hàng

* Tài khoản kế toán sử dụng:

- TK 511: Doanh thu bán hàng được chi tiết làm 3 tài khoản:

Ngày đăng: 06/11/2013, 03:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w