1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm

31 318 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 164,1 KB

Nội dung

Đánh giá công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm. 3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Tocontap * Ưu điểm Nhìn chung công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty được thực hiện theo đúng luật, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc bản là sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, nhất quán, thuận trọng và trọng yếu. 3.1.2. Về tổ chức chứng từ 3.1.2.1.Ưu điểm Các mẫu chứng từ bắt buộc liên quan đến hoạt động nhập khẩu như: phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT,….do Bộ tài chính quy định đều được Công ty tuân thủ nghiêm túc. Ngoài các chứng từ bắt buộc, Công ty cũng những mẫu chứng từ riêng phù hợp với đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty mà tính pháp lý vẫn được đảm bảo. Quá trình tổ chức và luân chuyển chứng từ của Công ty rất hợp lý và đều trải qua các giai đoạn bản:Lập chứng từ, kiểm tra chứng từ,sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán, lưu trữ và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán. Đặc biệt quá trình lưu giữ chứng từ tại phòng kế toán được tổ chức một cách thống nhất và hợp lý Như vậy quy trình luân chuyển chứng từ đảm bảo được nguyên tắc tổ chức chứng từ kế toán, phát huy ý nghĩa là vai trò quản lý tài sản, là căn cứ để ghi sổ kế toán và là căn cứ pháp lý để kiểm tra, thanh tra, xử lý các tranh chấp trong kinh doanh. 3.1.2.2. Tồn tại Do đặc điểm kinh doanh nhập khẩu của công ty nên ngoài những chứng từ bắt buộc cũng như các chứng từ hướng dẫn theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính, Công ty còn những mẫu chứng từ riêng để phù hợp với công tác kế toán của mình. Hơn nữa các nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty diễn ra khá nhiều nên số lượng chứng từ là rất lớn. Chính vì vậy trong việc tổ chức lưu chuyển chứng từ không thể tránh khỏi những sai sót. Trong quá trình nhâp nhập khẩu hàng hoá, kế toán công ty sử dụng chứng từ không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ phát sinh. Như trường hợp hàng nhập khẩu trực tiếp, giao thẳng cho khách hàng ngay tại cảng mà không qua kho. Nghiệp vụ này, hàng thực tế không hề nhập về kho Công ty, nhưng tại Tocontap, hàng nhập khẩu trực tiếp khi làm xong thủ tục hải quan, kế toán đều tiến hành lập Phiếu nhập kho, từ đó làm căn cứ hạch toán hàng hoá, sau đó lập Phiếu xuất kho. Như vậy không phản ánh đúng sự vận động của hàng hoá, làm cho việc tổ chức chứng từ thêm rắc rối và phức tạp hơn, không những thế việc theo dõi hàng tồn kho cũng vì thế mà thiếu chính xác. 3.1.3. Về tổ chức hệ thống tài khoản 3.1.3.1. Ưu điểm Trong quá trình nhập khẩu hàng hoá, hệ thống tài khoản cũng như việc sử dụng tài khoản kế toán tại công ty tương đối khoa học. Công ty đã sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản để hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Bên cạnh đó Công ty đã chi tiết các tài khoản cấp 1 và cấp 2 theo các tiểu khoản cấp 3, cấp 4, thậm chí cấp 5 để thể hạch toán cũng như theo dõi chi tiết các đối tượng khác nhau, phù hợp với đặc điểm kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng như yêu cầu của công tác kế toán Hơn nữa việc chi tiết các tài khoản thành các tiểu khoản được thực hiện rất khoa học giúp cho việc hạch toán và theo dõi được chính xác, việc kiểm tra phát hiện sai sót vì thế cũng dễ dàng hơn. Kế toán tại Công ty đã sử dụng dấu chấm (.)