Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
30,73 KB
Nội dung
NHỮNG VẤNĐỀCƠBẢNVỀCÔNG TÁC HUYĐỘNGVỐNCỦANHTM 1.1 HOẠT ĐỘNGHUYĐỘNGVỐNCỦANHTM 1.1.1 Khái niệm NHTM Mặc dù trải qua lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay việc đưa ra một khái niệm cụ thể vềNHTM thì vẫn còn là điều gây tranh cãi của các nhà kinh tế, bởi tại mỗi một thời điểm khác nhau thì khái niệm lại cónhững thay đổi, đây lại là một đặc thù của lĩnh vực ngân hàng tài chính. Theo các nhà Kinh tế học thế giới thì:”NHTM là một loại hình doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng”. Theo cách tiếp cận trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì “NHTM là một loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng về tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức nào trong nền kinh tế”. Theo luật tổ chức tín dụng có hiệu lực từ tháng 10/1998, NHTM được định nghĩa như sau: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mở hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. 1.1.2 Hoạt độngcủaNHTM Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động ngân hàng đã cónhững bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn song ngân hàng vẫn duy trì các nghiệp vụ cơbản sau: a, Nghiệp vụ huyđộng vốn: Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng, hoạt độngcủa ngân hàng. Vốn được ngân hàng huyđộng dưới nhiều hình thức khác nhau như huyđộng dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá. Mặt khác, trên cơ sở nguồn vốn đã huyđộng được, ngân hàng tiến hành cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. Nghiệp vụ huyđộngvốncủa ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín của ngân hàng ngày càng cao,các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và các tổ chức dân cư, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó các ngân hàng thương mại phải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước của địa phương từ đó đưa ra các loại hình huyđộng phù hợp nhất là các nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. b, Nghiệp vụ sử dụng vốn Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ sử dụng vốncủa ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.Vì vậy ngân hàng cần phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốncủa mình sao cho hợp lý nhất. Một là, ngân hàng tiến hành cho vay Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Theo thống kê, nhìn chung thì khoảng 60% - 75% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động cho vay. Thành công hay thất bại của một ngân hàng tùy thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành côngcủa tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng. Các loại vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả… Hai là tiến hành đầu tư Đi đôi với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện của hàng loạt những nhu cầu khác nhau. Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đòi hỏi ngân hàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ có thể cung cấp đầy đủ kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế. Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốnđể đầu tư. Có hai hình thức chủ yếu mà các ngân hàng thương mại có thể tiến hành là: ▪ Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty khác. ▪ Đầu tư vào trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ba là nghiệp vụ ngân quỹ Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng mà các chủ thể khi tham gia tiến hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đằng sau mục tiêu quan trọng đó là hàng loạt các nhân tố cần quan tâm. Một trong những nhân tố đó là tính an toàn. Nghề ngân hàng là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt độngcủa mình ngân hàng không thể bỏ qua sự “an toàn”. Vì thế, ngoài việc cho vay và đầu tư để thu được lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốnhuyđộng được để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do Trung ương đề ra. c, Nghiệp vụ khác Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Một trong những lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí ngân hàng đưa cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Mặt khác, các ngân hàng thương mại còn tiến hành môi giới, mua bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, uy thác giải ngân và thu hộ. 1.1.3 Các hình thức huyđôngvốncủaNHTMHuyđộng