1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực nam sông hậu (khảo sát báo cà mau, báo bạc liêu, báo sóc trăng năm 2019)​

133 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 4,69 MB

Nội dung

82 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN VÙNG NAM SÔNG HẬU.... Xuất phát từ thự

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

luận văn thạc sĩ khoa học

Cà Mau – 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này, là công trình nghiên cứu của tác giả luận văn dưới sự

hướng dẫn của TS Đỗ Anh Đức Các số liệu phân tích dẫn chứng cho luận

điểm là số liệu có được trong quá trình thu thập, khảo sát, phỏng sâu các đơn

vị, cơ quan báo chí được khảo sát Luận văn chưa sử dụng, công bố bất kỳmột luận văn nào khác Thông tin mang tính lý thuyết thực tiễn hoàn toàntrung thực, được trích dẫn trên cơ sở khoa học, dẫn nguồn cụ thể

Cà Mau, ngày 29 tháng 10 năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Hằng My

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sựquan tâm tận tình của các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợtôi hoàn thành luận văn Tôi chân thành cảm ơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ tận tình, trách nhiệm của TS ĐỗAnh Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, định hướng các công đoạn làmluận văn, phương pháp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôihoàn thành tốt, đúng kế hoạch

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Thị Thu Hương,cùng các thầy cô ở Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại họcKhoa học Xã hội &Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện chotôi trong suốt khóa học

Tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ của Ban biên tậpbáo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng trong suốt quá trình tôi nghiêncứu, khảo sát thực hiện luận văn Mặc dù không thể trách khỏi những sai sót,hạn chế, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý quý báu của quý thầy

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu 10

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 11

7 Kết cấu luận văn 12

PHẦN NỘI DUNG 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN ĐỊA PHƯƠNG 13

1.1 Hệ thống khái niệm cơ bản của đề tài 13

1.1.1 Khái niệm báo in 13

1.1.2 Phiên bản điển tử của báo in 14

1.1.3 Kinh tế thủy sản 16

1.2 Những chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long 18

1.2.1 Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản 18

1.2.2 Vai trò của báo chí địa phương trong phát triển kinh tế thủy sản 23

1.3 Phiên bản điện tử của báo in với vấn đề phát triển kinh tế thủy sản 27 1.3.1 Tình hình chung của báo in hiện nay 27

1.3.2 Vấn đề sử dụng phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu 35 Tiểu kết chương 1 40

Chương 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN TẠI KHU VỰC NAM SÔNG HẬU 41

2.1 Khát quát sơ lượt về các tờ báo khảo sát 41

Trang 6

2.2 Khảo sát hoạt động tuyên truyền về kinh tế thủy sản trên phiên bản

điện tử của báo in (năm 2019) 49

2.2.1 Thống kê lượng tin, bài về chủ đề phát triển kinh tế thủy sản 49

2.2.2 Nội dung chuyển tải về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản 51

2.2.3 Hệ thống các thể loại và tần suất xuất hiện 63

2.2.4 Vấn đề sử dụng các chất liệu đa phương tiện 71

2.3 Đánh giá thành công và hạn chế của phiên bản điện tử của báo in với vấn đề phát triển kinh tế thủy sản khu vực Nam sông Hậu 74

2.3.1 Thành công 74

2.3.2 Hạn chế 77

Tiểu kết chương 2 82

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN VÙNG NAM SÔNG HẬU 83

3.1 Những vấn đề đặt ra đối với thông tin về phát triển kinh tế thủy sản 83

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên phiên bản điện tử của báo in 88

3.2.1 Cần có chủ trương, chiến lược thông tin về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in 88

3.2.2 Cần phối hợp giữa cơ quan báo chí địa phương với các ban ngành chức năng về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản 89

3.2.3 Cần xây dựng chuyên mục riêng về kinh tế thủy sản 90

3.2.4 Phát huy, tận dụng ưu thế của phiên bản điện tử của báo in 92

3.3 Một số đề xuất 93

Tiểu kết chương 3 97

PHẦN KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 104

Trang 7

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Phó giáo sư tiến sĩ

: Phương tiện thông tin đại chúng: Thành phố Hồ Chí Minh

: Thông tin và truyền thông: Thạc sĩ

: Tiến sĩ

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê số lượng tin bài đề cập đến vấn đề phát triển kinh tếthủy sản 50Bảng 2.2: Tỷ lệ xuất hiện của các thể loại báo chí 63

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tin, bài đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ở 3báo trong năm 2019 51Bảng đồ 2.2: Tỷ lệ tin bài phân theo nội dung trên báo Cà Mau điện tử 52Bảng đồ 2.3: Tỷ lệ tin bài phân theo nội dung trên Trang thông tin điện tử báoBạc Liệu 57Bảng đồ 2.4: Tỷ lệ tin bài phân theo nội dung trên báo Sóc Trăng điện tử 61

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế phát triển công nghệ số như hiện nay báo chí có nhữngđóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội Đời sống nâng cao từngngày, nhu cầu của công chúng càng phát triển, đặc biệt là xu thế hội nhập thìnhững thông tin về kinh tế càng đem lại nhiều giá trị nhất định Báo chí đangtạo nên một dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả, làm cầu nối để người dân,doanh nghiệp, ngành chuyên môn có được một diễn đàn chung trong bối cảnhhội nhập

Ở nước ta, thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũinhọn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế Với sự tăng trưởng nhanh, hiệuquả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn, mang lại lợi ích thiết thực cho công cuộc xóa đói, giảmnghèo, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồngdân cư ở các nơi vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng… đồng thời, góp mộtphần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển của TổQuốc Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 5tháng đầu năm 2019, nhìn chung 5 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ướctính đạt 3.004,5 nghìn tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, sảnlượng thủy sản nuôi trồng đạt 1.496,7 nghìn tấn, tăng 7%; sản lượng thủy sảnkhai thác đạt 1.507,8 nghìn tấn, tăng 5,4% (sản lượng khai thác biển đạt1.441,3 nghìn tấn, tăng 5,5%) Trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế

cả nước, Chính phủ quan tâm và đã thực hiện nhiều đường lối, chủ trương

trong sự phát triển kinh tế thủy sản Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16

tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, chính là những quan tâm sâu xác cho vấn đề thủy sản Hay

Trang 10

Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, cũng là

một bước tiến mới cho sự quan tâm của ngành mũi nhọn thủy sản

Với trách nhiệm thông tin của mình, báo chí đảm nhận vai trò phản ánhkhách quan, minh bạch, kịp thời đưa tin các vấn đề trong xã hội Vấn đề pháttriển kinh tế thủy sản vùng Nam sông Hậu đã có nhiều cơ quan báo chí quantâm thực hiện phản ảnh, trong đó có báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo SócTrăng Vấn đề đặt ra làm thế nào để báo chí vùng Nam sông Hậu phát huytoàn diện thế mạnh, nguồn lực trong công tác tuyên truyền cho địa phương vềlĩnh vực kinh tế Bên cạnh đó, báo chí còn có nhiệm vụ phản ánh thực tế cuộcsống ở địa phương, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sảnxuất của người dân như thời tiết, dịch bệnh, thị trường, giá cả… Cùng với sựphát triển thông tin mạnh mẽ như hiện nay, báo chí vùng Nam sông Hậu đã vàđang có những định hướng trong việc tiếp cận thông tin, xây dựng một nềntảng vững chắc trong thế chủ động về công tác tuyên truyền tại địa phương

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019)” nhằm tìm hiểu,

đánh giá thực trạng các tác phẩm đăng tải trên phiên bản điện tử của báo in để

từ đó có những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí trênphiên bản điện tử của báo in ở mỗi địa phương khảo sát trong lĩnh vực pháttriển kinh tế thủy sản

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình khảo sát nghiên cứu về đề tài, tác giả nhận thấy ở ViệtNam đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến công táctruyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn Trong đó,điển hình một số tài liệu như sau:

Trang 11

Theo tác giả Dương Xuân Sơn trong bài Báo chí với phát triển kinh tế

biển, đảo [60], cho rằng: “…Kết quả nghiên cứu nội dung thông tin đăng tải

trên các báo trong thời gian qua cho thấy, các báo, tạp chí, đài phát thanh,truyền hình và báo chí điện tử có nhiều bài viết về phát triển kinh tế biển như:đánh bắt – nuôi trồng – chế biến hải sản; du lịch biển đảo; kinh tế hàng hải;nghề làm muối; dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; khai thác và chế biếnkhoáng sản biển; phát triển kinh tế đảo, thông tin liên lạc biển; khoa học vàcông nghệ biển; đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển đảo; điều tratài nguyên môi trường biển Mục đích của những thông tin trên giúp cho côngchúng hiểu và nhận thức đúng về phát triển bền vững kinh tế biển, từ đó cónhững hành động trong thực tế…”

Trong bài Nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn trên Báo Đảng ĐBSCL, tác giả Trương Giang Long [38], cho biết:

“… Khẳng định vị trí chiến lược của ĐBSCL, Đảng và Nhà nước đã đưa ranhiều quyết sách quan trọng, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp,xay dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người lao động Để hiện thực hóacác chủ trương, chính sách này, báo chí, đặc biệt là hệ thống báo Đảng tại địa

phương có vai trò rất quan trọng trong công tác tuyên truyền ” Tác giả bài

báo còn đi sâu phân tích những kết quả đạt của báo Đảng trong công tác tuyêntruyền về nông nghiệp – nông dân – nông thôn trong nội dung tuyên truyền,hình thức và phương thức truyền tải Bên cạnh đó, tác giả cũng thẳng thắn chỉ

ra những vấn đề đặt ra khi thực hiện công tác tuyên truyền của một số cơ quanbáo Đảng địa phương

Tác giả Huỳnh Ngọc Huệ với đề tài Báo in Miền Tây Nam bộ với việc

tuyên truyền phát triển kinh tế ngư nghiệp địa phương phương hiện nay [29].

Đề tài này nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu sử dụng thông tinngư nghiệp của nông dân và hiệu quả các chuyên trang chuyên mục trên báo

Trang 12

in các tỉnh miền Tây Nam bộ hiện nay, từ đó, tác giả phân tích nguyên nhân

và đề xuất một số khuyết nghị góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt độngtuyên truyền về lĩnh vực ngư nghiệp trên báo in các tỉnh miền Tây Nam bộtrong việc tuyên truyền phát triển kinh tế ngư nghiệp địa phương

Luận văn thạc sĩ báo chí học với đề tài Truyền thông về biển đảo trên

báo chí Cà Mau, tác giả Phạm Thị Hồng Vân [65] Tác giả luận văn đã phác

thảo khái quát những mặt thành công, hạn chế của 3 cơ quan thông tin đạichúng của báo chí Cà Mau (Báo Cà Mau, Đài PTTH Cà Mau, Báo ảnh ĐấtMũi) trong vấn đề truyền thông về biển đảo Trong các vấn đề khảo sát, tácgiả luận văn cũng đi sâu vào phân tích, đánh giá nhiều nội dung liên quan đếnphát triển kinh thủy sản ở địa phương

Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển

kinh tế của các tác giả, điển hình như: Lê Thanh Bình, Báo chí truyền thông

và các vấn đề kinh tế, văn hóa - xã hội, [4] Lê Hanh Thông, Xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL – thực trạng và những vấn đề đặt ra, [63] Tương Lai, Nông dân, nông thôn và nông nghiệp - Những vấn đề đặt ra, [37] Bùi Bá

Bổng, Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam

hiện nay và những năm tới, [5] Phạm Hoàng Ngân, Truyền thông Nông nghiệp Nông thôn Nông dân, [49] Đào Duy Huân, Đề xuất chính sách để phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân tỉnh Hậu Giang, [27] Đây là

một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, mang tính thực tiễn đi sâu phân tíchthẳng vào những vấn đề liên quan đến nông nghiệp nói chung, vấn đề pháttriển kinh tế thủy sản nói riêng Các công trình trên đã đưa ra nêu rõ thựctrạng về hướng phát triển nền nông nghiệp, trong đó có kinh tế thủy sản,nhằm phục vụ trong công tác quản lý của các ngành chuyên môn về nhiềukhía cạnh trong phát triển kinh tế thủy sản ở nước ta

Trang 13

Tác giả Nguyễn Danh Sơn, Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt

Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, [56] Nội dung

cuốn sách đề cập tới một số vấn đề mới về lý luận chính trị về vai trò, vị trícủa nông dân, nông thôn, nông nghiệp trong đời sống chính trị, đời sống kinh

tế, đời sống xã hội, đời sống văn hóa của đất nước… Với những luận giải vềmột số vấn đề được đề cập, nội dung trình bày cũng cung cấp những luận cứkhoa học cho các vấn đề mới về lý luận chính trị liên quan đến vấn đề nôngnghiệp, nông thôn, và nông dân trong quá trình phát triển đất nước theo hướnghiện đại

Xuất phát từ việc khảo sát, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của cáccông trình đi trước, tác giả sẽ tham khảo, kế thừa và vận dụng hiệu quả nhữngđiểm cần thiết để tiếp tục nghiên cứu đến quá trình truyền thông về vấn đề pháttriển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in vùng Nam sông Hậu

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tác giả thực hiện đề tài cần làm tốt cácnhiệm vụ sau đây:

- Luận văn sẽ tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, những vấn đề lý luận chungliên quan đến lĩnh vực kinh tế thủy sản, loại hình phiên bản điện tử của báo in, vaitrò và ưu thế của phiên bản điện tử của báo in trong việc truyền thông về vấn đềphát triển kinh tế thủy sản ở địa phương

Trang 14

- Khảo sát những tác phẩm trên phiên bản điện tử của ba cơ quan báo:báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng với tiêu chí nội dung liên quan đến vấn

đề phát triển kinh tế thủy sản

- Phỏng vấn sâu đối với phóng viên, nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo CàMau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng về thực trạng truyền thông về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in địa phương

- Phân tích so sánh thực trạng truyền thông trên ba tờ báo, từ đó đưa ranhững nhận xét, đánh giá khách quan, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả truyền thông các tác phẩm trên phiên bản điện tử của báo invùng Nam sông Hậu nói chung và các cơ quan báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo SócTrăng nói riêng

4 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu

4.1 Đối tượng

Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu “Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trênphiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu, khảo sát báo Cà Mau,báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019”

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài khảo sát vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tửcủa báo in khu vực Nam sông Hậu (trong phạm vi 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu,Sóc Trăng) Tác giả luận văn khảo sát trên báo điện tử Báo Cà Mau, Báo SócTrăng và Trang thông tin điện tử Báo Bạc Liêu Thời gian khảo sát tư liệu từtháng 1/2019 đến tháng 12/2019

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận văn này được thực hiện bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở dựa vào tư liệu, sử dụng

cách thức sưu tầm, tra cứu, đọc, những tài liệu liên quan về khoa học báo chí nóichung, phiên bản điện tử của báo in; tổng hợp các nội dung nghiên cứu về

Trang 15

vấn đề phát triển kinh tế thủy sản đã được thực hiện và những công trìnhnghiên cứu khoa học của những tác giả đi đi trước; tìm hiểu trên báo Cà Mauđiện tử, báo Sóc Trăng điện tử và trang thông tin điện tử báo Bạc Liêu.

