1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tuyển chọn và xác định một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê nhập nội tại thái nguyên

186 31 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 30,46 MB

Nội dung

Trang 1

NCS LÊ THỊ KIỀU OANH

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.)

NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN – NĂM 2021

Trang 2

NCS LÊ THỊ KIỀU OANH

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.)

NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học cây trồngMã số: 9.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Đào Thanh Vân 2 TS Ngô Thị Hạnh

THÁI NGUYÊN – NĂM 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả trong luận án này là trung thực, không trùng lặp với những kết quả đã đượccông bố và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài và hoàn thành luậnán đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõnguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2021

Tác giả

Lê Thị Kiều Oanh

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ khoa Nông học, Trường Đại học NôngLâm; Bộ môn bảo vệ thực vật đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôihoàn thành đề tài nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô hướng dẫn khoa

học: GS.TS Đào Thanh Vân trường Đại học Nông Lâm và TS Ngô Thị Hạnh - Bộ

môn Rau gia vị – Viện Nghiên cứu Rau Quả đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Viện Nghiên cứuRau Quả đã hết sức tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thí nghiệm và thực hiện

luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Ngọc Huy – công ty Vinasia đã

hỗ trợ một phần nguồn vật liệu thực hiện đề tài

Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, hỗtrợ tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2021

Tác giả

Lê Thị Kiều Oanh

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

4 Những đóng góp mới của đề tài 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.2 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa lê 7

1.2.1 Nguồn gốc, phân bố 7

1.2.2 Phân loại 7

1.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới và Việt Nam 10

1.3.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới 10

1.3.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê ở Việt Nam 14

1.4 Tình hình nghiên cứu về cây dưa lê trên thế giới và Việt Nam 19

1.4.1 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa lê 19

1.4.2 Tình hình nghiên cứu kỹ thuật canh tác dưa lê 25

1.4.3 Tình hình nghiên cứu kỹ thuật ghép trong sản xuất giống dưa lê 41

1.5 Kết luận rút ra từ phần tổng quan 49

Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51

2.1 Vật liệu nghiên cứu 51

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 52

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 52

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 52

Trang 6

2.3 Nội dung nghiên cứu 52

2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng sinh trưởng, phát triểncủa các giống dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên 52

2.3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống dưa lê Geum je 52

2.3.3 Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê giống Geum Je vụ Xuân Hè năm2019 tại Thái Nguyên 53

2.4 Phương pháp nghiên cứu 53

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng và xây dựng mô hình 53

2.4.2 Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê giống Geum Je vụ Xuân Hè năm2019 tại Thái Nguyên 57

2.4.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 59

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 64

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 65

3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, đặc điểm hình thái và năng suất cácgiống dưa lê Hàn Quốc trồng vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên 65

3.1.1 Thời gian sinh trưởng của các giống dưa lê 65

3.1.2 Khả năng sinh trưởng thân nhánh của các giống dưa lê 67

3.1.3 Đặc điểm ra ra, đậu quả và tỷ lệ đậu quả dưa lê của các giống thí nghiệm 68

3.1.4 Đặc điểm hình thái của các giống và kích thước quả dưa lê 70

3.1.5 Tình hình sâu bệnh hại các giống dưa lê 74

3.1.6 Năng suất và chất lượng các giống dưa thí nghiệm 79

3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê nhập nội Geum Je 85

3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống dưalê Geum je trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên 85

Trang 7

3.2.2 Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến sinh trưởng và năng suất giốngdưa lê Geum je trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

The World Vegetable Center

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á – Trung tâm rau Thế giới

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốcKHKT

: Khoa học kỹ thuật: Khối lượng trung bình

Nxb P

: Nhà xuất bản

: Probability – Xác suất

TGST WHO

: Thời gian sinh trưởng

: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng dưa lê các loại (dưa lưới, dưa

vàng, dưa thơm…) trên thế giới 11

Bảng 1.2 Tình hình sản xuất dưa lê ở các châu lục năm 2018 11

Bảng 1.3 Mười quốc gia xuất khẩu dưa lớn trên thế giới năm 2017 13

Bảng 2.1 Các giống dưa lê trong thí nghiệm 51

Bảng 3.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giốngdưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên 65

Bảng 3.2 Số nhánh và đường kính thân của các giống dưa lê trong vụ XuânHè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên 67

Bảng 3.3 Khả năng ra hoa đậu quả của các giống dưa lê 69

Bảng 3.4 Đặc điểm hình thái các giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ ThuĐông 2017 tại Thái Nguyên 70

Bảng 3.5 Kích thước quả, độ dày thịt quả của các giống dưa lê thí nghiệmvụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên 73

Bảng 3.6 Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các giống dưalê trong vụ Xuân Hè 2017 tại Thái Nguyên 74

Bảng 3.7 Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các giống dưa lêtrong vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên 76

Bảng 3.8 Mức độ bệnh hại trên các giống dưa lê thí nghiệm trong vụ XuânHè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên 77

Bảng 3.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa lêtrong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên 80

Bảng 3.10 Hương thơm, độ giòn và thời gian bảo quản quả của các giốngdưa lê Hàn Quốc trồng tại Thái Nguyên 82

Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu chất lượng quả các giống dưa lê tại Thái Nguyên 83

Bảng 3.12 Hiệu quả kinh tế của các giống dưa lê thí nghiệm vụ Xuân Hè vàThu Đông năm 2017, tại Thái Nguyên 84

Trang 10

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng củagiống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018

tại Thái Nguyên 85Bảng 3.14 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số nhánh và đường kính thân

của giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông

2018 tại Thái Nguyên 86Bảng 3.15 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số hoa và tỷ lệ đậu quả của

giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại

Thái Nguyên 87Bảng 3.16 Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trong các mật độ

trồng vụ Xuân Hè 2018 88Bảng 3.17.Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trong các mật độ

trồng vụ Thu Đông 2018 89Bảng 3.18 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm bệnh hại của

giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại

Thái Nguyên 91Bảng 3.19 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và Thu

Đông 2018 tại Thái Nguyên 92Bảng 3.20 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu chất lượng quả

dưa lê giống Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại

Thái Nguyên 95Bảng 3.21 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của dưa lê

Geum Je vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 96Bảng 3.22 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến thời gian sinh trưởng

của giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông

2018 tại Thái Nguyên 97Bảng 3.23 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến số nhánh cấp 2 của

giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại

Thái Nguyên 99Bảng 3.24 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến số hoa, tỷ lệ đậu quả

của giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái

Nguyên 101

Trang 11

Bảng 3.25 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NK đến thành phần và mức độphổ biến sâu hại trên giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè và

Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên 102Bảng 3.26 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NK đến tỷ lệ bệnh hại dưa lê

trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên 103Bảng 3.27 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất và các yếu tố

cấu thành năng suất của dưa lê vụ Xuân Hè 2018 tại Thái Nguyên 105Bảng 3.28 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất và các yếu

tố cấu thành năng suất của dưa lê trong vụ Thu Đông 2018 tại

Thái Nguyên 106Bảng 3.29 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chất lượng quả dưa lê

trong vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên 109Bảng 3.30 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NK đến hiệu quả kinh tế của dưa

lê vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên 110Bảng 3.31 Thành phần và mức độ phổ biến các loại sâu hại chính trên dưa lê

vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 111Bảng 3.32 Thành phần và mức độ phổ biến các bệnh hại chính trên dưa lê

vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 112Bảng 3.33 Hiệu lực phòng trừ bệnh phấn trắng vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018

115Bảng 3.34 Hiệu lực của một số thuốc BVTV đối với bệnh sương mai trên

cây dưa lê trong vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên 116Bảng 3.35 Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đến số nhánh và đường

kích thân dưa lê trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại

Thái Nguyên 117Bảng 3.36 Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đến số hoa cái, số quả

đậu của dưa lê vụ Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên 118Bảng 3.37 Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đến các yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông

2018 tại Thái Nguyên 118Bảng 3.38 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến một số chỉ tiêu chất lượng quả

dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên 120

Trang 12

Bảng 3.39 Tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn của dưa lê ghép trong vụ Xuân Hè

2019 và 2020 tại Thái Nguyên 121Bảng 3.40 Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng sinh trưởng thân nhánh

của dưa lê trong vụ Xuân Hè năm 2019 và 2020 122Bảng 3.41 Ảnh hưởng của gốc ghép đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả của dưa

lê trong vụ Xuân Hè năm 2019 và 2020 124Bảng 3.42.Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các gốc ghép

tham ra thí nghiệm vụ Xuân Hè 2019 tại Thái Nguyên 126Bảng 3.43 Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại vụ Xuân Hè 2020

126Bảng 3.44 Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến tình hình bệnh hại

chính trên cây dưa lê ghép trong vụ Xuân Hè năm 2019, 2020 127Bảng 3.45 Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất của dưa lê ghép trong vụ Xuân Hè 2019 và 2020 128Bảng 3.46 Ảnh hưởng của gốc ghép đến một số chỉ tiêu chất lượng quả dưa

lê vụ Xuân Hè năm 2019 và năm 2020 tại Thái Nguyên 130Bảng 3.47 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống Geum Je vụ

Xuân Hè năm 2019tại Thái Nguyên 132Bảng 3.48 Sơ bộ hạch toán kinh tế mô hình sản xuất thử nghiệm giống dưa

lê Geum Je năm 2019 tại Thái Nguyên 133

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Đặc điểm quả một số nhóm dưa lê tiêu biểu theo Pitrat (2008) 9