các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là quan trọng nhất đối với các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô lớn. Từ thập niên 60 đến nay, khi chế độ lãi suất trả cho tiền gửi được thả nổi linh hoạt, tài sản nợ trở nên đa dạng và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại với nhau trong việc tìm kiếm vốn hoạt động đã dần dần hướng các ngân hàng chú ý đến sự giao độngcủa tài sản nợ. Từ thập niên 60 trở đi thì với sự phát triển nhanh của các thị trường tài chính liên quốc gia, đã có rất nhiều loại tài sản có lợi tức ổn định và thanh khoản cao được mở ra trước mắt các ngân hàng ở các nước phát triển. Cho nên, vấnđề khó khăn không còn là đầu tư vào đâu mà là làm thế nào có đủ vốn cho đầu tư ở môi trường cạnh tranh đầy kịch tính trong hệ thống ngân hàng thế giới. 1.1.3.1 Các hình thức huyđộng tiền gửi củaNHTM Đây là hình thức huyđộngvốn mà ngân hàng huyđộng được từ tổ chức kinh tế, cá nhân . trong xã hội thông qua hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm, thanh toán hộ, các khoản cho vạy tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Các hình thức nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vào các tiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau. 1.1.3.1.1 Phân loại theo tiêu thức kỳ hạn Ngày nay, người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này đểcó thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi, và là cơ sở để ngân hàng xây dựng chiến lược dự trữ phù hợp. - Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định người gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào do đó lãi suất thường thấp. Tiền gửi không kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn (giao dịch) có thể huy động. Hình thức này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp. Bởi vì các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng mục đích chính không phải để nhận lãi mà là để hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp: đó là các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu chi hộ . Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể đáp ứng nhu cầu củanhững khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai, hoặc không thực sự an tâm về việc gửi tiền mà chỉ mong muốn nhận được một số tiền lãi nào đó với lượng tiền hiện còn nhàn rỗi. Do tính chất không ổn định của nó nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhấn định nào đó của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được và ngân hàng muốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền gửi này. Do vậy quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữ trong các ngân hàng. - Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn lãi suất của khoản tiền gửi. Do có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền gửi có sự ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Chính vì lý do này mà lãi suất của các khoản tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn nhiều lãi suất của các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Bởi vì mục đích chính của việc gửi tiền vào ngân hàng là tiền lãi. Thông thường thì lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, tức là khoản tiển gửi càng lâu thì lãi suất càng cao và ngược lại. 1.1.3.1.2 Phân loại theo tiêu thức nguồn hình thành. - Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà họ trực tiếp chuyển vào ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tiết kiệm, doanh nghiệp nộp tiền bán hàng . Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế được ngân hàng tập trung lại. Các cá nhân và tổ chức thường gửi tiền với mục đích và kỳ hạn khác nhau. Cá nhân gửi tiền thường với mục đích là để hưởng lãi còn mục đích của các doanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. - Tín dụng tạo tiền gửi: Đây cũng là một hình thức nhận tiền gửi, khi ngân hàng cho khách hàng vay tiền thì Ngân hàng chuyển số tiền này vào tài khoản tiền gửi của khách hàng ngay trong ngân hàng. Khi khách hàng chưa có nhu cầu rút tiền ngay lập tức thì ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó mặc dù với thời hạn rất ngắn. 1.1.3.1.3 Phân loại theo tiêu thức mục đích sử dụng - Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của các cá nhân với mục đích là tìm kiếm một khoản thu nhập. Thường thì mỗi khoản tiền gửi tiết kiệm có khối lượng nhỏ, thời hạn ngắn. Những người