1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VAN 8 TIET 57; THAO GIANG

10 303 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1.Kiểm tra bài cũ. Văn bản Bài toán dân số đã đem lại cho em những hiểu biết gì?  Đất đai không sinh thêm, con người càng ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.  Cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người. 2. Bài mới. Chương trình Ngữ văn 8 chúng ta sẽ được học và tìm hiểu những tác phẩm của một thế hệ các nhà nho yêu nước đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu Đầu tiên các em sẽ được tìm hiểu về tác giả Phan Bội Châu, nhà yêu nước, nhà Cách mạng lớn của dân tộc ta trong vòng 25 năm đầu của thế kỷ XX, với bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” Hoạt động của thầy và trò Nội dung H: Hãy cho biết vài nét về tác giả và tác phẩm? GV: Phan Bội Châu là nhà chí sĩ cách mạng xuất sắc đầu thế kỷ XX. Xuất thân từ nhà nho, nhưng ông đã nhận ra được sự giáo lý thánh hiền trong hoàn cảnh nước mất nhà tan và nhanh chóng vứt bỏ để tiếp cận từ tưởng dân chủ, dân quyền với mục đích tìm đường cứu nước, cứu dân. ở ông vừa có cốt cách nhà giáo vừa có bản lĩnh của một đấng trượng phu đầy nghiã khí, “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất nang khuất”( giàu sang không làm cho mê đắm, nghèo khó không làm cho thay lòng đổi dạ, uy vũ không thể làm cho khuất phục). Với lòng yêu nước nồng nàn và tư tưởng tránh nhiệm đối với vận mệnh dân tộc, cụ Phan đã hoạt động cách mạng một cách tích cực, say sưa, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, kể cả khi sa cơ lỡ bước, tù đày. H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? GV: Giảng thêm: Ông viết bài thơ này khi đang bị giam trong ngục để tự an ủi mình. Khi làm song ông tự ngâm nga thật lớn và cười vang động cả 4 vách nhà giam, hầu như không biết mình bị giam. GV: Hướng dẫn HS Đọc bài thơ. Đọc diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, tác phẩm. - Phan Bội Châu (1867-1940) Tên hiệu: Sào Nam. Quê ở Nam Đàn - Nghệ An. Ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. - Tác phẩm: Trích “ Ngục trung thư ” sáng tác năm 1914. hùng của bài thơ. Riêng cặp câu 3, 4 chuyển giọng đọc thiết tha thể hiện sự cố nén nỗi đau khác giọng cười đùa ở trên. H: Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Trình bày hiểu biết của em về thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. GV: Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ, cả bài thơ gồm 56 chữ. H: Bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm mấy phần? GV: Bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Phần 1 Câu 1, 2 gọi là phần đề có nội dung nhằm giới thiệu vấn đề cần nói tới. Phần 2: câu 3, 4 gọi là phần thực có nhiệm vụ tả cảnh hay trình bày sự việc do phần đề đặt ra. Phần 3: phần luận câu 5, 6 có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề. Phần 4: Phần kết câu 7,8 có nhiệm vụ nâng cao vấn đề hoặc bày tỏ cảm xúc của tác giả. GV: Gọi học sinh đọc 2 câu đề. H: Em hiểu thế nào là hào kiệt, phong lưu đã thể hiện phong thái gì của người tù cách mạng. HS:Chỉ bậc anh hùng tài chí mang phong thái ung dung đường hoàng, trang trọng . H: Hai câu đề tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. HS: Đệp từ vẫn như khẳng định phong cách của người cách mạng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. H: Giọng điệu ở 2 câu thơ này như thế nào. - Giọng thơ vừa cứng cỏi , vừa mềm mại. => Biểu hiện một phong thái đường hoàng, tự tin thật ung dung, thanh thản .vừa trang trọng bất khuất vừa hào hoa tài tử . 2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 3. Bố cục: 4 phần. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Phần đề. Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù - Sử dụng điệp từ, giọng thơ đùa vui. => Thể hiện phong thái ung dung, tự chủ, khí phách hiên ngang trước cảnh tù ngục. H: Câu thơ “chạy mỏi chân thì hãy ở tù “cho em hiểu quan niệm của tác giả ra sao về việc “ở tù” ? HS: Người cách mạng quan niệm: con đường cứu nước là chông gai là gian khổ đòi hỏi sự quyết tâm không ngừng nghỉ. Do đó chuyện ở tù đối với họ chỉ là chặng nghỉ chân trên con đường cách mạng mà thôi. GV: Bị tù là bị giam hãm, bị tra tấn, bị đói khát , đánh đập, đày ải, bị mất tự do. Bao nhiêu thiếu thốn gian khổ đang và sẽ ngày đêm thử thách . Nhưng người yêu nước quan niệm con đường cứu nước của mình là con đường dài với nhiều chông gai đòi hỏi nhiều quyết tâm, không được ngừng nghỉ. Nhà tù chỉ qua chỉ là nơi tạm nghỉ biến nhà tù thành nơi nghỉ ngơi ít lâu. Bốn tiếng “thì hãy ở tù” nói lên một thái độ chủ động trước thử thách . Phần thực Đọc hai câu thực. H: Em có nhận xét gì về âm hưởng và giọng điệu của hai câu thơ này so với hai câu đề? HS: Giọng hai câu thơ này trầm lắng diễn tả nỗi đau cố nén của tác giả, khác với giọng điệu vui đùa, thể hiện khí phách ở hai câu trên ở hai câu trên H: Trong hai câu thực tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? HS: Phép đối : Đã - khách không nhà / người có tội trong bốn biển/ giữa năm châu => Câu trên đối xứng với câu dưới cả ý lẫn thanh làm nổi bật khí phách hiên ngang của người cách mạng, tạo nhạc điệu nhịp nhàng cho câu thơ. H: Hai câu thơ giúp ta hình dung ra cuộc đời hoạt động của cụ Phan như thế nào. HS: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy sóng gió, bất trắc GV: PBC tự nói về cuộc đời bôn ba cứu nước của mình, một cuộc 2. Phần thực. Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu - Phép đối, giọng thơ trầm tĩnh, diễn tả một nổi đau cố nén  Diễn tả cuộc đời hoạt động cách mạng đầy sóng gió, bất trắc. => Nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng: nỗi đau mất nước đời cách mạng đầy sóng gió, đầy bất trắc. Từ năm 1905 đến khi bị bắt là gần 10 năm PBC lưu lạc khắp nơi, khi thì ở Nhật Bản, khi thì ở Trung Quốc, khi thì ở Thái Lan, Mười năm không mái ấm gia đình. Cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Thêm vào đó là sự săn đuổi của kẻ thù. Ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của thực dân Pháp, nhất là khi đã mang án tử hình. Giọng thơ ở hai câu này khác hẳn với giọng điệu cười cợt vui đùa như hai câu đề. Ở đây như lời tâm sự không phải để than thân mà để nói lên nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng. Đọc 2 câu luận : H: Theo em t “ ừ B a tay”ủ và t “ ừ Kinh t ”ế đây có ngh a nhở ĩ ư th nào? Câu th th hi n suy ngh gì c a nhà th ? ế ơ ể ệ ĩ ủ ơ HS: Ôm p hoài bão tr n c c u đ i.ấ ị ướ ứ ờ H: Trong hai câu Lu n tác gi s d ng bi n pháp ngh thu t gì?ậ ả ử ụ ệ ệ ậ HS: Phép đối: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù => Phép đối ở đây là đối ý và đối thanh: Hành động quyết tâm, tư thế hiên ngang ngẩng cao đầu, ý chí nung nấu căm thù Khát vọng: Kinh bang tế thế.Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước - Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt. Đây là khẩu khí của bậc anh hùng cho dù ở tình trạng bi kịch như thế nào? thì vẫn một lòng cứu nước với nụ cười ngạo nghễ trên môi. Lối nói khoa trương làm cho khẩu khí con người trở nên hết sức lớn lao, đến mức thần thánh . => Tạo ấn tượng mạnh H: Nhận xét của em về giọng điệu thơ trong phần luận. HS: Giọng thơ cứng cỏi, hào hùng. 3. Phần luận: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù - Sử dụng phép đối, giọng thơ cứng cỏi, hào hùng =>Vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn, khát vọng trị nước cứu đời của người cách mạng H: Từ đây cho ta hiểu thêm gì về tính cách của nhà thơ và vẻ đẹp nào được bộc lộ. HS: Lạc quan, kiên cường chấp nhận nguy nan trên con đường đấu tranh đầy gian khổ của mình . GV: Hai câu thơ thể hiện ước vọng, hoài bão của Phan Bội Châu. Kinh tế ở