Hình 3.1 Hình thái thân lá và hoa dưa lê 71

Hình 3.2 Đặc điểm hình thái quả khi thu hoạch các giống dưa lê 72

Hình 3.3 Cây dưa lê ghép bằng phương pháp áp bên dùng kẹp 122

Hình 3.4 Các loại gốc ghép dưa lê thí nghiệm 123

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒBiểu đồ 3.1 Diễn biến bệnh phấn trắng và sương mai qua các giai đoạnsinh trưởng của cây dưa lê vụ Xuân Hè năm 2018 114

Biểu đồ 3.2 Diễn biến bệnh phấn trắng và sương mai ở các giai đoạn sinhtrưởng cây dưa lê vụ Thu Đông năm 2018 114

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dưa lê (Cucumis melo L.) là rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có

nguồn gốc từ châu Phi, sau đó được trồng lan rộng ra các nước Ai Cập, Ấn Độ,Trung Quốc và ngày nay được trồng ở tất cả các nước trên thế giới (Vũ Văn Liết vàHoàng Đăng Dũng, 2012) Dưa lê có thời gian sinh trưởng ngắn, quả sử dụng ăntươi có hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng phong phú cólợi cho sức khỏe nên được nhiều người ưa thích Ngoài cung cấp năng lượng và chấtxơ, quả dưa lê giàu các vitamin A, B, C, chất khoáng, chất chống oxy hóa như β-caroten Trong 01 g dưa lê có tới 20,4 µg β-caroten, gấp khoảng 100 lần so với táo,20 lần so với cam và 10 lần so với chuối (Tạ Thu Cúc, 2005) Tuy nhiên, hàm lượngdinh dưỡng trong quả dưa lê phụ thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác (Trương ThịHồng Hải và cs, 2019).

Ở nước ta, cây dưa lê đã được trồng từ lâu nhưng vẫn duy trì quy mô diện tíchsản xuất nhỏ, chưa trở thành cây trồng có thu nhập chính cho người nông dân Sảnxuất dưa lê phát triển chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế do thiếu bộgiống và biện pháp kỹ thuật phù hợp cho các vùng sinh thái dẫn tới năng suất thấpvà chất lượng không ổn định, đặc biệt việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trongphòng trừ sâu bệnh hại và phân bón hóa học nên sản phẩm không an toàn, chưa tạođược niềm tin cho người tiêu dùng Mặt khác sản phẩm quả dưa lê dùng ăn tươi,thời gian bảo quản quả trong điều kiện thường ngắn, quả rất dễ thối hỏng, do vậygây nhiều rủi ro cho người sản xuất nếu tiêu thụ không kịp thời

Trong thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ dưa lê ngày càng lớn nên cây dưa lêđang phát triển mạnh ở một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nộiđem lại hiệu quả kinh tế cao Ngoài các giống thuần truyền thống được trồng từ lâuđời như dưa lê trắng Hà Nội, dưa lê mật Bắc Ninh hay dưa lê Hải Dương cho quảnhỏ, thơm và vị ngọt, các công ty giống cây trồng (Nông Hữu, Trang Nông và Thần

Mật (246), Thiên Hương (221), Thu Hoa (1217), Kim Cô Nương (1382), Nữ Thần

Trang 15

(1054), Kim Cúc, Ngọc Thanh Thanh Các giống này cho năng suất cao, quả to, đadạng về màu sắc và hình dạng (Trương Thị Hồng Hải và cs, 2019) Từ năm 2015 -2016, Viện Nghiên Cứu Rau Quả đưa vào khảo nghiệm, đánh giá giống dưa lê nhậpnội từ Hàn Quốc và bước đầu tuyển chọn được một số giống triển vọng với một sốđặc tính ưu việt như năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã quả đẹp và chống chịubệnh hại khá (Ngô Thị Hạnh và cs, 2017) Các giống triển vọng này cần được tiếptục nghiên cứu, đánh giá ở các vùng khí hậu khác nhau trước khi giới thiệu ra sảnxuất Chính vì vậy đây là cơ sở cho việc lựa chọn vật liệu nghiên cứu của đề tài.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có mật độ dân số khácao, nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi ngày càng lớn do tập trung nhiều khu công nghiệpvà các trường đại học, cao đẳng Tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp trồng các loạirau ăn quả trong đó có cây dưa lê Mặc dù hiện nay cây dưa lê đã được bố trí trongcơ cấu cây trồng ở một số khu vực trong tỉnh như huyện Phú Bình, huyện Đại Từ,thị xã Phổ Yên, tuy nhiên diện tích, sản lượng quả thấp, chất lượng không cao, chưađáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong tỉnh

Để đẩy mạnh phát triển sản xuất dưa lê đem lại hiệu quả kinh tế cao và đápứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, cần nghiên cứu, tuyển chọn được bộ giống dưa lêtốt và xây dựng các biện pháp kỹ thuật giải quyết những hạn chế trong sản xuất dưalê hiện nay tại Thái Nguyên nói riêng và trong cả nước nói chung

Xuất phát từ yêu cầu thực tế và từ luận cứ khoa học, thực tiễn nêu trên chúng tôi

tiến hành đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xác định một số biện pháp kỹ thuật cho

giống dưa lê (Cucumis melo L.) nhập nội tại Thái Nguyên”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tuyển chọn được giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội có năng suất cao, chấtlượng tốt, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu tại Thái Nguyên, để bổ sungvào bộ giống phục vụ sản xuất.

- Xác định được một số biện pháp canh tác phù hợp cho giống dưa lê mớiđược tuyển chọn như: Mật độ trồng, lượng phân bón đạm (N), kali (K), phòng trừbệnh hại phổ biến, thử nghiệm gốc ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vàhiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa lê tại Thái Nguyên

Trang 16

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Bổ sung giống dưa lê mới có triển vọng cho năng suất cao và chất lượng tốtvào bộ giống dưa hiện có tại địa phương Xác định mật độ trồng phù hợp, liều lượngphân bón hợp lý, loại thuốc phòng trừ bệnh hại hiệu quả cho giống dưa lê Geum Je tạiThái Nguyên.

- Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất dưa lê an toàn, đạt năng suấtcao, chất lượng tốt phục vụ cho vùng trung du và miền núi phía Bắc.

4 Những đóng góp mới của đề tài

- Xác định và giới thiệu ra sản xuất giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội Geum Jecho năng suất quả cao hơn giống đối chứng (Ngân Huy); mẫu mã và lý tính quả tốt,đồng thời có thời gian bảo quản dài hơn giống đối chứng, trồng phù hợp trong vụXuân Hè và Thu Đông tại Thái Nguyên.

- Hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật chính cho giống dưa lê được tuyểnchọn “Geum Je”:

+ Mật độ trồng thích hợp trong vụ Xuân Hè là 11.000 cây/ha và vụ Thu Đông là13.000 cây/ha trên luống rộng 1,5 m với khoảng cách cây tương ứng là: 0,6 m và 0,5 m;

+ Sử dụng thuốc Ridomil Gold có khả năng phòng trừ hiệu quả cao đối vớibệnh phấn trắng ở vụ Xuân Hè, bệnh sương mai vụ Thu Đông;

Trang 17

+ Sử dụng gốc ghép dưa Mán cho khả năng sinh trưởng, năng suất quả cao hơnđối chứng không ghép, sử dụng gốc ghép bầu Sao cho chất lượng quả cao hơn đốichứng, năng suất cao hơn đối chứng nhưng không ổn định.

Trang 18

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Dưa lê là loại rau ăn quả có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, quả có vịngọt, thơm do vậy thường sử dụng để ăn tươi hoặc làm nước giải khát được ngườitiêu dùng ưa thích và lựa chọn Tuy nhiên, để đạt dược năng suất, chất lượng vàhiệu quả kinh tế cao trong sản xuất dưa lê cần chọn được giống tốt, đồng thời xácđịnh được các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho giống mới

Giống có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng câytrồng Năng suất cây trồng có thể tăng lên một cách đáng kể nếu chọn được giốngcó tiềm năng năng suất cao và phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng Hiện nayở Việt Nam ngoài một số giống dưa lê địa phương đã sản xuất từ lâu thì các giốngmới chủ yếu là giống nhập nội từ một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,Ixraen có năng suất cao và chất lượng tốt Tuy nhiên, trước khi đưa vào sản xuất ởmột vùng cần đánh giá khả năng thích ứng của giống với từng điều kiện sinh tháikhác nhau, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp.

Giống dưa lê Hàn Quốc được nhập nội vào Việt Nam trong chương trình hợptác giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Tổng cục phát triểnnông thôn Hàn Quốc (RDA) từ năm 2014 Viện Nghiên cứu Rau quả đã khảonghiệm một số giống triển vọng tại tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình trong vụXuân Hè năm 2017 Kết quả bước đầu đánh giá và tuyển chọn hai giống triển vọnglà Super 007 và Chamsa Rang có năng suất đạt lần lượt từ 27,5-29,8 tấn/ha và 29,7 -31,5 tấn/ha, chất lượng quả ngon, mẫu mã quả đẹp và chống chịu tốt với bệnh phấntrắng (Ngô Thị Hạnh và cs., 2017) Tuy nhiên, kết quả khảo nghiệm ở một số vùngkhác có năng suất thấp hơn Trong vụ Xuân 2017 tại Quảng Xương, Thanh Hóagiống Super 007 đạt 21,68 tấn/ha, Chamsa Rang 13,54 tấn/ha, Geum Je 15,7 tấn/ha(Lê Huy Quỳnh và Trần Công Hạnh, 2017).

Kết quả nghiên cứu trên khẳng định rằng, năng suất và chất lượng dưa lêkhông chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật và

Trang 19

điều kiện đất đai, khí hậu Khảo nghiệm giống và nghiên cứu biện pháp kỹ thuậtcho dưa lê Hàn Quốc chưa được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên, do vậy cần cónghiên cứu để lựa chọn được giống và xây dựng biện pháp canh tác phù hợp

Mật độ, khoảng cách trồng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng.

