Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
101,95 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀVẬNDỤNGTHỦTỤCPHÂNTÍCHTRONGKIỂMTOÁNBÁOCÁOTÀICHÍNH 1.1. Kiểmtoántàichính và vai trò của thủtụcphântíchtrongkiểmtoánbáocáotàichính 1.1.1. Khái niệm, đối tượng kiểmtoánbáocáotàichính Ngày nay trong môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế…các chủ doanh nghiệp, hội đồng cổ đông, nhà đầu tư, người lao động…luôn đứng trước việc phải đưa ra quyết định. Trong đó BCTC là nguồn thông tin quan trọng nhất cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để đưa ra quyết định sáng suốt thì đòi hỏi thông tin trên BCTC phải trung thực, hợp lý, có độ tin cậy cao. Do vậy cần có một công ty độc lập bên ngoài thực hiện việc kiểmtoán BCTC để đảm bảo tính khách quan. Với ý nghĩa đó có thể hiểu “ Kiểmtoán là một quá trình mà qua đó một người độc lập có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá các bằng chứngvề thông tin có thể lượng hoá được liên quan tới một thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báocáo mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu chuẩn đã được thiết lập” Như vậy bằng các nghiệp vụ chuyên môn của mình KTV tiến hành kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các bàng khai tài chính. Kết quả xác minh này được trình bày trên Báocáokiểm toán. Đối tượng của kiểmtoán BCTC là các bảng khai tàichính của một thực thể kinh tế bao gồm hệ thống báocáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh thông tin tàichính của đơn vị và các bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt của đơn vị, bảng dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước…Là bảng tổng hợp, các bảng khai này đều chứa những thông tin lập ra tại một thời điểm cụ thể trên cơ sở những tài liệu kế toán tổng hợp và chi tiết dựa theo những quy tắc cụ thể xác định. Do vậy một thông tin chứa đựngtrong mỗi bảng khai tàichính đều có nhiều mối quan hệ theo nhiều hướng khác nhau. Do vậy khi nói đối tượng kiểmtoántàichính là nói đến quan hệ trực tiếp. Trongkiểmtoántàichính cần khái quát được các loại quan hệ trên bảng khai tàichính để xem xét tính hợp lýchung đồng thời phải đi sâu vào từng loại quan hệ cụ thể để nghiên cứu những nét đặc thùtrong việc xác minh và bày tỏ ý kiến của các quan hệ trongkiểmtoán BCTC liên kết với các nghiệp vụ và kiểmtoán thông tin liên kết với kiểmtoán tuân thủ. Với kiểmtoán BCTC có thể phân chia đối tượng kiểmtoán thành các phần hành kiểmtoán theo hai cách cơ bản sau: Phân chia theo khoản mục là cách phân chia máy móc từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục theo thứ tự trong các BCTC vào một phần hành. Cách phân chia này đơn giản song không hiệu quả do tách biệt những khoản mục có quan hệ chặt chẽ với nhau Phân chia theo chu trình là cách phân chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Bản thân mỗi chu trình có chứa đựng nhiều mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Vì vậy cách phân loại này có hiệu quả hơn do thu gom được các đầu mối của các mối liên hệ. Tuy nhiên cần chú ý hiệu quả đó chỉ phát huy đầy đủ khi quy mô và tính phức tạp của mỗi yếu tố trong chu trình không quá lớn. Hơn nữa đối với những khoản mục có tính độc lập tương đối và chứa đựng những nghiệp vụ đa dạng, phong phú như tiền, hàng tồn kho…thì cần được kiểmtoán theo một phần hành độc lập. Tuỳ theo quy mô và tính chất của hoạt động tàichính mà kiểmtoántàichính có thể chia tách các phần hành cơ bản hoặc gộp chung những phần hành có liên quan thành phần hành cụ thể. Việc chia ra hay gộp lại như vậy không ngoài mục đích chủ yếu là tạo điều kiện cho việc phân công, phối hợp có hiệu quả trong triển khai các phần công việc kiểmtoántại đơn vị cụ thể. 1.1.2. Phương pháp kiểmtoántrongkiểmtoánbáocáotàichính và mối quan hệ với