1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cổng làng - Biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam

2 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 108,54 KB

Nội dung

Cổng làng - Biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam Một chiếc cổng bằng gỗ cũ kỹ đã tróc sơn, mọt cánh hay một chiếc cổng xây bằng gạch rêu phong đã mọc đầy là hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc bộ Việt Nam dù xu hướng đô thị hoá đã len lỏi nơi đây. Những chiếc cổng làng có vẻ như không còn hợp với những con đường bê tông mở rộng, với những xe công nông, ôtô tải ra vào phục vụ những nhu cầu thường nhật ngày càng lớn của người dân nông thôn. Nhưng trong một góc tâm thức nào đó của người dân, cổng làng vẫn tồn tại như một biểu tượng thân thương và đặc trưng của mỗi làng quê truyền thống. Hơn nữa, cổng làng là một trong những biểu tượng văn hoá, bản sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc bộ Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, ở mỗi làng châu thổ Bắc Bộ thường có một luỹ tre bao quanh khu thổ cư. Làng tương đối khép kín, chỉ để một hoặc hai lối ra vào và chỗ này thường dựng một cái cổng làng là giới hạn giao lưu liên làng và mở ra khu thổ canh. Buổi sáng, cổng làng mở, dân làng đi chợ búa, công việc, hoặc cùng với trâu bò đi ra đồng cày cấy, đến tối lặn mặt trời, sau khi dân làng và trâu bò về thôn rồi thì cổng làng được đóng lại, "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Cổng làng không phải là biểu tượng duy nhất của một làng quê mà nó tồn tại cùng với cây đa, mái đình. Đối với những người xa xứ, khi về quê hương, còn cách khoảng 2, 3km là đã có thể nhìn thấy vòm cây đa và biết rằng mình đã sắp sửa về đến làng. Nhưng về tới gần hơn, qua cổng làng mới chính thức bước vào mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình, và coi như đã về tới nhà mình vì người trong một làng thường đối xử với nhau như trong một gia đình. Cổng làng hai bên có lũy tre, lại mở ra cánh đồng nhiều gió mát, dân làng thường đến ngồi chơi và nhiều khi cổng làng là nơi giao lưu tình cảm, trao đổi thông tin. Cổng làng thường tập trung nhiều ở vùng đồng bằng Bắc bộ như ở tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, chủ yếu là những vùng trồng lúa và có văn hoá làng xã. Thực ra, cổng làng nào cũng vậy, đó là nơi thân thuộc với mỗi người dân. Đi xa nhớ ngày về sẽ có người đứng đợi ở cổng làng. Thương nhau cũng hò hẹn ở chốn cổng làng, rồi khi về làm dâu, bước qua cổng làng về nhà chồng, trở thành một thành viên trong cộng đồng dân cư . Giữ làng tức là giữ nước, ở nơi cổng làng không ít người con trai đã lấy thân mình để ngăn giặc. Kể từ khi định đô, lập quốc các triều đại phong kiến đều ra sức củng cố lànglàng luôn được coi trọng. Mỗi cái cổng làng đều có một nét văn hoá riêng, tùy theo đặc điểm làng đó. Có làng giàu, có làng khoa bảng, có làng nghề . tất cả những cái hay cái đẹp đều được các vị túc nho viết thành câu đối khắc trước cổng. Và đó là một phần của văn hóa làng. Mỗi một cổng làng Việt Nam đều có những nét kiến trúc riêng làm tâm điểm trong cái bố cục hài hòa với không gian của con đường làng, lũy tre xanh, cây đa, giếng nước, ao làng và những cánh đồng lúa chín. Kiến trúc cổng làng xưa không cầu kỳ, phô trương, mà chỉ nhằm khẳng định chỗ đứng của mình trong khoảng không gian làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, vốn "nửa kín, nửa hở", mà giới hạn của nó chỉ mang tính chất tượng trưng. Vẻ đẹp của cổng làng được gắn liền với nền