để chia các tiểu khoản thành 2 phần: phần tài khoản cấp 1, cấp hai theo qui định của chế độ và phần chi tiết của Công ty để phù hợp với công tác kế toán tại đơn vị. Như vậy khi nhìn vào tài khoản chi tiết ta dễ dàng nhận biết đây là tài khoản chi tiết của tài khoản tổng hợp nào, phương pháp chi tiết cũng như đối tượng cụ thể của tài khoản chi tiết. Cách chi tiết như vậy giúp cho việc nhận biết cũng như xác định tên tài khoản được nhanh chóng, chính xác hơn, đồng thời giúp cho việc hạch toán cũng như kiểm tra phát hiện những sai sót trong hạch toán được dễ dàng, thuận tiện Ví dụ: tài khoản 156 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp hai là + TK 1561- Tài khoản này lại được chi tiết thành tiểu khoản Số hiệu tài khoản Tên tài khoản TK 1561 Giá mua hàng hóa TK 1561.11 Giá mua hàng hóa phòng XNK1 TK 1561.12 Giá mua hàng hóa phòng XNK2 …………… ……………………………………. + TK 1562- Chi phí mua hàng Tài khoản này được chi tiết tương tự như tài khoản 1561 3.1.3.2.Tồn tại Hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng là theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.Tuy vậy một số tài khoản chưa được Công ty sử dụng như tài khoản 151- hàng mua đang đi đường. Mặc dù Công ty chủ yếu nhập khẩu theo giá CIF, nhưng khi hàng được thông quan, vận chuyển về kho, và trên thực tế vào thời điểm cuối tháng, kỳ vẫn một lượng hàng tương đối đang trên đường vận chuyển về kho, nhưng Công ty không phản ánh vào tài khoản 151. Cách phản ánh như vậy không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh. Đặc biệt, Công ty cũng nhập khẩu theo giá FOB( ví dụ 2), vì vậy thời gian vận chuyển từ nơi mua hàng về đến cảng Việt Nam, về đến kho Công ty thường trong khoảng thời gian dài, nhưng kế toán lại không phản ánh vào tài khoản 151, mà khi hàng về đến cảng Việt Nam, làm thủ tục thông quan xong, kế toán lại trực tiếp phản ánh vào TK 156. Về cách chi tiết các tài khoản, nhìn chung là khá hợp lý, song vẫn còn một số tồn tại cần quan tâm như: Tài khoản 511 “doanh thu bán hàng” được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2, trong đó tài khoản 5111 “doanh thu bán hàng nội địa” vừa phản ánh doanh thu về bán hàng hóa trong nước vừa phản ánh doanh thu về dịch vụ nhận ủy thác nhập khẩu của Công ty.Như vậy việc quản lý doanh thu sẽ gặp khó khăn vì hàng hóa và dịch vụ là 2 phạm trù khác nhau.Hơn nữa việc gộp chung vào một tài khoản như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lý cũng như đánh giá kết quả của hoạt động nhận ủy thác nhập khẩu và hoạt động bán hàng nội địa đơn thuần. Tài khoản 156, mà cụ thể là tài khoản 1651- Hàng hoá tự doanh. Tài khoản này được chi tiết theo từng phòng xuất nhập khẩu nhưng lại không được theo dõi chi tiết theo hàng hoá nhập khẩu về và hàng hóa mua về dể xuất khẩu. Trong khi đó tài khoản 632- Giá vốn hàng bán ra lại được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 là 6321- Giá vốn hàng nhập khẩu bán ra và TK 6322- Giá vốn hàng xuất khẩu. Do đó trên tài khoản 1561 không phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu và đâu là hàng mua vào để xuất khẩu. Điều nay sẽ gây khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi hàng tồn kho, và khó khăn cho công tác quản lý khi xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu. Đối với một công ty xuất nhập khẩu, quan hệ với nhiều