gửi tiền tiết kiệm là những đối tượng giảm chi tiêu trong hiện tại với hy vọng là sẽ tăng được chi tiêu trong tương lai. - Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này khá phổ biến ở các nước phát triển, thường được sử dụng với những hộ có thu nhập thấp và trung bình người gửi để dành một khoản tiền gửi vào ngân hàng (thường là các khoản tiết kiệm đều đặn hàng năm) với ý định tích luỹ tiền cho mục đích nhất định. Đây là hình thức huyđộngvốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính ổn định đồng thời cótác dụng tích cực trong việc hỗ trợ cho người dân mua sắm nhà cửa, phương tiện. - Tiền gửi thanh toán: Là khoản ký gửi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Họ gửi tiền mục đích không phải là để hưởng thu nhập mà là hưởng các dịch vụ của ngân hàng. Thông thường các khoản tiền gửi thanh toán có khối lượng lớn. Do đó, khi các khoản tiền này tạm thời chưa sử dụng thì ngân hàng có thể sử dụng vào kinh doanh. 1.1.3.1.4 Phân loại theo tiêu thức loại tiền gửi. - Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi quan trọng của các ngân hàng, nó phụ thuộc vào thu nhập trong nước và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lượng tiền gửi. - Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh tiền gửi nội tệ thì ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ như USD, GBP, DEM, . những khoản ngoại tệ này cũng rất quan trọng cho hoạt động ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế . 1.1.3.2 Chứng thư tiền gửi loại lớn Chứng thư tiền gửi loại lớn là một loại hình phiếu nợ do ngân hàng phát ra để vay tiền của thị trường. Có hai cách phát hành loại chứng thư này: Một là khi có các đối tượng đến vay tiền để sản xuất hoặc tiêu dùng theo hợp đồng với ngân hàng, ngân hàng phát hành chứng thư này cho họ. Hai là ngân hàng có thể công bố phát hành chứng thư này cho các đối tượng muốn đầu tư hoặc muốn gửi tiền vào ngân hàng. Thay vì một cuốn sổ tiền gửi có kỳ hạn, họ có thể nhận loại chứng thư này, nhưng chứng thư loại này không cónhững đơn vị quá nhỏ bằng tiền mặt. Khi ngân hàng thương mại phát ra chứng thư này, nó hướng tới việc vay tiền của thị trường, của nhân dân và chứng thư là giấy xác nhận khoản vay này. Đồng thời trên chứng thư có ghi rõ thời hạn sẽ trả lại tiền mặt (6 tháng, 1 năm .) và lãi xuất người cho vay được hưởng. Đến ngày đáo hạn cuối cùng, người sở hữu chứng thư đem nộp nó cho ngân hàng đã phát hành để nhận lại cả vốn theo giá trị bề mặt và tiền lời. Loại chứng thư này ở các nước công nghiệp thường có thời gian đáo hạn không quá 6 tháng kể từ ngày phát hành. Với thời gian ngắn và tính chất được sử dụng, chấp nhận không khác gì Séc hay tiền mặt, trong khi nó có lãi suất mà Séc và tiền mặt không có lãi suất, chứng thư này trở thành loại đầu tư ngắn hạn hấp dẫn nhất đối với các nhà kinh doanh và hộ gia đình. 1.1.3.3 Phát hành giấy tờ có giá Đểhuyđộng được đủ nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốncủa mình các NHTM không chỉ sử dụng các công cụ truyền thống đểhuyđộngvốn mà còn đưa ra các công cụ mới hiệu quả hơn như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi là giấy tờ có giá xác nhận khoản nợ của ngân hàng với người nắm giữ. Việc phát hành các giấy tờ có giá này giúp ngân hàng huyđộng được số vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốncủa mình. Tuy nhiên chi phí của nguồn vốnhuyđộng này tương đối cao do ngân hàng phải trả lãi cao hơn các hình thức huyđộngvốn truyền thống khác. 1.1.3.4 Vay ngắn hạn các Ngân hàng Thương mại Trong quá trình hoạt độngcủa mình, do cónhững ngày cho vay quá nhiều, sự thiếu hụt dự trữ tại ngân hàng Trung ương là điều thường xảy ra đối với các NHTM. Trong khi có một số NHTM thiếu dự trữ, thì nó cũng có một vài bộ phận khác thừa dự trữ. Để đảm bảo dự trữ theo quy định của ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại điện thoại hoặc liên lạc bằng Computer vay lẫn nhau dự trữ trong một ngày là chuyện bình thường. Thủ tục vay được tiến hành qua Fax hoặc điện tín. Việc vay qua vay lại như thế diễn ra hàng ngày trong hệ thống ngân hàng thương mại. Nó hình thành nên một loại tài sản nợ khá thường xuyên. Tuy nhiên, khoản nợ này thường rất ngắn không quá một tuần và thường là chỉ một hay hai ngày vì mọi ngân hàng đều tự ý thức không thể lạm dụng kéo dài thời gian gây khó khăn cho ngân hàng có thiện chí giúp mình. 1.1.3.5 Vay