văn minh lúa nước, mang tính phác họa gợi nên những ước vọng của cộng đồng từ đời này qua đời khác, nơi như có dáng đứng của cha, có vòng tay của mẹ, nơi tâm điểm để cho ta lượng đo sức mình khi đi xa và ngược lại nó cũng là nơi hút về những nỗi nhớ, những hoài niệm về quê hương. Cổng làng thường là một tam quan xây gạch, không to lắm cũng không lớn lắm. Cầu kỳ thì đắp ngói với một vài họa tiết dân gian. Con đường đi qua cổng làng, để lại theo nǎm tháng những lớp bụi quê vô thường, vô thức chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện lớn của làng. Những đám rước, đám hội, những buổi tiễn đưa hay hò hẹn như đều được bắt đầu hay kết thúc ở đây. Nhìn cái vẻ cũ kỹ, quê mùa của nó người quê có thể đọc được khối chuyện. Có cả niềm hân hoan, nỗi bịn rịn ươn ướt trên mi, quệt vào vách cổng, sướt trên cột cổng. Có ai mỗi khi xa quê không ngoái nhìn lại, nhìn lần cuối tam quan làng mình. Tam quan cổng làng được dùng như một qui ước không gian hơn là một giới hạn địa lý của làng. Nó chẳng ngǎn che được gì về vật lý lẫn thị giác. Vậy mà làng không cổng chẳng khác gì nhà không cửa. Nó như một dấu hiệu đánh mốc trong và ngoài của không gian làng. Cái kiểu đánh dấu này vẫn tồn tại trong tâm thức người Việt hiện đại. Một buổi giao lưu trong thiên nhiên, một đám hội hè, hễ có nhiều quần thể khác nhau thì thế nào cũng dựng cổng, định vị "xác định chủ quyền" dẫu thực tế chẳng có gì ngǎn cách. Cổng làng như một nghi thức trong cấu trúc môi trường làng. Có cổng thì ở sát rìa làng, có cổng thì ở tít đầu đường, chỗ giao với cái quan (đường cái) và làng. Vị trí địa lý, vị trí qui ước cũng chỉ làm cái việc đánh mốc không gian làng. Tính mập mờ nước đôi dựa trên cái vô hình, hàm nghĩa hợp với lối tư duy của làng dễ giải thích các hiện tượng thiên nhiên và xã hội của làng. Nắng mưa, may rủi, được mất, hên xui dễ được chấp nhận hay bằng lòng với lối nghĩ này. Bộ mặt những làng quê Bắc bộ ngày nay đã biến đổi nhiều trước sự xâm thực của làn sóng đô thị hóa ồ ạt. Nhà tầng với nhiều kiểu cách xây dựng pha tạp đã mọc lên giữa những làng quê bao đời mộc mạc, bình dị, phá vỡ ít nhiều cái cảnh quan đã là đặc trưng của nông thôn Bắc bộ suốt mấy trăm năm. Dẫu vậy, nếu có dịp làm một chuyến nhàn du qua các làng quê miền Bắc ta vẫn còn ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những kiến trúc cổ, những chùa, đình, đền và lǎng miếu, cả những con đường làng nhỏ, quanh co tịch mịch màu rêu như thể thời gian đã bám chặt vào những lớp vôi vữa, những hàng gạch xây, đặc biệt là những cổng làng mỗi nơi một vẻ, có cái đã tồn tại hàng thế kỷ. Cổng làng Bắc bộ như một lời mời chào thành thật nhất để ta bước vào với đời sống làng quê. Đi qua các làng, ngắm nhìn các cổng làng, tôi hiểu đó là một phần của tình yêu quê hương, đất nước. Hàng ngày ta thường quen, thường vô tình đi qua, chỉ đến khi đi xa hoặc cổng bị phá bỏ, mới thấy hụt hẫng nao nao nỗi nhớ. Chúng ta đang cố gắng giữ gìn nét đẹp văn hoá dân tộc. Những xóm làng nay không còn khép kín trong lũy tre, mà đã hoà nhập thành đô thị. Nhưng dẫu sao vẫn cần một chốn đi về, để bảo tồn được nét văn hoá riêng. . Cổng làng - Biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam Một chiếc cổng bằng gỗ cũ kỹ đã tróc sơn, mọt cánh hay một chiếc cổng xây bằng. của mỗi làng quê truyền thống. Hơn nữa, cổng làng là một trong những biểu tượng văn hoá, bản sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc bộ Việt Nam. Trước Cách

Ngày đăng: 05/11/2013, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w