LÊ THỊ KIỀU OANH
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.)
NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồngMã số: 9.62.01.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂYTRỒNG
Trang 2Thái Nguyên - 2021
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Đào Thanh Vân 2 TS Ngô Thị Hạnh
Phản biện 1: ……… Phản biện 2: ………Phản biện 3: ………
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận cấp Trường: Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi …… giờ ngày … tháng …… năm 2021
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
Trang 41 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống dưa lêHàn Quốc tại Thái Nguyên đăng tại tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
số tháng 11, năm 2018, trang 74-81.
2 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống dưa lêhàn quốc “Geum je” tại tỉnh Thái Nguyên, đăng tại tạp chí Nông nghiệp và pháttriển nông thôn, số tháng 6, năm 2019, trang 74-81.
Trang 5MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết
Dưa lê (Cucumis melo L.) là rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có nguồn
gốc từ châu Phi, sau đó được trồng lan rộng ra các nước Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc vàngày nay được trồng ở tất cả các nước trên thế giới (Vũ Văn Liết và Hoàng Đăng Dũng,2012) Dưa lê có thời gian sinh trưởng ngắn, quả sử dụng ăn tươi có hương vị thơmngon, màu sắc hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng phong phú có lợi cho sức khỏe nên đượcnhiều người ưa thích Ngoài cung cấp năng lượng và chất xơ, quả dưa lê giàu cácvitamin A, B, C, chất khoáng, chất chống oxy hóa như β-caroten Trong 01 g dưa lê cótới 20,4 µg β-caroten, gấp khoảng 100 lần so với táo, 20 lần so với cam và 10 lần so vớichuối (Tạ Thu Cúc, 2005) Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong quả dưa lê phụthuộc vào giống và kỹ thuật canh tác (Trương Thị Hồng Hải và cs, 2019).
Ở nước ta, cây dưa lê đã được trồng từ lâu nhưng vẫn duy trì quy mô diện tíchsản xuất nhỏ, chưa trở thành cây trồng có thu nhập chính cho người nông dân Sảnxuất dưa lê phát triển chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế do thiếu bộgiống và biện pháp kỹ thuật phù hợp cho các vùng sinh thái dẫn tới năng suất thấp vàchất lượng không ổn định, đặc biệt việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòngtrừ sâu bệnh hại và phân bón hóa học nên sản phẩm không an toàn, chưa tạo đượcniềm tin cho người tiêu dùng Mặt khác sản phẩm quả dưa lê dùng ăn tươi, thời gianbảo quản quả trong điều kiện thường ngắn, quả rất dễ thối hỏng, do vậy gây nhiều rủiro cho người sản xuất nếu tiêu thụ không kịp thời
Trong thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ dưa lê ngày càng lớn, nguồn giốngdưa lê phục vụ cho sản xuất được cung ứng trên thị trường khá phong phú và thuậnlợi hơn nên cây dưa lê đang phát triển mạnh ở một số tỉnh như Hải Dương, HưngYên, Bắc Giang, Hà Nội đem lại hiệu quả kinh tế cao Ngoài các giống thuần truyềnthống được trồng từ lâu đời như dưa lê trắng Hà Nội, dưa lê mật Bắc Ninh hay dưa lêHải Dương cho quả nhỏ, thơm và vị ngọt, các công ty giống cây trồng (Nông Hữu,Trang Nông và Thần Nông) đã đưa vào sản xuất một số giống dưa lê lai F1 nhập nộinhư: Ngân Huy, Thu Mật (246), Thiên Hương (221), Thu Hoa (1217), Kim CôNương (1382), Nữ Thần (1054), Kim Cúc, Ngọc Thanh Thanh Các giống này chonăng suất cao, quả to, đa dạng về màu sắc và hình dạng (Trương Thị Hồng Hải và cs,2019) Từ năm 2015 - 2016, Viện Nghiên Cứu Rau Quả đã khảo nghiệm, đánh giácác giống dưa lê nhập nội từ Hàn Quốc và bước đầu tuyển chọn được một số giốngtriển vọng có một số đặc tính ưu việt hơn giống sử dụng trước đó trong sản xuất nhưnăng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã quả đẹp và chống chịu bệnh hại khá (Ngô ThịHạnh và cs, 2017) Đây là những giống cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá đủ điều kiệnđể giới thiệu cho sản xuất.