1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG MARKETING ĐỊNH GIÁ KINH DOANH Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI

23 222 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 40,49 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG MARKETING ĐỊNH GIÁ KINH DOANH CÔNG TY DỆT MINH KHAI. I.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty dệt Minh Khai Hà Nội trước đây khi mới thành lập là nhà máy dệt khăn mặt khăn tay, đây là đơn vị lớn của ngành công nghiệp Hà Nội. Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 60 đầu những năm 70. Đây là thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ miền Bắc đang giai đoạn ác liệt nhất. Vì vậy, việc xây dựng công ty có thời gian gián đoạn phải đi sơ tán trên nhiều địa điểm khác nhau. Năm 1974, công ty cơ bản đã xây dựng xong và được chính thức thành lập theo quyết định số 25- QĐUB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 20/3/1974 và cũng trong năm đó công ty đi vào sản xuất thử . Từ năm 1975, công ty chính thức nhận kế hoạch nhà nước giao. Nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của công ty ban đầu là sản xuất các loại khăn mặt bông, khăn tắm, khăn ăn… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Là doanh nghiệp miền Bắc sản xuất khăn mặt bông nên nhiều thông số kỹ thuật không có sẵn mà phải vừa làm vừa nghiên cứu tìm tòi. Thiết bị ban đầu chỉ có 260 máy dệt thoi Trung Quốc nhưng mới chỉ đưa vào hoạt động được trên 100 máy dệt với số lượng cán bộ công nhân viên là 415 người. Trong giai đoạn từ 1981- 1989 là thời kỳ phát triển định với tốc độ cao của công ty. Những năm này, công ty được thành phố đầu tư thêm một số dây chuyền dệt kim đan dọc để dệt các lọai vải tuyn, rèm, valide. Như vậy về sản xuất, công ty được giao cùng một lúc quản lý và triển khai thực hiện hai quy trình côn nghệ dệt khác nhau, đó là dệt thoi và dệt kim. Vì thế trong và thời kỳ này, công ty đã chủ động chuyển hướng sản xuất từ chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa sang Giám đốc Phòng giám đốc kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng TC bảo vệ Phòng H/C y tế Phó giám đốc sản xuất Phân Xưởng tẩy nhuộm Phân xưởng dệt thoi Phân xưởng dệt kim Phân xưởng hoàn thành BH3- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty dệt Minh Khai. chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Từ năm 1988 đến nay, công ty đã được nhà nước cho phép thực hiện xuất khẩu trực tiếp. Từ những năm 90 trở đi, do nền kinh tế nước ta chuyển mạnh sang cơ chế quản lý mới đã gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã khắc phục và từng bước phát triển ổn định. Công ty đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành nhiệm vụ của nhả nước giao. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Là một doanh nghiệp nhà nước, công ty dệt Minh Khai tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu hệ thống trực tuyến. Đứng đầu là ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị thành viên, giúp cho giám đốc có các phòng ban chức năng và nhiệm vụ. Toàn bộ bộ máy quản lý được thể hiện sơ đồ sau: -Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty bảo vệ quyền lợi cho cho nhân viên, phụ trách chung những vấn đề đối nội, đối ngoại. -Phó giám đốc là người giúp đỡ giám đốc theo các trách nhiệm được giao. +Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ: quản lý kỹ thuật , chất lượng sản phẩm; quản lý nguồn cung cấp điện, nước, than. +Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ: quản lý điều hành sản xuất; chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch. +Phòng tài vụ: giúp giám đốc thống kê kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm đối với nhà nước. Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện thu chi tài chính và hướng dẫn chế độ chi tiêu và hạch toán kinh tế nhằm giảm chi phí, nâng cao việc sử dụng tốt vật tư, tiền vốn, phát hiện những lãng phí trong sản xuất, đề xuất với giám đốc các biện pháp tài chính để đạt hiệu quả kinh tế cao. +Phòng kế hoạch thị trường: là phòng nghiệp vụ, tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh XNK, kỹ thuật tài chính trong công ty. Có nhiệm vụ giúp cho giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phục vụ yêu cầu kinh tế đối ngoại của đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu của sản xuất. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất ra và đảm bảo quay vòng vốn nhanh. Phòng cồn có nhiệm vụ tổng hợp thành kế họach sản xuất kỹ thuật tài chính thống nhất toàn công ty. +Phòng tổ chức bảo vệ: giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý trong công ty. Quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên, sắp xếp, đào tạo đội ngũ CBCNV trong công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh.thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. Thực hiện tốt công tác quân sự địa phương trong công ty. Xây dựng các quỹ lương và các định mức lao động. + Phòng kỹ thuật: nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp về kỹ thuật dài hạn cũng như ngắn hạn, áp dụng khoa học tiên tiến trong thiết kế chế tạo sản phẩm và đưa công nghệ mưói vào sản xuất. Quản lý các thiết bị máy móc, năng lượng toàn công ty. Tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng các nguyên liệu chính, phụ tùng chi tiết máy móc bán sản phẩm và sản phẩm trong đơn vị. +Phòng hành chính y tế: giúp giám đốc trong việc quản lý điều chỉnh mọi công việc thuộc phạm vi hành chính tổng hợp, các giao dịch , văn thư và truyền đạt chỉ thị của giám đốc đến các phòng ban và phân xưởng, quản lý tài chính, cung cấp văn phòng phẩm cho công ty. Thực hiện công tác khám chữa bệnh tại chỗ, chăm lo điều trị, phục hồi và tăng cường sức khỏe cho CBCNV trong công ty. Với cơ cấu tổ chức này thì giám đốc công ty thực hiện tất cả các chức năng quản trị chung, các mối liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức được thực hiện theo đường thẳng, các phòng ban chỉ nhận mệnh lệnh từ giám đốc công ty một cách trực tiếp và thi hành mệnh lệnh của giám đốc.Từ đặc điểm đó thì cơ cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ thủ trưởng, giám đốc công ty phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của các phòng ban chức năng và của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, kiểu cơ cấu tổ chức này cũng có những nhược điểm. Nó đòi hỏi giám đốc công ty cần phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao về từng mặt quản trị, khi cần phối hợp, hợp tác công việc giữa các phòng ban chức năng hoặc các cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì việc báo cáo thông tin, chỉ thị phải đi đường vòng theo kênh lệnh đã quy định: 3- Chức năng và sứ mệnh lịch sử của công ty. 3.1- Sứ mệnh lịch sử của công ty. Qua quá trình hình thành và phát triển của công ty đã đạt được những thành tích đáng kể, công ty đã biết tập trung nỗ lực để vượt qua những thời kỳ khó khăn nhất. Tuy nhiên, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên chức của công ty vẫn hiểu rằng còn có rất nhiều những khó khăn và những mặt yếu kém cần khắc phục. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty vừa nhận nhiệm vụ của nhà nước giao vừa thực hiện sứ mệnh lịch sử to lớn của mình đó là hoàn thành tốt chiến lược phát triển đã đặt ra của công ty. Trong quá trình phát triển của mình, công ty dệt Minh Khai ngay từ khi mới thành lập đã được nhà nước giao cho thực hiện các nhiệm vụ sau: -Sản xuất các sản phẩm dệt thoi, dệt kim, sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, được nhập nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng ngành dệt và may mặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường. Được quyền nhận ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị có nhu cầu. - Được hợp tác liên doanh làm đại lý, đại diện, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước 3.2- Chức năng của công ty. -Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm ngành dệt phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. -Đại lý bán các sản phẩm ngành dệt: sợi, các sản phẩm dệt kim… -Liên doanh liên kết các tổ chức trong cùng ngành để đầu tư sản xuất kinh doanh các sản phẩm ngành dệt. Với chức năng và nhiệm vụ được giao trong 25 năm qua, công ty đã phát huy mọi nguồn lực của mình nhằm khắc phục khó khăn, trở ngại để công ty không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, đứng vững trên thương trường. Đưa công ty từ chỗ là đơn vị chủ yếu sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa chuyển sang sản xuất phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là chính và góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công ty luôn cố gắng thực hiện đẩy mạnh chiến lược xuất nhập khẩu hai chiều nhằm tận dụng lợi ích so sánh giữa các mặt hàng cũng như các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Từ chức năng nhiệm vụ của công ty đã thể hiện rõ nội dung hoạt động chủ yếu của công ty hiện nay là: - Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng đã dăng ký. - Trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm ngành dệtcông ty sản xuất ra. 4-Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả họat động kinh doanh của công ty. Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, mặc dù đã có những thời kỳ gặp khó khăn nhưng với sự giúp đỡ của nhà nước về vốn cùng với độ ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm, có trình độ năng lực trong kinh doanh đã góp phần thúc đẩy họat động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và phát triển. Điều đáng mừng là công ty đã thích nghi với thị trường cạnh tranh gay gắt đứng vững trên thị trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kinh doanh có hiệu quả, bảo tồn và phát triển được nguồn vốn, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm người lao động, Bên cạnh đó, trong hoạt động kinh doanh của mình công ty luôn lấy mục tiêu là phục vụ nhu cầu xã hội làm trọng tâm, lấy chữ tín làm hàng đầu gắn liền với hiệu quả kinh tế. Một số thành quả kinh tế được thể hiện qua bảng số liệu sau: Đơn vị tính: 1000 đồng STT Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh Chênh lệch Tỉ lệ ( %) 1 Tổng doanh thu 64.000.000 65.000.000 1.000.000 1,54 Doanh thu hoạt động xuất khẩu 56.700.000 55.400.000 -1.300.000 -2,29 Doanh thu tiêu thụ nội địa 7.300.000 9.600.000 2.300.000 31,5 2 Lợi nhuận 1.500.000 1.550.000 55.000 3,3 3 Các khoản phải nộp NSNN 653.300 656.400 3.100 0,48 Thuế doanh thu I08.700 90.700 18.000 16,56 Thuế lợi tức 544.600 565.700 21.100 3,87 4 Tỉ suất lợi nhuận sau thuế 1,54% 1,81% 0,27% 5 Thu nhập bình quân đầu người 650 680 30 4,6 BH 4- Bảng tổng kết tình hình kinh doanh 2 năm qua Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2000 đã tăng lên nhưng với tốc độ nhỏ (gần 2% năm), tuy nhiên doanh thu hoạt động xuất khẩu lại có giảm đi (giảm 2,29%). Nhưng nhìn chung doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch nhà nước giao và đã có cố gắng nâng cao mức lương cho người lao động . II- THỰC TRẠNG MARKETING ĐỊNH GIÁTHỰC HÀNH GIÁ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY DỆT MINH KHAI. 1- Đặc điểm cặp mặt hàng- thị trường xuất khẩu của công ty. 1.1- Đặc điểm kinh doanh mặt hàng xuất khẩu của công ty. Với nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, công ty dệt Minh Khai ngay từ khi mới thành lập đã nhận nhiệm vụ của nhà nước giao cho đó là sản xuất các loại khăn bông, khăn mặt bông, khăn tắm, khăn ăn… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Nhìn