thủtụcphântích Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến kiểmtoán BCTC sử dụng các phương pháp kiểmtoánchứng từ và kiểmtoán ngoài chứng từ như các loại hình kiểmtoán khác. Bên cạnh đó nó còn có các phương pháp kiểmtoán đặc thù. Để có được những bằng chứng hữu hiệu cho việc đưa ra kết luận của mình KTV cần triển khai các phương pháp cơ bản theo cách kết hợp hoặc chi tiết thành các cách kiểmtoán cụ thể tuỳ tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểmtoán Đối tượng cụ thể của kiểmtoántàichính là các báocáo kế toán và các bảng tổng hợp tàichính đặc biệt khác chứa đựng những mối quan hệ kinh tế tổng quát vừa phản ánh cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn với những biểu hiện vệ mặt kinh tế, pháp lý và được lập ra theo những trình tự xác định với những chuẩn mực cụ thể trong quan hệ với các nghiệp vụ phát sinh. Vì vậy kiểmtoántàichính thường là kiểmtoán liên kết và hình thành các trắc nghiệm với việc sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểmtoán cơ bản để đưa ra ý kiến đúng đắn. Trongkiểmtoán BCTC thì trình tự phổ biến là tiến hành theo trình tự ngược với trình tự kế toán. Tuy nhiên trên thực tế trình tự kiểmtoán rất đa dạng cho từng khách hàng và từng loại đối tượng kiểm toán. Thử nghiệm tuân thủ: Cung cấp cho KTV bằng chứng cho các đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát. Khi rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ không cao KTV cần thu thập bằng chứng để chứng tỏ kiểm soát hoạt động. KTV quan tâm đến việc thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả hoàn thành mục tiêu kiểm soát hay không? Có liên tục hay không? Nếu các kiểm soát tồn tại và kiểmtoán viên muốn dựa vào chúng KTV tiến hành các thử nghiệm tuân thủ, trong trường hợp ngược lại KTV sẽ tiến hành thử nghiệm cơ bản Thử nghiệm cơ bản: Trongkiểmtoántàichính bằng cách thức xác định hay trình tự xác định trong việc vậndụng các phương pháp kiểmtoánchứng từ và kiểmtoán ngoài chứng từ vào việc xác minh các nghiệp vụ, các số dư tài khoản… đã hình thành nên ba loại thử nghiệm cơ bản :thử nghiệm cơ bản về nghiệp vụ, thử nghiệm co bản về số dư, các thủtụcphântíchThử nghiệm cơ bản về nghiệp vụ: Mục tiêu là cung cấp sự đảm bảo hợp lývề sự hợp lệ và đúng đắn của BCTC hoặc xác định số tiền sai sót nhằm giảm rủi ro phát hiện. Thử nghiệm này chú trọng vào từng nghiệp vụ tạo thành số dư nó khẳng định số dư cuối của tài khoản là có thật Thử nghiệm cơ bản về số dư: Là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối, đối chiếu lôgic, phântích đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và kiểm tra thực tế để xác định độ tin cậy của số dư cuối kỳ. Đây là cách thức chủ đạo của kiểmtoántàichính nhờ đó phần lớn bằng chứngthu thập được từ một nguồn độc lập với khách thể kiểmtoán nên bằng chứngthu được thường có chất lượng cao. Thử nghiệm phân tích: Theo chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam 520 là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp các phương pháp: đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic… giữa các trị số của cùng một chỉ tiêu kinh tế hoặc của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau. Ngoài ra còn có thử nghiệm kép mục đích là các thử nghiệm nghiệp vụ hướng tới đồng thời hai mục tiêu: sai sót vềkiểm soát và tài chính. Loại thử nghiệm này thường gặp trong thực tế vì đều phải kiểm tra tài liệu khi thực hiện hai loại thử nghiệm này. Khi tiến hành kiểmtoán để thu được những bằng chứng phục vụ cho việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các BCTC thì ngay từ đầu KTV phải kết hợp một cách thích hợp các loại trắc nghiệm đã trình bày trên. Trước hết KTV đánh giá về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nộ bộ của khách hàng thông qua thử nghiệm kiểm soát. Trong giai đoạn này thủtụcphântích góp phần quan trọng giúp KTV hiểu được