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có mật độ dân số khá cao,nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi ngày càng lớn do tập trung nhiều khu công nghiệp vàcác trường đại học, cao đẳng Tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp trồng các loại rauăn quả trong đó có cây dưa lê Mặc dù hiện nay cây dưa lê đã được bố trí trong cơ cấucây trồng ở một số khu vực trong tỉnh như huyện Phú Bình, huyện Đại Từ, thị xã PhổYên, tuy nhiên sản lượng quả thấp, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầutiêu thụ của thị trường trong tỉnh
Trang 6Để đẩy mạnh phát triển sản xuất dưa lê đem lại hiệu quả kinh tế cao và đáp ứngnhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, cần nghiên cứu, tuyển chọn được bộ giống dưa lê tốt vàxây dựng các biện pháp kỹ thuật giải quyết những hạn chế trong sản xuất dưa lê hiệnnay tại Thái Nguyên nói riêng và trong cả nước nói chung Xuất phát từ yêu cầu thực
tế và từ luận cứ khoa học, thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứutuyển chọn và xây dựng một số biện pháp kỹ thuật đối với giống dưa lê (Cucumismelo L.) nhập nội có triển vọng tại tỉnh Thái Nguyên”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tuyển chọn được giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội có năng suất cao, chấtlượng tốt, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu tại Thái Nguyên, để bổ sung vàobộ giống phục vụ sản xuất.
- Xác định được một số biện pháp canh tác phù hợp cho giống dưa lê mới đượctuyển chọn như: Mật độ trồng, lượng phân bón đạm (N), kali (K), phòng trừ bệnh hạiphổ biến, thử nghiệm gốc ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quảkinh tế trong sản xuất dưa lê tại Thái Nguyên
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất dưa lê an toàn, đạt năng suấtcao, chất lượng tốt phục vụ cho vùng trung du và miền núi phía Bắc.
4 Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định và giới thiệu ra sản xuất giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội Geum Jecho năng suất quả cao hơn giống đối chứng (Ngân Huy); mẫu mã và lý tính quả tốt,đồng thời có thời gian bảo quản dài hơn giống đối chứng, trồng phù hợp trong vụXuân Hè và Thu Đông tại Thái Nguyên.
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống dưa lê được tuyển chọn“Geum Je”:
+ Mật độ trồng thích hợp trong vụ Xuân Hè là 11.000 cây/ha và vụ Thu Đông là13.000 cây/ha trên luống rộng 1,5 m với khoảng cách cây tương ứng là: 0,6 m và 0,5 m.
+ Tổ hợp phân bón hiệu quả nhất trong vụ Xuân Hè là 120 kg N + 110 kg K2O,vụ Thu Đông là 90 kg N + 110 kg K2O, nền 30 tấn phân hữu cơ + 60 kg P2O5
+ Sử dụng thuốc Ridomil Gold có khả năng phòng trừ hiệu quả cao đối với bệnhphấn trắng ở vụ Xuân Hè, bệnh sương mai vụ Thu Đông.
+ Sử dụng gốc ghép dưa Mán cho khả năng sinh trưởng, năng suất quả cao hơnđối chứng không ghép, sử dụng gốc ghép Bầu sao cho chất lượng quả cao hơn đốichứng, năng suất cao hơn đối chứng nhưng không ổn định.