- Phương pháp phân tích nội dung: Bằng cách tập hợp, thống kê, phân

tích, chứng minh, đánh giá… các bài viết, tác phẩm báo chí đăng tải trên báo CàMau điện tử, báo Sóc Trăng điện tử và trang thông tin điện tử báo Bạc Liêu trongthời gian khảo sát từ tháng 1/2019 – 12/2019

- Phương pháp khảo sát, thống kê: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, tác giả

thống kê các tác phẩm liên quan đến đề tài

- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn BBT, phóng viên phụ trách về lĩnh vực kinh

tế thủy sản để có hướng phân tích, luận giải về những mặt thành công hạn chế, từ

Từ những nội dung phong phú, đa dạng được truyền tải nhanh chóngnhờ ứng dụng cộng nghệ mà nhiều cơ quan báo tại khu vực Nam sông Hậu đãphát huy vai trò, trách nhiệm của một cơ quan báo Đảng tại địa phương Việccung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời giúp cho công chúng có có nhìn

Trang 16

tổng thể hơn về bức tranh kinh tế ở địa phương, từ đó đưa ra những hành động

cụ thể để từng bước đưa nền kinh tế tại địa phương phát triển theo hướng bềnvững

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài mong muốn góp một phần nghiên cứu của mình vào môi trườngnghiên cứu báo chí để có thể đem đến những thông tin cần thiết liên quan đếntình hình báo Đảng của địa phương vùng ĐBSCL, nhất là về công tác tuyêntruyền về kinh tế thủy sản ở mỗi địa phương tại khu vực Nam sông Hậu (điểnhình là 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng) Luận văn là đề tài thực tiễnthông tin báo chí về kinh tế nói chung và thông tin về kinh thủy sản nói riêng

ở vùng ĐBSCL từ đó, đưa ra những đề xuất mang tính ứng dụng cao để làmthế nào tờ báo in địa phương phát huy được thế mạnh, vai trò, tạo sức hút mạnh mẽtrong lòng độc giả trong thời gian tới Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đềtài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định,các nhà báo để từng bước có những định hướng nhất

định cho công tác tuyên truyền tại địa phương trong thời gian tới

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trênphiên bản điện tử của báo in địa phương

Chương 2: Khảo sát thực trạng về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiênbản điện tử của báo in tại khu vực Nam sông Hậu

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp về vấn đề phát triển kinh tế trên phiên bản điện tử của báo in vùng Nam sông Hậu

Trang 17

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO

IN ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Hệ thống khái niệm cơ bản của đề tài

1.1.1 Khái niệm báo in

Theo Luật Báo chí năm 2016 nêu rõ: Báo chí là sản phẩm thông tin vềcác sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âmthanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảocông chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.Báo chí đươc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm báo in, báo phát thanh, báotruyền hình, báo mạng điện tử - tức là những kênh truyền thông đại chúng sảnxuất và quảng bá thông tin thường xuyên liên tục nhất, trên phạm vi rộng lớnnhất, định kỳ (và phi định kỳ) đều đặn và cập nhật nhất, tác động đến nhiềungười nhất, đa dạng và phong phú nhất

Trong cuốn sách giáo trình Lý luận báo chí truyền thông của tác giả

Dương Xuân Sơn, [59], nhận định: Báo in (newsparper) gồm báo và tạp chí,

là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự vàđược phát hành rộng rãi trong xã hội thông qua các công cụ như máy in, mực

in và giấy in [25, Tr.65]

Còn trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, tác giả Nguyễn Văn Dững, [13],

cho rằng: Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, bằng ký hiệu chữ viết,hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sự kiện và vấn đề thời

sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng – nhóm đối tượngnào đó với mục đích nhất định [19, Tr.101]

Trang 18

Về loại hình, báo in có những đặc điểm riêng của nó Một trong nhữngđặc điểm quan trọng của báo in là chuyển tải nội dung thông tin qua văn bản

in, gồm chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,… Toàn bộ nội dung thôngtin của sản phẩm báo in xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc, vì vậy việctiếp nhận thông tin của công chúng đối với báo in chỉ qua thị giác Do phươngthức thông tin đặc thù như vậy, báo in có những đặc điểm ưu việt là: Ngườiđọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin (bố trí thời điểm đọc,lựa chọn trình tự đọc, tốc độ đọc, cách thức đọc,…); Sự tiếp nhận thông tin từbáo in là quá trình chủ động, đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phảihuy động khả năng làm việc tích cực của trí não; Nguồn thông tin từ báo inđảm bảo sự chính xác và độ tin cậy cao, giúp người đọc có thể nhận thức sâusắc những mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện.Việc lưu trữ báo in đơn giản và thuận lợi, do đó báo in trở thành nguồn tư liệu

mà người đọc có thể giữ lâu dài

Tuy nhiên, báo in cũng có những hạn chế nhất định, như: Do chỉ xuấthiện ở một thời điểm cụ thể, nhất định, như: Do chỉ xuất hiện ở một thời điểm

cụ thể, nhất định nên độ nhanh nhậy, tính cập nhật, thời sự bị hạn chế hơn sovới các loại hình khác; Sự đơn điệu và khả năng giải mã tín hiệu thông tin dễlàm suy giảm sự hứng thú của người đọc; Phạm vi tác động thường bị giớihạn trong số những người biết chữ; Việc phát hành báo in được thực hiện theophương pháp trao tay, do đó thương chậm và phụ thuộc vào điều kiện giaothông, vào phương tiện và con người…

1.1.2 Phiên bản điển tử của báo in

Theo như giáo trình Lý thuyết và Kỹ năng Báo mạng điện tử của tác giảNguyễn Thị Trường Giang lý giải về khái niệm trước tiên về Báo mạng điện

tử Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối vớiloại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến

Trang 19

(Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (InternetNewspaper) và báo mạng điện tử Báo mạng điện tử là khái niệm thông dụngnhất ở nước ta Nó gắn liền với nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in,như Quê Hương điện tử, Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… Ngay trong cácvăn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử” [21]

Trong cuốn Giáo trình Lý luận báo chí truyền thông, tác giả Dương

Xuân Sơn, [59], định nghĩa Báo điện tử (Online newparper) là loại báo xuấthiện trên Internet (World Wide Wed) Internet là mạng thông tin diện rộng,bao trùm toàn cầu, hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử, chophép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũyđược của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông thống nhất Quy mô, phạm

vi ảnh hưởng của thông tin trên mạng Internet rộng lớn hơn nhiều so với cácphương tiện thông tin thông thường khác Với Internet, mọi người có khảnăng và điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận trực tiếp với các nguồnthông tin [29, tr.70]

Điều 12 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ

về quản lý và cung cấp dịch vụ Internet, đã nêu: “Dịch vụ thông tin trênInternet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ pháthành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản sản phẩm trênInternet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet” Nhưngcũng theo Khoản 6, Điều 3, Chương I của Luật báo chí năm 2016 thì Báo điện

tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh được truyền dẫntrên môi trường mạng, bao gồm báo điện tử và tạp chí điện tử

Trong xã hội hiện nay, vai trò báo chí càng được khẳng định khi thôngtin cung cấp cho độc giả luôn phong phú đa dạng Khác với trước đây, thôngtin chỉ theo hướng một chiều và người tiếp nhận bị thụ động Trước sự pháttriển nhanh nhạy của thông tin, nhất là sự có mặt của internet mà đặc biệt là

Trang 20

báo điện tử đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho những người làmbáo Và trên thực tế, báo điện tử đóng một vai trò quan trọng Là thước đo độtin cậy, nhanh nhạy của thông tin Độc giả có thể bắt nhịp từng giây, từngphút những thông tin cần thiết về đời sống dân sinh Sự phát triển của báođiện tử đã nâng thông tin lên một vị thế khác, trong đó có sự tương tác giữanhà báo và độc giả.

Khi báo điển tử phát triển mạnh, mỗi cơ quan báo in trước đây lại chọncho mình một hướng đi hòa nhập với môi trường báo chí hiện đại Từ nhữngthông tin trên báo in, cơ quan báo in có thể đưa những thông tin này lên báođiện tử để thông tin được đến với độc giả một cách nhanh nhất có thể Thay vìnhư trước đây phải trải qua nhiều công đoạn in ấn, phát hành mới có thể đếnvới độc giả Theo sự tìm hiểu còn hạn chế của tác giả luận văn, khái niệm về

phiên bản điện tử của báo in, được tạm gọi là: Nhiều cơ quan báo in hiện nay

vẫn còn sử dụng tin, bài được đưa nguyên bản như khi chúng được in trên báo giấy Chỉ một số ít tòa soạn có sự biên tập, tăng thêm các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm kiếm nhưng nhìn chung vẫn là đưa thông tin theo kiểu một chiều.