ngắn hạn thông qua hợp đồng mua lại. Hợp đồng mua lại là hình thức vay ngắn hạn trên thị trường của ngân hàng thương mại. Trong hoạt động mỗi ngày, việc thiếu tiền mặt bất ngờ cho những thượng vụ đầu tư đã được ký kết hoặc hụt dự trữ tại ngân hàng Trung ương là chuyện không có gì lạ đối với các ngân hàng thương mại. Ngoài những biện pháp nêu trên, trong những trường hợp cấp thiết, ngân hàng thương mại có thể vay của thị trường trong vài ngày đến vài tuần bằng cách phát hành hợp đồng mua lại. Đây là một hợp đồngbán chứng khoán giữa ngân hàng và đối tượng kinh doanh chứng khoán tương đối thừa tiền mặt trong thị trường như các công ty tài chính, tổ chức tín dụng, các quỹ tiết kiệm, hưu trí, các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán. Chứng khoán mà ngân hàng đem bán là chứng khoán mà ngân hàng đang đầu tư. Không phải là phiếu nợ do nó phát hành như các trường hợp vừa rồi. Những loại chứng khoán mà ngân hàng thường đầu tư nhất và có thể đem bán theo loại hợp đồng này là trái phiếu Kho bạc, tín phiếu Kho bạc và một số loại trái phiếu, cổ phiếu khác của thị trường. 1.1.3.6 Vay của ngân hàng Trung ương Các ngân hàng thưong mại hầu như đều được sự cho phép thành lập của Ngân hàng Trung ương, cho nên nó đều được quyền vay tiền tại ngân hàng Trung ương trong những tình huống thiếu hụt dự trữ. Trường hợp không may diễn ra khi ngân hàng thương mại đến vay giữa lúc ngân hàng trung ương không muốn khuyến khích sự bàng trướng tín dụng, hoặc thậm chí nó đang thắt chặt cung ứng tiền để chống lạm phát. Lúc đó lãi suất chiết khấu được đưa lên cao với những khoản lỗ trông thấy khi vay vốncủa ngân hàng Trung ương. Do đó, các ngân hàng thương mại chỉ miễn cưỡng vay trong những tình huống thật ngặt nghèo và tìm mọi cách trả nợ rất nhanh. Dù vay ít nhiều, vay thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng một năm đôi ba lần, dịch vụ vay từ cửa ngõ chiết khấu của ngân hàng Trung ương vẫn là một khoản mục cố định trong tài sản nợ vì không có ngân hàng thương mại nào mà chưa hề vay của ngân hàng Trung ương bao giờ từ khi thành lập. 1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNGHUYĐỘNGVỐNCỦANHTMNhững nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốncủaNHTM được xem xét qua hai nhóm nhân tố đó là: nhóm nhân tố mang tính khách quan và nhóm nhân tố mang tính chủ quan. 1.2.1 Nhân tố khách quan ▪ Thứ nhất là môi trường pháp lý Hoạt độngcủa ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tácđộng hết sức mạnh mẽ đối với nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Cụ thể việc huyđộngvốn và sử dụng vốncủa ngân hàng đều tácđộng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Chính vì lẽ đó hoạt độngcủa ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ sát sao hơn so với các doanh nghiệp khác. Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của chính phủ, của NHTW, đó là Luật các tổ chức tín dụng, luật kinh tế, luật dân sự, hàng loạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức. Trong sự rang buộc về pháp luật này thì các yếu tố của nghiệp vụ huyđộngvốn chắc chắn sẽ bị thay đổi và kết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của việc huyđộng vốn. Bởi khi chính sách của nhà nước của NHTW: chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốncủa NHTM. ▪ Thứ hai là môi trường kinh tế - chính trị - xã hội Hoạt độngcủaNHTM nói chung và hoạt độnghuyđộngvốn nói riêng không thể thoát ly khỏi môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh tế - chính trị - xã hội. Trong các hoạt độngcủa ngân hàng thì hoạt độnghuyđộngvốn và sử dụng vốn luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát… tácđộng trực tiếp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, tạo môi trường cho việc thu hút vốncủa ngân hàng thuận lợi và ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp khiến quá trình tạo vốncủa ngân hàng gặp khó khăn. Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tácđộng mạnh mẽ đến quan hệ vốncủa ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nhân khẩu học cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn thông qua việc phân bổ dân cư, trình độ, lứa tuổi… Ngân hàng cũng nên xem xét yếu tố này trong hoạt độnghuyđộngvốncủa mình. ▪ Thứ ba là môi trường văn hóa Môi trường văn hóa quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sử dụng tiền của dân cư. Những vùng mà người dân quen sử dụng số tiền nhàn [...]