Trang 7- Các gốc ghép: Gốc bầu Sao (Lagenaria) là giống thuần tại Đồng Hỷ, TháiNguyên, giống bí đỏ (Cucurbita moschata) và dưa Mán (Cucumis sativus) là giống
dưa chuột bản địa được thu thập tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Bảng 2.1 Các giống dưa lê trong thí nghiệm
1JC-01 Xuất xứ giống: Nongwo Bio (Hàn Quốc).Đơn vị nhập nội: Viện Nghiên Cứu Rau Quả.2Super 007 Kkul Xuất xứ giống: Nongwo Bio (Hàn Quốc).Đơn vị nhập nội: Viện Nghiên Cứu Rau Quả.3Chil Seong Xuất xứ giống: Nongwo Bio (Hàn Quốc).Đơn vị nhập nội: Viện Nghiên Cứu Rau Quả.
4Manita Xuất xứ giống: Asia Seed Co., Ltd (Hàn Quốc).Đơn vị nhập nội: Công ty cổ phần Vinasia (Việt Nam).5Chamsa Rang Xuất xứ giống: Nongwo Bio (Hàn Quốc).Đơn vị nhập nội: Viện Nghiên Cứu Rau Quả.
6Guem Sang Xuất xứ giống: Asia Seed Co., Ltd (Hàn Quốc).Đơn vị nhập nội: Công ty cổ phần Vinasia (Việt Nam).7Guem Je Xuất xứ giống: Asia Seed Co., Ltd (Hàn Quốc).Đơn vị nhập nội: Công ty cổ phần Vinasia (Việt Nam).8Cho Bok Ggul Xuất xứ giống: Asia Seed Co., Ltd (Hàn Quốc).Đơn vị nhập nội: Công ty cổ phần Vinasia (Việt Nam).9Ngân Huy Sản xuất: KNOWN-YOU SEED CO.,LTD ( Đài Loan).Phân phối: Công ty TNHH Giống CT Nông Hữu (Việt Nam)
- Phân bón:
+ Đạm: Sử dụng đạm Urê – (NH2)2CO (46% N).
+ Lân: Sử dụng Lân Supe – Ca(H2PO4)2.H2O (16% P2O5).+ Kali: Sử dụng Kali clorua – KCl (60% K2O).
+ Phân hữu cơ: Phân lợn, gà ủ hoai mục
- Thuốc BVTV: Thuốc trừ sâu sinh học hoạt chất Abamectin, trừ bệnh: Biobac,Microtech-1, Nanobac, Bonny, Ridomil Gold
- Vật liệu phủ luống: Màng phủ PE khổ rộng 1,6 m, dài 400m
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Trang 8Địa điểm thí nghiệm: tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Địa điểm mô hình: Huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên và trường Đại học Nông Lâm
Đất thí nghiệm: Đề tài thực hiện trên đất vàn thấp, có thành phần cơ giới pha cát,
pH=5,62; mùn=1,54%, N tổng số=0,08%, P2O5=0,09%, K2O =0,95%, NH4 dt=5,40(mg/100g) ; P2O5dt = 6,0 (mg/100g) ; K2Odt (mg/100g) = 8,62; CEC = 15,12
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 - 2019 Vụ Xuân Hè: Gieo hạt 18/2; ngày trồng 10/3
Vụ Thu Đông: Ngày gieo hạt: 8/9 ; ngày trồng 26/9
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng sinh trưởng, phát triển củacác giống dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học các giống dưa lê nhập nội tại Thái Nguyên- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất các giống dưa lê
2.3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê nhập nội Geum je
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng vàhiệu quả kinh tế của giống dưa lê “Geum Je” trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và kali đến sinh trưởng, năng suất, chấtlượng và hiệu quả kinh tế của giống dưa lê “Geum Je” trong vụ Xuân Hè và ThuĐông năm 2018
- Nghiên cứu và đánh giá hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với mộtsố bệnh hại dưa lê trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên
- Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng và năng suất giống dưa lê“Geum Je” trong vụ Xuân Hè năm 2019 và 2020 tại Thái Nguyên.