Trong quá trình khỏa sát nghiên cứu để làm rõ nội dung luận văn, theokhảo sát tác giả luận văn Báo Cà Mau và Báo Sóc Trăng là báo điện tử độclập, còn Báo Bạc Liêu là Trang thông tin điện tử Báo Bạc Liệu Về vấn đềnày, tác giả luận văn đã tham khảo ý kiến phỏng vấn sâu BBT của 3 cơ quanbáo khảo sát và nhận thấy, phiên bản điện tử là tên gọi chung khi đăng lại cáctin, bài báo in trên trang web khi báo điện tử chưa chính thức đưa vào hoạtđộng của một số cơ quan báo Đảng

1.1.3 Kinh tế thủy sản

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đemlại lợi nhuận cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác,

Trang 21

nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc được bày bántrên thị trường Theo Khoản 1, Điều 3, Chương 1 của Luật Thủy sản 2017 thìhoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôitrồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩuthủy sản Thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh

tế Thủy sản là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh tế nằm trong tổngthể kinh tế xã hội của nước ta Kinh tế thủy sản chủ yếu bao gồm khai thácthủy sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến xuất khẩu thủy sản

Theo VASEP, tính đến tháng 1/2016, sản phẩm thủy sản Việt nam đã

có mặt tại 165 thị trường lớn nhỏ trong đó có những thị trường rất lớn nhưNhật Bản, Mỹ và kể cả thị trường được coi là khó tính nhất đối với các doanhnghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam Ngày 16/11/1999, ủy ban EU đã raquyết định 831/1999/EEC công nhận 18 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vàodanh sách các nước được phép xuất khẩu vào EU và theo báo cáo của VASEPtính đến ngày 26/01/2016 đã tăng lên 400 doanh nghiệp Đây là một bướcngoặc phát triển đáng kể đối với kinh tế thủy sản nước ta Với lợi thế về địa

lý, nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực… đã tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển kinh tế thủy sản [26, Tr.19]

Theo đánh giá về nguồn lợi thủy sản, Việt Nam có khoảng 203 loàithủy sản có giá trị kinh tế, trong đó có 88 loài cá nước biển, 47 loài cá nướcngọt, 17 loài giáp xác, 28 loài nhuyễn thể và thủy sản chân đầu và 23 loài cógiá trị khác Tiềm năng mặt nước và điều kiện khí hậu cho phép phát triển sảnxuất nguyên liệu thủy sản với quy mô lớn cả trong nuôi trồng và đánh bắtthủy sản Việt nam có vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, với hàng nhìn hònđảo lớn nhỏ, nhiều nơi có khả năng xây dựng những trung tâm nghề cá lớn.Việt nam nằm trong khu vực kinh tế năng động, có tốc độ phát triển kinh tế vàtốc độ phát triển nghề cá cao nhất thế giới, lại gần thị trường nhập khẩu và

Trang 22

tiêu dùng thủy sản lớn tận dụng nhiều điều kiện thuận lợi đã đưa kinh tế thủysản nước vươn xa hơn trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của thếgiới.

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đấtnước, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn vàchiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nếu năm 1995, thủysản Việt Nam chiếm 2,9% GDP toàn quốc và 12% GDP toàn ngành nông, lâmnghiệp thì đến năm 2010 vươn lên chiếm 4% GDP toàn quốc và 21,79% GDPtoàn ngành nông, lâm nghiệp) Đến năm 2015 con số này là 3.17% tổng GDPtoàn quốc và 19,25% tổng GDP toàn ngành nông, lâm và thủy sản [5], do đó,phát triển thủy sản có vai trò to lớn trong nền kinh tế nước ta [64]

1.2 Những chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế

vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1.2.1 Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản

Biển và hải đảo có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới Ngày nay, trong điềukiện nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt,không gian kinh tế truyền thống trở nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng

ra biển để tìm kiếm, khai thác các nguồn tài nguyên, đảm bảo nhu cầu vềnguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm… Việt Nam là quốc gia ven biển,

có bờ biển dài khoảng 3.260 km, hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có haiquần đảo xa bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lúc địa rộng lớn Biển ViệtNam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộcloại khá, cho phép chúng ta phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọngnhư đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản; cảng biển, vận tải biển, sửachữa và đóng tàu; khai thác tài nguyên khoáng sản; du lịch; thông tin liênlạc…

Trang 23

Trong nhiều năm qua, các nguồn lợi từ biển mang lại đã đóng góp tolớn vào quá trình phát triển đất nước Theo ước tính hiện nay, tỷ trọng cácngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tại biển và dịch vụcảng biển), du lịch biển… Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước nhiều tháchthức gay gắt về bảo vệ biển, đảo; về khai thác tài nguyên và môi trường biển;

về sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh tháibiển về ô nhiễm môi trường biển

Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thôngqua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưanước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diệncác ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ pháttriển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn Phấn đấu đến năm

2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP, 55- 60% kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kểđời sống của nhân dân vùng biển và ven biển

Cũng theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến

năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu cụ thể về một số quan điểm, mục tiêu,

và một số chủ trương lớn, khâu đột phá để kinh tế biển Việt Nam phát triểnbền vững với tầm nhìn đến năm 2045 Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vịtrí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng vàobảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Biển là bộ phận cấuthành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõgiao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh mẽ về biển, giàu từ biển, phát triểnbền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển

Trang 24

gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phầnduy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển Phát triển bền vững kinh

tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là quyền và nghĩa

vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam

Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảotồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinhthái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địaphương có biển và địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lạicác ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vàsức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triểnkinh tế đất nước

Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết này nêu rõ, về kinh tế biển, các ngànhkinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh,thành phố ven biển ước đạt 65 – 70% GDP cả nước Các ngành kinh tế pháttriển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai thác tài nguyênbiển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển

Về một số chủ trương lớn, Nghị quyết này nêu rằng: Về nuôi trồng vàkhai thác thủy sản, chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản theo phương thứctruyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao Tổ chức lại hoạtđộng khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai tháctại các vùng biển xa bờ và viễn dương phù hợp với từng vùng biển và khảnăng phục hồi của hệ sinh thái biển đi đôi với thực hiện đồng bộ, có hiệu quảcông tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân Thúc đẩy các hoạt động nuôitrồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hảisản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính tận diệt; đẩy mạnh liênkết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây

Trang 25

dựng một số doanh nghiệp mạnh tham gia khai thác hải sản xa bờ và hợp táckhai thác viễn dương Đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàuthuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, côngnghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chiến biến hải sản, tạo ra cácsản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thịtrường Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, pháttriển thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nềnkinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đạitheo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giảiquyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

ĐBSCL có vị trí nằm liền kề với vùng Đồng bằng Nam bộ với tổng diện

tích đất tự nhiên 39.734 km2, có bờ biển trên 700km, khoảng 360.000km2 khuvực đặc quyền kinh tế, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Thái BìnhDương và phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, tạo điều kiện rất thuận lợi trongviệc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầusản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ĐBSCL có diện tích tự nhiên gần 4triệu ha, chiếm khoảng 12% tổng diện tích cả nước Trong đó đất nông nghiệpchiếm 27,4%, đất canh tác lúa chiếm 45,8%, đất cây ăn quả chiếm 36,4%, đấtnuôi trồng thủy sản chiếm 71, 6% (trong đó, đất nuôi tôm chiếm 91,8%) của cảnước Theo ranh giới hành chính hiện nay, vùng ĐBSCL có 13 tỉnh, thành phốlà: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng,

An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ, bao gồm 121đơn vị hành chính cấp huyện, 1.571 đơn vị hành chính cấp xã, với hơn 17,8 triệudân, chiếm 22% dân số cả nước Ở mỗi tỉnh bình quân có khoảng 10 huyện, mỗihuyện quản lý khoảng 35.000 – 40.000 ha đất tự nhiên và 130.000 – 150.000đân, bình quân mỗi huyện có 11 xã, mỗi xã quản lý từ 3.000 – 3.500 ha đất tựnhiên và 12.000 – 14.000 dân