chung đây là lọai sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu người tiêu dùng sử dụng nó thường xuyên nên có thể nói rằng sản phẩm này có mặt trên mọi thị trường. Công ty dệt Minh Khai là đơn vị duy nhất Miền Bắc sản xuất ra phục vụ cho nhu cầu của người dân lúc bấy giờ. Do nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng phát triển cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm của công ty không chỉ phong phú về kiểu dáng, mẫu mã mà ngày càng được nâng cao về chất lượng. Hiện nay, chủng loại sản phẩm của công ty ngày càng phong phú hơn và đã có khả năng đáp ứng nhu cầu không chỉ của thị trường trong nước mà còn thực hiện xuất khẩu ra thị trường nước ngoài rất nhiều (đến 87% khối lượng sản phẩm). Hiện nay, cơ cấu sản phẩm của công ty gồm có: - Các loại khăn bông: đây là nhốm sản phẩm chủ yếu của công ty chiếm tới 80% tổng khối lượng sản phẩm của công ty. Nó bao gồm các loại khăn mặt, khăn tay, khăn tắm, áo choàng tắm, thảm chùi chân. Nhìn chung loại sản phẩm này của công ty có màu sắc rất phong phú như: vàng, hồng, trắng, xanh… và một số sản phẩm có in hình con giống, hoa văn. Các sản phẩm khăn bông của công ty có đặc điểm dày dặn, thấm nước nhưng vẫn mềm mại, rất thoải mái khi sử dụng. Đặc biệt, áo choàng tắm ra đời là loại sản phẩm mà có đóng góp lớn cho việc cải tiến sản phẩm và đã phục vụ được cho một số nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao mà có nhu cầu sử dụng nó. Khăn bông cũng là nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của công ty trong đó các loại khăn mặt bông, khăn ăn và khăn tắm chủ yếu là để xuất khẩu. - Màn tuyn: loại sản phẩm này mới được đưa vào sản xuất trong công ty hơn 10 năm, vì thế chưa được người tiêu dùng chú ý, nên khối lượng sản phẩm chủ yếu sản xuất ra chiếm tỉ trọng khiêm tốn (chỉ 20% trong tổng khối lượng sản phẩm ) và toàn bộ sản phẩm này phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Với sản phẩm này, công ty sử dụng chủ yếu hai mầu trắng và xanh nhạt. Nó có đặc điểm dày dặn, thoáng mát. Vói chức năng là một công ty chuyên sản xuất các loại khăn mặt bông thì chủng loại sản phẩm của công ty vẫn chưa được phong phú, chủ yếu là những sản phẩm truyền thống.Cơ cấu sản phẩm của công ty có thể được mô tả trong bảng sau: STT Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh Chênh lệch Tỉ lệ(%) 1 Khăn bông (chiếc) 28.574.000 26.258.000 -2.316.000 -8,1 Xuất khẩu 24.850.000 21.931.000 -2.919.000 -11,75 Tiêu thụ nội địa 3.724.000 21.931.000 603.000 16,2 2 Màn tuyn (m2) 7.750 10.677 2.927 37.8 BH 5- Cơ cấu sản phẩm chủ yếu của công ty dệt Minh Khai. 1.2- Khái quát về thị trường xuất khẩu mục tiêu của công ty. Nhật Bản được coi là một trong những nước trên thế giới đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao nhất gồm cả độ bền và khả năng hoạt động. Bên cạnh đó, thị hiếu của người tiêu dùng bắt nguồn từ truyền thống và điều kiện của đất nước đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc bán và phát triển sản phẩm hàng hóa. Do khủng hoảng kinh tế kéo dài gần đây, nên người tiêu dùng Nhật Bản thích mua hàng hóa có giá cả hợp lý. Xét về mặt chất lượng hàng hóa, người tiêu dùng Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất trên thế giới. Người tiêu dùng Nhật Bản đề ra các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng cao cho sản phẩm hàng hóa công nghiệp và tạo ra yêu cầu mà các sản phẩm khác phải tuân theo. Việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng này của các hãng sản xuất Nhật Bản đã tạo nên danh tiếng cho công ty. Vì thế thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu Nhật Bản ( với 95%) các sản phẩm xuất khẩu của công ty điều này có được bởi một phần là do các sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn của người tiêu dùng Nhật