Theo nghiên cứu của Adeyeye và cs (2017) trên giống dưa lê ngọt (Cucumismelo.var cantalupensis) tại Nigeria cho thấy khoảng cách trồng 50 x 50 cm (40.000

cây/ha) đạt năng suất cao hơn khoảng cách trồng 25 x 25 cm và 30 x 30 cm Nghiêncứu khác của Rodriguez và cs (2007) trên giống dưa lê Gal-152 trồng trong nhà

cách trồng cây cách cây 0,35 x 0,40 m, luống rộng 1,2 - 1,5 m Đối với giống dưa lêHàn Quốc Super 007 Honey, trồng khoảng cách cây cách cây 0,4 - 0,5 m, luốngrộng 1,7 - 1,8 m (Trịnh Khắc Quang và cs., 2014).

Phân bón là nhân tố quan trọng trong nghiên cứu năng suất và chất lượng nôngsản Các kết quả nghiên cứu tỷ lệ giữa liều lượng phân bón cho thấy, tỷ lệ N:K=1:1 làlý tưởng nhất cho dưa vàng (Trích theo Bouzo, 2018), còn theo Hochmuth, 1992 thì tỷlệ này là 1,5:1, theo Rincon-Sanchez và cs., (1998) tỷ lệ phù hợp là 2:1 Tuy nhiên liềulượng phân bón khác nhau phụ thuộc vào giống, đất đai và thời vụ canh tác

Dưa lê rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh hại như sâu xanh, bọ dưa, ruồi đụcquả, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, bệnh nứt thân chảy nhựa, bệnh héo dây Đểhạn chế sâu bệnh hại đối với dưa lê, đặc biệt kiểm soát bệnh trong đất bằng biệnpháp hóa học gặp nhiều khó khăn (Agrios, 2004) Đối với bệnh héo rũ hại dưa lê do

nấm Fusarium trong đất, sử dụng giống kháng được đề xuất là giải pháp hiệu quả,

tuy nhiên giải pháp này khó thực hiện vì cho đến nay chưa có giống dưa lê HànQuốc nào có khả năng kháng bệnh (Lee và cs., 2015) Tương tự, chưa có giống dưalê nào kháng tuyến trùng được thương mại hóa tại Hàn Quốc (Seo và Kim, 2017).Nghiên cứu gốc ghép làm tăng khả năng kháng bệnh và tuyến trùng bắt đầu đượcquan tâm từ năm 1920 (Lee, 1994; Lee và cs., 2010) Mục đích chính của cây ghéplàm tăng khả năng kháng bệnh trong đất đã được nghiên cứu trên cây họ bầu bí

Trang 20

(Wenjing Guan và cs., 2019), ngoài ra các bệnh trên thân lá và chống chịu với điềukiện bất lợi như chịu nóng, chịu lạnh, chịu mặn, chịu hạn (Louws và cs., 2010; Leevà cs., 2010; Kumar và cs., 2017).

Như vậy, để đưa giống dưa lê mới vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao chomỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu để lựa chọn được giống phù hợp và xây dựngbiện pháp canh tác cho giống dưa lê mới.

1.2 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa lê

1.2.1 Nguồn gốc, phân bố

Dưa lê (Cucumis melo L.) là rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có

nguồn gốc cũng chưa thực sự rõ ràng (Robinson và Decker-Walters, 1997) Nhiềutác giả cho rằng nguồn gốc cây dưa lê ở miền Tây châu Phi Sau đó được lan truyềnsang châu Á, rồi du nhập đến các nước châu Âu Cuối cùng nhà thám hiểmColumbus đã đưa cây trồng này đến châu Mỹ.

Dưa lê Hàn Quốc (Cucumis melo L var makuwa) được gọi bằng tiếng Hàn là“chamoe”, là một loại quả được trồng phổ biến ở Hàn Quốc Các nghiên cứu về sự

phân bào và dòng di truyền cho thấy dưa lê Hàn Quốc có nguồn gốc ở miền ĐôngẤn Độ Sau đó được đưa vào Trung Quốc qua con đường tơ lụa, từ đó được du nhậpvào Hàn Quốc và Nhật Bản (Lim, 2012).

1.2.2 Phân loại

Dưa lê (Cucumis melo) thuộc Bộ bầu bí (Cucurbitales), họ bầu bí (Cucurbitaceae), Chi dưa: Cucumis, loài: Cucumis melo L.

Phân loại cây dưa lê có nhiều quan điểm khác nhau:

Theo Munger và Robinson (1991) sử dụng mô tả của Naudin (1959) sắp xếpcác nguồn gen dưa lê vào bảy nhóm như sau:

1 C melo var agrestis: thân mảnh, là cây đơn tính cùng gốc, đều có hoa đực

và hoa cái trên cùng một thân phát triển như cỏ dại ở các nước châu Á, châu Phi vàNam Mỹ Quả rất nhỏ (<5 cm) và không ăn được, cùi mỏng và hạt rất nhỏ.

2 C melo var cantalupensis: quả có kích thước trung bình lớn, vỏ mỏng bóng

mịn, màu sắc vỏ biến động có vảy hoặc vân Quả có mùi thơm, vị ngọt khi chín.Hoa đơn tính đực và lưỡng tính ở hầu hết các kiểu gen, có lông ở bầu nhụy Pháttriển nhiều ở phía Nam châu Âu.

Trang 21

3 C melo var inodorus: dưa lê mùa Đông quả lớn, không thơm, bảo quản dài, vỏ

dày, mịn hay vân đốm Bao gồm các loại dưa ngọt châu Á và Tây Ban Nha như giốngdưa ruột xanh và dưa vàng, hoa thường đơn tính và lưỡng tính, có lông trên bầu nhụy.

4 C melo var flexuosus: quả rất dài và cong nên còn gọi là dưa rắn, không có

vị ngọt và hương thơm, quả chưa chín ăn như dưa chuột, được tìm thấy ở TrungĐông tới phía Bắc của châu Phi, thường có hoa đơn tính cùng gốc.

5 C melo var conomon: được trồng nhiều ở vùng Viễn Đông, vỏ quả mịn mỏng

màu trắng, gồm loại ngọt và loại ăn xanh giòn Cây có hoa đơn tính đực và lưỡng tính

6 C melo var chito và dudaim: Có nguồn gốc hoang dại ở châu Mỹ, cây dạng

dây leo, quả nhỏ như quả mận, có hương thơm, hoa đơn tính cùng gốc, có lông mịnở bầu nhụy, là nguồn vật liệu trong chọn tạo giống.

7 C melo var momordica: nhóm được bổ sung bởi Munger và Robinson

(1991) bao gồm các giống Ấn Độ, thân dạng dây leo, hoa đơn tính cùng gốc, quả to,không ngọt, vỏ mỏng và tách khi quả chín

Theo mô tả của Pitrat (2008) dưa lê được chia làm 13 nhóm như sau:

1 C melo var conomon: Dưa phân bố ở vùng Đông Á, quả dài, thịt quả màu

trắng, vỏ mọng mịn, không ngọt và không thơm, hoa lưỡng tính.

2 C melo var makuwa: Dưa phân bố ở vùng Đông Á, quả hình cầu tròn, thịt

quả màu trắng, vỏ mọng mịn có hoặc không có gân, thơm nhẹ, hoa lưỡng tính.

3 C melo var chinensis: Dưa phân bố ở Trung Quốc, Hàn Quốc, quả hình trái

lê, thịt quả xanh đến vàng, vỏ xanh vết đốm trắng, vỏ nhẵn, độ ngọt trung bình,hương thơm nhẹ hoặc không thơm, hoa đơn tính.

4 C melo var momordica: Phân bố ở Ấn Độ, có hình dạng quả thon dài, thịt

quả màu trắng, vỏ mỏng có gân nhẹ, ngọt ít, và ít thơm, hoa đơn tính

5 C melo var acidulus: Phân bố ở Ấn Độ, quả hình ovan-elip, vỏ mỏng màu

xanh vàng có đốm hoặc không, thịt quả màu trắng, không có vị ngọt và hươngthơm, hoa đơn tính

6 C melo var tibish: Phân bố ở Sudan, hình dạng quả ovan nhỏ, màu sắc vỏ

xanh đậm với sọc vàng sáng, thịt quả màu trắng, không ngọt và không thơm, hoalưỡng tính

Trang 22

Hình 1.1 Đặc điểm quả một số nhóm dưa lê tiêu biểu theo Pitrat (2008)

(A) inodorus (Piel de Sapo); (B) conomon (Shiro Uri Okayama); (C) momordica (PI124112); (D) chate(Carosello Barese); (E) dudaim (Queen Anne's pocket melon);

(F) acidulous (TGR-1551); (G) makuwa(Ginsen Makuwa); (H) ameri (Kizil Uruk); (I)cantalupensis (Vedrantais); (J) reticulatus (Dulce); (K) flexuosus (Arya); (L) tibish (Tibish);

(M) chinensis (Songwhan Charmi), và (N) dưa lê hoang dại (trigonus).

