Thống kê Bưu chính viễn thông - Nguyễn Đăng Quang
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG QUANG THỐNG KÊ BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI- 2007 1. Thông tin về tác giả Giáo trình : Thống kê Bưu chính viễn thông. Nhà xuất bản Giao thông vận tải năm 2007. Chủ biên. PGS TS Nguyễn Đăng Quang Email: quangnguyen66@gmail.com 2. Phạm vi và đối tương sử dụng giáo trình + Giáo trình được sử dụng làm tài liệu học tập và tham khảo cho các chuyên ngành Kinh tế BCVT, Quản trị kinh doanh viễn thông, Quản trị kinh doanh bưu chính + Các từ khóa: Sản lượng dịch vụ BCVT, doanh thu BCVT, chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, tải trọng, lao động, hệ số hấp dẫn, giá thành dịch vụ + Kiến thức yêu cầu các môn học trước: Nguyên l ý thống kê kinh tế; xác suất thống kê; Kinh tế BCVT; mạng và dịch vụ bưu chính viễn thông; quy trình khai thác dịch vụ BCVT + Tên nhà xuất bản: Nhà xuất bản giao thông vận tải. Thèng kª BCVT5MỤC LỤCTrangLời nói đầu 3Mục lục 5Chương 1. THỐNG KÊ MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG 71.1. Doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông và mạng Bưu chính Viễn thông -1.2. Thống kê cơ sở hạ tầng mạng Bưu chính Viễn thông 101.3. Thống kê phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông 151.4. Đánh giá kế hoạch phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông 171.5. Thống kê chất lượng phục vụ của mạng Bưu chính Viễn thông 18 -Chương 2. THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM BCVT 232.1. Đặc điểm sản phẩm Bưu chính Viễn thông và nhiệm vụ thống kê -2.2. Danh mục sản phẩm Bưu chính Viễn thông 242.3. Thống kê khối lượng sản phẩm Bưu chính Viễn thông 26 -2.4. Thống kê thực hiện kế hoạch và biến động khối lượngsản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông 36 -2.5. Nghiên cứu sự không đồng đều của tải trọng 382.6. Nghiên cứu cấu trúc sản phẩm, dịch vụ Bưu chính Viễn thông 412.7. Thống kê nghiên cứu hệ số hấp dẫn 45Chương 3. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BCVT 483.1. Nhiệm vụ thống kê chất lượng dịch vụ Bưu chính Viễn thông -3.2. Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ Bưu chính Viễn thông 493.3. Thống kê chất lượng dịch vụ bưu chính 513.4. Thống kê chất lượng dịch vụ viễn thông 553.4.1. Thống kê chất lượng dịch vụ điện báo, facsimile (Fax) -3.4.2. Thống kê chất lượng dịch vụ điện thoại 573.4.3. Thống kê chất lượng dịch vụ điện thoại VoIP 713.4.4. Thống kê chất lượng dịch vụ Internet 75Chương 4. THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BCVT 864.1. Thống kê tài sản cố định trong Bưu chính-Viễn thông -4.1.1. Khái niệm tài sản cố định -4.1.2. Phân loại tài sản cố định trong Bưu chính Viễn thông 874.1.3. Nhiệm vụ thống kê TSCĐ - 6Thèng kª BCVT4.1.4. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định 884.1.5. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Bưu chính Viễn thông 964.2. Thống kê tài sản lưu động trong Bưu chính Viễn thông 100 -4.2.1. Tài sản lưu động và nhiệm vụ thống kê -4.2.2. Thống kê kết cấu tài sản lưu động 1014.2.3. Thống kê tình hình cung cấp, dự trữ vật tư và sử dụng vật tưđảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh 102Chương 5. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG & THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 104 1045.1. Thống kê lao động -5.1.1. Nhiệm vụ thống kê lao động -5.1.2. Thống kê số lượng, cơ cấu và biến động lao động -5.1.3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao độngcủa doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông 1105.2. Thống kê năng suất lao động 1155.2.1. Nhiệm vụ của thống kê năng suất lao động -5.2.2. Phương pháp tính năng suất lao động -5.2.3.Nghiên cứu sự biến động của năng suất lao động 1175.3. Thống kê thu nhập của người lao động 1195.3.1. Thống kê quỹ lương và tiền lương bình quân -5.3.2. Thống kê thu nhập của người lao động 1245.4. Thống kê điều kiện lao động và thực hiện chế độ bảo hộ,bảo hiểm lao động -Chương 6. THỐNG KÊ DOANH THU, CHI PHÍ , GIÁ THÀNH VÀ HIỆU QUẢSẢN XUẤT KINH DOANH BƯU CHÍNH-VIỄN THÔNG 1276.1. Thống kê doanh thu Bưu chính Viễn thông -6.2. Thống kê chi phí và giá thành sản phẩm Bưu chính Viễn thông 1296.3. Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông 139Tài liệu tham khảo 143 Thèng kª BCVT3LỜI NÓI ĐẦUThống kê Bưu chính Viễn thông là một môn học nằm trong chương trình đào tạocủa ngành Kinh tế Bưu chính Viễn thông, Quản trị kinh doanh Bưu chính, Quản trị kinhdoanh Viễn thông.Môn học có mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và nhữngphương pháp thống kê cần thiết để thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, các yếu tố sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông (BCVT), cũng như cácphương pháp để xử lý những tài liệu thống kê thu thập được.Giáo trình được biên soạn do giảng viên của bộ môn Kinh tế Bưu chính Viễnthông, PGS – TS. Nguyễn Đăng Quang thực hiện.Trong quá trình biên soạn giáo trình, mặc dù tác giả đã có rất nhiều cố gắng,nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiếnđóng góp của bạn đọc để trong lần xuất bản lần sau giáo trình được hoàn thiện hơn.BỘ MÔN KINH TẾ BCVTTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 4Thèng kª BCVT Thèng kª BCVT7CHƯƠNG 1THỐNG KÊ MẠNG BƯU CHÍNH- VIỄNTHÔNG1.1. DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGVÀ MẠNG BƯUCHÍNH VIỄN THÔNG1.1.1. DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG(BCVT)Các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông là đối tượng cơ bản công tác quản lý vận hànhkhai thác mạng lưới. Công tác tổ chức khai thác, vận hành mạng và tất cả hoạt động sảnxuất truyền đưa tin tức đều do các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông tiến hành.Doanh nghiệp BCVT là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định củapháp luật trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông; sản xuất thiết bị,vật liệu Bưu chính Viễn thông; xuất nhập khẩu, cung ứng thiết bị, vật liệu Bưu chínhViễn thông; tư vấn, khảo sát và thiết kế, xây dựng công trình Bưu chính Viễn thông.Trong thống kê Bưu chính Viễn thông, các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thôngbao gồm:+ Bưu chính Việt Nam: là doanh nghiệp nhà nước về bưu chính duy nhất đượcthành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng.+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư: doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước+ Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông: là doanh nghiệp nhà nướchoặc doanh nghiệp mà vốn góp của nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặcbiệt, được thành lập theo quy định của pháp luật để thiết lập hạ tầng mạng và cung cấpdịch vụ viễn thông.+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông: là doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụviễn thông.Hiện nay tại Việt Nam có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ BCVT như Tập đoànBCVT Việt Nam (VNPT), Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT), công ty Viễnthông điện lực (EVN), Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel), công ty viễn thôngHàng hải (Vishipel), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HanoiTelecom), v.v…Trong các doanh nghiệp BCVT thì Tập đoàn BCVT Việt Nam là doanh nghiệp cungcấp nhiều loại hình dịch vụ nhất, có quy mô lớn nhất, chiếm thị phần lớn nhất trongtổng doanh thu toàn ngành BCVT. 8Thèng kª BCVTCác doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thôngđảm bảo việc cung cấp dịchvụ Bưu chính Viễn thôngcho nhân dân và nền kinh tế quốc dân trên cơ sở hợp đồngcung cấp dịch vụ và theo yêu cầu của nhà nước.Doanh nghiệp Bưu chính Viễn thôngcó tư cách pháp nhân, được sử dụng quyền và thựchiện nghĩa vụ của mình khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thônglà đảm bảo việc thoả mãn tấtcả những nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và của nhân dân về dịch vụ Bưu chính Viễnthông với chất lượng cao, với chi phí nhỏ nhất, tăng phần đóng góp vào sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo việc nâng cao mức sống của người lao độngtrong ngành.Thống kê Bưu chính Viễn thông cung cấp thông tin về số lượng và thành phần cácdoanh nghiệp Bưu chính Viễn thông.Số lượng các doanh nghiệp BCVT được xác định vào một ngày cố định trongnăm(thông thường là vào ngày cuối cùng của năm báo cáo).Thành phần của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính-Viễn thông được nghiêncứu bằng phương pháp phân tổ theo nhiều loại tiêu thức.