bản chất nghiệp vụ kinh doanh, các khoản mục. Thực chất thủtụcphântích là một loại thử nghiệm cơ bản, giữa thủtụcphântích và kiểm tra chi tiết có mối quan hệ rất chặt chẽ.Thủ tụcphântích thường được thực hiện trước khi thực hiện kiểm tra chi tiết nhằm khoanh vùng rủi ro, xác định những khoản mục cần tập trung kiểm tra. Như vậy thủtụcphântích giúp giảm bớt công việc công việc kiểm tra chi tiết, giúp tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao hiệu quả kiểm toán.Trên thực tế KTV đôi khi chỉ sử dụngthủtụcphântích có thể thu thập được bằng chứng rất đầy đủ và thuyết phục, nó đặc biệt hiệu quả với những khoản mục có mức rủi ro thấp. Đối với những khách hàng mà có quy mô nhỏ, các nghiệp vụ phát sinh ít thì kiểm tra chi tiết thường được sử dụng nhiều…Nhìn chung để đảm bảo chất lượng kiểmtoán KTV cần phải vậndụng linh hoạt các phương pháp kiểmtoántrong từng hoàn cảnh cụ thể. 1.2. Lýluậnchungvềthủtụcphântíchtrongkiểmtoánbáocáotàichính 1.2.1. Khái niệm vềthủtụcphântíchThủtụcphântích là một công cụ hữu dụng để đưa ra các quyết định khi báocáotàichính có chứa các mối quan hệ cũng như những khoản mục bất thường. Thủtụcphântích có thể được tiến hành từ việc so sánh một cách cơ bản các khoản mục đơn giản đến các thủtục phức tạp có mối quan hệ. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau vềthủtụcphântíchtrongkiểmtoántàichính Theo chuẩn mực KiểmToán Quốc Tế số 56 “ Thủtụcphântích là quá trình đánh giá thông tin tàichính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các chỉ tiêu tàichính và phi tài chính…bao gồm cả quá trình so sánh số liệu phản ánh trên sổ sách với số liệu ước tính của kiểmtoán viên” Theo chuẩn mực KiểmToán Viêt Nam số 520 “ Thủtụcphântích là việc phântích các số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn với thông tin có liên quan hoặc có sự chênh lệch so với giá trị dự kiến” Tóm lại thủtụcphântíchtrongkiểmtoán BCTC là quá trình dự đoán, đánh giá, so sánh các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của số dư các khoản mục trên các khía cạnh khác nhau. Trong đó: • Dự đoán: Là việc kiểmtoán viên uớc đoán về số dư tài khoản, xu hướng liên quan đến dữ kiện vềtàichính và hoạt động. • So sánh: Là việc kiểmtoán viên thực hiện so sánh thông tin tương ứng kỳ này với kỳ trước, với số bình quân ngành và với số ước tính của KTV • Đánh giá: Bằng trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ KTV phântích đưa ra kết luậnvề các chênh lệch xảy ra và giải thích các chênh lệch khi so sánh. Thủtụcphântích là một trong những thủtụckiểmtoán quan trọng nó là một công cụ hữu dụng để thu thập bằng chứngkiểmtoán và giảm chi phí tới mức có thể. Thủtụcphântích có mối quan hệ mật thiết với các thủtụckiểmtoán khác. Ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán thì KTV đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, thử nghiệm kiểm soát tỏ ra rất hữu dụng. Tuy nhiên, thủtụcphântích thường được áp dụngtrong đoạn này để tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện quy chế kinh doanh của khách hàng từ đó giúp KTV hiểu được bản chất nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng, khoanh vùng rủi ro. Thủtụcphântích và kiểm tra chi tiết cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiểm tra chi tiết được sử dụng để kiểm tra các khoản mục và đưa ra kết luậnvề độ tin cậy của khoản mục đó.Thủ tụcphântích đi sâu tìm hiểu về các khoản mục trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác nhau. Thủtụcphântích thường tiết kiệm chi phí hơn so với kiểm tra chi tiết. Trên thực tế đôi khi chỉ cần dùngthủtụcphântích KTV đã có thể thu được bằng chứng đầy đủ, thuyết phục. Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, tuỳ vào tình hình cụ thể của từng khách hàng KTV có thể lựa chọn phương pháp phântích (phân tích giản đơn như thực hiện so sánh đơn giản đến những phântích phức tạp đòi hỏi sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến), mức độ áp dụng (đối với BCTC hợp nhất, BCTC của từng đơn vị thành viên, từng thông tin riêng lẻ của từng báo cáo) một cách linh hoạt dựa vào óc phán đoán nghề nghiệp của KTV. 1.2.2.Phân loại thủtụcphântích Có nhiều cách phân loại thủtụcphântích khác nhau, tuy nhiên cách phân loại thông dụng nhất là chia thủtụcphântích ra thành 3 loại: Kiểm tra tính hợp lý: Kiểm tra tính hợp lý có thể là những so sánh đơn giản như so sánh với số kỳ trước, số liệu kế hoạch, số bình quân của ngành, so sánh với số ước tính của KTV và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tàichính và thông tin phi tàichính nhằm giúp KTV phát hiện những sai sót trong BCTC hoặc các biến động lớn trong tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phântích xu hướng: là việc phântích các biến động của số dư một tài khoản hay một nhóm các nghiệp vụ nhất định của kỳ này so với kỳ trước hay qua một vài kỳ kế toán (Kiểm tra tính hợp lý chỉ bao gồm việc phântích những biến động trong một kỳ kế toán). Qua đó KTV đạt được sự hiểu biết về nguyên nhân gây nên xu hướng biến động của số dư tài khoản hay nhóm nghiệp vụ. Dựa vào đó KTV có thể ước tính ra số liệu của năm hiện tại dựa trên xu hướng biến động và những hiểu biết về các giao dịch hiện tại của khách hàng. Từ đó KTV so sánh số ước tính với số ghi sổ để nhận diện những sai phạm tiềm tàng. Phântích tỷ suất: Là cách thức so sánh số dư tài khoản hoặc những loại hình nghiệp vụ. Phântích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lývề tình hình tàichính của công ty so với công ty khác hoạt động trong ngành hay tập đoàn. KTV có thể phântích các biến động về tỷ suất trong doanh nghiệp theo thời gian hay phântích tỷ suất của các doanh nghiệp khác nhau hay các bộ phận khác nhau bên trong doanh nghiệp. Trong thực tế KTV thường sử dụng các nhóm tỷ suất sau: Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán: tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời, tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán chung. Nhóm tỷ suât về hoạt động: tỷ suất vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, tỷ suất lợi tức tổng tài sản… Nhóm tỷ suất đòn bẩy: Tỷ suất nợ, tỷ suất tài trợ, tỷ suất nợ trên vốn cổ phần Nhóm tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lãi gộp, tỷ suất lãi ròng, tỷ suất lãi từ hoạt động kinh doanh… Các nhóm tỷ suất này sẽ được trình bày cụ thể trongphần phụ lục 1 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vậndụngthủtụcphântíchtrongkiểmtoánbáocáotàichính Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc vậndụngthủtụcphântíchtrongkiểmtoán BCTC Tính trọng yếu của các tài khoản, loại nghiệp vụ: Đối với những khoản mục được cho là trọng yếu thì không chỉ dừng lại ở quy trình phântích mà còn phải thực hiện thủtụckiểm tra chi tiết Đánh giả rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: Hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin tàichính mà khách hàng cung cấp phục vụ cho việc tính toán, phântích của KTV. Đối với những khoản mục hay phân hành nào đó được đánh giá là kiểm soát nội bộ của khách hàng kém thì nên dựa vào kiểm tra chi tiết hơn là thủtụcphântích Nguồn dữ liệu sử dụng: Bao gồm dữ liệu thu thập từ khách hàng, từ kiểmtoán viên, từ bên thứ ba có liên quan…Mức độ tin cậy, chính xác càng cao thì mức độ tin cậy của thủtụcphântích càng cao. Mức độ tin cậy của dữ liệu ảnh hưởng bởi các yếu tố: khả năng có thể so sánh, bản chất và tính liên quan của dữ liệu sử dụng, sự trung thực của bên thứ ba cung cấp… Các thủtụckiểmtoán có cùng mục tiêu kiểm toán. Ví dụ thủtụckiểm tra nghiệp vụ thu tiền sau ngày khoá sổ của các khoản phải thu sẽ khẳng định hay phủ nhận kết quả của thủtụcphântích nợ phải thu theo thời hạn Trình độ kinh nghiệm của