7 C melo var chate: Phân bố vùng Địa trung hải và Tây Á, hình dạng quả ovan

dài, vỏ quả màu vàng sáng, có gân, không ngọt và thơm, hoa đơn tính và lưỡng tính

8 C melo var flexuosus: Phân bố ở Bắc phi tới Thổ Nhĩ kỳ, tới Irắc và Ấn Độ,

còn gọi là dưa rắn, quả nhỏ dài, vỏ màu xanh, thịt quả màu cam trắng nhạt, vỏ cógân, ăn không ngọt và không thơm, hoa đơn tính

9 C melo var cantalupensis: Phân bố ở châu Âu, Tây Á và phía Bắc, Nam

châu Mỹ, hình bầu dục dẹt, thịt quả màu vàng đôi khi màu xanh, vỏ có rãnh nhẵn,có vị ngọt và hương thơm, hoa hữu tính

10 C melo var reticulatus: Phân bố ở châu Âu, châu Á và phía Bắc, Nam

châu Mỹ, quả hình bầu dục tròn, thịt quả màu vàng cam, vỏ có vân lưới, hoặc gân,có vị ngọt và hương thơm, hoa lưỡng tính

11 C melo var ameri: Phân bố ở miền Tây và Trung Á, quả hình oval, vỏ màu

vàng sáng, thịt quả màu vàng nhạt, vỏ có vân lưới nông, có vị ngọt nhưng khôngthơm, hoa lưỡng tính

Trang 23

12 C melo var inodorus: Phân bố ở Trung Á, Địa Trung Hải và châu Mỹ, quả

hình elip, vỏ quả màu xanh đậm, thịt quả màu trắng, vỏ gồ ghề có gân, có vị ngọtnhưng không thơm, hoa lưỡng tính

13 C melo var dudaim: Phân bố vùng Trung Á, quả hình cầu tròn nhỏ, vỏ

xanh có sọc, thịt quả màu trắng, không có vị ngọt nhưng rất thơm.Theo tác giả Lim (2012) chia dưa lê thành 6 nhóm:

1 Nhóm Cucumis melo cantalupensis: có nguồn gốc ở châu Âu (I-ta-lia,

Pháp), dưa có vỏ thô và có nốt sần, được người Mỹ gọi là dưa đỏ.

2 Nhóm Cucumis melo makuwa: dưa Hàn Quốc.

3 Nhóm Cucumis melo conomon: gồm dưa gang, loại trái tròn và trái dài4 Nhóm Cucumis melo reticulatus: dưa tây vàng, dưa cantaloupe

5 Nhóm Cucumis melo inodorus: dưa hoàng yến, dưa mật, dưa tây xanh, dưa xanh6 Nhóm Cucumis melo hami: dưa vàng hami

Dưa lê Hàn Quốc trong nghiên cứu thuộc chi C melo makuwa, được phân bố

ở vùng Đông Á, quả hình cầu tròn, thịt quả màu trắng vàng, vỏ mọng mịn có hoặckhông có gân, thơm nhẹ, hoa lưỡng tính.

1.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới

1.3.1.1 Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới

Dưa lê được trồng ở các nước trên thế giới, phổ biến ở các nước nhiệt đới,thích hợp trong điều kiện khí hậu ấm áp, phát triển tốt trong điều kiện khô, nắng,nóng, không chịu được rét và sương giá Theo số liệu thống của FAO năm 2020(bảng 1.1) cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng dưa lê các loại trên thế giớikhông có sự thay đổi nhiều qua các năm

Diện tích sản xuất của thế giới ít biến động qua 5 năm gần đây, năm 2014 gieotrồng 1.058.209 ha, giảm nhẹ vào năm 2015 và tăng lên đạt cao nhất vào năm 2016với 1.080.066 ha, sau đó có chiều hướng giảm dần đến năm 2018 duy trì 1.047.283ha Năng suất trung bình tăng lên rõ rệt, từ 24,62 tấn/ha (năm 2014) tăng lên 26,11tấn/ha (năm 2018), do vậy sản lượng dưa cũng có chiều hướng tăng lên, cao nhấtnăm 2018 (27,349 triệu tấn/ha)

Trang 24

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng dưa lê các loại (dưa lưới, dưa vàng, dưa thơm…) trên thế giới

NămDiện tích(ha) Năng suất(tấn/ha) Sản lượng(triệu tấn)

Bảng 1.2 Tình hình sản xuất dưa lê ở các châu lục năm 2018

Trang 25

Tại Hàn Quốc, dưa lê được trồng chủ yếu trong nhà lưới Năm 2015 diện tíchdưa lê là 5.515 ha, sản lượng đạt 176.622 tấn (MAFRA, 2015) Đặc biệt dưa lê Hàn

Quốc (oriental melon) được canh tác trong nhà lưới với diện tích cao nhất trong số

các loại rau ăn quả, với tỷ lệ trồng trong nhà lưới đạt khoảng 80% (Yunhee Seo vàKim, 2017) Mặc dù tại Hàn Quốc diện tích trồng dưa lê các loại chỉ đạt 4.903 hanăm 2017, nhưng năng suất đạt cao (31,029 tấn/ha), chỉ sau Trung quốc và Ô-xtrây-li-a Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đạt được năng suất như trên.Một trong các kỹ thuật đó là sử dụng cây giống ghép Cây giống dưa ghép được sửdụng phổ biến từ năm 2011 đạt 99% cho dưa hấu, 98% cho dưa lê Hàn Quốc, 89%với dưa chuột (Tae Cheol Seo và cs., 2016)

1.3.1.2 Tình hình tiêu thụ dưa lê trên thế giới

Năm 2017 sản lượng dưa lê các loại trên toàn thế giới đạt trên 31,9 triệu tấn,trong đó Trung Quốc là quốc gia sản xuất dưa lê lớn nhất thế giới Tuy nhiên, sảnlượng dưa lê xuất khẩu lớn nhất lại không nằm quốc gia này Quốc gia xuất khẩudưa lê lớn nhất là Tây Ban Nha với sản lượng 440.992 tấn, tiếp đến là Guatemala370.102 tấn, các nước Brazil, Honduras và Mỹ (xuất khẩu từ 211.594 đến 233.653tấn/năm) (Bảng 1.3) Đây là những quốc gia xuất khẩu dưa lê chính, chiếm trên80% tổng sản lượng xuất khẩu Trung Quốc xuất khẩu 64.223 tấn, mặc dù quốc gianày có sản lượng dưa lê chiếm trên 50% sản lượng dưa lê toàn thế giới, điều nàycho thấy dưa lê ở nước này chủ yếu phục vụ cho thị trường tiêu dùng trong nước.

Doanh thu từ thị trường dưa lê toàn cầu lên đến 25 tỷ đô la trong năm 2017,tăng 18% so với năm trước Con số này phản ánh tổng doanh thu của nhà sảnxuất và nhà nhập khẩu, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là + 2,2%trong giai đoạn 2007-2017 Tỷ lệ tăng trưởng nổi bật nhất được ghi nhận trongnăm 2010, tăng 19% so với cùng kỳ Trong giai đoạn 10 năm, thị trường sảnphẩm dưa lê toàn cầu đạt mức tối đa trong năm 2017 và dự kiến sẽ giữ được mứctăng trưởng trong tương lai gần.

Trang 26

Bảng 1.3 Mười quốc gia xuất khẩu dưa lớn trên thế giới năm 2017ST

Tên quốc giaSản lượng (tấn)Trị giá (triệu USD)

Giá dưa lê xuất khẩu trung bình ở mức 803 USD/tấn, tăng 16% so với nămtrước Giá trị hàng hóa xuất khẩu thay đổi đáng kể theo quốc gia; quốc gia có giáxuất khẩu dưa lê cao nhất là Hà Lan (1.128 USD /tấn), trong khi Honduras (274USD /tấn) là một trong những nước có giá dưa lê thấp nhất thế giới.

Thị trường tiêu thụ dưa lê chủ yếu tập trung ở các nước như Mỹ, Hà Lan,Pháp, Canada, Anh, Đức Trong 10 quốc gia nhập khẩu dưa lê lớn phải kể đến Mỹ,với số lượng dưa nhập khẩu năm 2017 là 671.915 tấn, trị giá 439,114 triệu USD.Tiếp đến là Hà Lan, Pháp, Anh và Canada với số lượng từ 157.720 - 225.524 tấn

(FAO STAT, 2019) Mỹ và Hà Lan là quốc gia vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu dưa lê

Trang 27

với sản lượng lớn California là vùng sản xuất dưa lớn nhất của Mỹ, chiếm 60 - 80%là nhóm dưa lưới (cantaloupe) và dưa mật (honeydew).

1.3.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê ở Việt Nam

1.3.2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê ở Việt Nam

Cây dưa lê (Cucumis melo L.) là loại cây rau ăn quả ngắn ngày, cho hiệu quả

kinh tế cao, chịu nóng, thích hợp trồng vụ Xuân Hè, vụ Hè và vụ Thu Trong nhữngnăm gần đây, dưa là loại quả được người tiêu dùng ưa chuộng, một số sản phẩmnhư: dưa hấu, dưa chuột, dưa mật, dưa lê… có nguồn gốc từ trong nước và ngoàinước đã được bày bán rộng rãi trên thị trường Dưa lê được trồng ở nhiều khu vựctrong nước như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hồ Chí Minh…tuynhu cầu đối với dưa là khá cao nhưng diện tích canh tác của dưa lê tăng chậm.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ năm 2017, diện tích sản xuất các chủng loạidưa lê khoảng 11.210,2 ha, bằng 25% tổng diện tích cây dưa nói chung (bao gồmdưa hấu và dưa lê là 50.955,7 ha), sản lượng đạt 246.624,4 tấn Năm 2018, 2019diện tích sản xuất tiếp tục tăng lên Một số tỉnh có diện tích sản xuất dưa lê lớn như

Hải Dương 895 ha, Thái Bình 158,9 ha, Hải Phòng 317,7 ha (Số liệu tổng hợp từnguồn Sở Nông nghiệp các tỉnh) Một số tỉnh có diện tích và sản lượng dưa lê tăng

nhanh như Bắc Giang, năm 2017 diện tích 182 ha, năng suất 145,0 tạ/ha, sản lượnglà 2.639 tấn, đến năm 2019 diện tích tăng lên 489 ha, năng suất 151 tạ/ha, sản lượng

đạt 7.384 tấn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, 2020) Hải Dương cũng là

tỉnh có diện tích và sản lượng dưa lê lớn, tuy nhiên diện tích có xu hướng giảmtrong vài năm gần đây Diện tích sản xuất dưa lê ngoài đồng giảm, thay vào đó làđầu tư sản xuất theo hướng công nghệ cao, sản xuất cây trong nhà màng Mặc dùvậy sản lượng dưa lê của tỉnh đạt cao và đem lại giá trị kinh tế lớn Năm 2019 sản

lượng dưa lê đạt 14.254 tấn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, 2020).