+ Theo đặc điểm và số lượng sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông phân thành2 nhóm:- Nhóm 1: là các doanh nghiệp tổng hợp cung cấp nhiều loại dịch vụ: viễnthông, bưu chính. Ví dụ như VNPT, SPT, Viettel, các bưu điện tỉnh, thànhphố .- Nhóm 2: là các doanh nghiệp chỉ cung cấp một vài loại hình dịch vụ (ví dụFPT, NETNAM, .)+ Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông còn được phân tổphụ thuộc vào khối lượng sản phẩm tính bằng đơn vị giá trị.- Doanh nghiệp chiếm thị phần không chế (Trên 30 % sản lượng hoặc doanhthu của một loại hình dịch vụ nào đó).- Doanh nghiệp không chiếm thị phần không chế.Việc phân chia các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thành các tổ cho phép đánh giá khảnăng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và rất cần thiết khi nghiên cứu các chỉtiêu kinh tế của doanh nghiệp, tìm ra nguồn dự trữ nâng cao năng suất lao động, giảmgiá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Thông tin về số lượng doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ có trong báo cáo thống kêvà được cấu thành từ các phần sau:- Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính,- Số lượng doanh nghiệp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư;- Số lượng các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông;- Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông;Để đánh giá mức độ đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông(điện thoại, fax, truyền sốliệu, Internet, .) cho khách hàng trong báo cáo thống kê còn có những thông tin về số Thèng kª BCVT9lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, dịch vụInternet, .Việc thống kê ban đầu về các doanh nghiệp BCVT được tiến hành trên cơ sở số liệu vềhồ sơ, giấy phép đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trong những tài liệu nàycần chỉ rõ: tên địa dư hành chính mà doanh nghiệp, cơ sở Bưu chính Viễn thôngphụcvụ, loại doanh nghiệp (bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phátchuyển thư, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông v.v ), thời gian hoạt động củadoanh nghiệp.Tất cả các thông tin về số lượng các doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ BCVT đượcphân tích bằng dãy số thời gian, cho chúng ta biết được tốc độ phát triển, tình hìnhcạnh tranh trên thị trường BCVT, cũng như khả năng cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễnthôngcho nền kinh tế quốc dân và nhân dân của ngành BCVT.1.1.2. MẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGMạng Bưu chính Viễn thông Việt Nam bao gồm mạng Bưu chính và mạng Viễn thông.Mạng Bưu chính là tập hợp các điểm thông tin được sắp xếp theo một trật tự nhất địnhvà được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn làm nhiệm vụ truyền đưa tin tức.Mạng bưu chính bao gồm mạng bưu chính công cộng, mạng chuyển phát và mạng bưuchính chuyên dùng.- Mạng Bưu chính công cộng bao gồm các trung tâm kỹ thuật, khai thác, vậnchuyển và điều hành Bưu chính, các tuyến đường thư, hệ thống bưu cục, điểmphục vụ và các đại lý được tổ chức trong cả nước.- Mạng chuyển phát: do doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựngvà quản lý để cung cấp dịch vụ chuyển phát thư theo quy định của pháp luậtvề bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật về Bưu chínhViễn thông.