2.3.3 Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê giống Geum Je vụ Xuân Hè năm 2019 tạiThái Nguyên
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, tình hình sâu bệnh của mô hình sản xuất - Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng và xây dựng mô hình
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng sinh trưởng,
phát triển của các giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 9 công thứcvà 3 nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 14,1 m2 (1,5 m x 9,4 m) Dưa trồng hàng đơnchính giữa luống, mặt luống được phủ nilon, khoảng cách cây cách cây 0,6 m
Công thức 1: JC-01 Công thức 6: Guem SangCông thức 2: Super 007 Kkul Công thức 7: Guem JeCông thức 3: Chil Seong Công thức 8: Cho Bok Ggul
Trang 9Công thức 4: Manita Công thức 9: Ngân Huy (đối chứng)Công thức 5: Chamsa Rang
Phân bón: 30 tấn phân chuồng + 120 kg N + 60 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha Kỹthuật chăm sóc khác theo quy trình thâm canh dưa lê Super 007 của Viện Khoa họcNông nghiệp Việt Nam (Trịnh Khắc Quang và cs., 2014).
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất giống dưa lê Geum je trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái NguyênThí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 4 mật độ (khoảng cách) trồng khác nhau:Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 4 công thức(4 mật độ trồng) với 3 lần nhắc lại Diện tích ô thí nghiệm 18,3 m2 (1,5m x 12,2m).Dưa trồng hàng đơn chính giữa luống, mặt luống được phủ nilon theo khoảng cáchtương ứng Quy trình kỹ thuật được áp dụng như thí nghiệm 1
* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và kali đến sinh trưởng và năng
suất giống dưa lê Geum je trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên
- Thí nghiệm gồm 4 mức bón đạm và 4 mức bón kali, bố trí theo khối ngẫunhiên hoàn chỉnh và 3 lần nhắc lại Các công thức phân bón được sử dụng kết hợp vớinền phân bón: 30 tấn phân hữu cơ (phân lợn ủ hoai) + 60 P2O5 /ha Diện tích ô thínghiệm và các quy trình kỹ thuật được áp dụng như thí nghiệm 1
* Thí nghiệm 4: Nghiên cứu và đánh giá hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực
vật đối với bệnh phấn trắng và sương mai hại dưa lê trong vụ Xuân Hè và Thu Đôngnăm 2018 tại Thái Nguyên
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 6công thức (5 công thức phun thuốc BVTV và 1 đối chứng) với 3 lần nhắc lại Diện tích ôthí nghiệm và các quy trình kỹ thuật được áp dụng như thí nghiệm 1
Công thức 1: Biobac (Bacillus subtilis), nồng độ phun 0,2%
Công thức 2: Microtech-1 (Bacillus subtilis + Steptomyces sp.), nồng độ phun 1%Công thức 3: Nanobac (Nano bạc + Nano đồng), nồng độ phun 0,2 %
Công thức 4: Bonny (Ningnamycin), nồng độ 0,2 %
Công thức 5: Ridomil Gold (Mancozeb + Metalaxyl), nồng độ phun 0,3%.Công thức 6: Đối chứng (phun nước lã)
Tiến hành phun thuốc khi bệnh phấn trắng và sương mai xuất hiện Chỉ tiêu theodõi là tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trước và sau khi phun 3, 5 và 7 ngày Hiệu lực củathuốc được tính theo công thức Henderson-Tilton.
* Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng và năng
suất giống dưa lê Geum je trong vụ Xuân Hè năm 2018 tại Thái Nguyên
- Thí nghiệm gồm 4 công thức tương ứng với 03 loại gốc ghép khác nhau và khôngghép làm đối chứng, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lầnnhắc lại Diện tích ô thí nghiệm, phân bón và kỹ thuật chăm sóc như thí nghiệm 1
* Chuẩn bị cây con
Trang 10Tiến hành ngâm ủ hạt Bầu Sao trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh ) từ 2 – 3 giờ, sau đóủ hạt bằng khăn ẩm đến khi nứt nanh đem gieo vào khay nhựa Hạt dưa lê, hạt DưaMán, hạt bí đó ngâm ủ hạt đến khi nứt nanh và gieo sau khi gieo bầu 5 - 7 ngày Saukhi dưa lê nhú cặp lá thật đầu tiên bắt đầu tiến hành ghép.
* Tiến hành ghép : Sử dụng phương pháp ghép áp ngọn
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ (dao lam, kẹp ghép, que nhọn cắm)- Bước 2: Khử trùng, vệ sinh dụng cụ ghép bằng cồn 90 độ.- Bước 3: Tiến hành ghép.
• Trước khi ghép phải tưới đẫm gốc ghép trước 1 ngày.
• Dùng dao lam cắt phần gốc thân dưa lê với góc vát 30 – 40 độ dưới lá mầm • Sau đó cắt vát gốc ghép 30 – 40 độ để lại một bên lá mầm rồi lấy kẹp ghim giữcố định gốc ghép và ngọn ghép
• Thao tác ghép phải chính xác, các bề mặt vết cắt không dập nát hoặc để lâulàm khô bề mặt.
• Dùng que nhọn cắm qua lỗ kẹp ghép giữ cây ghép thẳng đứng- Bước 4: chăm sóc sau ghép
• Đặt cây ở nơi thoáng mát che nilong kín, ngừng tưới nước 3-4 ngày sau khi ghép.• Trong quá trình để lành vết ghép cần phải duy trì nhiệt độ và ẩm độ thích hợp(sử dụng bình phun sương phun xung quanh nilon che).
• Sau 5 - 7 ngày có thể bỏ nilong và đem cây ra ngoài nắng buổi sáng và chiều tối.• Sau ghép 10 - 12 ngày thì có thể đem cây ra ngoài ruộng trồng.
Trang 11* Biện pháp kỹ thuật mô hình sản xuất thử nghiệm: Là kết quả nghiên cứu
của đề tài, bao gồm các kỹ thuật chính sau:- Giống: Geum Je
- Mật độ: 11.000 cây/ha (khoảng cách cây cách cây 0,6m, hàng 1,5m)- Thời vụ: Vụ Xuân Hè năm 2019 (Ngày trồng tháng 3/2019).
- Phân bón: 30 tấn phân chuồng + 120 kg N + 60 kg P2O5 + 110 kg K2O/ha, bổsung 800 kg vôi bột.
+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân lân, vôi bột; 20% phân đạm và phân kali+ Bón thúc: Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 lần:
./ Bón thúc lần 1: sau trồng 7-10 ngày;
./ Bón thúc lần 2: sau lần bón thúc thứ nhất 10-15 ngày;./ Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần hai 10-15 ngày.
- Tưới nước: Thường xuyên giữ độ ẩm 70-75% cho cây sinh trưởng, phát triểntốt, nhất là thời kỳ ra hoa, đậu quả.
- Cắt tỉa: Khi cây được 4 - 5 lá thật tiến hành bấm ngọn, sau đó tỉa giữ lại 2 nhánhcấp 1 tốt nhất để nhánh bò trên luống theo hình chữ V, khi nhánh cấp 1 được 16-18 lábấm ngọn, quả sẽ ra trên các nhánh cấp 2, cấp 3 Tỉa bớt các lá gốc hoặc lá vàng úa, giúpruộng thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn nhờ ong bướm.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phun xử lý đất trước khi phủ nilon trồng 1 tuần Theo dõithường xuyên và tiến hành phun trừ sâu, bệnh khi cần thiết.
* Biện pháp kỹ thuật mô hình giống Ngân Huy: Giống được trồng phổ biến
và biện pháp kỹ thuật của người dân:- Giống: Ngân Huy
- Mật độ: 13.000 - 15.000 cây/ha (khoảng cách cây cách cây 0,4 - 0,5 m, hàng 1,5 m)- Thời vụ: Vụ Xuân Hè năm 2019 (Ngày trồng tháng 3/2019).