KTV: Thủtụcphântích có được vậndụng hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của KTV để nhận diện ra những vấn đề tiềm ẩn khi phát hiện ra những biến động bất thường. Hơn nữa việc lựa chọn mô hình phântích phù hợp đối với từng khách hàng cụ thể cũng phụ thuộc vào quyết định của KTV 1.2.4. Mục đích, ý nghĩa của thủtụcphântíchtrongkiểmtoánbáocáotàichínhThủtụcphântích rất quan trọngtrong mọi cuộc kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 520, thủtụcphântich sử dụng cho các mục đích sau: + Giúp KTV xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của thủtụckiểmtoán khác. Đối với những khoản mục phát hiện thấy có những dấu hiệu bất thường cần tập trung kiểm tra chi tiết, tránh sa đà + Thủtụcphântích được thực hiện như là thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụngthủtục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC + Quy trình phântích được dùng để kiểm tra toàn bộ các BCTC trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. Thủtụcphântích được vậndụngtrong mỗi giai đoạn của cuộc kiểmtoán có những ý nghĩa nhất định. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoánthủtụcphântích giúp KTV xác định các biến động về tình hình kinh doanh của khách hàng, từ đó rút ra những xu hướng quan trọng, xác định những biến động bất thường có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán. Như vậy trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoánthủtụcphântích giúp KTV khoanh vùng rủi ro và xác định thời gian, thủtụckiểmtoán cần thực hiện. Trong giai đoạn thực hiện kiểmtoánthủtụcphântích giúp hạn chế tối đa các cuộc khảo sát chi tiết bởi vì khi một thể thức phântích không làm nổi bật các dao động bất thường thì khả năng sai sót là rất nhỏ. KTV sẽ tập trung vào những biến động bất thường do đó giúp giảm bớt thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả cho cuộc kiểm toán. Kết thúc kiểmtoánthủtụcphântích được sử dụng để đánh giá tổng quát toàn bộ số liệu đã được kiểmtoán nhằm khẳng định thêm cho kết luậnkiểmtoán hoặc quyết định các thủtụckiểmtoán bổ sung nếu cần thiết. Như vậy thủtụcphântích là một thủtụckiểmtoán rất quan trọng. Để có thể đưa ra ý kiến đối với BCTC của khách hàng với mức chi phí hợp lý thì các công ty kiểmtoán phải nâng cao hiệu quả trong việc áp dụngthủtụcphântíchtrongkiểmtoán BCTC. Theo kết luận của Hội đồng Chuẩn mực KiểmToán Quốc Tế “Các thể thức phântích có tầm quan trọng đến nỗi chúng được quy định cho tất cả cuộc kiểm toán. Đối với một số mục tiêu kiểmtoán nhất định hoặc số dư các tài khoản nhỏ, chỉ cần thủtụcphântích thôi cũng đủ bằng chứng” 1.3.Vận dụngthủtụcphântíchtrong các giai đoạn của kiểmtoánbáocáotàichính 1.3.1. Lập kế hoạch kiểmtoán Lập kế hoạch kiểmtoán là giai đoạn đầu tiên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểmtoán nhằm tạo điều kiện pháp lý cũng như điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểmtoán giúp KTV thu thập các bằng chứng đầy đủ và có giá trị cho các tình huống, phối hợp hiệu quả giữa các KTV và với các bộ phận có liên quan để giữ chi phí ở mức thấp nhất, là căn cứ để giúp công ty kiểmtoán tránh [...]... của hệ thống kiểm soát nội bộ mà trước đó chưa được phát hiện Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủtụcphântích được vậndụng cho tất cả các khoản mục, số dư, nghiệp vụ trọng yếu Thủtụcphântích nên được thực hiện trước thủtụckiểm tra chi tiết do kết quả của thủ tụcphântích sẽ xác định nội dung và quy mô của thủtụckiểm tra chi tiết Nhìn chung các bước vậndụngthủtụcphântíchtrong giai... việc vậndụngthủtụcphân tích, bản chất tài khoản và nghiệp vụ, mức độ chính xác của các dự đoán Nhìn chung hai dạng của thủ tụcphântích hay được sử dụng nhất là phântích xu hướng và phântích tỷ suất Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán KTV chưa cần đạt đến độ chính xác trong