1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LAO ĐỘNG TRẺ EM QUA LĂNG KÍNH GIA ĐÌNH XÃ HỘI

21 359 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 29,79 KB

Nội dung

LAO ĐỘNG TRẺ EM QUA LĂNG KÍNH GIA ĐÌNH HỘI Cùng với nhu cầu thuê người giúp việc gia đình ngày càng tăng tạo cơ hội tăng thêm việc làm cho người lao động. Đặc biệt là với những người lao động ngoại tỉnh. Công việc giúp việc gia đình gần như là một công việc đặc thù của giới nữ. Giúp việc gia đình đòi hỏi sự khéo léo, đức tính cẩn thận, thật thà và có thể cả một chút sự chịu đựng. Có thể thấy rằng, thu nhập của trẻ em giúp việc gia đình không hề quá thấp so với mức thu nhập chung của thành phố mà còn cao hơn nhiều so với mức thu nhập ở nông thôn. Mặt khác, điều kiện lao động của công việc này thường nhàn hạ hơn nhiều so với nững công việc nặng nhọc ở quê nhà. Do đó, giúp việc gia đình giờ đây đã trở thành một nghề rất phổ biến, hấp dẫn đối với nhiều trẻ em gái ở khu vực nông thôn. Đối với hầu hết mọi người thì công việc này chỉ mang tính tạm thời bởi với họ khi không còn khó khăn nữa thì đó cũng là lúc họ không làm nghề này nữa. Đặc biệt là đối với trẻ em gái. Một mặt, nếu các em đã bỏ học thì các em cũng chỉ làm công việc này một thời gian để kiếm ít vốn làm ăn rồi lấy chồng vì ở nông thôn họ thường lấy chồng từ rất sớm (nếu con gái khoảng 22, 23 tuổi mà chưa lấy chồng thì đã bị coi là ế). Mặt khác, đối với những em lao động thời vụ để kiếm tiền trang trải việc học thì các em chắc chắn cũng không theo đuổi công việc này lâu dài. Cho dù không có ảnh hưởng trực tiếp những việc thanm gia lao động giúp việc của một nhóm trẻ em gái cũng đem lại một số tác được tới những người dân địa phương. Và về vấn đề này, họ cũng có cách đánh giá, nhìn nhận riêng. 4.1 Suy nghĩ của cha mẹ Việc trẻ em gái đi giúp việc gia đình tại những thành phố lớn đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sự hình thành nhân cách của trẻ. Không những nó ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ em mà nó còn ảnh hửơng tới cả những người trong gia đình trẻ ở quê nhà. Nói cách khác thì hiện tượng này cũng có ảnh hưởng tới cả hội nông thôn. Nếu như trẻ em gái ra đi với gánh nặng kinh tế gia đình trên vai thì những người ở nhà phải lo lắng cho họ và gánh vác những công việc mà họ từng đảm nhận khi còn ở quê nhà. Cũng vì vậy, nhiều gia đình vốn đã thiếu nhân lực, càng thiếu người lao động hơn. Mỗi người trong gia đình lại phải cùng nhau chia sẻ thêm những công việc của người ra đi để lại. “ Không biết hè này em có đi làm được nữa không! Em trai em năm nay cũng thi chuyển cấp nên nhà thiếu người để làm việc” (Hoa). Quyết định cho phép trẻ em gái ra đi được đưa ra cũng có ý kiến khác nhau giữa những người trong gia đình. Và đôi khi quyết định này dẫn đến mâu thuẫn giữa những người trong gia đình. Đặc biệt khi thời điểm mà các em đi làm lại là những khoảng thời gian cần có các em trong gia đình: ba tháng hè- thời điểm mùa vụ và những ngày tết cổ truyền Việt Nam - thời điểm cả gia đình đoàn tụ. Những người trong gia đình ở quê nhà chắc rằng sẽ không thể hình dung được hết những khó khăn mà con cái họ đã và đang găp phải. Và họ luôn cảm thấy lo lắng cho đứa con của mình đang đi làm xa nhà, một mình nơi đất khách quê người trong khi vẫn đang còn nhỏ tuổi. Đặc biệt là sự lo lắng của người mẹ. “ Cô cũng chẳng muốn cho cháu đi