Bản, vì thế đã tạo nên danh tiếng cho các sản phẩm của công ty và luôn nhận được các đơn đặt hàng từ phía các nhà nhập khẩu đây. Bên cạnh đó việc đóng gói có chất lượng cao cũng được người Nhật coi là cần thiết. Tuy nhiên với các sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân nên việc bao gói trong xuất khẩu chỉ cần đạt quy cách phẩm chất là đủ. Giá cả cũng là một trong những yếu tố mà người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Sau thời kỳ nền kinh tế “ bong bóng” giá cả một lọat hàng hóa giảm xuống, người tiêu dùng Nhật Bản thích hàng hóa có giá rẻ. Hiện nay người tiêu dùng Nhật Bản chỉ mua các nhãn hàng đem lại chất lượng và giá trịnhưng giá cả cũng phải hợp lý. Trước sự nghiên cứu và tìm hiểu thị trường Nhật Bản, công ty dệt Minh Khai bước đầu xâm nhập thị trường này chủ yếu là chào bán những sản phẩm có chất lượng cao nhất cũng như phù hợp với đa số người tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm xuất khẩu mà công ty đã thực hiện xuất khẩu cũng như đang tiến hành xuất khẩu chủ yếu là khăn mặt bông, khăn tắm, khăn ăn. Đây là nhóm sản phẩm chủ yếu đã mang lại kim nghạch xuất khẩu cao cho công ty. Hiện nay, để nâng cao hiệu quả họat động này, thì công ty cần thực hiện đăng ký và quản lý chất lượng sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002 vì đây có thể coi là giấy Lượng giá chi phí cho sản phẩm Phân tích thị trường và giá cả cạnh tranh. Báo giáthực hiện Quyết định khung giá và mức giá dự kiến Xác định mục tiêu định giá xuất khẩu BH 6- Quy trình định giá xuất khẩu cho mặt hàng của công ty. thông quan cho các mặt hàng xuất khẩu của công ty vào thị trường này. Công ty nên đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại hơn để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Không chỉ dừng lại đó, công ty cũng nên có sự thay đổi sản phẩm về mặt kích thước, màu sắc, trang trí trên sản phẩm của nó để thu được sự quan tâm hơn nữa từ phía khách hàng. 2-Thực trạng marketing định giá xuất khẩu công ty dệt Minh Khai. Công tác định giá cho sản phẩm là một họat động phức tạp và quan trọng của quản trị marketing. Đây là yếu tố chiến lược chủ chốt của marketing- mix vì nó ảnh hưởng tới sự chấp nhận sản phẩm và đóng vai trò quan trọng đối với thế vị sản phẩm. Tại công ty dệt Minh khai công tác định giá cho sản phẩm rất đơn giản và chủ yếu được tiến hành khi: +Giá cả sản phẩm được tính toán khi nó là sản phẩm mới cải tiến và được đưa vào kênh phân phối lần đầu , rồi sau đó khi nhận thấy khối lượng bán giảm sút công ty sẽ có sự điều chỉnh giá. + Trong xuất khẩu giá cả sản phẩm được tính toán từ các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài, đối với các đơn chào hàng của công ty thì giá chào bán chủ yếu vẫn là giá đã được đưa ra từ các tính toán trong các hợp đồng xuất khẩu trước đó đã thực hiện. Mặc dù vậy, việc định giá không phải được tính toán đơn giản mà các nhà làm giá trong công ty cũng tiến hành công việc một cách khoa học là có sự liên hệ giữa các bước theo một quy trình sau: [...]... trình thực hiện hợp đồng Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay công ty thường báo giá CIF nhiều hơn giá FOB Công tác báo giáthực hiện giá trong công ty dệt Minh Khai luôn đảm bảo vừa có lợi cho công ty vừa có lợi cho khách hàng nên các hợp đồng xuất khẩu thường xuyên nhận được đã nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm 3 Marketing thực hành giá xuất khẩu ở công ty dệt Minh Khai Để thực hiện tốt mọi công. .. 