ước tính số liệu kế toán, không cần kiểm tra các chứng từ gốc KTV chỉ cần ước đoán số liệu dựa trên sự hiểu biết về hoạt... trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báocáotàichínhTrong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, thủtụcphântích nếu được thiết kế và sử dụng một cách hiệu quả sẽ đạt được mục tiêu kiểmtoán và khi đó có thể thay thế hoặc giảm bớt việc sử dụng các thủtụckiểm tra chi tiết Thủtụcphântích có thể xác định những vấn đề khó có thể phát hiện khi thực hiện thủ tục. .. thực hiện kiểmtoán phải được thực hiện quy củ và chặt chẽ hơn so với việc vậndụngtrong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toánThủtụckiểmtoán bao gồm so sánh giá trị ghi sổ với số dự toán để nhằm đưa ra kết luận xem giá trị ghi sổ có trung thực hợp lý hay không? Thủ tụcphântích được áp dụngtrong giai đoạn thực hiện kiểmtoán được thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Phát triển mô hình phântích Khi... hợp lý Như vậy kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tụcphântích giúp KTV xác định rủi ro kiểmtoán cho từng khoản mục trên BCT để tập trung nhiều hơn trong quá trình thực hiện kiểmtoán 1.3.2.Thực hiện kế hoạch kiểmtoán Theo Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam VSA số 520 “ Quy trình phântích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụngthủtục này có hiệu quả hơn so với kiểm. .. (chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 520) 1.3.3 Kết thúc kiểmtoán Giai đoạn kết thúc kiểmtoán có vai trò rất quan trọngtrong mọi cuộc kiểmtoán vì ngay cả khi các giai đoạn khác của cuộc kiểmtoán được thực hiện tốt mà giai đoạn kết thúc thực hiện sơ sài thì chất lượng kiểmtoán cũng không cao Do vậy chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 520 quy định “ Kiểmtoán viên phải thực hiện quy trình phântích khi lập... thể thức phântích trog giai đoạn này giúp KTV nhận diện những vấn đề quan trọng cần quan tâm đặc biệt trong cuộc kiểmtoánTrong giai đoạn lập kế hoạch, KTV thực hiện thủtụcphântịch thông qua 3 bước chính sau: Bước 1: Thu thập thông tin tàichính và thông tin phi tàichính BCTC của khách hàng không chỉ bị ảnh hưởng bởi những thông tin tàichính mà còn chịu tác động bởi các thông tin phi tài chính. .. * Phântích tỷ suất Để đạt được sự hiểu biết tốt hơn về khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán KTV sử dụng các tỷ suất tàichính Các tỷ suất tàichính thường dùng để đánh giá tình hình tàichính của doanh nghiệp trong giai đoạn này là: Nhóm tỷ suất khả năng thanh toán + Tỷ suất thanh toán hiện hành = TS lưu động/ Vay nợ ngắn hạn + Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh = TS có khả năng thanh toán. .. tin về quyết định của hội đồng cổ đông, của cuộc họp hội đồng quản trị, ban giám đốc…có thể ảnh hưởng đến BCTC) Thủtụcphântích được sử dụngtrong giai đoạn kết thúc kiểmtoán còn rất hiệu quả trong việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng Việc thảo luận với ban giám đốc và xem xét kế hoạch hoạt động trong tương lai của khách hàng là rất quan trọngtrong việc đánh giá các thủtục phân. .. nhỏ hơn Bước 2: Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tàichính và nghiệp vụ Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tàichính và nghiệp vụ sử dụngtrong mô hình phântích có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của bằng chứngkiểmtoánthu được từ thủtụcphântích Các dự tính càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao do tính độc lập với tài khoản được dự tính tăng lên ví dụ doanh thu theo tháng với . LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Kiểm toán tài chính và vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán. 1.2. Lý luận chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1. Khái niệm về thủ tục phân tích Thủ tục phân tích là một công cụ hữu dụng