Trang 26

ĐBSCL từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là một vùng châu thổ phì nhiêubậc nhất không những của Việt Nam mà còn của cả Đông Nam Á Ở đây cónhững đặc trưng của một châu thổ thuộc miền nhiệt đới ẩm điển hình, mặc dùđược coi là vùng đất trẻ về mặt tự nhiên cũng như lịch khai thác, những tiềmnăng kinh tế và trên thực tế đã có sự biến đổi sâu sắc dưới tác động sản xuấtcủa người ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cảnước Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của vùng hàng năm chiếm khoảng40% kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chiếm trên 42% tổng ngànhnông, lâm, thủy sản cả nước ĐBSCL cũng là vùng nuôi trồng thủy sản lớnnhất nước, diện tích nuôi chiếm 71%, sản lượng nuôi chiếm 72% của cả nước

và giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm đến 75% của cả nước

Theo Tổng cục thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,đánh giá Đồng bằng Sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng đến an ninhlương thực, hàng năm cung cấp 95% gạo xuất khẩu và 60% thủy sản xuấtkhẩu Cơ cấu kinh tế vùng ĐBBSCL đang được chuyển dịch, nhiều ngànhhàng, mặt hàng đã tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới Cơ cấu sản xuấtnông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, trái cây, giảm lúa; từngbước hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nôngsản chủ lực (tôm, cá tra, lúa gạo, trái cây) gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụtheo chuỗi giá trị nông sản

Với vai trò quan trọng như trên, cho nên từ trước đến nay, mọi thăngtrầm trong phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng ở ĐBSCLđều có ảnh hưởng đến kinh tế chung của cả nước, nhất là cán cân lương thựcquốc gia Sự phát triển đa dạng và sự chuyển dịch theo hướng tích cực về cơcấu sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL sẽ góp phần quan trọng đưa sản xuấtnông nghiệp của cả nước phát triển có chất và hiệu quả hơn Với tầm quantrọng trong việc đóng góp của ngành thủy sản vùng ĐBSCL trong sự phát

Trang 27

triển chung kinh tế xã hội cả nước Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định nhiềuchính sách, chiến lược dài hơi để vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển khai tháctiềm năng lợi thế Và ở mỗi tỉnh ĐBSCL luôn có những định hướng đúng đắn

để từng bước phát triển, nâng cao vị thế ngành thủy sản Từ sự quan tâm củaĐảng, Nhà nước ta thì vai trò báo chí báo địa phương vùng ĐBSCL cũngmang trọng trách, nhiệm vụ quan trọng trong công tác tuyên truyền, địnhhướng Có thể nói rằng báo chí là cầu nối để người dân, doanh nghiệp, tổchức hoạt động ngành thủy có được những thông tin, cũng như phản hồi từcác cơ quan chức năng

1.2.2 Vai trò của báo chí địa phương trong phát triển kinh tế thủy sản

Theo thông tin từ Ban tuyên giáo Trung ương, tính đến ngày30/11/2019, trên cả nước hiện có 850 cơ quan báo chí: 179 Báo (Trung ương

là 83 và Địa phương là 96), trong đó có 116 báo có hoạt động báo điện tử 648Tạp chí (Trung ương 543 và Địa phương là 105), trong đó có 52 tạp chí cóhoạt động tạp chí điện tử 23 Cơ quan báo chí điện tử độc lập, bao gồm 16 báođiện tử và 7 tạp chí điện tử Báo chí có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, làphượng tiện để thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, vận động quầnchúng thực hiện nhiệm vụ trong thực tiễn Một trong những chức năng quantrọng của báo chí là góp phần nâng cao dân trí, khai sáng dân trí, đáp ứng nhucầu văn hóa cho công chúng

Trước bối cảnh bùng nổ thông tin trong xu thế toàn cầu hóa và khu vựchóa, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định vai trò, vị trí của công tác thông tintruyền thông, coi đây vừa là thành phần quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh

tế, xã hội, vừa là ngành dịch vụ kinh tế mũi nhọn, phải ưu tiên đầu tư pháttriển trước một bước Điều đó thể hiện qua các văn kiện, nghị định, chỉ thị,văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam (năm 2013); Luật Báo chí (2016); Nghị quyết Hội

Trang 28

nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (Khóa IX) về công tác tưtưởng, lý luận trong tình hình mới; Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/09/2016 củaBan Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tìnhhình mới; Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướngChính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển thông tin và truyền thông nông thôngiai đoạn 2011 – 2020”; Quyết định số 1939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ về Phê duyệt Quy hoạch phat triển hệ thống thông tin và truyền thông cácvùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020.

Trong Nghị quyết số 16-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương, ngày01/8/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, khẳngđịnh: Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quảđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sátnhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của côngcuộc đổi mới Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tốmới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bướcđẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phảnbác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo

vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy tiềm lực và ưuđiểm, khắc phục yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng, tínhhấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chứchoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ

Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/09/2016 của Ban Bí thư Trung ươngDảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, nêu rõ: Thờigian qua, công tác thông cơ sở đã góp phần phổ biến đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiệnnhiệm vụ chính trị ở cơ sở; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người

Trang 29

dân trên địa bàn dân cư; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh,trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở (xã, phường, thị trấn).

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặcbiệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực thông tin, đưa thếgiới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trithức Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là xu hướng quan trọng trong

xu thế phát triển thông tin trên phạm vi toàn cầu Đầu tư cho thông tin từ chỗđược coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển

Trong xu thế khách quan của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, các hoạtđộng thông tin được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hóa,đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độclập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc Đại hội Đảng toànquốc lần thứ X khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của nước ta là: xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; từ nay đến năm 2010 đưanước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại Để đi tắt đón đầu, xây dựng nước

ta thành một quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với vai trò củakhoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, thông tin trên báo chí có vị trí hết sứcquan trọng Thông tin đó không chỉ cung cấp, phổ biến kiến thức, nâng caodân trí, cổ động và tổ chức phong trào cách mạng của nhân dân để thực hiệnthành công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà còn tham giangày càng trực tiếp và có hiệu quả vào việc bảo vệ chế độ xã hội

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta được tiến hành trongđiều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hànhtheo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã khiến nhu cầu của cácđối tượng trong xã hội về tiếp nhận và cung cấp thông tin ngày càng cao và đadạng Xu hướng hội tụ thông tin – viễn thông – tin học đang diễn ra mạnh mẽ

Trang 30

là yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển thông tin ở nước ta Báo chí nước

ta vừa bảo đảm sự phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhậpquốc tế, đồng thời phải đấu tranh quyết liệt với những luồng thông tin phảnđộng, chống phá chế độ và không phù hợp với lợi ích của nhân dân, đất nước

ta Cơ sở hạ tầng thông tin ở nước ta bao gồm mạng lưới viễn thông vàInternet và các dịch vụ viễn thông, Internet có tác động tích cực đến sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Báo chí ngày càng khẳng định là nhu cầuthiết yếu trong đời sống xã hội, chi phối sâu sắc toàn diện mọi lĩnh vực đờisống xã hội

Báo chí liên tục phát triển và trong kỷ nguyên của di động và đaphương tiện như hiện nay, báo chí càng biến đổi mạnh mẽ Những yếu tố địnhhình mang tính ổn định nhất của báo chí là thể loại báo chí đang có sự thayđổi Gói tin đa phương tiện là một dạng thức tác phẩm báo chí mới và đặctrưng nhất cho giai đoạn phát triển cực thịnh của báo mạng điện tử hiện nay.Phải chăng sự phát triển như vũ bão của mạng Internet và các công nghệtruyền thông mới khiến công chúng nắm bắt được thông tin nhanh hơn, hiệuquả hơn và bằng nhiều con đường khác nhau, đáp ứng nhịp sống nhanh củacuộc sống hiện đại khiến báo in không còn vị thế chủ đạo trong làng truyềnthông toàn cầu? Song, một điều hiển nhiên là, hiện nay, công chúng vẫn muốnclick chuột hoặc vuốt màn hình để thu thập nguồn thông tin vô hạn hơn lànắm bắt lượng thông tin hữu hạn qua việc lật từng trang báo giấy Có thể nói,mạng Internet và các công nghệ truyền thông mới đã trở thành thách thức lớnđối với mô hình truyền thông và mô hình đọc truyền thống của độc giả

Theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Báo chí năm 2016 nêu rõ: Báo chí ởnước Cộng hòa xã hội Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đờisống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân

Trang 31

dân Trong giai đoạn hiện nay, báo chí nước ta luôn phát huy vai trò, bên cạnh

là tiếng nói của cơ quan Nhà nước, ngàng, địa phương mà đồng thời là tiếngnói đại diện cho nhân dân ở từng địa phương

Báo chí thông tin đầy đủ, kịp thời các đường lối, chính sách của Đảng,Nhà nước, những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương,góp phần nâng cao nhận thức của người dân, động viên, kết nối tạo điều kiện

để người dân thực hiện Đồng thời, báo chí địa phương cũng không ngừng kịpthời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, nguyện vọng của ngườidân để các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nắm bắt, xử lý, khắc phục Có thểnói, báo chí địa phương phát huy vai trò, trách nhiệm với nhiệm vụ là cầu nốigiữa người dân, doanh nghiệp và các ban ngành chức năng trong vấn đề pháttriển kinh tế ở mỗi địa phương Với những đặc trưng cơ bản của báo chí làcông khai, minh bạch nên đây sẽ là cầu nối giúp các mối quan hệ xã hội cóđược tiếng nói chung, góp phần vào sự phát triển chung của từng địa phươngnói riêng, cả nước nói chúng

Thực tiễn hiện nay những vấn đề thời sự nóng, nổi bật luôn được báochí cập nhật xuyên suốt trên nhiều phương tiện khác nhau Mục đích là kịpthời đưa thông tin nhưng đồng thời cũng khuyến cáo đến toàn xã hội Báo chíđịa phương càng khẳng định vai trò, trách nhiệm trong vấn đề phát triển kinh

tế ở từng địa phương Những mô hình hay, cách làm mới hiệu quả được thôngtin kịp thời hay vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới,gương nông dân sản xuất giỏi… kịp thời đến với bạn đọc, tạo sức lan tỏanhiều thông điệp về sự phát triển chung của toàn xã hội

1.3 Phiên bản điện tử của báo in với vấn đề phát triển kinh tế thủy sản

1.3.1 Tình hình chung của báo in hiện nay

Trong tiến trình hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực nhất là thời đạicông nghệ 4.0 có sức lan toả trên toàn thế giới Mọi mặt đều cần có sự linh

Trang 32

hoạt, thay đổi để thích ứng phù hợp với xu thế hiện nay Sự tác động sâu sắccủa công nghệ với hiệu quả truyền thông là điều không thể phủ nhận Dòngthông tin liên tục được tính bằng giây bằng phút, đa dạng hơn với nhiều thểloại trong cùng một đơn vị báo chí, cởi mở hơn khi các loại hình báo chítruyền thông chủ động tiếp cận với các dạng thức chuyển tải mới của mạng xãhội để mang sản phẩm của mình đến với công chúng Và báo in đang phải đốimặt nhiều thách thức trong dòng chảy này Nhiều cơ quan báo in đã nhận diệnđược thời cơ, thuận lợi và những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện,bởi họ sẽ phải đối diện với nhiều thách thức trước sự phát triển nhanh, mạnhcủa khoa học công nghệ cũng như xu thế báo chí.

Trong một bài viết đăng tải trên The Guardian, nhà báo Ed Amory, chorằng, tương lai u ám của báo in chỉ là một sự thổi phồng Trên nhiều dẫnchứng cụ thể về những trải nghiệm ông đã trải qua và nhìn nhận từ thực tế.Báo in có sụt giảm về số lượng chứ không bị dập tắt Cụ thể, nhà báo đưa radẫn chứng, báo in chưa thực sự bị đánh bại ở Anh Theo báo cáo của Công tykiểm toán Deloitte năm 2014 về sử dụng các phương tiện truyền thông tạiAnh, một nửa dân số Anh vẫn mua báo in, ngoài ra còn 10% người đọc báo incho người khác mua và chỉ đọc 31% độc giả theo dõi các câu chuyện trựctuyến trên các trang báo điện tử hàng ngày Trong khi đó, 60% độc giả theodõi thường xuyên các tạp chí in và chỉ có 40% đọc nội dung tạp chí trựctuyến Mặt khác, doanh thu của trang báo điện tử thành công nhất tại AnhMail Onlien chỉ đạt 62 triệu Bảng Anh trong năm 2014, ít hơn 536 triệu BảnAnh doanh thu của ấn phẩm bản in Mail on Sunday

Còn tại Việt Nam, theo báo cáo trong bài tham luận “Quản lý thông tin

báo chí trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới đại hội lần thứ XII của Đảng” của Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, tại Hội nghị tổng kết năm 2019, Bộ

Thông tin và truyền thông Cụ thể, năm 2019, số lượng phát hành và quảng

Trang 33

cáo của báo in tiếp tục giảm Tổng doanh thu báo chí in là 3.308 tỷ, giảm 3,9%

so với năm 2018, trong đó doanh thu quảng cáo 1.227 tỷ, giảm 5,6% so với năm

2018 Tuy nhiên, năm 2019 tổng doanh thu của báo chí điện tử đạt 1.415 tỷ, tăng13% so với năm 2018, trong đó, doanh thu quảng cáo tăng 13,2%

Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giớihiện nay, hoạt động thông tin nói chung và báo chí nói riêng ngày càng đóngvai trò quan trọng trong đời sống xã hội Báo chí truyền thông đang thực sự cónhững bước đột biến vào những năm đầu thực hiện chính sách mở cửa từ thập

kỷ 90 của thế kỷ XX, (từ Đại hội VI) mới thực sự đi vào chiều sâu về cảlượng và chất Trước xu thế phát triển đó, các lãnh đạo cơ quan tòa soạn báo

in nhận thức được rằng bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ, hơnbao giờ hết tất cả các cơ quan báo chí truyền thông, các loại hình báo chí từTrung ương đến địa phương cần nhanh chóng đánh giá đúng thực trạng và khảnăng thích ứng của đơn vị mình khi tiếp cận với cuộc cách mạng khoa họccông nghệ mới

Mỗi cơ quan báo in xác định đây chính là sự sống còn của đơn vị mìnhtrước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ Từ đó, xâydựng chiến lược phát triển với những bước đi, việc làm cụ thể đạt hiệu quảcao nhất Trong đó, công tác phát triển nguồn nhân lực phải được gắn vớichiến lược đào tạo cả trước mắt và lâu dài Cùng với đó là việc bố trí sắp xếpđội ngũ, tập huấn nghiệp vụ, đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật… Mặt khác làchú trọng về đạo đức nghề nghiệp đối với những người làm công tác báo chítruyền thông, bởi lẽ khoa học dù có phát triển đến đâu thì yếu tố con ngườivẫn đóng vai trò quyết định

Trong bài viết “Thách thức của báo in trong bối cảnh Cách mạng Công

nghiệp 4.0” của tác giả Đặng Thị Thu Hương, [30], thông tin: Nhiều ý kiến

khẳng định, chắc chắn là báo in sẽ chết, với nhiều số liệu được đưa ra có tính

Trang 34

chứng thực về sự suy giảm số lượng phát hành của báo in trên phạm vi toàncầu, kể từ khi Internet ra đời, phát triển và cung cấp thông tin “miễn phí” chocông chúng Kèm theo đó, nguồn thu từ phát hành, quảng cáo – những nguồnkinh phí huyết mạch cho sự tồn tại của một tờ báo ngày càng suy giảm Sốlượng phát hành nhật báo giảm 24% trong 10 năm kể từ 2007 đến năm 2017,còn doanh thu quảng cáo giảm 60% Sự suy giảm này tác động mạnh mẽ đếntất cả tờ báo, khi phải tần suất in, chuyển sang từ báo này sang báo tuần, hoặccuối tuần.