5: Báo giáthực hiện giá Đây là bước lựa chọn điểm giá hoặc cơ cấu giá để báo giá bán của công ty Nhưng trước khi báo giá công ty phải có quyết định giá cho sản phẩm của mình và phải bao gồm nội dung của toàn bộ cơ cấu giá từ những nguyên tố chi phí đến những nhân tố giá chính thứccông ty định bán sản phẩm để người nhập khẩu có thể chấp nhận được Công ty dệt Minh Khai cũng như các công ty khác... mọi công tác của Marketing thực hành giá, cần thiết phải lấy chiến lược giá trong chiến lược kinh doanh của công ty làm cơ sở Theo các nhà quản trị thì chính sách này được coi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ Marketinh định giá đến Marketing thực hành giá của công ty Khi xác định giá cả sản phẩm trên các thị trường nước ngoài doang nghiệp cần nắm được mối quan hệ giữa giá cả nội địa và giá cả tại thị trường... MARKEITNG GIÁ KINH DOANH CÔNG TY DỆT MINH KHAI 1-Phân tích hiệu lực muc tiêu của chính sách giá nói chung và chính sách giá hàng xuất khẩu nói riêng 1.1- Hiệu lực mục tiêu của chính sách giá Giá cả là một trong những yếu tố linh hoạt, nhạy cảm nhất khi đưa sản phẩm tới tay ngưởi tiêu dùng Hiện nay, chính sách giá của công ty cho các sản phẩm tiêu thụ nội địa được công ty áp dụng là chính sách giá “thấp... và giá cả cạnh tranh để lấy đó như là một “điểm chuẩn” cho việc tính giá của mình Phòng kế hoạch thị trường nhận nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích thị trường cũng như tìm hiểu giá cả của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành Cùng họat động sản xuất trong lĩnh vực này có các công ty lớn là công ty dệt- may Hà Nội, công ty dệt 8-3, công ty dệt kim Đông Xuân Nhưng công ty chủ yếu phải đối mặt với công ty dệt- ... này sẽ mang lại lợi nhuận mong muốn Đây là chính sách giá hướng vào chi phí và lợi nhuận và nhờ vậy công ty luôn đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận từ họat động xuất khẩu và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm gần đây 2- Tổ chức marketing định giáthực hành giá xuất khẩu ở công ty dệt Minh Khai 2.1- Điều chỉnh giá Công ty điều chỉnh giá căn bản để tính đến những khác biệt của đủ dạng khách... phẩm của công ty Trong việc xác định khung giá công ty đã dựa vào cách phân tích chi phí cho sản phẩm, bởi vì nó có ba lý do mà công ty đã thường hay sử dụng nó như sau: -Công ty muốn tránh rủi ro trong việc xuất khẩu của mình nên thường đưa ra mức giá đảm bảo thu hồi được chi phí và đem lại lợi nhuận chấp nhận được -Các mặt hàng của công ty rất phong phú và phức tạp -Mục tiêu định giá của công ty là... người làm giá trong công ty và chưa có những hình thức điều chỉnh giá trong những trường hợp đặc biệt Vì vậy, trong nhiều trường hợp giá cả không đạt hiệu quả như mong muốn 2.2- Triển khai thực hiện Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng trong nhiều trường hợp công ty cần phải có sự thay đổi giá, những thay đổi đó tùy theo từng mục tiêu khác nhau Nhìn chung cônngty dệt Minh Khai thường... độc lập, tự chủ trong kinh doanh Công ty đã biết khai thác và phát huy cũng như sử dụng có hiệu quả nội lực, tiềm năng sẵn có của mình, ngày càng nâng cao hơn nữa vị thế của công ty trên thương trường 2.Hạn chế Bên cạnh những thành công thì công ty dệt Minh Khai cũng không tránh khỏi những mặt còn yếu kém trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác định giá nói riêng, đó là: -Tổ... nhập ổn định cho người lao động -Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và quản lý giỏi luôn nắm bắt, tìm hiểu, nghiên cứu giá cẩ của thị trường để có những điều chỉnh giá cũng như có những mức giá hợp lý đối với từng đối tượng mua -Công tác định giá cho sản phẩm luôn được quan tâm và có chiến lược giá đúng đắn đã nâng cao hiệu quả kinh doanh Với kết quả đạt được, công ty dệt Minh Khai đã và đang khẳng định . THỰC TRẠNG MARKETING ĐỊNH GIÁ KINH DOANH Ở CÔNG TY DỆT MINH KHAI. I.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 1. Lịch sử hình. này có các công ty lớn là công ty dệt- may Hà Nội, công ty dệt 8-3, công ty dệt kim Đông Xuân. Nhưng công ty chủ yếu phải đối mặt với công ty dệt- may Hà

Ngày đăng: 05/11/2013, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w