Theo kết quả điều tra sơ bộ: cây dưa lê tại các tỉnh phía Bắc hầu hết đượctrồng trong vụ Xuân Hè, vụ Hè và một phần nhỏ diện tích trồng trong vụ Thu Thờivụ gieo từ 5/3 đến 25/8 nhưng tập trung chủ yếu trồng ở các thời vụ từ 5/3 đến 25/5.Cây dưa lê là cây rau ăn quả ngắn ngày, dễ tính nên có thể trồng trên nhiều loại đất

Trang 28

khác nhau: Trồng sau cây rau vụ Đông Xuân, cây rau vụ Hè Thu và sau lúa Xuân.Các công thức luân canh chính:

CT1: Lúa Xuân – dưa lê – lúa Mùa muộn – cây khoai tâyCT2: Dưa lê Xuân Hè – lúa Mùa sớm – rau vụ ĐôngCT3: Lúa Xuân - dưa lê - rau Hè Thu - rau vụ Đông

Năng suất dưa lê trung bình cho các giống trồng các tỉnh phía Bắc đạt 20 - 22tấn/ha, giá bán 8 - 15 nghìn đồng/kg, thu nhập 150 - 200 triệu đồng/ha/vụ

Năm 2011 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh VĩnhPhúc phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn dịch vụ khoa học Nông nghiệp – HọcViện Nông nghiệp đã triển khai xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệcao trong sản xuất dưa lê sạch bệnh, siêu ngọt Sản xuất dưa lê siêu sạch được ápdụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) bằng quản lý dịch hại tổng hợp,xử lý môi trường đất nước khi trồng, cây sạch bệnh, môi trường thông thoáng, giữvệ sinh đồng ruộng, bón phân theo đúng quy trình Kết quả cho thấy năng suất thuhoạch đạt 7,5 - 8 tạ/sào thu nhập cao gấp bốn lần so với trồng lúa trên cùng mộtdiện tích (Trịnh Khắc Quang và cs., 2013).

Nhiều mô hình chuyển đổi canh tác từ đất lúa hiệu quả kinh tế thấp sang sản xuấtdưa lê đem lại thành công Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc năm 2018 trong nhà màngcủa anh Vũ Văn Khá, tại thị trấn Quỹ Nhất, Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã đầu tư hệthống nhà màng trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại giá trị kinh tế cao Dưa cho thu hoạch3 vụ/năm, mỗi vụ thu được 1,5 tấn quả, với giá ổn định 45.000 đồng/kg, bình quân mỗinăm mang lại doanh thu gần 200 triệu đồng (Nguyễn Lành, 2019)

Năm 2017, Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (Viện Khoa học Nông

nghiệp Việt Nam) đã triển khai mô hình "Sản xuất dưa lê, dưa vàng thơm chấtlượng theo hướng an toàn" tại Hưng Yên Bước đầu mô hình mang lại hiệu quả cao,

giúp nông dân thu lãi trên 250 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 7 lần so với cấy lúa và gấp1,5 lần so với trồng bí xanh Mô hình được triển khai trên diện tích 10 ha tại các xãPhú Thịnh, Lương Bằng, Hùng An (huyện Kim Động) và Đa Lộc (huyện Ân Thi)

Năm 2018, Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật, Thông tin Khoa học và Công nghệtrực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái đã thực hiện thành công mô hình

Trang 29

sản xuất dưa lê trong nhà lưới tại Yên Bái theo hướng áp dụng công nghệ cao Môhình triển khai thực hiện tại xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, Yên Bái Kết quả mô hìnhsinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu của huyện LụcYên Tổng thu nhập từ mô hình đạt là 31,5 triệu đồng/sào/vụ, trừ chi phí lãi thuđược 17,5 triệu đồng/sào/vụ (Lê Xuân Thành, 2018)

Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồngnăng suất cao, chất lượng tốt và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm thíchứng với biến đổi khí hậu, vụ Xuân Hè năm 2018, Trạm Khuyến nông huyện Tĩnh

Gia (tỉnh Thanh Hóa) đã triển khai thực hiện mô hình “Sản xuất giống dưa lê KimHoàng Hậu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp (màng phủ nilon)”

với quy mô 2 ha Sau gần 3 tháng gieo trồng, ruộng dưa đã cho thu hoạch, chấtlượng quả to, mẫu mã đẹp Năng suất bình quân đạt 16-21 tấn quả/ha, với giá bántại vườn đạt 15.000 đồng/kg, một ha cho thu nhập từ 250 - 320 triệu đồng, trừ cáckhoản chi phí đầu tư, mỗi ha lãi từ 130 - 200 triệu đồng (tương đương 7 - 10 triệuđồng/sào) (Thu Hiền, 2018).

Hiện nay, ngoài các giống thuần truyền thống được trồng từ lâu đời như dưa lêtrắng Hà Nội, dưa lê mật Bắc Ninh hay dưa lê Hải Dương cho quả nhỏ, thơm và vịngọt, giống Thanh Lê do Viện Cây lương thực, thực phẩm chọn tạo, nhiều công tygiống cây trồng trong nước (Nông Hữu, Trang Nông và Thần Nông) đã đưa vào sảnxuất một số giống dưa lê lai F1 nhập nội như: Ngân Huy, Thu Mật (246), ThiênHương (221), Thu Hoa (1217), Kim Cô Nương (1382), Nữ Thần (1054), Kim Cúchay Ngọc Thanh Thanh cho năng suất cao, quả to, đa dạng về màu sắc và hình dạng(Trương Thị Hồng Hải và cs., 2019).

Về thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm gần đây đãghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng Rau quả Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 60quốc gia và vùng lãnh thổ Thị trường châu Á chiếm tỷ lệ lớn hơn các châu lục cònlại, châu Á luôn chiếm tỷ trọng gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu (Võ Thị PhươngNhung và cs., 2017), trong đó Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhấtcủa Việt Nam Năm 2018, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt doanh thu 2,65 tỷ

Trang 30

USD, Nhật Bản đứng vị trí thứ 2 (127,2 triệu USD), tiếp đến là thị trường EU (106,4USD) và USA (102,1 USD) (Đặng Phúc Nguyên, 2018).

Trong các sản phẩm rau quả xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu quả chiếm tỷ lệlớn, các loại quả xuất khẩu gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít,chôm chôm và măng cụt Xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc đạt 238.363 tấn, kimngạch đạt 106,32 triệu USD (năm 2016) chiếm 95% sản lượng nhập khẩu dưa hấucủa nước này (Nguyễn Bảo Thoa và cs, 2018)

Dưa lê với sản lượng thấp chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước,sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nhỏ lẻ, một số ít cung ứng trong chuỗi siêu thị lớn nhưVincom do chính hệ thống đầu tư sản xuất và quản lý chất lượng, do vậy hàng nămViệt Nam vẫn nhập khẩu một lượng lớn dưa lê các loại qua các đường tiểu ngạch từTrung Quốc và một số nước khác.

Trước nhu cầu thực tế như trên, mặc dù một số năm gần đây cây dưa lê đãđược quan tâm đưa vào cơ cấu cây trồng tại một số địa phương, nhưng hạn chế lớnnhất trong sản xuất dưa lê là độ ngọt và năng suất chưa ổn định, khả năng chốngchịu sâu bệnh kém, do vậy việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật còn cao Ngoài ra,cơ cấu giống dưa lê chưa đa dạng, nguồn giống chưa chủ động, chủ yếu là nhậpkhẩu từ các công ty nên giá thành còn cao.

Từ những khó khăn như trên cần sớm có các giải pháp phù hợp và đồng bộ:- Tuyển chọn và đưa ra sản xuất nhiều hơn các giống dưa lê năng suất, chấtlượng và thích nghi với từng vùng sinh thái;

- Xây dựng và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất cho người dân;

- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất- Quản lý chất lượng và an toàn nông sản đảm bảo tiêu chuẩn tiêu dùng trongnước và xuất khẩu.

1.3.2.2 Tình hình sản xuất dưa lê tại Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc của Việt Nam có diện tích tựnhiên 3.562,82 km², dân số khoảng 1,2 triệu người (Cục thống kê, 2019) là cửa ngõgiao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ,

Trang 31

nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đơn vị quânđội, nhiều khu công nghiệp trên địa bàn Do vậy nhu cầu tiêu thụ rau quả rất lớn.

Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, ngành nông nghiệp và pháttriển nông thôn của tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện một số đề án như: Đề án táicơ cấu nông nghiệp; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Xây dựngnông thôn mới Kết quả sản xuất cây rau màu đạt 102,5% kế hoạch về diện tích(diện tích rau các loại 13.664 ha) và 107,57% kế hoạch về sản lượng với 234.501

tấn (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2018).