- Mạng bưu chính chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũtrang nhân dân được thiết lập để phục vụ nhu cầu thông tin của các cơ quan tổchức đó.Mạng viễn thông bao gồm mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng vàmạng viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhaubằng các đường truyền dẫn.- Mạng Viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thôngthiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm hệ thống đường trục viễnthông quốc gia (hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn liên tỉnh và quốc tế), hệthống nội tỉnh, nội hạt, hệ thống các điểm phục vụ và hệ thống các thiết bị đầucuối.- Mạng viễn thông dùng riêng: là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để đảm bảo thông tin cho các thànhviên của mạng, bao gồm các thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểmxác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơquan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc xây dựng. 10Thèng kª BCVT- Mạng viễn thông chuyên dùng: là mạng viễn thông dùng để phục vụ thông tinđặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, anninh.Cùng với sự phát triển nền kinh tế và đời sống xã hội, nhu cầu về các loại dịch vụ Bưuchính Viễn thôngkhông ngừng tăng lên dẫn tới sự phát triển không ngừng của mạnglưới Bưu chính Viễn thông.Từ những đặc thù của việc tổ chức và khai thác, cũng như hệ thống quản lý của ngànhBCVT, mạng Bưu chính Viễn thông được chia thành mạng liên tỉnh, nội tỉnh, nội hạt,mạng quốc tế.1.1.3. NHIỆM VỤ THỐNG KÊ MẠNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGĐể có thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và của nhân dân, mạng Bưuchính Viễn thôngtrong cả nước cũng như các vùng riêng biệt cần phải đảm bảo nhữngyêu cầu về tính hiệu quả khi cung cấp các loại dịch vụ, cũng như chất lượng phục vụkhách hàng. Những yêu cầu đó là:- Các điểm phục vụ, thiết bị đầu cuối phải được bố trí gần nhất tới nguồn thôngtin.- Đảm bảo chất lượng cao khi tổ chức mạng lưới.- Trang bị các thiết bị kỹ thuật và các kênh thông tin có hiệu quả cao;- Đảm bảo việc nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân của ngành Bưu chính Viễnthông.Thống kê mạng Bưu chính Viễn thôngnhằm nghiên cứu việc thực hiện những yêu cầuđó như thế nào trên tất cả các giác độ quản lý và kế hoạch hoá mạng Bưu chính Viễnthông. Trên cơ sở những số liệu quan sát được, thống kê có nhiệm vụ làm sáng tỏ, sựphát triển mạng lưới và dịch vụ đáp ứng được mức độ nào nhu cầu của nền kinh tếquốc dân và nhân dân. Những số liệu thống kê cho phép tính toán những chỉ tiêu, đặctrưng cho chất lượng tổ chức mạng, mức độ đáp ứng nhu cầu về các loại dịch vụ Bưuchính Viễn thông, những thông tin để đánh giá trạng thái của mạng BCVT và lập kếhoạch phát triển mạng lưới BCVT.Với sự trợ giúp của các phương pháp thống kê, thống kê BCVT tiến hành thu thập và hệthống hoá những thông tin về quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển mạnglưới theo từng thành phần cấu thành mạng lưới. Dựa vào những số liệu thống kê mạngBưu chính Viễn thông, xác định hiệu quả của việc phát triển mạng lưới, làm sáng tỏ vấnđề, việc xây dựng và phát triển mạng lưới mỗi loại hình dịch vụ đã hợp lý tới mức độnào, bằng cách nào để nâng cao các chỉ tiêu, đặc trưng cho mức độ phát triển chất lượngkỹ thuật của mạng lưới.Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của thống kê mạng Bưu chính Viễn thônglà:- Biểu thị đặc tính của các thiết bị kỹ thuật hiện có của mạng lưới;- Nghiên cứu mức độ phát triển của mạng lưới;- Đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới;- Đánh giá chất lượng phục vụ, tốc độ truyền tin, độ an toàn, chính xác, độ ổnđịnh và tính kinh tế. . Viễn thông và mạng Bưu chính Viễn thông -1 .2. Thống kê cơ sở hạ tầng mạng Bưu chính Viễn thông 101.3. Thống kê phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông. phẩm Bưu chính Viễn thông và nhiệm vụ thống kê -2 .2. Danh mục sản phẩm Bưu chính Viễn thông 242.3. Thống kê khối lượng sản phẩm Bưu chính Viễn thông 26 -2 .4.