nước trên thế giới và phải sử dụng nhiều loại ngoại tệ để thanh toán thị số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ là rất nhiều, nhưng Công ty lại không sử dụng tài khoản ngoài bảng TK 007 “ Ngoại tệ” để theo dõi tình hình tăng giảm cũng như số dư nguyên tệ mỗi loại ngoại tệ. Trong khi nguyên tắc hạch toán thu chi ngoại tệ là: Khi phát sinh các nghiệp vụ về thu chi ngoại tệ, số nguyên tệ phải được theo dõi chi tiết trên TK 007 3.1.4. Về phương pháp hạch toán 3.1.4.Về tổ chức sổ sách kế toán sử dụng. 3.1.4.1. Ưu điểm Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Công ty áp dụng phù hợp với khối lượng công việc kế tóan của Công ty, do chứng từ kế toán phát sinh nhiều và liên tục, thuận tiên cho ứng dụng tin học.Hơn nữa việc sử dụng kế toán máy tiết kiện về nhân lực và thời gian, khối lượng công việc kế toán giảm đi rất nhiều.Mỗi kế toán viên đều tiến hành ghi chép sổ phụ của riêng mình, từ đó hỗ trợ cho việc kiểm tra, đối chiếu các số liệu chính xác hơn. Bên cạnh đó việc sử dụng các sổ chi tiết tài khoản giúp cho việc theo dõi, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh được chính xác và nhanh hơn. Sổ chi tiết tài khoản thực chất giống với sổ cái tài khoản,nhưng nó theo dõi các tài khoản chi tiết. 3.1.5.2. Tồn tại Với hình thức kế toán đăng ký là chứng từ ghi sổ thì việc ứng dụng tin học vào kế toán là rất thuận tiện. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là sổ tổng hợp “đăng ký chứng từ ghi sổ”, căn cứ để ghi sổ này là các chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được sử dụng với mục đích quản lý các chứng từ ghi sổ và đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh, và là căn cứ để ghi vào sổ cái các tài khỏan.Tuy nhiên Công ty bỏ qua việc ghi vào các chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, mà từ các chứng từ gốc nhập luôn số liệu vào các chứng từ thuộc phần hành kế toán trong máy, sau đó máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Thực hiện theo chế độ kế toán ban hành trong chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì phần mềm kế toán không nhất thiết phải hiển thị đầy đủ quy trình kế toán theo hình thức đã đăng ký nhưng phải in đầy đủ sổ kế tóan theo quy định. Mặt khác do đặc điểm hoạt động xuất nhập khẩu, chứng từ phát sinh nhiều, đa dạng, vì vậy công ty vẫn nên sử dụng chứng từ ghi sổ để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trên sở các chứng từ gốc đã lập và được kiểm tra. 3.2.Sự cần thiết và các yêu cầu trong hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá Kế toán là một công cụ quản lý kinh tế nói chung và là công cụ quản lý doanh nghiệp nói riêng. Luật kế toán, hệ thống các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán ở nước ta hiện nay đã góp phần là cho kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý hữu hiệu trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hoà nhập với nền kinh tế thế giới cũng như đáp ứng với tình hình thực tế tại các doanh nghiệp thì đòi hỏi công tác kế toán phải không ngừng hoàn thiện hơn 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Tocontap Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã dẫn đến hội nhập kinh tế trên phạm vi quốc tế. Quá trình hội nhập được diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kế toán. Từ năm 1988 đến nay, hệ thống kế toán Việt Nam đã đổi mới cùng với công cuộc cải cách và đổi mới chế quản lý của đất nước. Đặc biệt, sau 