- Phân bón: 15 tấn phân chuồng, 800 kg NPK (16 - 16 - 8)/ha+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, 1/3 phân NPK
+ Bón thúc: Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 2 lần: Bón thúc lần 1: sau lần bón thúc thứ nhất 10 - 15 ngày; Bón thúc lần 2: Sau bón thúc lần hai 20 - 25 ngày.
- Tưới nước: Thường xuyên giữ độ ẩm 70 - 75% cho cây sinh trưởng, phát triểntốt, nhất là thời kỳ ra hoa, đậu quả.
- Cắt tỉa: Khi cây được 4 - 5 lá thật tiến hành bấm ngọn, sau đó để lại 4 - 5nhánh cấp 1 tốt nhất, khi nhánh cấp 1 được 5 - 7 lá bấm ngọn tiếp, quả sẽ ra trên cácnhánh cấp 2, cấp 3.
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi thường xuyên và tiến hành phun trừ sâu, bệnhkhi xuất hiện sâu bệnh.
* Biện pháp kỹ thuật áp dụng cho các thí nghiệm:
- Mật độ, khoảng cách trồng: Theo từng công thức thí nghiệm
Trang 12- Lượng phân bón: 30 tấn phân hữu cơ + 120 kg N + 60 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha (thí nghiệm phân bón theo từng công thức).
- Phương pháp bón phân:
+ Bón lót: 100% phân hữu cơ + 100% phân lân.+ Bón thúc: Chia làm 3 lần:
• Bón thúc lần 1 (20% đạm và 20 % kali): sau trồng 7 - 10 ngày
• Bón thúc lần 2 (30% đạm và 30 % kali): sau lần bón thúc thứ nhất 10 - 15 ngày• Bón thúc lần 3 (30% đạm và 30 % kali): Sau bón thúc lần hai 10 - 15 ngày - Chăm sóc:
+ Tưới tiêu: Thường xuyên giữ độ ẩm 70 - 75% cho cây sinh trưởng, phát triển tốt + Tỉa nhánh: Khi cây được 4 - 5 lá thật tiến hành bấm ngọn, sau đó tỉa để lại 2nhánh tốt nhất , để nhánh bò trên luống theo hình chữ V Khi nhánh cấp 1 được 16 -18 bấm ngọn, quả sẽ ra trên các nhánh cấp 3, cấp 3
- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ sâu bệnh kịp thời bằng biện pháp tổng hợp.- Thu hoạch: Khi dưa chín, vỏ quả chuyển sang màu vàng đậm sáng bóng cómùi thơm là lúc quả đạt chất lượng cao nhất, khi đó tiến hành thu quả.
2.4.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
• Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Theo dõi toàn bộ cây trên ô thí nghiệm
- Thời gian từ khi gieo đến mọc mầm: Tính ngày 50% số cây/ô, xuất hiện 2 lámầm lên khỏi mặt đất
- Thời gian từ khi gieo đến ra hoa cái: Là thời gian tính từ ngày gieo hạt đến khicó 50% số cây ra hoa cái
- Thời gian từ khi gieo đến thu quả lần 1: Là thời gian có 50% số cây cho thuquả lần đầu
- Thời gian từ khi gieo kết thúc thu hoạch quả: Là thời gian tính đến ngày kếtthúc thu quả
+ Khả năng sinh trưởng thân, nhánh: Trong 15 cây trên mỗi ô thí nghiệm đượcđánh số thứ tự lần lượt từ 1 đến 15, định mẫu 5 cây ở ví trí số 4, 6, 8, 10, 12 để tiếnhành theo dõi:
- Số nhánh cấp 1 và cấp 2: Theo dõi từ giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn ra hoarộ và đậu quả.