Hà Nội làm đâu! Con đi xa nhà lo lắm! Nhưng vì không có tiền nuôi nó nên cũng đành để nó đi. Có mỗi mấy ngày tết mà để nó đi, buồn lắm! Tết đó, bố nó về biết nó đi làm liền đánh cô một trận rồi bắt cô gọi nó về không cho nó đi làm. Cô phải đi gọi điện ra nhà chủ cho nó và khi nó gặp bố và bảo với bố rằng nó muốn đi làm và nó không về thì bố nó mới không nói gì nữa. Dạo này bố nó không còn đánh cô nữa và cũng có vẻ muốn để cho nó làm ngoài ấy!” ( Mẹ Lan). Và niềm vui về những thành quả lao động của Lan đã giúp cha mẹ em hoà hợp với nhau hơn. Đồng thời những trải nghiệm cuộc sống mà em tiếp nhận được trong khoảng thời gian sống xa gia đình đã giúp em trưởng thành hơn và chín chắn hơn so với tuổi. “ Giờ nó lớn lên nhiều rồi! Nó cũng đã hiểu mẹ nó sống khổ như thế nào vì bố nó. Giờ nó cũng biết nói chuyện phải trái với bố nó mà bố nó không nói gì được đấy!” (Mẹ Lan). Nhưng bà nội của Lan thì lại nghĩ khác: “ Vì nhà không có tiền nên mẹ nó để cho nó đi làm. Tôi ở nhà nóng ruột lắm! Cháu nó còn bé lại phải đi xa nhỡ có việc gì thì chết! Không có tiền thì có chết đâu, ông bà nó vẫn sống vậy mà! Nhưng nghe nói chủ nhà cũng tốt, việc lại không vất vả như ở nhà thì tôi cũng yên tâm hơn…”. Tôi nhận thấy vẻ không hài lòng của bà về việc con dâu cho cháu của bà đi giúp việc ở Hà Nội. Có lẽ bà nghĩ rằng con dâu bắt con đi làm để kiếm tiền cho mình. Như vậy, những gì mà Lan có được không chỉ là những khoản tiền do chính sức lao động của em làm ra mà còn cả những trải nghiệm về con người, về cuộc đời. Bố mẹ của Lan cũng dần cảm thấy yên tâm hơn khi thấy con mình từng bước trưởng thành. Nhưng cho dù thế nào thì nỗi lo của người mẹ giành cho con cũng không bao giờ cạn. Mẹ Lan vẫ cảm thấy lo lắng trước những cám dỗ, trước những rủi ro mà con mình có thể sẽ gặp phải trong quá trình kiếm sống xa nhà. “Nếu có tiền đủ nuôi mấy chị em nó thì cô cũng không để nó đi nữa đâu! Bà nội nó không muốn cho nó đi làm vì nó còn bé quá! Ngoài ấy nó lạ nước lạ cái, cô lo nó dễ hư hỏng! Giờ thì nhà cũng đã trả được gần hết nợ rồi nên cô muốn để cho nó đi làm ít năm nữa kiếm ít vốn rồi nghỉ” (Mẹ Lan). Con đi làm xa nhà đã khiến bố mẹ lo lắng nhưng họ còn hoang mang hơn trước những tệ nạn hội mà rất có thể con em cũng sẽ sa chân vào. Những tin đồn không tốt mang lại cảm giác bất an cho những người trong gia đình vì họ không thể hình dung hay tận mắt chứng kiến hoàn cảnh sống và làm việc của con. “ Nó đi làm có 10 ngày tết về mà béo ra trông thấy, lại còn trắng trẻo nữa! Có hai bộ quần áo nhà chủ cho, nó mặc vào trông cứ như người thành phố ấy! Nó đi hôm nay thì ngày mai hàng xóm người ta nói rằng cẩn thận kẻo người ta bán sang Trung Quốc mất con! Chú cũng lo lắm nhưng nó đi có mấy ngày tết chẳng nhẽ lại đi theo ra xem thế nào?” (Bố Hồng). Với bố của Hồng, mặc dù ông có lo lắng khi cho Hồng đi giúp việc ngày tết nhưng khi con trở về thì ông có vẻ hài lòng. Theo tôi, điều làm cho ông hài lòng có lẽ là do thấy con được ăn ngon, mặc đẹp - điều mà ông không thể mang lại cho con. Ngoài việc Hồng được ăn ngon mặc đẹp ra thì Hồng còn kiếm được một khoản tiền đủ để đóng tiền học cả năm. Với khoản tiền này ông có thể bớt đi một chút gánh nặng. “ Nó làm 10 ngày được 450 nghìn đấy! Đủ tiền một năm học cho nó. Nó bảo ở ngoài ấy người ta sống sướng lắm nên nó mong sau này đươc lấy chồng thành phố. Chú bảo nó vậy thì học cho giỏi vào