Từ những lập luận, số liệu cụ thể về tình hình báo in hiện nay ở một sốnước tiên tiến trên thế giới, tác giả đã đưa ra một vài hướng đi cho sự sốngcòn của báo in trước nhiều thách thức mà các cơ quan báo chí đang phải đốimặt Tương lai của báo in không nên và có lẽ không thể chỉ dựa vào nỗi niềmnhớ mùi mực in trên giấy của công chúng Bên cạnh đó, bối cảnh truyềnthông hội tụ, đa phương tiện và sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, đangtác động mạnh mẽ đến những người sản xuất nội dung (content producer/creator), nội dung có còn là vua không, hay kết nối là vua, cũng đặt ra nhiềuthách thức cho người làm báo Tuy nhiên, thay đổi như thế nào cả một vấn đề

Có nhiều cách thức thay đổi của báo in không đem lại thành công như việckiên trì với truyền thống báo in, mà không có phiên bản trên mạng Internet.Nhưng, đưa thông tin từ Internet như thế nào? Một số tờ báo bê nguyên si,thậm chí scan bản pdf của báo in lên báo điện tử, đều không thu hút đượccông chúng Vì tâm lý đọc báo in khác với đọc báo điện tử, việc sắp xếp, tổchức lại thông tin cho phù hợp với báo điện tử là yêu cầu bắt buộc đối vớitruyền thống báo in và chuyển hoàn toàn sang báo điện tử, cũng ít thành công

Tác giả Dương Xuân Sơn, Báo in Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ

năm 1986 đến nay, [58], nhấn mạnh: Qua hơn 20 năm đổi mới, các phương

tiện thông tin đại chúng nói chung và báo in nói riêng đã có những đóng góp

Trang 35

hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và quá trình giao lưu, tiếp nhận vàhội nhập văn hóa quốc tế Những thành tựu và đóng góp đó có nguyên nhân sâu

xa từ quá trình đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 20 năm qua màbáo chí truyền thông nói chung và báo in Việt Nam nói riêng là một biểu hiệnsinh động Xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn baogiờ hết, báo chí Việt Nam nói chung và báo in Việt Nam nói riêng phải tiếp tụcđóng vai trò là công cụ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, địnhhướng công chúng và phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân

Trong bài viết “Truyền thông xã hội và những thách thức “chỗ đứng”

của nhà báo” tác giả Trần Bá Dung, [9], nêu rõ: Trong xu thế hội tụ công

nghệ và dịch vụ hiện nay, xu hướng chung hoạt động của các cơ quan báo chí

là chuyển dần sang mô hình cơ quan truyền thông, đáp ứng nhu cầu thông tinngày càng cao và đa dạng của công chúng Về công nghệ làm báo, nổi bật là

xu hướng “báo chí công nghệ” và xu hướng sử dụng “trí tuệ nhân tạo”, cungcấp nội dung xuyên biên giới Xu hướng “báo chí công nghệ” làm thay đổithói quen người dùng, dịch chuyển từ đọc, nghe, xem, theo phương thứctruyền thống như qua tivi, báo giấy… sang lựa chọn khác qua điện thoại diđộng, tivi thông minh, máy tính bảng… Việc đọc, nghe, xem, báo chí trựctuyến cũng dịch chuyển từ thụ động sang chủ động; hình thành xu hướngcung cấp, lan tỏa, kết nối thông tin dựa trên công nghệ, ảnh hưởng sâu sắc tớihoạt động báo chí, nhất là kéo theo sự sụt giảm báo in

Dựa trên nhiều ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực báochí, chúng ta cũng nhìn rõ hơn về tình hình chung khó khăn chung của báo chínói riêng và loại hình báo in nói riêng Tác động của Internet làm thay đổi thóiquen của công chúng tiếp nhận mà bắt buộc giới làm báo cũng phải đổi thaytheo xu hướng này Việc cập nhật thông tin từ đường truyền Internet mang

Trang 36

đến hiệu quả cho việc cung cấp thông tin là không thể phủ nhận được, do vậy,báo in cả nước đang đứng trước nhiều thách thức để có thể cùng tồn tại.

Đối với loại hình báo in không thể bỏ qua những chức năng tồn tại sẵn

có từ lâu Tuy nhiên, mọi thứ đã dần thay đổi khi xu hướng công nghệ 4.0 tạonên một làn sóng mới “mạnh mẽ, quyết liệt”, cho thấy, không riêng gì các loạihình báo chí khác, báo in một trong các loại hình chịu tác động nhiều nhất.Nhiều nghiêm cứu cho thấy, báo in “không hề chết” vì hiện tại ở một số nướctiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Anh… người ta vẫn còn thấy sự có mặt của tờbáo in, do vậy, hòa nhập chứ không hòa tan Báo in đang chịu thách thứctrong xu thế hiện nay và loại hình báo chí này dần đã có những bước thay đổinhất định

Đối với lĩnh vực báo chí hiện nay vấn đề thay đổi để thích ứng là việchết sức cần thiết Báo chí cả nước nói chung là báo chí vùng Nam sông Hậunói riêng đang dần thay đổi trên nhiều phương diện để bắt kịp xu thế và tồntại Và sự thay đổi những cải tiến sản phẩm báo chí là một sự vận động phùhợp, từng bước hoà nhập, khẳng định vị thế và hơn hết là hoàn thành nhiệm

vụ chính trị tại địa phương, phục vụ bạn đọc Sự tác động mạnh mẽ của côngnghệ thông tin đến truyền thông là điều không thể phụ nhận được Kênh thôngtin được truyền đến bạn đọc đa chiều, phong phú, hấp dẫn Trước tình hình đónhiều cơ quan báo in địa phương đã nhận dạng và bắt đầu có những bướcchuyển mình mới thay vì như trước đây báo in là độc tôn

Nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ” với bài

tham luận “Thách thức lớn nhất là khả năng tiếp cận và ứng dụng mạnh mẽ

công nghệ” Nhà báo cho rằng: Cần thơ là trung tâm động lực của các tỉnh

Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với cả nước, báo chí Cần Thơ cũng đã pháttriển theo đà phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Trong xu thế công nghệ4.0, thời gian qua, báo Cần Thơ đã và đang nỗ lực để đáp ứng yêu cầu thông

Trang 37

tin nhanh nhậy, chính xác, đa chiều của bạn đọc Báo Cần Thơ hiện có 3 sảnphẩm báo chí gồm: báo in tiếng Việt xuất bản hằng ngày, báo in tiếng Khmerxuất bản hằng tuần và báo Cần Thơ điện tử Trước tác động trên, báo Cần Thơtiếp tục đổi mới, phát huy thế mạnh báo in, nhưng đồng thời cũng phát triển,đào tạo đội ngũ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động đổi mới,nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức Tăng tính định hướng, tínhthuyết phục nhằm góp phần tạo tiếng nói đồng thuận trong việc thực hiện cácnhiệm vụ được giao.

Xu hướng hội tụ truyền thông buộc các cơ quan báo in phải thay đổicách thức quản lý, vận hành và tổ chức quy trình làm báo tại tòa soạn theohướng đồng bộ, tinh gọn và hiệu quả Cách mạng công nghệ số đòi hỏi chúng

ta phải nâng cao kỹ năng, trình độ tác nghiệp của mỗi phóng viên, nhà báo, vềkết hợp nghiệp vụ đa phương tiện như viết, quay phim, chụp ảnh hay biết cả

đồ họa, dựng hình và lập trình Sự phát triển của mạng xã hội cũng đòi hỏinhững người làm báo phải có sự linh hoạt và nhạy bén để phân tích và xử lý

dữ liệu, thông tin một cách nhanh chóng và chính xác đồng thời phải có kỹnăng chọn lọc và tìm ra được các góc độ tiếp cận mang tính thời sự thu hút sựquan tâm của dư luận xã hội Trên cơ sở đó, người làm báo xác định về côngnghệ phải nhanh chóng tích hợp sự khuếch tán trong dòng chảy chung của báochí truyền thông như xây dựng hệ thống mạng, sự tích hợp của các mạng thế

hệ mới, các công nghệ tự động hóa ở một số bộ phận…

Tuy đối mặt với nhiều thách thức sống còn, song, báo in vẫn còn đứngtrong lòng độc giả bởi những thế mạnh riêng có Thách thức song hành vớiyêu cầu đổi mới, nhưng cũng tạo cơ hội cho các nhà báo Việt Nam Hàng loạtđộng thái của các cơ quan báo chí trong thời gian qua đã cho thấy sự chuyểnmình rõ rệt Nhiều nơi coi mạng xã hội như một mảnh đất tốt để đưa các sảnphẩm báo chí chính thống đến với người đọc, người xem Những mặt trái của