10 năm cải cách chế độ kế toán, kế toán Việt Nam đã từng bước phù hợp với những đặc điểm, yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiếp cận và hoà nhập với các nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã tạo dựng được 1 khuôn khổ pháp lý cho kế toán mà trọng tâm là Luật kế toán Mặt khác quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng trở nên sôi động đa dạng và ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quá trình này làm nảy sinh nhiều nghiệp vụ mới trong giao lưu mua bán và thanh toán. Do đó kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hoá, đặc biệt là nhập khẩu hàng hoá vừa phản ánh bản chất của nghiệp vụ vừa phản ánh nét đặc trưng của giao dịch. Chính vì vậy đòi hỏi kế toán phải từng bước hoàn thiện, đảm bảo thích ứng và hỗ trợ một cách tích cực nhằm phản ánh môt cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, hệ thống các nghiệp vu kinh tế Bên cạnh đó, cùng với quá trình ban hành luật kế toán, hàng loạt các chuẩn mực kế toán đã được công bố tạo nên bước tiến mới về chất trong lịch sử kế toán Việt Nam, trong đó chuẩn mực kế toán số 02- Và chuẩn mực số 10 liên quan trực tiếp tới kế toán nhập khẩu hàng hoá. Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành tuy sự phù hợp khá cao so với các chuẩn mực kế toán quốc tế và điều kiện Việt Nam, nhưng với đặc thù phát triển kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường mang định hướng XHCN nên thể không tính hết được các vấn để nảy sinh từ thực tiễn. Bên cạnh đó việc vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp không phải là máy móc dập khuôn mà nó là quá trình vận dụng sang tạo, sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý. Công tác kế toán tại mỗi doanh nghiệp cũng phụ thuộc lớn vào trình độ của cán bộ kế toán. Đặc biệt trong nhập khẩu hàng hoá rất nhiều đặc trưng riêng và nhiều vấn đề cần chú ý Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá nói riêng, hay rộng hơn là hoàn thiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là rất cần thiết. 3.2.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp phải xuất phát từ hoạt động nhập khẩu, dựa trên những chuẩn mực kế toán, những chính sách tài chính kế toán được Nhà nước ban hành. Hoàn thiện kế toán trước hết cần phải nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán, đổi mới trang thiết bị phục vụ công tác kế toán tại đơn vị. Hoàn thiện công tác kế toán phải nhằm mục đích cung cấp thông tin phục vụ quản tri doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nghiêp vụ nhập khẩu hàng hoá nghĩa là phải phát hiện những yếu tố chưa hợp lý trong kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty. Kết quả của việc hoàn thiện phải giúp cho kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty hợp lý hơn, khoa học hơn, hiệu quả hơn. Hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm và hiệu quả. Mọi phương hướng hoàn thiện đưa ra đều phải được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thể đưa vào áp dụng, sau khi hoàn thiện công tác kế toán được tinh giảm một cách đáng kể, đem lại hiệu quả tích cực. Và cuối cùng, hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá phải được xem xét trong mối quan hệ tổng thể, đồng bộ, tránh tình trạng hoàn thiện cho công tác này lại gây khó khăn cho công tác khác 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Tocotap 3.3.1. Về chứng từ. Như đã phân tích những điểm còn tồn