- Đường kính gốc (cm): Đo gốc cách mặt đất 5 cm trước lúc thu hoạch.+ Đặc điểm ra hoa, đậu quả
- Số hoa cái/cây (hoa): Đếm tổng số hoa cái/cây giai đoạn ra hoa rộ trong 1 tuần- Số quả đậu/cây (quả): Đếm tổng số quả đậu/cây sau khi hoa rộ 7-10 ngày- Tỷ lệ đậu quả (%): Số quả đậu/tổng số hoa cái x 100
+ Khả năng sinh trưởng của gốc ghép (chỉ sử dụng ở thí nghiệm 5)
Trang 13./ Tỷ lệ sống sau ghép, tỷ lệ xuất vườn (%): Tính số cây sống sau khi ghép 7 ngàyvà số cây sống khi đem cây ra trồng (15 ngày sau ghép)/tổng số cây ghép x 100
./ Tỷ lệ sống sau trồng 1 tháng (%): Tính số cây sống sau trồng 1 tháng/tổng sốcây trồng x 100
./ Tỷ số tiếp hợp: Đo đường kính gốc ghép/ngọn ghép cách mặt đất 5 cm vào30,45,60 ngày sau khi trồng Tỷ số được tính bằng tỷ lệ đường kính gốc ghép/ngọnghép (Thí nghiệm ghép)
• Chỉ tiêu hình thái giống (Theo tiêu chuẩn của Trung tâm tài nguyên thực
- Kích thước quả (cm): Đo chiều dài, đường kính quả, độ dày quả
./ Chiều dài quả (cm): Được đo từ vị trí cuống quả tới đỉnh quả, tính giá trịtrung bình cho 1 quả.
./ Đường kính quả (cm): Đo bằng thước panme ở điểm giữa của quả, tính giá trịtrung bình cho 1 quả.
./ Độ dày thịt quả (cm): Bổ đôi quả theo chiều dọc từ cuống đến đỉnh quả, tiếnhành đo độ dày quả tại vị trí lớn nhất (giữa quả).
/ Tỷ lệ thịt quả (%): Quả được bổ dọc tách riêng phần ruột có chứa hạt để lạiphần thịt quả, tính riêng khối lượng phần thịt quả, tỷ lệ so với khối lượng quả.
Tỷ lệ thịt quả (%) = Khối lượng thịt quả/Khối lượng quả x 100
• Chỉ tiêu sâu bệnh hại trên đồng ruộng: Theo dõi toàn bộ ô thí nghiệm các
chỉ số sau:
* Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại: Theo dõi diễn biến sâu, bệnhhại trong cả quá trình sinh trưởng của cây, 7 ngày theo dõi/lần, đánh giá thành phầnvà mức độ phổ biến Số liệu được tổng hợp từ giai đoạn xuất hiện bệnh trong cả quá trình theo dõi
Tần suất bắt gặp (%) = Số lần bắt gặp cá thể của mỗi loài x 100 lần điều tra
Tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặpTần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biếnTần suất bắt gặp >25 - 50%: ++ Phổ biếnTần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến.
* Tỷ lệ bệnh hại: Tùy thuộc loại bệnh hại mà có cách theo dõi khác nhau
- Nhóm bệnh gây chết cây: Áp dụng phương pháp nghiên cứu BVTV của Việnbảo vệ thực vật.
Trang 14Tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), khảm lá virus (CMV) (%):Thời gian điều tra tiến hành từ khi cây nảy mầm sau đó định kì 7 ngày điều tra một lần.
Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = Số cây bị bệnh x 100 cây điều tra
- Nhóm bệnh hại lá: Đánh giá cấp bệnh dựa theo tỉ lệ lá bị nhiễm theo thangđiểm 0 - 5 theo hướng dẫn của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á(AVRDC), điều tra theo ô 1 m2 Đếm tổng số lá và số lá bị bệnh từng cấp.
Nhóm bệnh hại lá: bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis), bệnh phấntrắng (Eryshiphe sp.), bệnh thán thư (Collectotricum lagenaricum).
