Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị Quan điểm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đổn Đảng, với các thành tố của HTCT, với đổi mới kinh tế.- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng kiên định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần chủ động, tích cực, quyết tâm, thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm.Nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng- Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Xây dựng các thiết chế trong hệ thống chính trị • Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị Quan điểm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đổn Đảng, với các thành tố của HTCT, với đổi mới kinh tế. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng kiên định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần chủ động, tích cực, quyết tâm, thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm. Nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. - Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra bằng hành động gương mẫu của đảng viên. - Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. - Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. - Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được đổi mới theo hướng không ngừng mở rộng dân chủ và công khai; các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân và vai trò người phản biện đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - BCH Trung ương, tập thể cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn thảo luận dân chủ, biểu quyết và ra nghị quyết theo đa số những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách, về tổ chức, cán bộ. - Tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân. - Đảng đã bố trí cán bộ, đảng viên của mình giữ những cương vị chủ chốt trong bộ máy chính quyền các cấp, nhờ đó, giữ vững được sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với hệ thống chính trị. - Ngày càng xác định rõ hơn nội dung, phạm vi lãnh đạo, mối quan hệ lãnh đạo của cấp ủy với cơ quan nhà nước, nhất là ở Trung ương, thông qua đó, xử lý đúng đắn hơn, rành mạch hơn (nhưng không phải cứng nhắc, máy móc) mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền, giữa cơ quan đảng và cơ quan chính quyền, giúp cho cấp ủy tập trung trí tuệ và sức lực lãnh đạo những vấn đề lớn và quan trọng. - Quá trình xây dựng và ban hành nghị quyết của Đảng đã được cải tiến (chú ý hơn đến công tác tham mưu, tư vấn, sử dụng chuyên gia, làm thí điểm), việc phổ biến nghị quyết cũng giảm bớt tính hình thức, tăng tính thiết thực, ngắn gọn, gắn với chương trình hành động • Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Tiến trình nhận thức của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN - Đại hội VI của Đảng (1986): + Quan điểm, chủ trương đổi mới Nhà nước đã manh nha một số nội dung về Nhà nước pháp quyền. + Đại hội khẳng định “quản lý nhà nước bằng pháp luật, chứ không phải bằng đạo lý”; phải quan tâm xây dựng pháp luật; từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để bảo đảm cho bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật. - Đại hội VII của Đảng (1991): Quan điểm đổi mới Nhà nước đã được bổ sung thêm nội dung: “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó. - Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994): Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN được chính thức khẳng định và thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” cũng mới lần đầu tiên được sử dụng. - Đại hội VIII (1996): Đảng ta coi xây dựng Nhà nước pháp quyền như một trong năm quan điểm cần quán triệt trong quá trình tiếp tục cải cách, đổi mới Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước XHCN Việt Nam. - Đại hội IX (2001): Coi “xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng” là một nhiệm vụ mang tính chiến lược và xuyên suốt trong quá trình “đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế”. - Đại hội X (2006): Tiếp tục khẳng định chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền và ghi nhận chúng ta “có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS” là một đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN - Đặc trưng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: (1) + Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao, thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội, trong đó Hiến pháp và các đạo luật phải giữ địa vị tối cao. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và mọi thành viên trong xã hội phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. (2) + Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua hình thức dân chủ đại diện (do cơ quan nhà nước do mình bầu ra) và hình thức dân chủ trực tiếp. (3) + Nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế trong xã hội, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình. Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam đã cam kết. (4) + Nhà nước pháp quyền là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại tới lợi ích hợp pháp của công dân từ phía nhà nước. (5) + Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo, đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. • Tóm lại, Nhà nước pháp quyền không phải là sản phẩm riêng của xã hội TBCN, mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại, mà chúng ta cần kế thừa, tiếp thu. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hành đều ở nơi dân, mọi quyền lực nhà nước có được đều do nhân dân uỷ quyền. Bản chất này được quy định một cách khách quan từ cơ sở kinh tế và chế độ chính trị của CNXH. Sự khác biệt về bản chất ấy so với các nhà nước bóc lột biểu hiện bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của nhà nước, chúng hoà quyện vào nhau. Những bước đi xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Hoàn thiện hệ thống pháp luật: + Tăng tính khả thi, cụ thể trong các quy định văn bản pháp luật. + Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền - Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội: Hoàn thiện cơ chế bầu cử, nâng cao chất lượng đai biểu quốc hội; đổi mới quy trình xây dựng luật, giảm việc ban hành pháp lệnh; thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao. - Đẩy mạnh cải cách hành chính (thể chế, bộ máy, cán bộ, tài chính công) - Thực hiện cải cách tư pháp: (hệ thống các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp) nhằm xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Xây dựng cơ chế phán quyết về những hành vi phạm hiến pháp trong hạot động lập pháp, hành pháp về tư pháp - Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vị được phân cấp. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - Phương hướng: Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực của nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: + Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. + Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội: Hoàn thiện cơ chế bầu cử để nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý đại biểu Quốc hội chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Tổ chức lại một số uỷ ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sáttối cao của Quốc hội. + Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ: Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại. Luật hoá cơ cấu tổ chức của Chính phủ; tổ chức bộ máy quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm hiệu lực, tinh gọn và hợp lý. Cơ cấu lại bộ máy Chính phủ theo hướng giảm mạnh các đầu mối phù hợp với yêu cầu đổi mới chức năng, nhiệm vụ. Cơ cấu lại các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp theo hướng giảm cấp phó, bỏ cấp trung gian, chuyển các bộ phận phục vụ sang hình thức hợp đồng dịch vụ, phân cấp mạnh cho cấp dưới và gắn với thực hiện có hiệu quả thanh tra, kiểm tra của cấp trên. Tăng cường quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm về hoạt động, tổ chức, nhân sự, tài chính, bổ nhiệm chức danh người đứng đầu cấp dưới. Tách hoạt động hành chính với hoạt động sự nghiệp, các hoạt động công quyền với hoạt động dịch vụ. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, dân chủ và phục vụ nhân dân đối với các cơ quan và công chức nhà nước. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ công vụ trong các cơ quan nhà nước. Nghiên cứu việc thành lập các cơ quan tài phán hành chính để giải quyết các khiếu kiện hành chính. - Thực hiện phân cấp mạnh, hợp lý cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương. + Đối với hệ thống các cơ quan tư pháp: Xây dựng hệ thống các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trung tâm; thực hiện cơ chế công bố gắn với hoạt động điều tra. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. + Về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. + Về tổ chức bộ máy hành chính và hoạt động của cơ quan hành chính, cán bộ, công chức: Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức. Ban hành và thực hiện luật công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những người kém phẩm chất và năng lực. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động của bộ máy nhà nước, hành vi của các công chức. Trừng trị nghiêm khắc những hành vi phạm pháp, phạm tội, bất cứ ở cương vị, chức vụ nào. Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. • Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội - Mặt trận và các đoàn thể chính trị có vai trò tập hợp, vận động, đoàn kết nhân dân, đại diện quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân - Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội . Xây dựng các thiết chế trong hệ thống chính trị • Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị Quan điểm đổi mới phương thức. động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. - Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo hệ