rồi ra thành phố mà sống! Chú muốn chúng nó học hành tử tế. Cho dù khó khăn đến đâu thì bố con cùng khắc phục” (Bố Hồng). Hâù hết những gia đìnhtrẻ em gái làm công việc giúp việc gia đình có bố mẹ làm nông nghiệp. Nghề nghiệp của bố mẹ các em đem lại mức thu nhập thấp. Trong khi đó, số tiền cần thiết để chi trả cho mọi sinh hoạt trong gia đình lại cao hơn nhiều. Theo các nhà nghiên cứu thì có ba vấn đề luôn đi kèm với nhau đó là: tăng dân số, nghèo đói, bệnh tật (15 ) . Vì vậy, đối với một gia đình đông con lại nghèo đói thì việc đảm bảo một mức sống ổn định quả là một việc làm khó khăn. Trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và khoảng cách giàu - nghèo ngày càng tăng khiến những gia đình làm nông nghiệp ngày càng khó có thể tiếp cận được với những dịch vụ hiện đại. “Nhà cô làm ruộng tuy cũng đủ ăn nhưng phải nuôi thêm mấy con lợn, gà và cả chó nữa thì mới đủ tiền cho 3 chị em chúng nó đi học. Nhưng giờ tiền học ngày càng nhiều, cô chú không thể kiếm đủ tiền cho chúng nó đi học như trước nữa! Cô muốn cái Hoa nó nghỉ học để giúp cô ở nhà hoặc kiếm việc làm để có ít vốn sau này lấy chồng nhưng nó không chịu. Nó thích đi học! Nhất là khi nó đi giúp việc ở Hà Nội về nó bảo là phải học để sau này không phải làm ruộng nữa! Thế mà nhiều người cứ trông nó lại nói không giống con nhà làm ruộng!” (Mẹ Hoa). Ở đây, chúng ta cần đề cập đến vấn đề học tập của trẻ em gái ở nông thôn. Đối với nhiều gia đình ở nông thôn thì một người con gái không cần phải học nhiều vì đằng nào rồi cũng phải lấy chồng rồi lại làm nông nghiệp! Mẹ của Hoa cũng có những suy nghĩ như vậy. Chắc rằng mẹ của Hoa cũng mong muốn con gái có được ít vốn để giành khi lấy chồng cũng như nhiều người mẹ khác ở nông thôn hiện nay trước thực tế cuộc sống. Với điều kiện kinh tế khó khăn, trẻ em gái khó có thể tiếp tục học lên cao huống gì là điều kiện để học tốt! Vì vậy, việc tiến thân bằng con đường khoa cử là quá xa vời với phần đông trẻ em gái ở nông thôn. “ Kể cả nó học được lên đến đại học thì cũng chẳng xin được việc làm vì gia đình không có khả năng. Vậy thì học nhiều để làm gì?” (Bố Hoa). Mặc dù vậy, Hoa vẫn nuôi mơ ước được học đại học và luôn cố gắng vì mơ ước ấy trong hoàn cảnh khó khăn. Đối với Hồng thì việc tiếp tục học cao hơn nữa có lẽ vẫn thuận lợi hơn vì bố của em rất ủng hộ việc học tập của em. Vấn đề ở đây là liệu gia đình em có đủ khả năng để cho em tiếp tục học tập trong khi càng học lên cao thì chi phí cho học tập cũng ngày càng cao. Chỉ có Lan là không may mắn trong ba trường hợp nghiên cứu này. Sau khi đi giúp việc gia đình lần đầu tiên vào dịp tết năm 2003- khi em mới 13 tuổi, sức hút lớn từ nguồn thu nhập không hề nhỏ so với nguồn thu nhập của gia đình, cộng với hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn đã khiến Lan phải quyết định từ bỏ việc học tập để cùng mẹ gánh vác việc gia đình. Như vậy, sự ra đi của trẻ em gái cũng gây những xáo trộn không nhỏ đối với gia đình của các em. Mỗi thành viên trong gia đình có những suy nghĩ khác nhau về công việc của trẻ. Nhưng một điều chung nhất giữa họ là sự lo lắng cho con cái mình trước những khó khăn mà các em đã, đang và sẽ gặp phải trong cuộc sống, trong công việc. Đặc biệt khi các em phải lao động kiếm sống xa gia đình trong lúc còn nhỏ tuổi. 4.2 Bạn bè nhìn nhận Trong khi còn quá trẻ để có thể xa gia đình và làm việc tại một thành phố