tại trong việc sử dụng chứng từ và luân chuyển chứng từ liên quan đến nghiêp vụ nhập khẩu hàng hoá. Khi hàng nhập khẩu đã làm xong thu tục thông quan, không nên lập phiếu nhập kho luôn mà chỉ hạch toán vào hàng mua đang đi đường (nếu vận chuyển về kho của Công ty) và chỉ khi nào hàng về đến kho công ty thì mới lập phiếu nhập kho để làm căn cứ hạch toán vào tài khoản hàng hoá (TK 156) Trường hợp hàng nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan sau đó được giao ngay cho khách hàng ngay tại cảng. Do theo chế độ kế toán hiện hành không quy định về loại chứng từ nào phản ánh hàng hoá chuyển thẳng cho khách hàng nên Công ty, Công ty thường viết phiếu nhập kho, sau đó lại viết phiếu xuất kho. Điều này đã gây khó khăn trong việc theo dõi giá trị lô hàng giao ngay cho khách hàng (Tiêu thu ngay). Vì vậy nên chăng Bộ Tài chính nên hành thêm chứng từ “ Phiếu giao hàng chuyển thẳng” đây sẽ là chứng từ phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ này. Đặc biệt là khi hiện nay Công ty xu hướng giao hàng ngay tại cảng cho khách hàng nhằm tiết kiệm được các chi phí phát sinh như: Chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi… và cũng là biện pháp giảm được rủi ro cho Công ty. Phiếu giao hàng (chuyển thẳng) thể được lập theo mẫu sau: BỘ THƯƠNG MẠI CÔNG TY CP XNH TẠP PHẨM PHIẾU GIAO HÀNG (CHUYỂN THẲNG) Ngày……tháng… năm… Số:……………… TK Nợ:…………. TK Có:…………. Họ tên người giao hàng……………………………………………………… Địa chỉ………………………………………………………………………… HĐKT số: ………………………….Ngày………tháng…….năm…………… Họ tên người nhận hàng………………………………………………………. Địa chỉ (bộ phận) ……………………………………………………………… Đơn vị: ……………………………………………………………………… . STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất hàng hoá Mã số ĐVT Số Yêu cầu lưọng Thực tế Đơn giá Thành tiên A B C D 1 2 3 4 … …… ……………………………… ……………………………… ……………… …… …… …… …… …… ……. ……… ……… ………. ………… ………… … ………… ………… … ……………… ……………… ………. Cộng: Tổng số tiền (viết bằng chữ):………………………………………………………………. Số chứng từ gốc kèm theo: ………………………………………………………………… Người lập phiếu Người nhận hàng Kế toán trưởng Giám đốc [...]... như sau: TK 1561- Hàng hoá tự doanh” sẽ được chi tiết ra 2 tài khoản cấp 3 + TK 15611: “ Hàng hóa nhập khẩu ” + TK 15612: “ Hàng hoá chờ xuất khẩu Sau đó 2 tài khoản cấp 3 này lại được chi tiết theo từng phòng xuấy nhập khẩu TK cấp 2 1561 TK cấp 3 TK cấp 4 15611 15611.11 15611.12 ………… Tên Tài khoản Hàng hoá tự doanh Hàng hoá nhập khẩu Hàng hoá nhập khẩu phòng XNK 1 Hàng hoá nhập khẩu phòng XNK 2 ………………………………………... trong hạch toán 3.3.3.1 Hoàn thiện về phương pháp hạch toán ngoại tệ Như đã biết Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế Do đặc điểm của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ về ngoại tệ phát sinh khá nhiều, kế toán luôn phải cập nhật thông tin về tỷ giá hang ngày, vì vậy mà khối lượng công việc hạch toán và ghi sổ kế toán nhiều và rất phức tạp, dễ dẫn... đối với hoạt động nhập khẩu, khi thanh toán nợ phải trả nhà xuất khẩu, kế toán luôn phải cập nhật tỷ giá ngày phát,sinh sau đó điều chỉnh chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính Cuối tháng, cuối kỳ lại điều chỉnh số nợ phải trả theo tỷ giá cuối tháng, cuối kỳ Để giảm bớt công việc kế toán trong hạch toán ngoại tệ, công ty nên sử dụng tỷ giá hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ... Phản ánh thuế nhập khẩu Nợ TK 151 TK 33331 + Bút toán 4: phản ánh thuế GTGT hang nhập khẩu Nợ TK 13312 TK 33312 - Khi hang về nhập kho Nợ TK 156 TK 151 3.3.4 Hoàn thiện về sổ kế toán Như đã đề cập về tồn tại trong tổ chức sổ kế toán tại Công ty, qua đó cho thấy Công ty vẫn nên sử dụng chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Thêm nữa sổ cái tổng hợp của Công ty nên thêm phần ngày tháng... ty nhập hang theo giá FOB, thì ngay khi nhận hang ở cảng người bán Công ty phải hạch toán Nợ TK 151 TK 3311 Khi hàng về đến cangr Việt Nam, căn cứ vào chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển, chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, kế toán ghi + Bút toán 1: Các chi phí vận chuyển và bảo hiểm Nợ TK 151 TK 331, 111,112 + Bút toán 2: Phí hải quan Nợ TK 1562 TK 111,112 + Bút toán. .. điểm khẩu điểm xếp hàng dỡ hàng KOREA BUSAN HAIPHONG 4 Đại lý làm thủ tục hải quan Số TT 1 2 3 Số TT 1 14 Điều kiện giao hàng FOB BUSAN 17.TÊN HÀNG QUY CÁCH PHẨM CHẤT Van dung cho ống dẫn nước Các loại Chi tiết như phụ lục TK Hàng mới 100% 24 THUẾ NHẬP KHẨU Trị giá tính thuế 900.806.717 Thuế suất Tiền thuế 117.767.575 18 Mã số hàng hoá 19 Xuất xứ KOREA 15 Đồng tiền 16 Phương thức thanh toán thanh toán. .. 11 Người xuất 12 Cảng, địa điểm 13 Cảng, địa CÔNG TY SXKD ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VIỆT khẩu xếp hàng điểm dỡ hàng HÀ BANGLADESH CHITTAGONG HAIPHONG 254 Minh khai , Hà nội 4 Đại lý làm thủ tục 14 Điều kiện giao 15 Đồng tiền 16 Phương hải quan hàng thanh toán thức thanh toán CIF USD L/C HAI PHONG Tỷ giá tính thuế 16007 Số 17.TÊN HÀNG 18 Mã số 19 Xuất xứ 20 21 22 Đơn 23 Trị T QUY CÁCH PHẨM CHẤT hàng hoá Lượng... 151- Hàng mua đi đường để phản ánh hang đang trong quá trình vận chuyển về kho, đặc biệt là đối với những trường hợp nhập khẩu theo giá FOB, hang phải vận chuyển từ cảng bên bán, thời gian vận chuyển thường kéo dài 3.3.2.2 Về việc chi tiết các tài khoản Tài khoản 1561- hang hoá tự doanh Để thể dễ dàng nhận biết được hang hoá nhập khẩu để bán hay hang mua về để chuẩn bị xuất khẩu Kế toán Công ty nên... độ kế toán, kế toán phải điều chỉnh số dư tài khoản tiền ngoại tệ, nợ phải thu, nợ phải trả, tiền vay gốc ngoại tệ theo tỷ giá bình quân do Ngân hang Nhà nước công bố tại thời điểm cuối quý, cuối năm Chênh lệch ngoại tệ hạch toán vào TK 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” và TK 635 “ Chi phí tài chính” 3.3.3.2 Hoàn thiện hạch toán nhập khẩu trực tiếp * Trong nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, nếu Công. .. wings@vnn.vn Mã số thuế ( tax code): 0303308971 HOÁ ĐƠN GTGT (VAT INVOICE ) Mẫu số: 01 GTKT- 3LL-01 Liên 2: Khách hàng ký hiệu: AA/ 2006-T Số: 001501 Ngày hoá đơn (Invoice date): 25/29/2006 Tên khách hàng (Issued for): CTY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM Địa chỉ(Address):36 Bà Triệu- Hoàn Kiếm- Hà Nội Mã số thuế( Tax code): 0100106747-1 Hình thức thanh toán ( Method of payment): TM/CK ĐVT ( Currency): . Đánh giá công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm. 3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá. hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp phải xuất phát

Ngày đăng: 04/11/2013, 20:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5. Loại hình KD 6.Giấy  phép(nếu có) Số: 0103012689 Ngày:  01/6/2006 Ngày hết hạn - Đánh giá công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm
5. Loại hình KD 6.Giấy phép(nếu có) Số: 0103012689 Ngày: 01/6/2006 Ngày hết hạn (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w