Tại Thái Nguyên, cây dưa lê được sản xuất quy mô nhỏ tại một số huyện nhưPhú Bình, Đại Từ và thị xã Phổ Yên Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính thứcvề diện tích, năng suất và sản lượng dưa lê trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, theo số liệuđiều tra sơ bộ từ Phòng Nông nghiệp các huyện cho thấy: diện tích trồng hàng nămtrong tỉnh khoảng 11 ha chủ yếu trong vụ Xuân Hè và một phần vụ Thu Đông Dưalê ở đây được trồng chủ yếu trên đất rau màu và đất 01 vụ lúa, ngoài ra một diệntích nhỏ đang được sản xuất thử nghiệm trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao ởmột số Hợp tác xã nông nghiệp như HTX chăn nuôi và trồng trọt xã Phấn Mễ,huyện Phú Lương; Liên minh Hợp tác xã tại Phú Bình Năm 2018 - 2019, Trungtâm Phát triển Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh TháiNguyên) đã triển khai mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc tại huyện Đại Từ và PhúBình Kết quả triển khai vụ Xuân 2019 tại xã Tân Đức, huyện Phú Bình cho thấy sovới dưa lê trắng, dưa lê Hàn Quốc có năng suất cao gấp đôi, khả năng chống chịuvới ngập úng tốt hơn một số loại dưa khác như: Dưa bở, dưa lê trắng Giá trị kinhtế cao, giá bán trung bình tại ruộng là 20 nghìn đồng/kg, mỗi sào thu được khoảng 7- 10 triệu đồng (Thu Huyền, 2019).

Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất dưa lê tại Thái Nguyên* Thuận lợi:

- Điều kiện khí hậu, đất đai tương đối phù hợp cho sinh trưởng và phát triểncây dưa lê, là cây trồng ngắn ngày thuận lợi bố trí trong công thức luân canh.

- Thị trường tiêu thụ dưa lê tại Thái Nguyên rất lớn do có nhiều khu côngnghiệp và nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, có nhu cầu sử dụng cao.

Trang 32

- Thái Nguyên đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đưa câymàu vụ đông vào sản xuất nên có nhiều chính sách trợ giá giống, xây dựng mô hìnhtrình diễn, hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa lê cho nông dân.

- Diện tích sản xuất nhỏ lẻ, khó ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất, sản lượng thấp nên khó trở thành sản phẩm hàng hóa.

1.4 Tình hình nghiên cứu về cây dưa lê trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa lê

a Trên thế giới

Trong sản xuất nông nghiệp, công tác chọn tạo giống được quan tâm hàng đầu.Đối với rau ăn quả như dưa lê, công tác chọn tạo giống không chỉ tạo ra giống có năngsuất cao, mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng và khả năng chống chịu điều kiệnngoại cảnh Một số hướng nghiên cứu trong công tác chọn tạo giống như sau:

Chọn giống dưa lê năng suất cao, chất lượng tốt

Hiện nay trên thế giới có nhiều bộ giống dưa lê khác nhau, tùy thuộc vào điềukiện canh tác và điều kiện tự nhiên mà lựa chọn giống sản xuất cho phù hợp TạiNhật Bản, tỉnh Ibaraki là nơi sản xuất dưa với diện tích lớn nhất, ở đó 2 giống‘Andes’ do công ty giống Sakata sản xuất và giống ‘Otome’ do công ty Takii sảnxuất được trồng phổ biến Những giống này có thịt quả màu xanh, được sản xuấttrong môi trường bán công nghiệp (semi-forcing culture), để thân bò đất Tuy nhiên,chúng có khả năng sinh trưởng kém và chất lượng không cao trong điều kiện nhiệtđộ thấp ở môi trường bán công nghiệp Do đó, sự phát triển giống này ngày cànggiảm sút, cần nghiên cứu giống khác thay thế phù hợp hơn cho vùng, đặc biệt trongđiều kiện canh tác có nhiệt độ môi trường thấp

Trang 33

Trước thực tế như trên, Viện Công nghệ sinh học thực vật – Trung tâm nôngnghiệp Ibaraki- Nhật Bản đã nghiên cứu lai tạo ra giống dưa lê F1 “Ibaraking” làdưa lê vân lưới, quả tròn, khi chín có thịt quả màu xanh, có khả năng sinh trưởng tốttrong điều kiện nhiệt độ thấp, có khả năng kháng lại bệnh héo rũ chủng 0 và chủng2, hàm lượng chất rắn hòa tan trong quả cao, thời gian bảo quản dài Đây là giốngtrồng phù hợp trong điều kiện canh tác bán công nghiệp, trồng dạng bò đất(Matsumoto và cs., 2014).

Giống có năng suất và chất lượng cao không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm ditruyền, mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu.Nghiên cứu chọn giống chất lượng cao phục vụ sản xuất được đánh giá ở 6 tỉnh củaHàn Quốc với các giống như ‘Summer Star’, ‘Red Queen’, ‘'Earth Sonata’ và ‘SolarHagyeo’ Kết quả đánh giá cho thấy các giống dưa thể hiện đặc điểm có sự khácbiệt trên mỗi khu vực Giống ‘Summer Star’ trồng tại tỉnh Gochang cho chất lượngquả cao hơn tại các tỉnh khác thể hiện ở chất rắn hòa tan, kích thước quả, trọnglượng quả và độ dày thịt quả Tỉnh Damyang và Naju có năng suất quả thấp hơn cáctỉnh khác (Na và cs., 2012).

Malaysia trồng phổ biến 3 loại dưa chính: dưa hấu và 2 nhóm dưa lê(rockmelon và honeydew) Mặc dù có trên 500 giống dưa lê và 150 giống dưa hấu,chỉ có giống Super Dragon, Jade Dew và Glamour được trồng phổ biến nhất tạinước này Dưa mật (Honeydew) với đặc điểm vỏ nhẵn màu trắng, thịt quả màu xanhhoặc trắng, dưa lưới (rockmelon) vỏ sần sùi, có vân lưới, thịt quả màu vàng cam.Nhìn chung, hai loại dưa này ngọt hơn các loại khác, có thịt quả chắc hơn dưa hấu(Rasmuna Mazwan và cs., 2016).

Tại bang Florida, Mỹ, một số năm gần đây sản xuất dưa chất lượng cao đượcngười sản xuất quan tâm nhiều hơn Nhiều nghiên cứu tập trung chọn tạo giống chấtlượng cao và kháng sâu bệnh phục vụ sản xuất nhỏ và sản xuất hữu cơ Nghiên cứucủa Wenjing Guan và cs (2012) đánh giá 10 giống dưa lê chất lượng tại Floridanăm 2011 gồm:

+ Dưa lê Ananas: Giống ‘Creme de la Creme’ và ‘San Juan’;+ Dưa lê Canary: Giống ‘Brilliant’ và ‘Camposol’;

Trang 34

+ Dưa lê châu Á: Giống ‘Ginkaku’ và ‘Sun Jewel’;+ Dưa lê Galia : Giống ‘Arava’ và ‘Diplomat’;+ Dưa mật: Giống ‘Honey Pearl’ và ‘Honey Yellow’.

Giống dưa lưới ‘Athena’ được sử dụng làm đối chứng so sánh đánh giá.Nghiên cứu tiến hành tại Viện Nghiên cứu và Giáo dục, Citra – Florida năm 2011bằng 2 phương thức canh tác: Canh tác truyền thống và sản xuất hữu cơ Kết quảnghiên cứu cho thấy: Hầu hết các giống dưa lê khi canh tác truyền thống thể hiệnnăng suất cao hơn so với canh tác hữu cơ Ngoại trừ giống dưa lê ‘Sun jewel’ cónăng suất thương phẩm cao hơn khi canh tác hữu cơ Giống ‘Honey Yellow’, ‘SunJewel’, ‘Diplomat’, và ‘Honey Pearl’ có thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giốngkhác, và giống đối chứng ‘Athena’ khoảng 10 ngày Giống ‘Camposol’ cho năngsuất quả thương phẩm và kích thước quả lớn nhất Giống ‘Diplomat’ và ‘Sun Jewel’có tỷ lệ quả nứt trước thu hoạch cao nhất, ảnh hưởng đến năng suất quả thươngphẩm Chất lượng quả tốt nhất ở giống ‘Honey Yellow’ với độ Brix đạt được trên

Bệnh hại cũng ảnh hưởng đến các giống ở cả hai phương thức trồng: Bệnh nứtthân chảy mủ gây hại ở phương thức trồng hữu cơ, bệnh phấn trắng và bệnh sươngmai phổ biến khi trồng ngoài đồng theo cách thông thường Các giống ‘Camposol’,‘Arava’, ‘Diplomat’, ‘Honey Pearl’, và ‘Honey Yellow’ nhiễm bệnh chết dây ít hơncác giống khác trong sản xuất hữu cơ Các giống ‘Honey Yellow’, ‘Brilliant’,‘Camposol’, ‘Sun Jewel’ thể hiện kháng cao hơn với bệnh phấn trắng và sương maikhi trồng thông thường Các giống ‘Camposol’, ‘Creme de la Creme’, và ‘SunJewel’ nhiễm tuyến trùng rễ thấp hơn cả, ‘Honey Yellow’ bị nhiễm nặng nhất.

Dưa lê có thời gian thu hoạch và bảo quản ngắn, do vậy nghiên cứu kéo dài thờigian thu hoạch là giải pháp tốt, giải quyết khó khăn trong sản xuất thương mại ỞNhật Bản các nhà chọn tạo giống đã tạo ra được tổ hợp đáp ứng yêu cầu này trongchương trình chọn tạo giống dưa lê Các nghiên cứu đã cải tiến 2 tính trạng quantrọng là thời gian bảo quản và kích thước quả bằng công nghệ gen Sau khi phân lậpvà đặc điểm hóa các gen liên quan đến các tính trạng này, các gen được sử dụng trong

Trang 35

công tác giống làm thay đổi tính trạng thời gian bảo quản và kích thước quả Hai gencó liên quan đến thời gian bảo quản quả dưa lê sau thu hoạch được xác định là Cm –ERSI và Cm – ETR1.