... quả nguồn vốncủa mình Khi hình thức huyđộngvốn đa dạng nghĩa là số lượng vốnhuyđộng được tăng lên và chi phí huyđộngcó xu hướng giảm xuống ▪ Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Trong một ngân hàng, nghiệp vụ huyđộngvốn chịu tácđộng trực tiếp từ các hoạt độngvề sử dụng vốn Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt độngcủabản thân... thuế, lừa đảo của các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng Từ đó có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng huyđộng được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay nên côngtáchuyđộngvốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do vậy, côngtáchuyđộngvốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM và nó... lược huyđộngvốn là thu hẹp hay mở rộng cho phù hợp với chính sách thu hẹp hay mở rộng tín dụng của ngân hàng trong thời kỳ đó Cơ cấu nguồn vốncó thể thay đổi về tỷ lệ các khoản mục cấu thành, chi phí huyđộngcó thể tăng hay giảm nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng dắn phù hợp với điều kiện bản thân ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thì côngtáchuyđộngvốn phát huy. .. làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình Nhưng ngân hàng do bản chất là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng huyđộng được lại là nguồn vốnđể các doanh nghiệp khác đi vay nên côngtáchuyđộngvốn lại càng có ý nghĩa quan trọng Hơn nữa, chính sách huyđộngvốn là một bộ phận quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia, nó liên quan đến chính sách thu nhập trong phạm vi toàn xã hội, tác. .. phát triển chung của nền kinh tế mà ngân hàng là một trong những thành viên chính góp phần tạo nên sự phát triển đó Vì vậy, việc đẩy mạnh côngtáchuyđộngvốn cho đầu tư phát triển đang giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta hiện nay 1.3.2 Vai trò của nguồn vốn hoạt động đối với NHTM Chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò củaNHTM ngày càng... trung gian thanh toán, là thủ quỹ của nền kinh tế nên NHTM là tác nhân quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế Các nguồn vốnhuyđộng được sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng hoạt độngcủa ngân hàng Nếu nguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốnhuyđộng được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của ngân hàng Ngân hàng thực hiện... ra nhiều hình thức huyđộngvốn đa dạng Khối lượng vốn mà ngân hàng huyđộng được phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức huyđộngvốn mà ngân hàng áp dụng Khi áp dụng nhiều hình thức huyđộngvốn sẽ tạo nhữngcơ hội để người gửi lựa chọn, đáp ứng được các nhu cầu của người gửi Mỗi ngân hàng đều tìm cho mình những hình thức huyđộngvốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tâm lý dân cư vùng mà ngân... chút, những người có tiền vẫn lựa chọn ngân hàng đó để gửi mà không tìm những nơi trả lãi hấp dẫn hơn vì họ tin rằng ở đây đồngvốncủa mình sẽ tuyệt đối an toàn 1.3 VAI TRÒ CỦACÔNGTÁCHUYĐỘNGVỐN 1.3.1 Vai trò của nguồn vốn hoạt động tới nền kinh tế Đối với nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, vốncó vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kì đầu đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Nước ta từ khi chuyển... yếu dựa vào nguồn này Nguồn vốnhuyđộngcó ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh củaNHTM Cụ thể, nếu ngân hàng huyđộng được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp nó có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu được lợi nhuận cao Ngược lại, với quy mô hạn chế và chi phí cao thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình Chi phí huyđộngvốncủa ngân hàng liên quan chặt... triển kinh tế của một đất nước nguồn đầu tư trong nước luôn có ý nghĩa quan trọng và giữ vai trò quyết định đến sự phát triển lâu dài và vững chắc của một đất nước Trong lúc đó lại là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốncủa ngân hàng cho nên nếu phát huy tốt côngtác này sẽ tăng cường được một nguồn vốn lớn cho nền kinh tế Như vậy công việc đẩy mạnh côngtáchuyđộngvốn là hết . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1.1 Khái niệm NHTM Mặc dù trải qua lịch. kiện bản thân ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thì công tác huy động vốn phát huy hiệu quả. ▪ Ảnh hưởng của lãi suất huy động Lãi