đây là kinh bang tế thế, tức là trị quốc an dân, cứu đời, cứu vãn thời cuộc chứ không phải kinh tế theo nghĩa hiện nay là hoạt động làm ra của cải vật chất như sản xuât skinh doanh. Đáng chú ý là hình ảnh này được thể hiện bằng một hình ảnh gần gũi, Bồ kinh tế: Bồ là đồ vật làm bằng tre dùng để đựng. Người ta dùng bồ để đựng thóc, đựng sách vở. Có khi ta gặp có người gọi bồ chữ, bồ văn chương để chỉ lượng kiến thức về các mặt đó. Ở đây bồ kinh tế là có nghĩa là sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Bủa tay ôm chặt sự nghiệp đó, dù khó khăn cũng không buông tay. Hai chữ Ôm chặt thể hiện thái độ đó. Đọc 2 câu kết : H: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ này. HS: Lặp lại từ còn ở giữa câu thơ có ý nghĩa đặc biệt. Buộc người đọc phải ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, làm cho lời nói trở nên dõng dạc dứt khoát tăng ý nghĩa khẳng định cho câu thơ. H: Giọng điệu thơ ở cuối bài so với đầu bài có gì đáng chú ý. HS: Giọng thơ vang lên dõng dạc dứt khoát làm ý thơ thêm đanh thép chắc nịch như một lời tâm niệm mà rất đỗi kiên trung H: Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy. HS: Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thẻ bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin vào sự nghiệp chính nghĩa của chính mình. Vì thế không sợ bất kỳ một thử thách gian 4. Phần kết. Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. - Điệp từ “còn”, giọng trầm tư, sâu lắng nhưng dứt khoát. => Khẳng định ý chí gang thép: Còn sống là còn chiến đấu, không sợ khó khăn thử thách. lao nào. GV: Có thể nói chủ đề của bài thơ khép lại trọn vẹn trong hai câu kết: Đó là thái độ coi thường hiểm nguy, kiên trì cách mạng, tin tưởng vào tương lai, sự nghiệp của đất nước, của đân tộc. H: Cảm hứng bao trùm lên toàn bài thơ này là gì? - Cảm hứng mãnh liệt, hào hùng, vượt hẳn lên thực tại khắc nghiệt của cuộc sống tù ngục . * Thảo luận: Hãy thuyết minh ngắn gọn đặc điểm của thể thơ này trên các phương diện: + Số câu trong bài, số tiếng trong câu: Văn bản gồm 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng. Bài thơ gồm 56 tiếng. + Cách hiệp vần: Vần bằng, vần hiệp ở các tiếng cuối của câu 1,2,4,6,8 (lưu- tù- châu- thù- đâu). + Phép đối: Hai cặp câu 3+4; 5+6 đối nhau. III. Tổng kết : 1. Nội dung Bức chân dung tự hoạ - người lãnh tụ yêu nước cách mạg trong nhà tù: Kiên cường, hiên ngang, bất khuất, tràn đầy tư tưởng lạc quan, tin tưởng vào tương lai, vào bản thân, vào sự nghiệp đấu tranh cứu nước, cứu dân 2. Nghệ thuật Lời thơ biểu cảm trực tiếp, mang giọng điệu hào hùng trong thể Thất ngôn bát cú Đường luật, khơi gợi cảm xúc cao cả ở người đọc Trò chơi ô chữ. VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC Phan Bội Châu Phần Đề Phần Thực Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu, Chạy mỏi chân thì hãy ở tù Đã khách không nhà trong bốn biển, Lại người có tội giữa năm châu. Phần Luận Phần Kết Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu. III. Tổng kết. 1. Nội dung: Bức chân dung tự hoạ - người lãnh tụ yêu nước cách mạng trong nhà tù: Kiên cường, hiên ngang, bất khuất, tràn đầy tư tưởng lạc quan, tin tưởng vào tương lai, vào bản thân, vào sự nghiệp đấu tranh cứu nước, cứu dân. 2. Nghệ thuật: Lời thơ biểu cảm trực tiếp, mang giọng điệu hào hùng trong thể Thất ngôn bát cú Đường luật, khơi gợi cảm xúc cao cả ở người đọc. . câu: Văn bản gồm 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng. Bài thơ gồm 56 tiếng. + Cách hiệp vần: Vần bằng, vần hiệp ở các tiếng cuối của câu 1,2,4,6 ,8 (lưu- tù- châu-. trong ngục để tự an ủi mình. Khi làm song ông tự ngâm nga thật lớn và cười vang động cả 4 vách nhà giam, hầu như không biết mình bị giam. GV: Hướng dẫn

Ngày đăng: 06/11/2013, 02:11

Xem thêm: VAN 8 TIET 57; THAO GIANG

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w