Các cấp bệnh gồm:
Cấp 0: Cây không bị bệnh
Cấp 1: Có vết bệnh đến 1 - <10% diện tích lá bị bệnh Cấp 2: Có vết bệnh 10% - <25% diện tích lá bị bệnhCấp 3: Có vết bệnh 25% - <50% diện tích lá bị bệnhCấp 4: Có vết bệnh 50% - <75% diện tích lá bị bệnhCấp 5: Có vết bệnh từ 75% diện tích lá bị bệnh trở lên
* Đánh giá hiệu lực phòng trừ của thuốc BVTV (Thí nghiệm 4): Đánh giá hiệulực của thuốc thí nghiệm ngoài ruộng theo công thức Henderson- Tilton
• Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
+ Số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả/cây của 5 cây/ô khi thu hoạch, tính trungbình cho 3 lần nhắc lại.
+ Khối lượng trung bình quả (gam): Cân 10 quả đại điện trên mỗi ô thí nghiệm,tính khối lượng trung bình.
+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Mỗi ô thu 5 cây mẫu, tính năng suất theo công thức.Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Số quả/cây x Khối lương TB quả x mật độ trồng (cây/ha )
+ Năng suất thực thu (tấn/ha): Thu hoạch quả trên cả ô, tính năng suất quả (kg),sau đó quy ra năng suất thực thu/ha
• Chỉ tiêu chất lượng quả: Từ các quả lấy mẫu tiến hành đánh giá chất lượng
quả sau khi thu hoạch
+ Hương thơm: Quả khi thu hoạch lấy mẫu cho mỗi công thức đặt vị trí tách biệtnhau, mẫu quả của mỗi công thức được đánh số từ 1 đến 9, tổ chức mời 10 ngườiđánh bằng phương pháp cảm quan bằng khứu giác (ngửi) và xác định 5 mức độhương thơm: Rất thơm, thơm, thơm vừa, thơm ít, không thơm.
+ Độ giòn (bở): Đánh giá bằng phương pháp nếm thử cảm quan như phương pháp xácđịnh hương vị Độ giòn được xác định 5 mức: Rất giòn, giòn, giòn vừa, giòn ít, mềm ướt.
+ Thời gian bảo quản (ngày): Quả các giống dưa lê trồng trong vụ Xuân Hè saukhi thu hái cùng thời điểm được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng Mỗi giốnglấy mẫu đại diện 10 quả dùng giấy mềm lau sạch và tiến hành bảo quản Thời gianbảo quản được tính từ ngày thu hoạch đưa vào bảo quản đến ngày xuất hiện quả cóbiểu hiện hỏng (Héo, thối , nám)
Trang 15+ Độ Brix (%): Các quả được lấy một phần thịt quả phân bố đều theo chiều dọcquả, các mẫu thịt quả được hỗn hợp và tiến hành xay nhỏ, lấy dịch tạo ra từ mẫu vắtvà xác định độ Brix bằng máy đo Brix kế.
+ Hàm lượng vitamin C (mg/100 gam chất tươi): Hàm lượng vitamin C trongthịt quả được phân tích sau 3-5 ngày theo TCVN 6427-2-1998.
+ Hàm lượng đường tổng số (% chất tươi): Phân tích sau 3-5 ngày, theo TCVN 4594-88+ Hàm lượng Nitrat trong quả (thí nghiệm 3): Sử dụng máy đo hàm lượng nitratcầm tay đo 3 quả/công thức/nhắc lại sau khi quả chín được thu hoạch
• Hạch toán hiệu quả kinh tế:
- Tổng giá trị thu nhập = Năng suất x giá bán.
- Tổng chi phí = Chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng lượng - Lãi thuần = Tổng giá trị thu nhập – tổng chi phí
- Tỷ số lợi nhuận = Lãi thuần/tổng chi phí• Chỉ tiêu theo dõi mô hình:
- Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất- Hiệu quả kinh tế của mô hình
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm được xử lý trên phần mềm thống kê SAS 9.1, so sánh giátrị trung bình theo phương pháp Duncan.