Trang 38

mạng xã hội, trong đó, rõ nhất là nạn đưa tin giả, tin chưa được kiểm chứng…tạo hiệu ứng tuyên truyền rất xấu, nhưng đó cũng là cơ hội để các tờ báokhẳng định được vị trí, giá trị của mình thông qua việc đưa ra những bài viếtphản biện với cách kiến giải trung thực, chính xác, sâu sắc, kịp thời Đó là cơhội tốt để các tác phẩm báo chí chính thống có thêm độc giả và có điều kiệnphát triển, được người đọc, người xem, người nghe tin cậy tìm đến Nhưng đểlàm được điều nói trên, nhà báo không chỉ cần trui rèn kỹ năng khai thác sửdụng thành tựu khoa học - công nghệ, mà còn cần tu dưỡng đạo đức nghềnghiệp, nâng cao vốn sống, hiểu biết, vốn nghề, xác định tâm thế dấn thân.

Nếu chỉ một nhóm nhà báo trẻ đơn lẻ học cách làm báo công nghệ 4.0thì chưa đủ Lãnh đạo tòa soạn, nếu không hiểu về nguyên tắc đa phương tiện

và hội tụ truyền thông, không hiểu tính tất yếu trong sự thay đổi quy trình làmbáo trong bối cảnh phát triển mạng xã hội, nguyên tắc lọc bình luận, quản lýFanpage, sử dụng mạng xã hội để tổ chức nội dung tác phẩm, tạo liên kết vàhiệu ứng lan toả thông tin, nguy cơ khủng hoảng trong quá trình làm báo tíchhợp với mạng xã hội thì khó có thể chuyển đổi được thực trạng báo chítruyền thông thích ứng với môi trường truyền thông số

Nói cách khác, các cơ quan báo chí truyền thông cần nhận thức đúng vềcách mạng công nghệ 4.0 và tính tất yếu của sự đổi mới, có chiến lược nghiêncứu, thay đổi chính sách quản lý báo chí truyền thông trước thách thức của sựphát triển mạng xã hội, truyền thông xã hội, sự ra đời của nền báo chí đa nềntảng, báo chí dữ liệu và báo chí sáng tạo, cần đổi mới ngay, không chờ đợichậm trễ thêm nữa Hơn lúc nào hết, người làm báo hiện nay bên cạnh việc nỗlực học tập nâng cao kiến thức nắm bắt thành tựu công nghệ để theo kịp xuthế phát triển của thời đại, còn phải không ngừng tu dưỡng đạo đức, trau dồibản lĩnh chính trị, kiên định lập trường của người làm báo cách mạng để làm

Trang 39

tròn nhiệm vụ; phải luôn xác định vai trò, nhiệm vụ chính trị của mình là cơquan ngôn luận của Đảng, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.

Không chỉ riêng vấn đề thay đổi của từng tờ báo in như hiện nay màchính đó là sự vận động chung của báo chí cả nước trong bối cảnh 4.0 Sựphát triển mạnh mẽ của công nghệ số đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhàbáo, mỗi biên tập viên đều phải có nhìn nhận chung và phải thật sự đổi mớimình trong cách làm báo Có như vậy, trong việc cung cấp thông tin cho độcgiả sẽ không còn lạc lõng, thiếu khách quan Hòa mình với xu thế chungchính là tìm cách tồn tại song song, xem bối cảnh cách mạng 4.0 chính là cơhội, thời cơ để những người làm báo mạnh dạn đổi mới Từ đó, có cái nhìntổng quan hơn, trung thực, khách quan hơn về những vấn đề trong xã hội

1.3.2 Vấn đề sử dụng phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu

Đứng trước nhiều thách thức của báo in, mỗi tờ báo in lại có nhữngđịnh hướng riêng nhằm đứng vững trong sự vận động chung của nền báo chí

cả nước Đối với báo in vùng Nam sông Hậu đã đang và sẽ hòa mình vàodòng chảy này để cùng tạo tại và tạo nền nhiều bức phá mới Đối với việcthay đổi không thể nói là chậm hay nhanh nhưng báo chí nơi đây dần có nhiềuđiểm bứt phá mới trong tình hình hiện nay Và mỗi định hướng trong thờigian tới, báo in sẽ mang một dung mạo mới để có thể cùng tồn tại song hànhcùng nhiều thể loại khác

Theo khảo sát của tác giả thực hiện đề tài, 7 cơ quan báo in thuộc khuvực Nam sông Hậu đều có trang điện tử, báo điện tử phục vụ nhu cầu đọc giảtrong tình hình hiện nay Trong đó, tại 3 cơ quan khảo sát, báo Cà Mau(www.baocamau.com.vn) và báo Sóc Trăng (www.baosoctrang.org.vn) hiện

đã có chính thức báo điện tử, báo Bạc Liêu là trang thông tin điện tử(www.baobaclieu.com.vn) và hướng tới năm 2020 tờ báo này sẽ trình lãnhđạo cấp trên xin cấp phép hoạt động chính thức báo điện tử Tuy xuất phát

Trang 40

điểm ra đời và vận hành trang điện tử, báo điện tử khác nhau nhưng đó là mộtbước mới để mỗi tờ báo in địa phương nhằm tạo được điểm nhấn, bước ngoặctrong tiến trình hội nhập.

Trước đây, từ năm 2014 Ban biên tập báo Cà Mau đã chuẩn bị thật kỹlưỡng các phương án, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công tác tổ chức bộmáy, nguồn nhân lực… Tháng 12 năm 2016, báo Cà Mau điện tử đã đi vàonền nếp, phát huy hiệu quả tuyên truyền theo hướng truyền thông đa phươngtiện, cho đến nay báo Cà Mau đã có một vị trí nhất định trong lòng bạn đọc.Hiện tại, về công tác tổ chức bộ máy không còn kiêm nhiệm như trước màđược thành lập Phòng Báo điện tử, trong đó có cán bộ quản lý, biên tập viên,phóng viên, kỹ thuật viên thạo nghề Về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đượcquan tâm đầu tư xây mới phòng thu, mua sắm máy móc trang thiết bị hiện đại,nâng cấp đường truyền, đổi mới giao diện Báo điện tử vừa đẹp, vừa tiện lợitrong khai thác thông tin và tích hợp với nhiều thiết bị điện tử hiện đại Đặcbiệt, chương trình Truyền hình Internet dù mới thực hiện nhưng đã để lạinhiều ấn tượng tốt đẹp về tính chuyên nghiệp trong cách thể hiện Đến nay,báo Cà Mau điện tử chẳng những thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền đượcgiao mà còn trở thành kênh thông tin đối ngoại quan trọng của tỉnh, góp phầnđưa tình hình thời sự của tỉnh cực Nam Tổ quốc đến mọi miền đất nước vàngười Việt Nam ở nước ngoài

Trong bài phát biểu tham luận với chủ đề “Báo chí thời số hoá – thách

thức báo chí địa phương”, Nhà báo Nguyễn Chiến, Tổng Biên tập Báo Cà

Mau đã đưa ra một số ý kiến xung quanh vấn đề “Những chuyển biến tích cực

từ sự tích hợp công nghệ mới trong hoạt động báo chí” Nhà báo NguyễnChiến, chỉ ra rằng, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác độngmạnh mẽ, trực tiếp đến sự tồn tại của các phương tiện thông tin đại chúngtruyền thống, đặc biệt ảnh hưởng đến báo chí địa phương, trong đó có báo Cà

Ngày đăng: 21/02/2021, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w