Chọn giống dưa lê chống chịu điều kiện ngoại cảnh

Để chọn tạo được các giống dưa lê chịu hạn trong điều kiện canh tác thiếunước Naroui Rad và cs (2017) đã đánh giá 36 dòng dưa lê là vật liệu phục vụ lai tạocó nguồn gốc ở vùng khô hạn của Viện Nghiên cứu Kajai – Iran Kết quả nghiêncứu cho thấy có sự biến động lớn về chỉ tiêu năng suất, khối lượng quả, kích thướcquả trong các dòng nghiên cứu Các mối tương quan thuận và nghịch được tìm thấyở các dòng dưa lê nghiên cứu Tương quan thuận giữa năng suất và trọng lượng quả(0,88), tương quan nghịch quan sát ở hàm lượng nước và nhiệt độ tán (-0,58) Cácdòng dưa được phân thành 3 nhóm chính có các đặc điểm, tiềm năng tốt phục vụcho công tác lai tạo giống mới

Nghiên cứu chọn tạo giống kháng sâu bệnh hại cũng được các nhà nghiên cứu

quan tâm Đánh giá, sàng lọc 65 dòng dưa lê mang gen kháng nấm Fusariumoxysporum f sp và Monosporascus cannonballus được nghiên cứu Có 4 trong

tổng số 65 dòng thể hiện tính kháng tới cả 2 tác nhân trên là ‘K134068’, ‘K133069’,‘Wondae’ và ‘PI 414723’ được lựa chọn làm gốc ghép cho dưa lê giống “Earl's

elite”, thuộc nhóm Reticulatus và giống dưa ‘Homerunstar’ thuộc nhóm Inodorus.

Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất và chất lượng quả ở cây dưa ghép tốt hơntrên cây không ghép (Park và cs., 2013) Các nguồn gen kháng trên đóng vai tròquan trọng trong công tác lai tạo giống phục vụ cho sản xuất.

Bệnh nứt thân chảy nhựa do nấm Mycosphaerella melonis hoặc Didymellabryoniae gây hại cho các vùng sản xuất dưa khắp thế giới Hiện tại chưa có giống

mang gen kháng với bệnh này được tìm ra Tại Hàn Quốc, trước kia chưa có báocáo nào cho thấy có gen kháng bệnh này Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất củaHassan và cs., (2018) đã xác định được gen kháng bệnh này trên dưa lê Trong 60dòng, giống nghiên cứu có 4 dòng ‘PI482399’, ‘PI140471’, ‘PI136170’, ‘PI420145’và 2 giống Hàn Quốc là ‘Asia Papaya’ và ‘Supra’ thể hiện tính kháng hoàn toàn tớibệnh trên.

b Ở Việt Nam

Trang 36

Việt Nam trong những năm gần đây công tác nghiên cứu và chọn tạo giốngdưa lê đang được quan tâm và đã đạt được những thành công đáng kể Các nhà khoahọc đã chọn tạo ra nhiều dòng, giống dưa thích ứng với điều kiện tự nhiên của nướcta, chúng có tiềm năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đặc biệt là nghiên cứu vàchọn tạo ra giống dưa vụ Xuân Hè Đây là hướng đi đúng để chọn tạo giống dưathích hợp, tạo ra sản phẩm lớn để cung cấp cho thị trường Công tác nghiên cứugiống dưa chủ yếu được thực hiện trên các lĩnh vực:

- Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dưa tạo cơ sở cho lai tạo và nghiêncứu

- Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác nhân hóa học.- Chọn tạo các giống dưa cho chế biến và sản xuất trái vụ.

- Tập trung phát triển các giống dưa tốt trong sản xuất, chuyển giao công nghệsản xuất rau cho nông dân.

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ba và cs (2007) nhằm mục đích tìm ra giốngdưa lê cho năng suất cao, phẩm chất tốt cung cấp cho thị trường trong nước và hướngđến xuất khẩu Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bốn giống dưa có triển vọng nhất là KimCô Nương, Dưa lê 1864, Phương Thanh Thanh và Hoàng Hạt có hình dạng trái đồngnhất, thời gian sinh trưởng ngắn 60 - 70 ngày, độ ngọt trong thịt trái khá cao (10,3 -12,4%) Giống Kim Cô Nương được dùng làm đối chứng vì đã được trồng nhiều nămở Việt Nam có độ ngọt cao nhất, ăn giòn và có thời gian bảo quản dài.

Hiện nay đối với dưa lê, giống được trồng phổ biến nhất là giống Ngân Huydo Công ty Hạt giống Đài Loan nghiên cứu, chọn tạo và được Công ty giống câytrồng Nông Hữu nhập khẩu đưa vào sản xuất từ những năm 2006 Giống Ngân Huysinh trưởng khỏe, thời gian sinh trưởng ngắn, thời gian từ trồng đến thu hoạch từ 55- 60 ngày, chịu nhiệt tốt, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, đặc biệt là vụ Xuân,Xuân Hè và Hè Thu cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Vũ Văn Liết và Hoàng Đăng Dũng (2012) tiến hành đánh giá sinh trưởng, pháttriển và năng suất của 3 giống dưa lê nhập nội từ Trung Quốc (Xin Mi Tian Gua, E.Wang Tian Gua và Yinong) tại Gia Lâm, Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy thờigian sinh trưởng của các giống dao động trong khoảng 64 - 78 ngày Các giống

Trang 37

tham gia thí nghiệm có đặc điểm hình thái quả như đường kính quả, khối lượng quả,độ dày thịt quả, màu sắc quả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Mặt khácnhững giống dưa này thể hiện khả năng chống chịu sâu bệnh khá, năng suất trungbình đạt 21,0 – 34,3 tấn/ha

Năm 2012, Viện Cây lương thực - cây thực phẩm - Viện Khoa học nôngnghiệp Việt Nam đã thử nghiệm trồng mô hình giống dưa vàng Kim Cô Nương,là giống dưa mới được nhập nội từ Đài Loan và trồng ở Việt Nam trong nhữngnăm gần đây Dưa vàng Kim Cô Nương có thời gian sinh trưởng 58 - 60 ngày.Khối lượng quả 1,1 - 1,5 kg Dạng quả hình oval, vỏ trơn, khi chín có màu vàngkim, ruột màu trắng, cùi giòn, ngọt mát, chất lượng tốt, rất được ưa chuộng hiệnnay Giống dưa này có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp nhất trong vụXuân Hè Đây là mô hình đang cho hiệu quả kinh tế cao, có thể áp dụng trongchuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Năm 2013 Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống dưaThanh Lê 1 được chọn lọc từ mẫu giống dưa lê thu thập ở Trung tâm Rau quả CầuDiễn, Hà Nội, sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể kết hợp với chọn lọc hỗn hợp.Đây là giống có thời gian sinh trưởng 75 - 80 ngày (vụ Xuân Hè) và 75 - 85 ngày(vụ Thu Đông) Cây sinh trưởng phát triển khoẻ, quả có chất lượng cao, độ Brix 9 -12, hình dạng quả đẹp, khi chín vỏ quả có màu trắng xanh, cùi dày có màu phớtxanh Năng suất đạt khá cao 700 - 1000 kg/sào (22 - 27 tấn/ha/vụ), có khả năngchống chịu sâu bệnh khá, khả năng thích ứng tốt.

Từ năm 2009 đến 2017, Viện nghiên cứu Rau Quả đánh giá một số giống rauHàn Quốc, trong đó có dưa lê Kết quả cho thấy một số giống dưa lê triển vọng nhưgiống Super 007 Honey, Chamsa Rang…Các giống dưa lê Hàn Quốc có nhiều ưuđiểm vượt trội so với giống dưa lê hiện đang trồng đại trà ngoài sản xuất như NgânHuy, Hồng Ngân, dưa lê siêu ngọt…(Ngô Thị Hạnh và cs, 2017) Giống dưa lê HànQuốc Super 007 Honey và Chamsa Rang đã được Hội đồng Khoa học và Côngnghệ, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp &PTNT họp ngày 6/4/2018 công nhận kếtquả tuyển chọn và phát triển của trong vụ Xuân Hè và Thu Đông cho các tỉnh Đồngbằng sông Hồng và tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.

Trang 38

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định, công tác chọn tạo giống dưalê của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và thị hiếu người tiêudùng Các giống địa phương vẫn chưa được khai thác triệt để phục vụ công tác laitạo giống dưa lê mới ở Việt Nam Chưa có giống chuyên dùng cho chế biến và phụcvụ xuất khẩu mà thường phải nhập khẩu hạt giống từ nước ngoài nên chi phí hạtgiống cao và phụ thuộc vào nguồn giống cung cấp

1.4.2 Tình hình nghiên cứu kỹ thuật canh tác dưa lê

1.4.2.1 Nghiên cứu về phân bón cho cây dưa trên thế giới và Việt Nam

a Vai trò của phân bón và cơ sở của việc bón phân cho cây dưa lê

Để cây dưa lê sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt cầnđược đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng Thông thường nguồn dinh dưỡng cây lấy trựctiếp từ đất và khí quyển Tuy nhiên, trong quá trình canh tác làm rửa trôi hoặc mấtmột số chất dinh dưỡng thiết yếu có trong đất Do vậy, cần bổ sung dinh dưỡng quanguồn phân bón nhằm bù lại nguồn dưỡng chất mất đi này

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, phânbón đóng góp 40% vào tăng năng suất cây trồng, trong khi giống đóng góp 30%,BVTV 20% và cơ giới hóa 10% (Dongxin FENG, 2012) Ở Việt Nam, mức đóng gópcủa phân bón vào năng suất cũng tương đương hoặc cao hơn ở Trung Quốc Tuy nhiên,do nhiều nguyên nhân hiệu suất sử dụng phân bón chưa cao, chỉ 45 - 50% với phânđạm, 25 - 35% với lân và khoảng 60% với kali (Nguyễn Văn Bộ, 2013).