lớn có thể là điều mà nhiều trẻ em gái không thể thực hiện được. Vì vậy, đối với từng em sẽ có những cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề này rất có thể sẽ khác nhau. Bạn bè của Lan đều đã nghỉ học để đi làm và giúp đỡ gia đình nên cách nhìn nhận về vấn đề công việc của Lan rất linh hoạt. “ Em cũng nghỉ học rồi vì em học dốt quá! Em cũng đang xin bố mẹ cho em đi làm giống Lan nhưng bố mẹ em chưa đồng ý. Chúng nó đều đi hết cả nên ở nhà chán lắm!” (Bạn gái Lan - 17 tuổi). Em gái này coi công việc của Lan cũng bình thường như bao công việc khác và em cũng muốn đi giúp việc gia đình không phải vì mục đích kiếm tiền hay những lực hấp dẫn khác mà vì ở nhà không có bạn để chơi. “ Em cũng thích đi làm giúp việc gia đình! Nó (Lan) nói là công việc này nhàn lắm mà lại được ăn ngon, mặc đẹp nữa! Nó đi làm có một thời gian về mà trắng hẳn ra, có quần áo đẹp và lại có tiền nữa. Mà em thấy nó khác lắm, ăn nói đâu ra đó cứ lịch sự như người thành phố ấy!” (Bạn gái Lan - 16 tuổi). Sức hấp dẫn của công việc giúp việc gia đình này quả là không nhỏ đối với một trong số các bạn gái của Lan. Và qua thăm dò, tôi còn nhận thấy rằng không ít người bị thu hút bởi nghề giúp việc gia đình với những mặt ưu điểm cơ bản rất cần cho những cô gái nông thôn vừa được nêu ra ở trên. Các em đều mong muốn mình sẽ trắng hơn, đẹp hơn, sống trong môi trường tiện nghi và hiện đại hơn, ăn ngon hơn và có quần áo mới để mặc . Tất cả những điều này khó có thể đạt được nếu các em không rời bỏ công việc đồng áng nặng nhọc. “Có ra Hà Nội mới biết người ta sung sướng hơn mình nhiều! Lan nó đi về em thấy khác hẳn đấy! Trông có vẻ người lớn hơn, điệu hơn bọn con gái ở làng. Em đoán nó không muốn quay về làng lấy chồng nữa đâu!” (Bạn trai Lan - 17 tuổi). Với những người bạn này của Lan thì giúp việc gia đình có thể nói là một nghề để kiếm sống. Các em gần như không nghĩ đến mặt trái của công việc này cũng như những khó khăn, cám dỗ ở Hà Nội. Tôi cho rằng yếu tố hoàn cảnh và những trải nghiệm của chính bản thân các em khi các em cũng đều đã bỏ học và lao động kiếm tiền bằng một hình thức nào đó đã đưa đến những nhận định này. Do cũng từng đi hay biết đến công việc ở xa gia đình nên các em có vẻ trải nghiệm hơn, hiểu biết và coi trọng công việc của Lan hơn. Trường học cách rất xa nhà và khoảng 10 mới có một trường cấp III nên bạn học của Hoa sống rải rác ở nhiều khác trong huyện, khó có điều kiện tiếp xúc với nhau ngoài giờ lên lớp. Hoa không có bạn chơi cùng làng vì những người cùng tuổi với em đều đã bỏ học và đi làm. Bạn của em là vài người bạn gái học cùng lớp ở làng bên mà thôi. Hoa không muốn để cho bạn bè mình biết việc em phải đi giúp việc gia đình ở Hà Nội vào dịp tết. Hoa thấy không tự tin vì công việc này. Trong số bạn bè của Hoa không có ai đã từng đi giúp việc gia đình như em. Tuy không hay biết về việc Hoa đã từng đi giúp việc gia đình ở Hà Nội những các bạn của Hoa cũng có những nhận xét rất giống nhau về Hoa: “ Em thấy trông nó không giống con nhà làm ruộng! Mà không phải chỉ có em nói thế mà nhiều người cũng nói thế đấy! Khi đến nhà nó mới biết nó cũng làm như bọn em thôi! Con gái nông thôn như chúng em vất vả lắm, suốt ngày phơi mặt ngoài trời làm sao mà có thể trắng trẻo như con gái thành phố được!” (Bạn gái Hoa - 17 tuổi). “ Nhìn nó ăn mặc, nói chuyện cứ như người thành phố ấy nên mọi người cứ tưởng không phải nó ở quê!” (Bạn gái Hoa - 18 tuổi). Hoa đã từng đi giúp việc ở Hà Nội hai lần. Đó là vào dịp hè năm 2004 và dịp tết năm 2005. Tất cả quần áo đi học của em hiện nay là của người chủ nhà cho. Với họ thì những thứ quần áo này có lẽ không có gì đặc sắc nhưng với Hoa và những người dân quê lam lũ, cả năm không có được một manh áo mới thì nó quả thật rất đáng giá, rất thành phố! Khi đến trường nhìn Hoa ăn mặc đẹp, giao tiếp lịch sự khiến mọi người đều đoán rằng: có lẽ gia đình em sung sướng và em chẳng phải làm công việc đồng áng. Như vậy, Hoa đã có thể tiếp nhận và học theo được văn hoá giao tiếp, ăn mặc của người Hà Nội trong quá trình lao động giúp việc thời vụ của mình. Một chi tiết rất nhỏ tôi có thể nhận thấy trong thời gian tôi sống cùng gia đình Hoa là thói quen ngâm nước thơm vào quần áo của Hoa (Mặc dù chỉ với những gói nước thơm bé mà nhà sản xuất dùng để khuyến mại cùng với gói bột giặt và Hoa cũng chỉ dùng để ngâm nó với quần áo đi học của em). Tôi thấy em dùng rất tiết kiệm. Với một gói nước thơm ấy, em có thể dùng cho rất nhiều lần giặt. Mỗi lần sử dụng xong, em lại cất gói nước thơm còn dở đó đi rất cẩn thận. Chắc chắn rằng, những người dân nông thôn ở đây không có thói quen ấy! Đó là thói quen của những người dân thành phố mà Hoa đã học được! Khi tôi hỏi một người bạn của Hoa rằng em có muốn đi giúp việc gia đình vào dịp hè này không? Em đã trả lời: “ Em cũng muốn đi thử cho biết Hà Nội như thế nào! Em thấy nó (Hoa) đi làm hè năm ngoái về béo trắng hẳn ra. Nhìn nó thế có ai bảo là phải đi làm xa đâu, cứ như là đi chơi về ấy! Nó (Hoa) cũng rủ em đi hè năm nay nên em đang xin phép bố mẹ.” (Bạn gái Hoa - 17 tuổi). Câu trả lời này cho thấy em gái này cũng bị sức hút của cuộc sống nơi đô thị hấp dẫn. Em không nghĩ đến những khó khăn mà Hoa đã gặp phải (hoặc có thể Hoa không nói với em về những khó khăn khi đi giúp việc gia đình ở Hà Nội) mà chỉ nghĩ đến những điều tốt đẹp mà em hy vọng có được khi tới Hà Nội mà thôi! 4.3 Hàng xóm đánh giá Điều đầu tiên tôi muốn nói đến ở đây là quan niệm của những người nông dân tại địa bàn nghiên cứu. Phần đông trẻ em gái ở nông thôn phải bỏ học từ rất sớm vì một số lý do cơ bản sau, kiện kinh tế yếu kém, quan điểm con gái không cần phải học nhiều, cần phải có chút vốn liếng khi đi lấy chồng hay mong muốn giúp đỡ gia đình, học kém nên không được lên lớp rồi bỏ học, đua theo các bạn bỏ học… Trên thực tế thì tất cả các nguyên nhân này thường có mối liên quan đến nhau. Có những trường hợp vì gia đình nghèo mà các em phải san sẻ công việc gia đình với bố mẹ từ rất sớm. Rồi vì phải giúp đỡ bố mẹ mà không có thời gian để học tập, lại cộng thêm không có tiền để đầu tư cho học tập khiến trẻ học kém, không được lên lớp rồi bỏ học vì chán nản về việc học. Nhưng tựu chung lại thì yếu tố kinh tế là yếu tố chủ chốt và xung quanh nó kết hợp thêm nhiều yếu tố khác nữa. Nhiều nguyên nhân kết hợp xen kẽ lại khiến các em khó có thể lựa chọn khác. Nhiều gia đình ở nông thôn vẫn cho rằng, con gái không cần phải học nhiều vì có học nhiều thì cuối cùng cũng phải đi lấy chồng rồi lại như bố mẹ - lại làm nông nghiệp. “ Con gái cũng không cần phải học nhiều! Học đến lớp 6 là nhiều rồi nên bỏ học cũng không sao, biết đọc là được rồi! Nhà nghèo thì cho nó (Lan) đi làm vài năm còn kiếm ít vốn mà lấy chồng chứ bố mẹ nghèo chẳng có gì mà cho đâu! Nó đi làm ngoài ấy trông khoẻ hẳn ra, ở nhà bố mẹ đâu có nuôi nó được thế nên để cho nó đi!” (Hàng xóm của Lan). Câu trả lời này cũng đã cho chúng ta thấy một lần nữa quan điểm này của một số gia đình nông thôn. Tôi nhận thấy chưa hẳn đây là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” mà vì những lý do đan xen nhau như tôi đã nêu ở trên. Vì nghèo khó mà nhiều bậc cha mẹ không còn cách nào khác là để con mình đi giúp việc gia đình để có được chút vốn khi đi lấy chồng. Họ cho rằng việc học tập cuối cùng rồi sẽ chẳng đem lại cho con gái họ điều gì nên không cần thiết phải học tiếp… Nhưng không phải gia đình nào cũng coi việc học tập của trẻ em gái là không cần thiết. Cũng có một số gia đình mong muốn con gái mình có thể học cao lên nữa. Cũng có những gia đình không bao giờ nghĩ đến việc học của trẻ em gái có cần thiết hay không? Họ có thái độ rất dửng dưng với vấn đề này, không bao giờ góp ý kiến hoặc con đi học hay bỏ học cũng không sao! Cuộc sống với quá nhiều điều cần phải lo lắng khiến nhiều gia đình quanh năm chỉ mong làm sao để đủ ăn là đã không còn thời gian thể quan tâm được đến việc gì khác nữa. “ Chú chỉ sợ chúng nó không học được thôi, còn chú không bắt chúng nó nghỉ học như những nhà khác đâu! Có học cao mới có tương lai chứ!” (Hàng xóm của Hồng). “ Cô cũng chẳng biết nữa! Cô chẳng bao giờ nói chúng nó nghỉ học, chúng nó thích thì học tiếp mà không thích thì thôi!” (Hàng xóm của Hồng). Đó cũng chỉ là một số ý kiến với những suy nghĩ khác nhau được đưa ra. Nhưng những gì mà tôi tìm hiểu được là phần lớn các gia đình ở nông thôn thường không quan tâm lắm đến việc học tập của con cái. Có lẽ là vì gánh nặng kinh tế và ý thức về học tập của chính cha mẹ các em không có đã khiến họ có thái độ rất chung dung đối với việc học của con. Nếu có đủ tiền thì cho con đi học cũng được. Còn nếu không đủ tiền thì nghỉ học để giúp đỡ gia đình cũng không sao. Việc học tập chỉ là thứ yếu. Người dân nới đây cũng có cách đánh giá riêng về một trẻ ngoan. Vì vậy, cần phải tìm hiểu về những tiêu chí đánh giá về trẻ ngoan của họ để có cách nhìn nhận khoa học hơn về suy nghĩ của họ đối với vấn đề lao động trẻ em giúp việc gia đình. [...]... tuổi, giới, tính cách riêng, hoàn cảnh gia đình và cả những trải nghiệm cá nhân của họ… Lao động trẻ em giúp việc gia đình mặc dù có tính chất theo thời vụ những cũng đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế gia đình Và điều này cho thấy, việc tham gia lao động này cũng chỉ là một trong nhiều hình thức khác nhau của lao động trẻ em lao động làm thuê giúp việc gia đình gần như là loại công việc mang... gia đình mình các em chuyển sang lao động tại một gia đình khác và được trả lương cho hoạt động lao động đó Nhưng cũng vì môi trường lao động đã khác trước nên trẻ em lại đứng ở một vị thế yếu hơn vì không còn sự bảo hộ của cha mẹ Vì vậy, các em rất đễ bị lạm dụng, ngược đãi Trên thực tế thì việc trẻ em bị lạm dụng không phải chỉ xuất hiện khi trẻ đi kiếm sống xa nhà mà ngay khi lao động trong gia đình. .. lao động giúp việc gia đình chỉ mới gia tăng trong giai đoạn kinh tế mở những năm gần đây với hình thức lao động khác so với hình “đi ở” trước kia Đồng nghĩa với việc thay đổi về loại hình công việc sẽ là sự thay đổi về cả bản chất hội của loại hình công việc này Trước khi tham gia lao động tại Hà Nội, các em cũng đã từng lao động giúp đỡ bố mẹ tại gia đình Thay đổi ở đây là từ việc lao động tại gia. .. mối quan hệ hội ở quê nhà Những ảnh hưởng này có sự tác động hai chiều qua lại Một chiều là những ảnh hưởng từ những trải nghiệm cuộc sống làm thay đổi cách thức giao tiếp, quan niệm của trẻ em với những mối quan hệ hội tại quê nhà Một chiều là những suy nghĩ, đánh giá hay định kiến của hội có ảnh hưởng tới việc tái hoà nhập với công đồng của trẻ em gái sau khi kết thúc hoạt động lao động. .. không được sự quan tâm tới những giá trị tinh thần Vấn đề ở đây có lẽ chính là sự khác biệt trong nhân thức về khái niệm lạm dụng trẻ em Tình trạng lao động trẻ em gia tăng cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng thất nghiệp cho lực lượng trong độ tuổi lao động Do đó, ngăn chặn sự gia tăng của lực lượng lao động trẻ em là hạn chế những bóc lột, lạm dụng trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ em có thể phát... tái hoà nhập với cộng đồng của trẻ sau thời gian tham gia lao động KẾT LUẬN Công trình nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu những ảnh hưởng của lao động giúp việc gia đình mang tính thời vụ tới những mối quan hệ hội của trẻ em gái tại địa phương như thế nào? Những suy nghĩ, tính cách của trẻ em gái thay đổi ra sao thông qua những trải nghiệm về cuộc sống sau khi các em đã tiếp cận với những nét... loại lao động mang tính đặc thù của nam giới (ví dụ: đánh giầy), hoặc những công việc có cả nam và nữ tham gia Và môi trường lao động của trẻ em gái trong công việc gần như hoàn toàn khép kín Đây là hoàn cảnh khó khăn và có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện một cách lành mạnh của trẻ em gái Qua tìm hiểu trong nghiên cứu này cho thấy, vì nhiều lý do mà việc tham gia lao động này của trẻ em gái... trẻ em gái và địa phương Giúp việc gia đình là loại công việc đã góp phần vào việc giải quyết việc làm cho một phần người dân nông thôn Đó là ảnh hưởng rõ ràng nhất và dễ nhìn thấy nhất Nhưng những ảnh hưởng khác cũng không hề nhỏ chính là những tác động của việc tham gia lao động này tới những trẻ em gái tham gia lao động và cả những người dân địa phương cho dù họ không trực tiếp tham gia lao động. .. em cảm giác tự ti, ảnh hưởng tới cách suy nghĩ, thái độ của trẻ em gái trong cuộc sống Điều này thể hiện trong cách thức giai tiếp của trẻ em gái trong các mối quan hệ hội của các em tại quê nhà Thái độ thiếu tự tin này của trẻ rất dễ dẫn đến sự yếu ớt về tâm lý trước những khó khăn của cuộc sống Và cũng từ đó biến trẻ thành những công dân chỉ biết cam chịu sau này Có thể thấy rằng, hoạt động lao. .. môi trường lao động của mọi người, đã trở thành điều kiện tốt cho những tin đồn thổi không hay (trẻ em gái đi làm tiếp viên nhà hàng, bị bắt hay lừa bán sang Trung Quốc) Những tin đồn này đã khiến nhiều gia đình trẻ em gái đi làm xa nhà luôn cảm thấy lo lắng, hoang mang Đặc biệt là đối với những gia đình chưa được biết về địa bàn con em mình tới lao động Mặc dù đã có sự đảm bảo thông qua những kênh . LAO ĐỘNG TRẺ EM QUA LĂNG KÍNH GIA ĐÌNH XÃ HỘI Cùng với nhu cầu thuê người giúp việc gia đình ngày càng tăng tạo cơ hội tăng thêm việc làm cho người lao. việc lao động tại gia đình mình các em chuyển sang lao động tại một gia đình khác và được trả lương cho hoạt động lao động đó. Nhưng cũng vì môi trường lao

Ngày đăng: 05/11/2013, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w