Dinh dưỡng khoáng là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đếnsự sinh trưởng và năng suất của cây trồng Phân khoáng có khả năng phân giải nhanh,cây trồng dễ hấp thụ giúp cây sinh trưởng, tuy nhiên lợi ích lâu dài ít hơn phân hữucơ Tỷ lệ 35% phân đạm và 15 - 20% phân lân và kali bị mất đi hàng năm do cách sửdụng phân chưa hợp lý hoặc sử dụng với lượng phân lớn hơn nhu cầu của cây(Shafeek và cs, 2015) Giá trị sản phẩm thu hoạch cây rau họ bầu bí phụ thuộc vàonhiều yếu tố, trong đó các loại rau ăn quả như dưa hấu, dưa lê thì chất lượng quả làchỉ tiêu quan trọng nhất (Erone, 2017) Một số đặc điểm như độ ngọt, hương thơm vàkích thước quả chủ yếu là do giống quyết định Tuy nhiên, đặc điểm chất lượng này

Trang 39

còn phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu nguyên tốdinh dưỡng khoáng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của dưa lê (Wein, 2006).

Cây trồng yêu cầu tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau trong mỗi giai đoạn sinhtrưởng Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây, phân bón nên được cung cấp đúngthời điểm Mỗi loại cây trồng, mỗi chất dinh dưỡng có phương thức hấp thu riêng.

Phân đạm (N) là một nguyên tố quan trọng bật nhất trong các nguyên tố cấu tạonên sự sống, là nguyên tố khoáng cần thiết nhất trong thực vật, chiếm 1,5 - 2% vậtchất khô trong cây

Phân lân (Phospho – P) cũng có vai trò quan trọng không kém so với đạm, lânthúc đẩy phát triển nhánh và hình thành bộ rễ dưa lê giai đoạn cây con, ngả ngọn vàsau đậu quả Lân còn tham gia vào quá trình phân hóa mầm hoa, nhị đực, nhị cái tạothuận lợi cho quá trình thụ phấn đậu quả, làm tăng sản lượng phấn hoa (Lau vàStephenson, 1994), và liên quan trực tiếp đến các hoocmon sinh trưởng (cytokinins)kích thích ra hoa và hình thành quả (Neilsen và cs, 1990) Đủ lân dưa lê sinh trưởngkhỏe, thiếu lân bộ rễ còi cọc, cây hấp thụ dinh dưỡng từ đất kém, cây chậm pháttriển, thụ phấn đậu quả kém.

Kali (K): kali không tham gia thành phần cấu tạo các chất hữu cơ trong cây,nhưng có vai trò quan trọng trong việc ổn định các cấu trúc này và hỗ trợ cho việchình thành các cấu trúc giàu năng lượng như ATP trong quá trình quang hợp vàPhosphoril hoá Kali thúc đẩy quá trình đồng hóa đạm trong cây, xúc tiến quá trìnhvận chuyển dinh dưỡng từ lá về quả Khoảng 70% kali được hấp thụ và vận chuyểntừ lá về quả Kali giúp cây tăng cường tích lũy tinh bột trong củ khoai tây và đườngsaccaro trong củ cải đường và đường đơn trong rất nhiều loại cây rau quả khácnhau Hàm lượng kali trong cây có tương quan đến độ ngọt trong sản phẩm (Lestervà cs., 2005)

Hầu hết các cây trồng đều có nhu cầu kali cao hơn so với đạm và lân, đặc biệtcác loại cây ăn quả, cây lấy củ, mía, bắp cải có nhu cầu kali từ cao đến rất cao (300

biệt trong thời kỳ sinh trưởng mạnh tới khi ra hoa đậu quả Nhu cầu K của cây cóquan hệ tương tác với nhiều yếu tố dinh dưỡng khác, đặc biệt là quan hệ với đạm.

Trang 40

Khi bón tăng đạm thì nhất thiết phải bón thêm kali, hiệu quả của K sẽ lớn hơn khităng P, S, Zn và một số vi lượng.

Trong các chất dinh dưỡng, kali có vai trò ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng,nó quyết định mẫu mã quả và giá trị sản phẩm Các loại cây trồng có nhu cầu Kkhác nhau và khả năng hấp thụ, vận chuyển K cũng khác nhau, chúng phụ thuộcvào nhiều yếu tố: tiềm năng năng suất, giống lai và giống thường, cường độ canhtác, lượng K dễ tiêu trong đất, đặc tính hút K/ngày, đêm của từng cây Ngoài ra điềukiện thời tiết khác nhau cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ kali của cây trongsuốt quá trình phát triển (Lester và cs 2010) Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằngcấu trúc các dạng phân bón K kết hợp với chế độ bón đặc hiệu có thể cải thiện chấtlượng quả Mức độ ảnh hưởng của các dạng phân bón kali được sắp xếp như sau:

nước (phun qua lá hoặc thủy canh) tốt hơn so với dạng khô (bón vào đất) Bón phânkali đầy đủ làm tăng năng suất, kích cỡ và mẫu mã quả, tăng chất rắn hòa tan, tăngthời gian bảo quản quả.

Mặc dù kali có nhiều trong đất, nhưng loại kali mà cây trồng sử dụng được cókhông nhiều Kali tồn tại trong đất dưới nhiều dạng như kali khoáng (90 - 98%),

và cây trồng chỉ có thể hấp thụ kali dạng dung dịch (Tisdale và cs., 1985) Sự hấpthụ kali phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống và nhân tố môi trường Ẩm độ là yếutố cần thiết cho sự khuếch tán kali tới rễ cây trồng hấp thụ Skogley và Haby (1981)chỉ ra rằng khi ẩm độ đất tăng lên từ 10 đến 28% đã làm tăng sự vận chuyển củakali gấp đôi Do vậy sự thiếu hụt ẩm độ đất có thể là nguyên nhân gây hạn chế sựhấp thụ kali vào cây, gây nên hiện tượng thiếu hụt kali trong cây Tính chất của đấtcũng có ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ kali, đất sét có khả năng hấp thụ caohơn đất cát, vì đất cát có khả năng trao đổi cation thấp (Lester và cs, 2010).

Kano và cs (2010) đã chỉ ra sự tích lũy dinh dưỡng trong dưa lưới (nhómcantaloup) theo thứ tự: K> Ca> N> Mg> S> P Aguiar Neto và cs (2014) nghiêncứu trên giống dưa vàng “Iracema”, “Gran Prix” và giống “Santa Claus” cho thấynhu cầu các chất dinh dưỡng thứ tự như sau: K> N> P> Ca> Mg Trong số các nhântố vi lượng, hàm lượng sắt (Fe) được tìm thấy nhiều nhất trong lá dưa, sau đó là

Ngày đăng: 19/02/2021, 09:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Ba, Trần Thiện Thiên Trang và Võ Thị Bích Thủy, 2007. “So sánh sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 11 giống dưa lê trong nhà lưới vụ Xuân Hè 2007”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 11, tr. 330-338 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh sựsinh trưởng, năng suất và phẩm chất của 11 giống dưa lê trong nhà lưới vụ XuânHè 2007”. "Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
5. Trần Kim Cương, Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn Viết Thanh , 2016. Nghiên cứu sự sinh trưởng của gốc ghép lên sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả dưa hấu. Tạp chí Nông nghiệp &amp;PTNT số tháng 7/2016, tr.49-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nông nghiệp &PTNT số tháng 7/2016
7. Trương Thị Hồng Hải, Trần Nhật Linh, Nguyễn Đình Thành, 2019. So sánh sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống dưa lê (Cucumis melo L.) F1 trong điều kiện nhà màng vụ xuân hè 2018 tại Thừa thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 128, Số 3A, 2019, Tr. 57–66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cucumis melo"L.) F1 trong điều kiện nhà màng vụ xuân hè 2018 tại Thừa thiên Huế. "Tạp chíKhoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
8. Nguyễn Duy Hạng, Nguyễn Tấn Mân, Nguyễn Minh Hiệp, Nguyễn Trọng Hoàng Phong, 2018. Ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp. Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, số 7/2018: 43-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chíKhoa học và công nghệ Việt Nam
9. Ngô Thị Hạnh, Lê Thị Tình, Trần Thị Hồng, Phạm Thị Minh Huệ, Hoàng Minh Châu, 2017. “Kết quả tuyển chọn và phát triển các giống dưa lê triển vọng của Hàn Quốc cho các tỉnh phía Bắc”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 12/2017, ISSN 1859-4581, tr. 91-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tuyển chọn và phát triển các giống dưa lê triển vọng củaHàn Quốc cho các tỉnh phía Bắc”. "Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn tháng 12/2017
10. Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, Đỗ Cao Anh, 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học- Đại học Huế. tập 71. số 2: 125-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học- Đại học Huế
2. Nguyễn Văn Bộ, 2013. Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam.Báo cáo được trình bày tại hội thảo phân bón quốc gia ngày 5-3-2013 tại thành phố Cần Thơ, Việt Nam Khác
3. Phạm Văn Côn, 2007. Kỹ thuật ghép cây rau - hoa - quả. NXB Nông nghiệp 4. Tạ Thu Cúc, 2005. Giáo trình kĩ thuật trồng rau. Nhà xuất bản Hà Nội 2005.tr 176-184 Khác
6. Phạm Thị Lệ Hà, Nguyễn Tấn Mân, Lê Hải, Phạm Thị Sâm, Trần Thu Hồng, Trần Thị Tâm, 2013. Sử dụng keo bạc nano chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ kết hợp chitosan làm chất ổn định để ngăn ngừa bệnh sưng rễ trên cây bắp cải. Hội nghị KH&amp;CN hạt nhân lần thứ 10 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w